Log in

View Full Version : C - Chúa Thánh Thần với đời sống Kitô hữu



Dan Lee
06-08-2011, 07:18 PM
Chúa Thánh Thần với đời sống Kitô hữu


Chúng ta biết rất rõ biến cố đã xảy ra trong Ngày Lễ Hiện Xuống (còn gọi là Lễ Ngũ Tuần – tức 50 ngày sau khi Chúa Sống Lại) qua sách Tông Đồ Công Vụ (2:1-10). Thánh Luca mô tả việc các Tông Đò tụ họp cầu nguyện và chờ đợi. Bỗng từ trời phát ra một tiếng động mạnh như tiếng gió mạnh thổi đến lùa vào phòng họ đang tụ họp trên lầu. Câu chuyện nhắc chúng ta nhớ lại việc tạo dựng vũ trụ trong sách Sáng Thế, gió cũng nổi lên trên mặt nước với tiếng động mạnh như thế. Sau khi nghe tiếng động mạnh, người ta nhìn thấy hình ảnh lưỡi lửa Lửa chính là năng lực biến đổi do tác động của Thánh Thần. Ngôn sứ Êlia xuất hiện như lửa hồng và lời ông như ngọn đuốc; bằng lời cầu nguyện, ông kéo lửa từ trời xuống thiêu cháy hy tế trên núi Camelo (1V 18, 38-39). Đức Giêsu Ngài cũng dùng hình ảnh lửa khi nói về Chúa Thánh Thần: “Thầy đã đến đem lửa xuống thế gian, và Thầy mong muốn biết bao cho lửa ấy bùng cháy lên”(Lc 12,49). Trong thư thứ nhất gửi Giáo đòan Thessalônica, Thánh Phaolô đã nhắn nhủ: “Anh em đừng dập tắt Thánh Thần”(1 Th 5,19).

Và cũng theo Thánh nhân trong chương 8 thư gửi giáo đoàn Roma, nhắc đến sự thật của đời sống tâm linh, sau khi được rửa tội, người Kitô hữu không những được rửa trong Thánh Thần mà Thần khí của Chúa Thánh Thần hiện đang hiện diện trong thân xác của người ấy. Do đó, người ấy thuộc về Đức Kitô, và người ấy có sự sống đời đời.

Nếu không có Chúa Thánh Thần, là nguồn sự sống, thân xác con người ta sẽ như những xác chết do hậu quả của tội lỗi. Chính nhờ sự hiệp thông với Chúa Kitô mà đời sống tâm linh của con người ta được truyền thông sự sống nhờ Chúa Thánh Thần. Chúa Thánh Thần không chỉ ban cho con người một đời sống mới mà còn làm cho họ trở nên nghĩa tử của Thiên Chúa Cha, và là thừa kế sản nghiệp của Ngài nữa. Qua Chúa Thánh Thần, Đấng làm chứng cho người Kitô hữu là con cái của Thiên Chúa, nên chúng ta tuyên xưng Thiên Chúa là Cha (Abba).

Ân sủng đầu tiên của Chúa Thánh Thần là ơn nói tiếng lạ: các Tông đồ nói được nhiều tiếng thổ ngữ mà chỉ người thuộc địa hương đó mới hiểu được. Thánh Luca thuật cảnh bên ngoài đường ngay dưới chân căn phòng các Tông Đồ tụ họp. Tin Mừng mà các Tông Đồ truyền rao đã lôi kéo cá đoàn lũ dân chúng tuôn đến để nghe và hiểu được vì các Tông Đồ nói theo ngôn ngữ riêng của họ.

Chúa Thánh Thần đã đổi mới các Tông Đồ từ trong ra ngoài, thông ban sức mạnh, nhờ đó các ông đã can đảm ra trước quần chúng và tuyên xưng một cách hùng hồn rằng: “Chúa Kito đã chết và đã sống lại!” Các dân chài sợ sệt trước đây bây giờ đã là những nhà hùng biện của Tin Mừng. Điều đáng nói nhất là ngay cả các kẻ thù của họ đã phải gãi đầu gãi tai hỏi nhau tại sao những người ít chữ nghĩa thuộc giới bình dân (4:13) mà lại dám cả gan bạo phổi để chịu đựng mọi gian nan, đau khổ tử đạo với một lòng hân hoan. Không một bạo lực nào có thể ngăn cản họ được. Và đối với những ai dùng bạo lực để bịt miệng thì họ lên tiếng: “Chúng tôi không thể không rao truyền sự thật mà chúng tôi đã nghe và đã thấy!” (4:20) Giáo Hội Chúa thực sự đã ra đời từ Lễ Hiện Xuống và từ hôm đó (cũng gọi là sinh nhật đầu tiên) Giáo hội đã không bao giờ ngừng rao truyền Tin Mừng “cho đến tận thế.”

Ngày nay, ý nghĩa đời sống trần gian và thông điệp của Chúa Giêsu trong ngày Lễ Hiện Xuống đang được tuôn tràn vào lòng các kẻ tin và hiện diện trong cộng đồng Kitô giáo. Phong trào Chúa Thánh Linh trong lòng người tìn hữu do Ân tặng và tài năng từ Chúa Thánh Thần ban như: giáo huấn, chữa lành, an ủi, tha thứ và mạnh dạn. Phong trào nầy không dừng lại ở nơi mỗi tín hữu nhưng lan tràn trên khắp thế giới phổ biến tình yêu đối với Chúa Giêsu và anh chị em đồng loại để cùng nhau vâng phục các điều răn Chúa và sống hài hòa với nhau.

Niềm hy vọng là một trong những mặc khải của CTT trong ngày Lễ Hiện Xuống. Trên thế gian ngày nay nhiều cay đắng, hy vọng thường được hiểu nếu chúng ta tin thì mọi sự sẽ trở nên bình thường. Chúng ta dùng cụm từ hy vọng một cách quá đơn sơ và rẻ rúng. Đó không phải là nhân đức Cậy, là niềm hy vọng của người tín hữu. Là người tin theo Chúa, chính chúng ta cần phải trở nên nguồn hy vọng, trở nên những người của một chân trời mới, trở nên những người biết nhìn thế giới qua lăng kính của Chúa Kitô, Chúa Thánh Thần và của Giáo hội.

Đức Thánh Cha John XXIII trong Công Đồng Vat II khuyên mọi tín hữu hãy nhận diện dấu hiệu của thời gian, của hy vọng và cảm nghiệm được dấu hiệu hy vọng của Nước Trời đang hiện diện giữa chúng ta. Nước Trời đang bày tỏ qua bảy (7) tặng ân của CTT như: khôn ngoan, hiểu biết, can đảm, counsel, kiến thức knowledge, đạo đức, và kính sợ Chúa cũng như 12 hoa quả của CTT sẽ làm chúng ta sống trong Thiên Chúa Ba Ngôi.

Nếu không chúng ta sẽ dễ dàng sa vào cạm bẫy của thế gian, nơi mà không có công bình, bác ái, không tin tưởng, không tha thứ, nơi mà ghen tương, ganh ghét, hận thù, độc đoán làm chủ, nơi đó sẽ không có Nước Trời, và dĩ nhiên nơi đó sẽ không có sự sống trong Chúa Thánh Linh.

PT Phêrô Đặng Phi Hùng