Dan Lee
04-01-2011, 11:43 PM
CN 4 MÙA CHAY-A (Ga 9, 1-41)
MÙ THỂ LÝ VÀ “MÙ TÂM LINH”
Mù là mất khả năng nhìn, không còn nhận biết vật gì, không phân biệt được cái tốt, cái xấu, đen hay trắng, ngày hay đêm... Người mù luôn phải sống trong tình trạng tối tăm, không còn khả năng làm việc, ngay cả những sinh hoạt cá nhân cũng phải nhờ đến người khác, đi lại cũng rất khó khăn. Nó là điều bất hạnh nhất đối với con người khi bị mù, không nhìn thấy Chúa, cũng không thấy được tha nhân.
Mù thể lý là một căn bệnh quái ác, một chứng bệnh nan y, ai ai cũng sợ. Vì nó làm cho con người phải sống trong cảnh tối tăm lầm lạc, mất khả năng nhìn, không còn phân biệt tốt xấu, ngày hay đêm, không làm chủ được bản thân. Đã đẩy người mù đến cảnh cùng cực phải đi ăn xin. Nhưng “mù” về tâm linh còn đáng sợ hơn rất nhiều, đó là tình trạng của những kẻ tội lỗi, ích kỷ hẹp hòi, kiêu ngạo, tự mãn luôn nâng mình lên, đã làm “cái tôi” che lấp con mắt đức tin, không nhận ra thánh ý Chúa, không nhìn thấy những lỗi lầm của mình để sửa chữa. Kinh Thánh gọi những người tội lỗi lầm lạc là người: “ngồi trong tối tăm…trong bóng tối tử thần” (Lc 1, 79). Một hình thức khác của bệnh “mù” tâm linh là tình trạng cố chấp, bảo thủ, lập luận gàn dở, không chịu nghe người khác góp ý xây dựng, không phục thiện, Họ như những người mù xem voi, mỗi người chỉ nhận biết một phần của con voi, nhưng lại kết luận là mình biết tất cả, mình đúng nhất. Như trường hợp của những người Pha-ri-sêu bảo thủ, kiêu ngạo tự cho mình là hiểu biết, không đón nhận lời giảng dạy của Chúa Giêsu. Vì thế nhiều lần Chúa Giêsu đã nặng lời chỉ trích: “những kẻ mù quáng” (Mt 23, 16); “đồ mù quáng” (Mt 23, 19); “hỡi người Pha-ri-sêu mù quáng” (Mt 23, 26). Chúa còn nói: “Tôi đến thế gian này chính là để xét xử: cho người không xem thấy được thấy, và kẻ xem thấy lại nên đui mù!” (Ga 9, 39).
Khi Chúa Giêsu và các môn đệ đi đường thì gặp một người mù từ khi mới sinh, các môn đệ đã hỏi Chúa Giêsu về anh mù: “Thưa Thầy, ai đã phạm tội khiến người này mới sinh ra đã bị mù, anh ta hay cha mẹ anh ta?” (Ga 9, 2). Câu hỏi của các môn đệ cho ta biết người Do-thái xưa kia luôn có quan niệm rằng: những sự dữ, tai hoạ của con người luôn là hậu quả, là hình phạt nhãn tiền do tội lỗi của họ hoặc do cha mẹ hay người thân của họ gây nên. Họ nhìn bề ngoài của sự vật và hiện tượng để phán xét người khác. Nên Chúa Giêsu trả lời: “Không phải anh ta, cũng chẳng phải cha mẹ anh ta đã phạm tội” (Ga 9, 3a). Câu trả lời của Chúa Giêsu đã làm tan đi quan điểm hẹp hòi và lối suy luận ác ý của con người, trước những đau khổ, bất hạnh của đồng loại, phá tan thành kiến lâu đời của người Do-thái về sự dữ và nguyên nhân của nó. Qua đó Chúa tỏ cho ta biết uy quyền của Thiên Chúa trên tạo vật: “Nhưng chuyện đó xảy ra là để các việc của Thiên Chúa được tỏ hiện nơi anh” (Ga 9, 3b).
