PDA

View Full Version : B - Bạn hay thù?



Dan Lee
07-29-2011, 07:29 PM
BẠN HAY THÙ?


Đời sống con người thì đầy rẫy bạn bè và kẻ thù – kẻ yêu, người ghét. Và trong một phạm vi xa lạ nào đó, đây cũng là một chân lý trong mọi lẽ tự nhiên! Những sinh vật lớn và nhỏ đều nhận biết bạn bè của mình một cách rất nhanh chóng. Trong tự nhiên, đây được gọi là biểu tượng quan hệ. Trong những biểu tượng quan hệ này, cả hai những sinh vật giúp đỡ lẫn nhau.

Một côn trùng có cánh xinh đẹp di chuyển trong không gian. Nó đậu trên những phiến lá của một nhánh cây cây gần bạn. Nếu bạn nhìn ngắm thật sát, bạn có thể thấy cánh của nó mở ra và khép lại. Điều này cho phép bạn nhìn thấy những chi tiết tinh tế tuyệt vời, và những màu sắc sặc sỡ, đó là con bướm chúa. Nó nhỏ bé và nhẹ nhàng làm sao! Vậy tại sao một sinh vật nhỏ bé lại tự bảo vệ mình được như thế? Nó dường như không có bất kỳ một sự bảo vệ nào – không có nọc độc, hoặc ngòi đốt đau nhức. Vậy nó làm gì?
Ồ, hiện tượng tự nhiên luôn cung cấp cho một số loại vũ khí. Và, một cách tự nhiên đây cũng là thực tế đối với bướm chúa. Nhưng côn trùng chúa vũ khí của nó nằm trong cơ thể. Và nó hình thành ngay khi bắt đầu đời sống quân vương – khi còn là một quả trứng. Những bướm chúa lớn gắn dính trứng của nó dưới những phiến lá. Những lá này luôn là của những cây bông tai có mủ trắng. Loài cây này là trung tâm đối với hệ thống phòng thủ của bướm chúa.

Giống như mọi loài bướm, bướm chúa bắt đầu đời sống như những sâu bướm: sâu bướm mềm, dài phá vỡ vỏ và ra khỏi trứng. Nó chưa có cánh. Ngay lập tức, nó tìm kiếm thức ăn. Nó ăn những lá cây bông tai. Những sâu bướm này tự ăn no chất sữa chứa trong những chiếc lá. Và nó lớn rất nhanh. Khi nó dài vào khoảng năm centimet, nó ngừng ăn. Một loại vỏ được phát triển bao quanh sâu bướm – một con nhộng. Sâu bướm này phát triển bên trong con nhộng ánh vàng và xanh lá cây này. Vào khoảng hai tuần lễ, nó chuyển thành một con bướm chúa lộng lẫy mỹ miều!
Loài bướm này vẫn chứa đầy chất sữa từ những lá cây bông tai. Và chất này có chứa độc tố. Chất này không tác hại đến loài bướm. Nhưng nó tạo ra mùi vị gây hại cho chim choc và động vật. Những sinh vật ăn loài bướm này sẽ bị nhiễm bệnh. Ngay tức khắc chúng biết và tránh xa những con bướm chúa này. Cây bông tai đã giúp loài bướm này tự bảo vệ tránh khỏi những phương hại. Loài cây này là người bạn chân thành đối với loài bướm chúa!

Đây là cách mà thiên nhiên làm việc. Nó giống như có bạn và có thù. Và mỗi sinh vật và thực vật đều biết thế nào là thế nào! Tất cả mọi sâu bướm đều có nhiều kẻ thù. Chúng là sinh vật nhỏ, mềm. Và chúng dễ bị tấn công. Chim chóc và những động vật khác thích ăn sâu bướm và những côn trùng có cánh bay giống như những con ong bắp cày thích đẻ trứng của nó trên những con sâu bướm! Cũng giống y như sâu bướm chúa có những cây bông tai, những loài sâu bướm khác có những bạn bè khác. Đối với sâu bướm lam nhỏ, đây là một côn trùng khác, loài kiến. Loài kiến có thể canh giữ sâu bướm. Loài kiến này thả ra một chất lỏng đặc biệt. Chất lỏng này ngửi mùi rất hôi đối với những kẻ tấn công – nên chúng phải tránh xa. Đáp lại sự phục vụ này, loài sâu bướm lại sản ra một thứ chất lỏng ngọt ngào cho kiến. Bạn bè để làm gì?
Ở dưới nước, loài sên biển cũng sử dụng một sự phòng thủ tương tự đối với loài vua chúa. Giống như sâu bướm, sên biển có một thân mềm. Và, nó cũng thu được vũ khí bảo vệ từ thức ăn! Một số sên biển ăn những sinh vật biển được gọi là loài thủy tức. Thủy tức trông giống như những thực vật, và chúng có những vỏ đặc biệt làm đau hầu hết mọi vật khi chạm vào chúng. Nhưng những chiếc vỏ này lại không gây tổn thương đến loài sên biển. Chúng lại giúp đỡ nó! Khi sên biển ăn những con thủy tức này, nó chứa trong những chiếc vỏ. Rồi nó có thể dùng những chiếc vỏ này để tự bảo vệ. Thậm chí một số loài sên còn có thể bắn ra khỏi vỏ những con thủy tức này vào kẻ tấn công!

