PDA

View Full Version : P - Phụng Sự Cho Hòa Bình



Dan Lee
04-20-2011, 09:38 PM
PHỤNG SỰ CHO HÒA BÌNH

Toyohiko Kagawa đã sống qua một thời kỳ khó khăn trong lịch sử Nhật Bản. Đó là vào tiền bán thế kỷ hai mươi. Nhiều sự việc ở Nhật Bản đã thay đổi trong quãng đời của Kagawa. Và Kagawa thường liên quan đến những cải cách này. Bên cạnh việc giúp đỡ để phát triển cuộc sống của những người cùng khổ Nhật Bản, ông đã thực hiện những công việc để phản đối chiến tranh trên quê hương ông.

Toyohiko Kagawa là một người ôn hòa. Ông tin rằng mọi người có thể sống trong an bình mà không cần đến bạo lực. Vì vậy, ông đã bất đồng với những người có thẩm quyền về một số vấn đề. Ông đã phản kháng sự đối xử bất công với những người bần cùng. Duy trì sự bình yên trước những phản kháng này là một điều khó xảy ra. Điển hình là vào năm 1921, Kagawa cùng một số công nhân nhà máy đứng lên phản kháng đòi quyền lợi cho họ. Nhưng sau đó ông bị chính quyền bắt vào tù. Khi ông ra khỏi nhà tù ông đã thấy một số người trong nhóm này bắt đầu hành động bạo lực. Kagawa đã giải thích những gì đã xảy ra kế đó:

“Những ngày tiếp theo hàng ngàn công nhân với gạch đá và gậy gộc đã tiến về phía nhà máy. Cảnh sát và những người bảo vệ vây quanh nhà máy với súng ống và gươm đao. Họ đợi để tấn công. Tôi đã không biết phải làm gì. Nên, tôi đi đến một cây cầu nơi mà nhóm người này sẽ đi qua. Khi đám đông tiến đến phía tôi. Tôi vô cùng buồn và không nói nên lời. Tôi đứng đó và cầu nguyện, “Xin Chúa cho nơi đó được bình an.” Rồi một phép lạ xảy ra. Tất cả họ đều đứng lại. Đoạn họ quay trở lại và bỏ đi!”

Cuối đời Kagawa bạo lực đã trở thành một vấn đề nan giải hơn. Vào năm 1937, Nhật Bản đã tuyên chiến với Trung Quốc. Và Kagawa tin rằng Nhật Bản chẳng mấy chốc cũng sẽ đi đến chiến tranh với Hoa Kỳ. Thế nên, Kagawa đã có một chuyến đi sang Hoa Kỳ để gặp gỡ những Ki-tô hữu ở quốc gia này. Khi ông quay trở về ông không từ bỏ hy vọng hòa bình. Ông muốn nói với chính quyền Nhật Bản về những gì ông đã học được ở Hoa Kỳ. Kagawa nói,

“Tối đến quốc hội và đề xuất với họ là duy trì hòa bình và đừng đi đến chiến tranh. Tôi nói với họ rằng tôi vừa mới từ Mỹ về. Tôi nói nhân dân Mỹ mong muốn hòa bình – và nhân dân Nhật Bản cũng cần phải như vậy. Nhưng điều đó đã không có chút tác dụng nào. Vào ngày 7 tháng Mười Hai năm 1941, tôi cảm thấy như những tia sáng đã tan biến, trái tim tôi tan nát.”

Vào ngày 7 tháng Mười Hai năm 1941, Nhật đã ném bom xuống Trân Châu Cảng – một căn cứ Hải Quân Hoa Kỳ ở Hawaii. Sự việc này đã đánh dấu khởi đầu về sự liên quan của Nhật Bản trong Đệ Nhị Thế Chiến. Kagawa tiếp tục lên tiếng đòi hỏi hòa bình. Nhưng dân chúng bắt đầu cho rằng đường lối mà ông đưa ra là sai lầm. Nhật Bản đang chiến đấu trong cuộc chiến với vai trò chủ yếu. Chính phủ cần sự ủng hộ của nhân dân. Dân chúng đã nói rằng Kagawa đang phản bội quê hương mình. Kagawa noi,

“Trong lúc chiến tranh, chính phủ đã yêu cầu tôi giữ im lặng. Họ yêu cầu tôi từ bỏ mọi hoạt động của mình. Toi chỉ có thể làm những việc vặt trong ngôi nhà thờ của tôi. Vào lúc này, tôi đã viết được 113 cuốn sách. Tất cả nhưng cuốn sách này, trừ những tập thơ, đều bị cấm.”

