Dan Lee
06-02-2011, 08:11 PM
Lên Trời: ước mơ cao đẹp
http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/7/72/AscensionofChrist2.jpg/225px-AscensionofChrist2.jpg
Mới đây, trong những ngày đầu tiên của thiên niên kỷ, một chuyến du lịch đã làm sửng sốt nhiều người vì sự tốn kém khủng khiếp của nó: chuyến du lịch của Denis Tito, một nhà triệu phú Hoa Kỳ, người đã trả 20 triệu đô la cho tấm vé du lịch 6 ngày trên không gian.
Từ thuở bé, khi nhìn ngắm trời sao ban đêm, Tito mơ ước một ngày ngào đó mình sẽ được bay vào trời cao. Thế rồi lớn lên, ông đi học và trở thành kỹ sư làm việc cho NASA, cơ quan Hàng không Vũ trụ Quốc gia Hoa kỳ. Tito chuyên về thiết kế các đường bay thám hiểm Hỏa tinh và Kim tinh. Sau đó ông chuyển qua đầu tư và trở thành triệu phú.
Tuy làm triệu phú nhưng Tito vẫn không mất đi ước mơ bay vào vũ trụ, dầu rằng ông biết rõ giấc mơ ấy rất mong manh. Bởi vì hầu hết các phi hành gia đều xuất thân từ những phi công máy bay phản lực với nhiều tài năng và thể lực tốt, trong khi kích thước và trọng lượng cơ thể của ông lại rất khiêm tốn: cao 5"5 và nặng 140 cân Anh (pounds).
Nhưng khi cơ quan Hàng không Vũ trụ Nga chịu bán cho Titô một ghế du lịch giá 20 triệu, và sau bảy tháng trời huấn luyện không ngừng, giấc mơ của Tito đã thành sự thật. Ông phát biểu trước chuyến bay: "Chúng ta chỉ có một cuộc đời để sống. Tôi muốn thực hiện hết những giấc mơ lành mạnh và hợp pháp của mình."
"Chúng ta chỉ có một cuộc đời để sống", và trong cuộc đời đó có biết bao ước mơ được đan dệt. Nhưng thử hỏi ước mơ của tôi có lành mạnh và hợp pháp không? Các mơ ước của tôi tốt đẹp cao sang hay tầm thường hèn hạ? Chúng nâng tôi lên hay nhận chìm phá hủy?
Nói đến ước mơ là nói đến những mục tiêu chưa có trong hiện tại. Mục tiêu tuy nằm trong tương lai, nhưng lại chi phối đời sống con người từ ngày hôm nay. Khi một bạn trẻ mong rằng mai kia mình sẽ có tấm bằng cao học, trong hiện tại họ đã phải thức khuya dậy sớm, thu tích bao kiến thức cần thiết để một ngày nao chiếm được mảnh bằng như lòng ước mong. Thành ra, ước mơ hướng con người đến với tương lai, nhưng đã làm nên cung cách sống trong hiện tại.
Nhìn vào ngày mai để ngày hôm nay ta sống trọn vẹn hơn chính là lối đường khôn ngoan mà lễ Đức Giêsu Lên Trời muốn nói.
Không ít người bị quan niệm vật chất chi phối nên khi nói "Chúa Giêsu lên trời" người ta mau liên tưởng đến hình ảnh Ngài bốc mình khỏi mặt đất, bay vào một nơi nào đó trên trời cao. Điều này khiến cho có kẻ cứ lầm tưởng thiên đàng là một chốn nào đó trong không gian. Yuri Gagarin, phi hành gia đầu tiên của Nga, sau khi bay lên vào vũ trụ đã trở về tuyên bố: "Tôi nhìn khắp cùng không gian, nhưng chẳng thấy Chúa đâu. Vậy mà người có Đạo lại nói "Lạy Cha chúng con ở trên trời"".
Nghe thế, nhiều người bị lung lay niềm tin vì cứ tưởng Chúa ở trên trời cao xanh, bây giờ các khoa học gia lên trời và dùng cả viễn vọng kính tối tân tìm kiếm mà chẳng thấy ai, nên nghĩ là không có Chúa.