Quyền năng của Thiên Chúa được tỏ hiện khi Ðức Giêsu làm những dấu lạ chữa bệnh hoạn tật nguyền cho dân. Tin Mừng hôm nay cho ta thấy quyền năng của Thiên Chúa được tỏ hiện khi Chúa Giêsu chữa một người mù bẩm sinh, một người lớn lên trong bóng đêm dầy đặc. Ngài cho anh được thấy ánh sáng mặt trời, thấy khuôn mặt của những người thân thuộc, thấy đường đi, thấy sự vật chung quanh, thấy vẻ đẹp của vũ trụ... Nhưng quan trọng hơn, Chúa đã cho anh được thấy và tin vào Người, Ðấng là Ánh Sáng thế gian. Sau khi được sáng mắt thể lý, anh cũng dần dần được sáng mắt tâm linh. Đức tin của anh tiến triển từng bước, lúc đầu, anh nhìn nhận Ðức Giêsu chỉ là một người: “Người tên là Giêsu đã trộn một chút bùn, xức vào mắt tôi, rồi bảo: Anh hãy đến hồ Xilôác mà rửa. Tôi đã đi, và sau khi rửa tôi nhìn thấy được” (Ga 9, 11). Qua những cuộc thẩm vấn, dò xét của người Pharisêu đã làm cho đức tin của anh tiến triển thêm một bước nữa, con mắt đức tin của anh sáng hơn mỗi lần bị lục vấn. Người Pharisêu hỏi: “Còn anh, anh nghĩ gì về người đã mở mắt cho anh?” (Ga 4, 17a). Anh trả lời: “Người là một vị ngôn sứ!” (Ga 9, 17b). Trong cuộc tranh luận với người Do-thái anh mù đã khẳng định Đức Giêsu là người bởi Thiên Chúa mà đến, là đấng có uy quyền: “Xưa nay chưa hề nghe nói có ai đã mở mắt cho người mù từ lúc mới sinh. Nếu không phải là người bởi Thiên Chúa mà đến, thì ông ta đã chẳng làm được gì” (Ga 9, 32-33). Anh mù đã can đảm dám nói lên sự thật, bảo vệ chân lý và tôn nhận Chúa Giêsu là “Người bởi Thiên Chúa mà đến”. Vì thế, Chúa đã mặc khải cho anh biết “Người là Đấng Kitô- là Ánh Sáng” đã đến trong thế gian soi chiếu cho mọi người, để tất cả những ai tin vào Ngài sẽ được ánh sáng chiếu toả, không còn phải bước đi trong tăm tối, lầm lạc. Sau khi được Chúa mạc khải. con mắt đức tin của anh đã nhìn thấy rõ Đức Kitô là Ánh Sáng và là Đấng Cứu Độ trần gian, nên đã tin vào Người: “Thưa Ngài, tôi tin. Rồi anh sấp mình xuống trước mặt Người” (Ga 9, 38).
Người nhận biết mình mù và khiêm tốn đón nhận ơn Chúa, biết nghe và làm theo lời Chúa chỉ dạy, như người mù trong Tin Mừng hôm nay, mới có thể được chữa lành và ngày càng sáng tỏ, biết nhận ra chân lý, nhận ra ánh sáng của Chúa. Còn những kẻ kiêu ngạo, không đón nhận ơn Chúa ban, không nghe theo lời Chúa chỉ dạy thì dù mắt có mở cũng chẳng nhìn thấy, như trường hợp của những người Pha-ri-sêu và những người Do-thái trong bài Tin mừng hôm nay. Họ bị “mù loà” bởi cái nhìn thiển cận, bởi lối suy nghĩ hẹp hòi, bởi đầu óc đen tối, bởi lối sống kiêu ngạo, bảo thủ…
Thế giới hôm nay đang trong tình trạng “mù loà”, có mắt mà không thấy, không nhận ra đâu là thánh ý Chúa, không nhìn thấy Chúa. Nên con người vẫn mãi sống trong cảnh tối tăm lầm lạc, tội lỗi: tranh chấp, vơ vét, tham lam, gian dối, mưu mô sảo trá, giả hình, ích kỷ hẹp hòi… Nhiều khi cùng trong một nhà mà không nhìn thấy nhau, như trường hợp “ông nhà giàu và Larazô nghèo khó”, thậm chí ngồi bên cạnh nhau mà không thấy, mùa loà trước nhu cầu chính đáng của anh em, mù trước nỗi thống khổ của đồng loại.