Sau đó, Nhật Bản thất bại. Điều này đã làm cho cuộc sống đặc biệt khó khan đối với Kagawa. Những nhà báo bắt đầu tấn công chống lại Kagawa bằng những bài viết của họ. Kagawa nói,

“Họ viết y như là tôi đang phản bội đất nước tôi. Người ta bắt đầu tưởng tượng những gì mà có thể xảy ra nếu Nhật Bản thất bại trong cuộc chiến. Họ nói rằng đất nước sẽ mất nhà lãnh đạo của nó – hoàng đế. Họ nói rằng tân tổng thống sẽ là tôi. Rồi Nagasaki bi bom nguyên tử hủy diệt. Sau đó một trong những quan chức chính phủ khuyến cáo tôi rằng quân đội muốn thủ tiêu tôi. Ông nói tôi nên rời khỏi Tokyo ngay lập tức. Tôi trốn chạy vào rừng. Tôi đã sống ở đó mất bốn hay năm tháng gì đó. Cách thành phố vào khoảng 150 cây số về hướng bắc.”

Năm 1945 Đệ Nhị Thế Chiến chấm dứt. Sau chiến tranh, Nhật Bản trở thành một quốc gia vô cùng khó khăn. Luật pháp của Nhật Bản, Hoàng Đế mất nhiều quyền lực. Bấy giờ người dân Nhật Bản cũng có ý nghĩ rất khác về Hoàng Đế. Trước thời gian này, người dân Nhật tin tưởng Hoàng Đế như một vị thánh sống. Nhưng sau chiến tranh, Hoàng Đế phải thừa nhận ông cũng chỉ là một con người. Sau đó Hoàng Đế đã mời Toyohiko Kagawa đến thăm ông. Ông muốn Kagawa giúp ông để phục vụ nhân dân mình tốt hơn. Kagawa nói,

“Tối nói chuyện hầu như hai giờ đồng hồ. Tôi nói rằng Hoàng Đế là người phải gần gũi với nhân dân và thỏa mãn cho họ một nền dân chủ và công lý. Tôi bảo ông rằng một người hoặc một dân tộc chỉ có thể đem hòa bình đến cho người dân thông qua phục vụ. Khoảng một tuần sau, Hoàng Đế đã xuất hiện lần đầu tiên trước công chúng. Ông đến thăm tôi tại một ngôi làng nhỏ mà tôi đã thành lập ở Tokyo. Nơi phục vụ 20,000 người tỵ nạn chiến tranh. Ngôi làng nhỏ này giống như những ngôi làng khác tôi đã thiết lập. Những ngôi làng này ở trong nhiều thành phố lớn và những miền quê của Nhật Bản.

Sau chiến tranh Nhất Bản đã tạo một hiến pháp mới. Bản hiến pháp này được đặt căn bản xoay quanh những ý tưởng hòa bình và chống bao lực. Bản hiến pháp này tao cho nó phi luật lệ đối với quốc gia tuyên chiến với một quốc gia khác. Điều này đa giúp Nhật Bản thay đổi nhiều. Quốc gia này đã trở nên một trong những quốc gia giàu có và bình yên nhất trên thế giới.

Toyohiko Kagawa qua đời vào năm 1960. Ông vừa tròn 71 tuổi. Lúc sinh thời ông đã thấy đất nước ông thay đổi. Đó là lần chia rẽ và chiến tranh. Nhưng Kagawa đa giúp đỡ nó trở thành một đất nước tin vào chống bạo lực và hòa bình. Kagawa nói rằng nhưng ý tưởng hòa bình như vậy rất quan trọng đối với tất ca mọi người.

“Khi bạn dùng bao lực bạn có thể trấn áp một đối thủ chấp nhận thất bại. Nhưng người đó vẫn có ý đinh phản đối. Sau khi dùng bạo lực bạn phải tiêu diệt kẻ thù. Hoặc bạn phải tiếp tục tạo cho kẻ thù tin bạn sẽ dụng bao lực chống lại – và bạn phải tạo sự chắc chắn rằng kẻ thù sẽ không tấn công lai bạn. Cách tốt nhất là chiến thắng kẻ thù thông qua tình yêu. Bởi tình yêu là cách duy nhất đánh bại tính tham lam và tư lợi. Khi những cảm xúc này chiến thắng bạn sẽ giành được con đường nhận thức. Sau đó bạn không cần đến bạo lực.”

Jos. Tú Nạc, NMS