Có người lại lầm tưởng trên thiên đàng người ta vẫn sống như đời thường, tức cũng ăn uống ngủ nghỉ, cưới vợ, lấy chồng, sinh con đẻ cái. Thế nên mới có cảnh bè phái Sađucêô đặt vấn đề: một bà lấy bảy anh em, thế khi về trời bà ta là vợ của ai.
Nếu thiên đàng là một cõi vật chất nào đó trong không gian thì nó cũng sẽ suy tàn như bao vật chất khác. "Lên thiên đàng" không phải là bay lên trời xanh kia, song là bước khỏi thế giới hữu hình để đi vào mối liên hệ vô hình, không bị chi phối bởi thời gian, không gian, hay giác quan, song là yêu thương bao trùm tất cả.
Thế nên khi nói "Chúa Giêu lên trời" có nghĩa là Ngài đi trở về với mối liên hệ vô hình trong tình yêu tinh tuyền và trọn vẹn của Thiên Chúa.
Trên thế gian, khi yêu nhau con người phải dùng đến sự vật hữu hình để diễn tả và cảm nhận. Không ai thấy hình thù của tình yêu nên người ta phải bày tỏ qua cánh hoa, vòng tay, ánh mắt, nụ hôn... Nói yêu nhau mà không có hành động diễn tả thì chẳng ai có thể cảm nhận được. Ấy là vì con người bị giới hạn trong thế giới vật chất hữu hình. Thế nên, khi Thiên Chúa tỏ tình với nhân loại, Ngài cũng phải diễn tả qua những gì người ta thấy, sờ, nghe và cảm nhận được. Cao điểm của lời tỏ tình ấy là việc Thiên Chúa làm người để sống giữa con người.
Thế nhưng qua việc "lên trời", Chúa Giêsu đã khẳng định rằng con người không bị thế giới vật chất hữu hình chi phối mãi. Sẽ đến một ngày người ta thoát khỏi thế giới đó, chấm dứt những liên hệ trong không gian và thời gian để đi vào mối liên hệ tinh tuyền của tình yêu.
Chắc hẳn ước mơ cao quí nhất của đời người là ước mơ hạnh phúc. Nhưng có hạnh phúc nào lại thiếu vắng tình yêu. Tình yêu càng tinh tuyền, hạnh phúc càng trọn vẹn. Tình yêu tinh tuyền và trọn vẹn nhất chỉ có trong vương quốc Thiên Chúa.
Trước khi về trời, Đức Giêsu mời gọi các môn đệ hãy tập sống tình yêu đó ngay trên thế gian. Ngài bảo các ông: "Các con hãy đi giảng dạy cho muôn dân", "các con là chứng nhân của Thầy". Nhưng giảng dạy và chứng nhân cho điều chi nếu không phải là Tình yêu Thiên Chúa ban cho con người. Lời giảng dạy chân thực nào cũng cần kèm theo đời sống chứng tá. Chắc chắn không mấy ai dám tin nhận lời dạy của các môn đệ khi thấy các ông bê bối xấu xa, vợ nọ con kia, đam mê vật chất, gian dối hận thù, tranh giành quyền lực đánh chí choé. Người ta có tin là vì các ông đã tập sống như lời Đức Giêsu căn dặn: "Người ta cứ dấu này mà nhận biết các con là môn đệ Thầy, là các con yêu thương nhau."
Thành ra việc mừng lễ Chúa Giêsu lên trời lại khai mở trong tôi một thái độ sống: sống trong cuộc đời nhưng phải hướng về quê trời. Sự hướng mình lên cao đó giúp tôi vược thắng những tình cảm thấp hèn của xác thịt, thế gian, vật chất hầu đi đến một tình yêu cao cả hơn. Đó là tình yêu chân lý, yêu sự sống, yêu những giá trị thiêng liêng, với khả năng nâng tôi lên cao hơn trong tình Chúa và tình người.