Và đây không phải là sự bảo vệ duy nhất của sên biển! Còn một thứ khác đó là màu sắc của nó! Nhiều người đã quan sát kỹ lưỡng những con sên biển là những sinh vật đáng yêu. Chúng có rất nhiều màu sắc khác nhau! Loài sên biển này nhận màu sắc từ những thực phẩm mà chúng ăn, Nếu sên biển ăn thứ nào đó màu đỏ, nó trở thành đỏ. Nếu ăn thứ gì đó màu nâu, chúng trở thành màu nâu. Cách hòa hợp này giúp nó lẩn trốn kẻ thù! Thức ăn của sên biển là người bạn tuyệt vời nhất của nó.
Loài ốc mượn hồn vác “bạn” của mình trên vỏ! Sống ở dưới biển có thể nguy hiểm. Nên loài ốc mượn hồn nhỏ bé này cần đến vỏ bảo vệ của nó nhiều hơn. Nó cần một cách để chiến đấu! Những kẻ thù của biển cả đã cung cấp cho nó điều này. Cỏ chân ngỗng trông như những thực vật xinh xắn. Nhưng thực ra nó là một loài động vật. Nhựng sinh vật nhỏ này chứa đựng những tế bào mạnh mẽ sẽ làm đau nhức khi chạm phải. Loài ốc mượn hồn tự mình phủ những cỏ chân ngỗng cho việc tăng cường sự bảo vệ. Kẻ thù của nó biết nhưng cỏ chân ngỗng này sẽ gây đau đớn như thế nào khi chạm phải.

Trong thế giới của những sinh vật biển, ai là bạn của con hà lỗ khóa? Thậm chí ta không thể thấy sinh vật nhỏ bé này ở dưới cái vỏ dẹp không lồ của nó. Và thế là không một sinh vật nào tìm thấy nó. Đây là những gì mà con giun biển đã làm. Nó sống trong cái “lỗ khóa” trên trốc cái vỏ của con hà. Điều này đã mang đến một ngôi nhà an toàn choc ho con giun biển. Và ngược lại, loài giun biển đã bảo vệ loài hà tránh khỏi những kẻ thù như loài sao biển. Nếu một con sao biển tấn công, con giun biển sẽ cắn chân của nó.
Loài hà lỗ khóa và giun biển. Loài ốc mượn hồn và cỏ chân ngỗng. Loài sên biển và thực phẩm của nó. Sâu bướm lam và con kiến. Bướm chúa và cây bông tai. Những loài này dường như có những mối quan hệ khác thường giống nhau. Nhưng, những mối quan hệ cộng sinh thành công đã giúp chúng sinh tồn trong một thế giới nguy hiểm làm sao!

Trong thế giới tự nhiên, một sinh vật bảo vệ đời sống của “bạn” nó. Nó thực hiện một cách rất tự nhiên, không cần đòi hỏi. Nó theo quy luật của tự nhiên. Kinh Thánh nói đây là cách mà Thiên Chúa tạo cho chúng được tồn tại. Nhưng điều đó nói lên rằng, Thiên Chúa đã cho nhân loại sự tự do lựa chọn. Và sau đó Người yêu cầu chúng ta hãy lựa chọn để yêu thương lẫn nhau. Điều này không luôn dễ dàng. Nhưng cũng y hệt trong tự nhiên sự lựa chọn để chăm sóc người khác sẽ đem đến nhiều điều tốt lành quan trọng.

Jos. Tú Nạc, NMS