PDA

View Full Version : N - Người quyền thế là khoan dung độ lượng



Dan Lee
07-16-2011, 06:23 PM
Chúa Nhật XVI Thường Niên – Năm A (Wisdom 12: 13, 16-19; Psalm 86; Romans: 26-27; Matthew 13: 24-43)

NGƯỜI QUYỀN THẾ LÀ KHOAN DUNG ĐỘ LƯỢNG



Việc sư dụng vũ lực và bạo lực – bất chấp sự từ chối của chúng ta – được ngưỡng mộ rộng rãi bởi nhiều người. Chỉ nhìn vào phim ảnh, những trò chơi video, cũng như những anh hùng và thần tượng bởi nền văn hóa của chúng ta. Kiềm chế và từ chối việc sử dụng bạo lực và vũ lực dễ dàng được xem như là một dấu hiệu của sự nhu nhược. Và lạ thay có những người lại thích có một Thiên Chúa, người mà uy vũ hoàn toàn và nhanh chóng trừng trị những kẻ làm ác (miễn sao đó là một người nào khác) bằng những cách nghiêm khắc nhất. Họ nhìn thấy cơn thinh nộ của Thiên Chúa ẩn đằng sau mọi thảm họa do thiên nhiên hoặc hoặc con người và mọi thảm kịch cá nhân.

Tác giả của Sách Khôn Ngoan không khước từ thời điểm mà Thiên Chúa là tối thượng và có quyền năng để thực hiện bất cứ điều gì mà Người muốn. Nhưng sức mạnh và sự vĩ đại chân chính của Thiên chúa nằm trong sự kiềm chế và miễn cưỡng của Người để sử dụng bạo lực và phản ứng như vậy. Sự kiên nhẫn và ôn hòa này được minh chứng về mối quan tâm nồng nhiệt và sự chăm sóc của Thiên Chúa cho tất cả mọi người và sự mong muốn mãnh liệt rằng tất cả mọi người có một sự thay đổi tâm trí và tâm hồn. Điều này không có nghĩa rằng Thiên Chúa là người dễ thuyết phục hoặc chỉ liếc nhìn trước những bất công, tàn nhẫn và độc ác của chúng ta. Chúng ta sống trong một vũ trụ đạo đức, theo lương tâm, biết phân biệt phải trái. Chúng ta sẽ gặp gỡ chính mình trong trải nghiệm của chúng ta – những gì mà chúng ta phân xử với người khác sẽ quay lại với chúng ta bằng hình thức này hoặc hình thức khác.

Thông thường những hậu quả của hành vi tiêu cực tương đối nghiêm trọng. Nhưng Thiên Chúa có quan điểm lâu dài – Thiên Chúa muốn toàn nhân loại đến với những ý thức chung của nó và không bao giờ đòi hỏi như ngày nay. Và vì Sách Khôn Ngoan chỉ ra, khi thực hiện như vậy, Thiên Chúa đã cung cấp cho chúng ta một mẫu thức của những gì được kỳ vọng ở chúng ta. Rất đơn giản, người quyền thế cần phải khoan dung độ lượng. Điều này ngăn cản những hành vi hiếu chiến hoặc kiêu căng, ngạo mạn; những thái độ thâm độc hoặc lên án lên án và sử dụng đức tin tôn giáo như vũ khí để chống lại người khác.

Vậy bằng cách nào chúng ta thu hẹp khoảng trống giữa những hành vi con người và kỳ vọng thiêng liêng đó? Đối với Thánh Phao-lô, điều đó không gì hơn là Thánh Thần người mà Thiên Chúa đặt để trong trái tim và linh hồn của chúng ta. Thánh Thần này cho chúng ta một “sự đề cao” và giao tiếp với Thiên Chúa những gì mà chính chúng ta không thể gửi gắm vào ngôn từ. Thánh Thần này là một khí cụ chuyển đổi, không phải là điều gì đó tạo cho chúng ta được thiện cảm. Công việc hoàn thành của Thánh Thần là một con người muốn trưng bày tất cả những phẩm chất mà Thiên Chúa hy vọng vào chúng ta: hòa nhã, kiên nhẫn, tự kiểm soát, khoan dung, độ lượng, khôn ngoan và quảng đại.

Cuộc sống con người là một lô những nóng vội – chúng ta muốn gì là muốn ngay lập tức. Điều này áp dụng không chỉ đối với những thỏa mãn tức khắc trước mắt mà còn đối với những điều thiện hảo mà chúng ta khao khát. Chúng ta muốn một thế giới hòa bình và công bằng nhưng nhượng bộ trước tuyệt vọng bởi vì ở đó dường như không có sự tiến triển. Thiên Chúa giúp đỡ những quan chức được bầu chọn, những người mà đã không tu chỉnh nền kinh tế hoặc sắp xếp ổn định thế giới trong sáu tháng đầu năm của công sở. Bất chấp những nỗ lực của chúng ta với những thành quả tích cực của chúng ta dường như không đáng kể. Vậy tại sao lại bận tâm? Hoặc nó dường như là thế. Mahatma Gandhi một lần đã nói, “Bạn có thể không bao giờ biết những kết quả đạt được từ những hành động của bạn là gì, nhưng nếu bạn không thực hiện điều gì ở đó sẽ là vô hiệu.”

Điều này có vẻ như phần nào là đặc điểm của dụ ngôn và lối tỷ giảo được dùng trong đoạn Tin Mừng này. Hàng triệu những hành động khiêm tốn của lòng khoan dung, thương cảm, công bằng và cảm hứng mà nhiều người hàng ngày thực hiện là những khởi đầu nhỏ bé – tựa như những hạt giống và nấm men trong những câu chuyện này. Chúng không gây ấn tượng hoặc đáng để chú ý khi chúng ta chứng kiến, nhưng chúng phát triển gấp bội lần so với tỷ lệ kích thước ban đầu của chúng. Kết quả cuối cùng là ấn tượng trên thực tế nhưng hầu hết chúng ta không ở quanh để trông thấy nó. Chúng ta hãy ra đi đột phá sự bổ sung của chúng ta để nhìn xem những kết quả. Chúng ta thực hiện công việc thầm lặng, phong kín và xoay chuyển của chúng ta về việc gieo rắc những hạt giống của Vương quốc Thiên Chúa và tiếp tục nhân giống. Phần còn lại tùy thuộc vào Thiên Chúa – và nó sẽ xảy ra vào thời đại của Thiên Chúa, không phải của chúng ta. Nhưng chúng ta cũng phải kiểm soát chủ nghĩa cầu toàn, lĩnh vực này không phải là hoàn hảo, mà còn có nhiều cỏ dại.

Một sự vận hành truy tìm và hủy diệt dùng như gần chính xác, nhưng Chúa Giê-su cảnh báo chống lại loại can thiệp lung túng, vụng về này. Nó thường gây tác hại hơn là tác dụng tốt đối với sự tích cực và tiêu cực gắn bó với nhau trong một phương thức để tạo việc giải phẫu cắt bỏ thêm khó khăn. Hãy để mọi thứ đều phát triển. Vào thời hạn sẽ có một vụ thu hoạch và một sự tách biệt, nhưng trong thời gian chờ đợi không nhập vai Thiên Chúa. Những việc thuộc vũ trụ, vĩ đại lại có những khởi đầu vô cùng nhỏ bé. Chúng ta hãy bắt đầu từ hôm nay.

(Nguồn: Regis College – The School of Theology)
Jos. Tú Nạc, NMS