Lm. Bùi Quang Tuấn, DCCT
http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/7/72/AscensionofChrist2.jpg/225px-AscensionofChrist2.jpg
Mới đây, trong những ngày đầu tiên của thiên niên kỷ, một chuyến du lịch đã làm sửng sốt nhiều người vì sự tốn kém khủng khiếp của nó: chuyến du lịch của Denis Tito, một nhà triệu phú Hoa Kỳ, người đã trả 20 triệu đô la cho tấm vé du lịch 6 ngày trên không gian.
Từ thuở bé, khi nhìn ngắm trời sao ban đêm, Tito mơ ước một ngày ngào đó mình sẽ được bay vào trời cao. Thế rồi lớn lên, ông đi học và trở thành kỹ sư làm việc cho NASA, cơ quan Hàng không Vũ trụ Quốc gia Hoa kỳ. Tito chuyên về thiết kế các đường bay thám hiểm Hỏa tinh và Kim tinh. Sau đó ông chuyển qua đầu tư và trở thành triệu phú.
Tuy làm triệu phú nhưng Tito vẫn không mất đi ước mơ bay vào vũ trụ, dầu rằng ông biết rõ giấc mơ ấy rất mong manh. Bởi vì hầu hết các phi hành gia đều xuất thân từ những phi công máy bay phản lực với nhiều tài năng và thể lực tốt, trong khi kích thước và trọng lượng cơ thể của ông lại rất khiêm tốn: cao 5"5 và nặng 140 cân Anh (pounds).
Nhưng khi cơ quan Hàng không Vũ trụ Nga chịu bán cho Titô một ghế du lịch giá 20 triệu, và sau bảy tháng trời huấn luyện không ngừng, giấc mơ của Tito đã thành sự thật. Ông phát biểu trước chuyến bay: "Chúng ta chỉ có một cuộc đời để sống. Tôi muốn thực hiện hết những giấc mơ lành mạnh và hợp pháp của mình."
"Chúng ta chỉ có một cuộc đời để sống", và trong cuộc đời đó có biết bao ước mơ được đan dệt. Nhưng thử hỏi ước mơ của tôi có lành mạnh và hợp pháp không? Các mơ ước của tôi tốt đẹp cao sang hay tầm thường hèn hạ? Chúng nâng tôi lên hay nhận chìm phá hủy?
Nói đến ước mơ là nói đến những mục tiêu chưa có trong hiện tại. Mục tiêu tuy nằm trong tương lai, nhưng lại chi phối đời sống con người từ ngày hôm nay. Khi một bạn trẻ mong rằng mai kia mình sẽ có tấm bằng cao học, trong hiện tại họ đã phải thức khuya dậy sớm, thu tích bao kiến thức cần thiết để một ngày nao chiếm được mảnh bằng như lòng ước mong. Thành ra, ước mơ hướng con người đến với tương lai, nhưng đã làm nên cung cách sống trong hiện tại.
Nhìn vào ngày mai để ngày hôm nay ta sống trọn vẹn hơn chính là lối đường khôn ngoan mà lễ Đức Giêsu Lên Trời muốn nói.
Không ít người bị quan niệm vật chất chi phối nên khi nói "Chúa Giêsu lên trời" người ta mau liên tưởng đến hình ảnh Ngài bốc mình khỏi mặt đất, bay vào một nơi nào đó trên trời cao. Điều này khiến cho có kẻ cứ lầm tưởng thiên đàng là một chốn nào đó trong không gian. Yuri Gagarin, phi hành gia đầu tiên của Nga, sau khi bay lên vào vũ trụ đã trở về tuyên bố: "Tôi nhìn khắp cùng không gian, nhưng chẳng thấy Chúa đâu. Vậy mà người có Đạo lại nói "Lạy Cha chúng con ở trên trời"".
Nghe thế, nhiều người bị lung lay niềm tin vì cứ tưởng Chúa ở trên trời cao xanh, bây giờ các khoa học gia lên trời và dùng cả viễn vọng kính tối tân tìm kiếm mà chẳng thấy ai, nên nghĩ là không có Chúa.
