PDA

View Full Version : S - Sống trong Chúa Thánh Thần chúng ta sẽ biến đổi



Dan Lee
06-30-2011, 09:34 PM
Chúa Nhật XIV Thường Niên – Năm A (Zechariah 2: 9-10; Psalm 145; Romans 8: 9, 11-13; Mathew 11: 25-30)

SỐNG TRONG CHÚA THÁNH THẦN CHÚNG TA SẼ ĐƯỢC BIẾN ĐỔI

Hình ảnh này nói về chủ đề gì? Vị vua chiến thắng đi vào thành phố trên một con lừa – tương quan một vị tổng thống hoặc thủ tướng lái một chiếc xe hơi rẻ tiền. Người ta mong đợi một sự phô trương và lòe loẹt từ một vị vua thiên sai nào đó. Vị vua này không có quyết tâm chinh phục hoặc thống trị mà là thiết lập hòa bình. Trong thực tế, ông sẽ thận trọng phản đối những nỗ lực của tất cả những ai dành cho mục đich chiến tranh và chinh phục.

Tất cả điều này chứng thực rằng nhân vật này đến từ Thiên Chúa và không phải là một sản phẩm thuộc sự sống con người. Sự mời gọi của Thiên Chúa không bao giờ đặt tên hiện trạng này, hoặc không mang đến sự thoải mái với những người bảo thủ, những người cuồng tín, hoặc những người cai trị. Thiên Chúa hẳn sẽ làm kinh động và phẫn nộ cho một thiểu số vì đường lối của Thiên Chúa chắc chắn không phải là đường lối của con người.
Thật tuyệt vời để có một hình ảnh thiêng liêng người mà thiết lập hòa bình và công lý nhưng điều này sẽ không xẩy ra. Thiên Chúa sẽ cho chúng ta những công cụ - những nguyên tắc và hướng dẫn tâm linh –để tạo điều này ngẫu nhiên xẩy ra. Mà Thiên Chúa sẽ không ép buộc điều này trên chúng ta, vì Thiên Chúa tôn trọng ý chí tự do của chúng ta, vượt lên khỏi biểu tượng của sự tốt hơn đối với chúng ta để chúng ta noi theo gương và lời dạy của người khiêm tốn đi vào thành phố trên lung một con cừu hơn là chỉ để Thiên Chúa thực hiện điều đó, hoặc thậm chí tệ hơn khư khư bảo thủ sai lầm những lời giáo huấn của Chúa Trời bên trong những khí cụ của bạo lực hoặc bất công.

Chúa Thánh Thần không thể được dùng để ban phát cũng không phải là người mà đơn giản có thể được đặt tên giả định rằng điều đó sẽ thực hiện công việc của nó. Dấu chỉ mà con người đang sống một cuộc sống trong Chúa Thánh Thần là định hướng của đời mình vươn tới tình yêu và phục vụ, và sự cam kết của mình trước những giá trị tâm linh. Điều này được kêu gọi sống phù hợp với Chúa Thánh Thần.
Người mà không ngừng sống trong Chúa Thánh Thần cũng sẽ đươc chuyển đổi. Những nhược điểm và những khuynh hướng của con người bình thường sẽ không còn nữa, ý chí sắt son bám chặt họ. Thật đáng tiếc, có rất nhiều người không ngớt đề cập đến Chúa Thánh Thần, nhưng cuộc sống của họ cho thấy những chứng cứ của cuộc sống xác thịt. Đây là một cuộc sống mà chỉ tập trung vào bản thân, cái tôi, và những thỏa mãn thèm khát của con người. Những nhu cầu của tha nhân thì xa vời xếp hạng thứ trên bản liệt kê những ưu tiên của họ.

Thánh Phao-lô thôi thúc hô hào những môn đệ của ông cho phép Chúa Thánh Thần để thực hiện việc làm tự nó bằng khuôn mẫu cuộc sống của họ theo sự hướng dẫn tự nó. Chúa Thánh Thần hiện diện duy nhất nơi mà những kết quả tự nó hiển hiện – những người nhân từ, bác ái dành cho tha nhân.
Chúa Giê-su không có bất cứ điều gì chống lại những ngườ khôn ngoan, tài trí. Mà thậm chí họ luôn không thể được tin cậy thực hiện những gì là công chính. Là thông minh không có nghĩa nhất thiết là người đó là một cá nhân đạo đức hoặc tâm linh. Và ông muốn thực hiện nó rõ ràng, trong sáng rằng lời dạy của ông không phải là sản phẩm của một viện nghiên cứu liên ngành hoặc một tổ chức kinh doanh thuộc con người nào khác – mà tất cả chúng đến từ Thiên Chúa.

Điều này trở nên rất hiển nhiên trong Bài Giảng trên Núi của Thánh Mat-thêu. Bởi nhiều lời giáo huấn của Chúa Giê-su là trực giác đối lập hoặc phản trực giác. Chỉ nghĩ về sự nhấn mạnh của ông rằng chúng ta phải yêu thương và cầu nguyện cho kẻ thù của chúng ta, hoặc là chúng ta không nên phải dùng đến bạo lực mà hãy chìa má kia. Điều này không phải là những thông lệ chung của con người – trước cũng không và bây giơ cũng không – và thậm chí chúng không được tất cả mọi Ki-tô hữu tôn trọng.
Chúa Giê-su vẫn tiếp tục với lời tuyên bố sửng sốt rằng Thiên Chúa cha đã giao tất cả mọi thứ cho Người và Người đươc tự do chia sẻ nó đến với tất cả những ai mà Người lựa chọn cũng như bộc lộ Thiên Chúa. Chúa trời thực hiện sự lựa chọn này và nó có thể đổ xuống những ai có tâm hồn và tâm trí rộng mở và sẵn sàng chấp nhận những gì mà Người chia sẻ và đăt nó vào sư phục vụ của tất cả. Chúa Giê-su dùng một biểu tượng mơ hồ thay cho lời mời của Người để bước theo Người, cái ách thường là biểu tượng lien quan đến chế độ nô lệ hay áp bức bóc lột. Nhưng không giống như những kiểu ách thế gian, ách của Chúa Gie-su “êm ái” và “nhẹ nhàng” bởi vì nó tạo quyền lực cho những cá nhân để gặp gỡ những thử thách của cuộc sống với những công cụ tâm linh hiệu quả.

Chúa Giê-su không đòi hỏi nhiều hơn ở chúng ta những gì chúng ta có thể xử lý, cũng không có ý định bỏ chúng ta đơn độc, Người sẽ đi bên cạnh chúng ta như người bạn đồng hành mang ách với gánh nặng của chúng ta. Ách của Chúa Giê-su là tình yêu và nó duy trì mối liên kết của chúng ta với Thiên Chúa, với tha nhân, và với cuộc sống tự thân.

(Nguồn: Regis College – The School of Theology)
Jos. Tú Nạc, NMS