Có người lại lầm tưởng trên thiên đàng người ta vẫn sống như đời thường, tức cũng ăn uống ngủ nghỉ, cưới vợ, lấy chồng, sinh con đẻ cái. Thế nên mới có cảnh bè phái Sađucêô đặt vấn đề: một bà lấy bảy anh em, thế khi về trời bà ta là vợ của ai.
Nếu thiên đàng là một cõi vật chất nào đó trong không gian thì nó cũng sẽ suy tàn như bao vật chất khác. "Lên thiên đàng" không phải là bay lên trời xanh kia, song là bước khỏi thế giới hữu hình để đi vào mối liên hệ vô hình, không bị chi phối bởi thời gian, không gian, hay giác quan, song là yêu thương bao trùm tất cả.
Thế nên khi nói "Chúa Giêu lên trời" có nghĩa là Ngài đi trở về với mối liên hệ vô hình trong tình yêu tinh tuyền và trọn vẹn của Thiên Chúa.
Trên thế gian, khi yêu nhau con người phải dùng đến sự vật hữu hình để diễn tả và cảm nhận. Không ai thấy hình thù của tình yêu nên người ta phải bày tỏ qua cánh hoa, vòng tay, ánh mắt, nụ hôn... Nói yêu nhau mà không có hành động diễn tả thì chẳng ai có thể cảm nhận được. Ấy là vì con người bị giới hạn trong thế giới vật chất hữu hình. Thế nên, khi Thiên Chúa tỏ tình với nhân loại, Ngài cũng phải diễn tả qua những gì người ta thấy, sờ, nghe và cảm nhận được. Cao điểm của lời tỏ tình ấy là việc Thiên Chúa làm người để sống giữa con người.
Thế nhưng qua việc "lên trời", Chúa Giêsu đã khẳng định rằng con người không bị thế giới vật chất hữu hình chi phối mãi. Sẽ đến một ngày người ta thoát khỏi thế giới đó, chấm dứt những liên hệ trong không gian và thời gian để đi vào mối liên hệ tinh tuyền của tình yêu.
Chắc hẳn ước mơ cao quí nhất của đời người là ước mơ hạnh phúc. Nhưng có hạnh phúc nào lại thiếu vắng tình yêu. Tình yêu càng tinh tuyền, hạnh phúc càng trọn vẹn. Tình yêu tinh tuyền và trọn vẹn nhất chỉ có trong vương quốc Thiên Chúa.
Trước khi về trời, Đức Giêsu mời gọi các môn đệ hãy tập sống tình yêu đó ngay trên thế gian. Ngài bảo các ông: "Các con hãy đi giảng dạy cho muôn dân", "các con là chứng nhân của Thầy". Nhưng giảng dạy và chứng nhân cho điều chi nếu không phải là Tình yêu Thiên Chúa ban cho con người. Lời giảng dạy chân thực nào cũng cần kèm theo đời sống chứng tá. Chắc chắn không mấy ai dám tin nhận lời dạy của các môn đệ khi thấy các ông bê bối xấu xa, vợ nọ con kia, đam mê vật chất, gian dối hận thù, tranh giành quyền lực đánh chí choé. Người ta có tin là vì các ông đã tập sống như lời Đức Giêsu căn dặn: "Người ta cứ dấu này mà nhận biết các con là môn đệ Thầy, là các con yêu thương nhau."
Thành ra việc mừng lễ Chúa Giêsu lên trời lại khai mở trong tôi một thái độ sống: sống trong cuộc đời nhưng phải hướng về quê trời. Sự hướng mình lên cao đó giúp tôi vược thắng những tình cảm thấp hèn của xác thịt, thế gian, vật chất hầu đi đến một tình yêu cao cả hơn. Đó là tình yêu chân lý, yêu sự sống, yêu những giá trị thiêng liêng, với khả năng nâng tôi lên cao hơn trong tình Chúa và tình người.
Lm. Bùi Quang Tuấn, DCCT