Lạy Chúa, xin chữa chúng con khỏi những căn bệnh mù, nhất là “mù” về tâm linh. Để chúng con mở mắt nhìn ra thế giới chung quanh và nhận ra thánh ý Chúa, để chúng con bước theo đường Người chỉ vẽ, giúp nhìn thấy Chúa nơi những anh chị em nghèo khổ. Xin Chúa cũng mở mắt để con biết nhìn nhận những lỗi lầm thiếu xót của con, biết tiếp thu ánh sáng Lời Chúa soi chiếu vào tâm trí chúng con.
Jos. Hồng Ân
MÙ THỂ LÝ VÀ “MÙ TÂM LINH”
Mù là mất khả năng nhìn, không còn nhận biết vật gì, không phân biệt được cái tốt, cái xấu, đen hay trắng, ngày hay đêm... Người mù luôn phải sống trong tình trạng tối tăm, không còn khả năng làm việc, ngay cả những sinh hoạt cá nhân cũng phải nhờ đến người khác, đi lại cũng rất khó khăn. Nó là điều bất hạnh nhất đối với con người khi bị mù, không nhìn thấy Chúa, cũng không thấy được tha nhân.
Mù thể lý là một căn bệnh quái ác, một chứng bệnh nan y, ai ai cũng sợ. Vì nó làm cho con người phải sống trong cảnh tối tăm lầm lạc, mất khả năng nhìn, không còn phân biệt tốt xấu, ngày hay đêm, không làm chủ được bản thân. Đã đẩy người mù đến cảnh cùng cực phải đi ăn xin. Nhưng “mù” về tâm linh còn đáng sợ hơn rất nhiều, đó là tình trạng của những kẻ tội lỗi, ích kỷ hẹp hòi, kiêu ngạo, tự mãn luôn nâng mình lên, đã làm “cái tôi” che lấp con mắt đức tin, không nhận ra thánh ý Chúa, không nhìn thấy những lỗi lầm của mình để sửa chữa. Kinh Thánh gọi những người tội lỗi lầm lạc là người: “ngồi trong tối tăm…trong bóng tối tử thần” (Lc 1, 79). Một hình thức khác của bệnh “mù” tâm linh là tình trạng cố chấp, bảo thủ, lập luận gàn dở, không chịu nghe người khác góp ý xây dựng, không phục thiện, Họ như những người mù xem voi, mỗi người chỉ nhận biết một phần của con voi, nhưng lại kết luận là mình biết tất cả, mình đúng nhất. Như trường hợp của những người Pha-ri-sêu bảo thủ, kiêu ngạo tự cho mình là hiểu biết, không đón nhận lời giảng dạy của Chúa Giêsu. Vì thế nhiều lần Chúa Giêsu đã nặng lời chỉ trích: “những kẻ mù quáng” (Mt 23, 16); “đồ mù quáng” (Mt 23, 19); “hỡi người Pha-ri-sêu mù quáng” (Mt 23, 26). Chúa còn nói: “Tôi đến thế gian này chính là để xét xử: cho người không xem thấy được thấy, và kẻ xem thấy lại nên đui mù!” (Ga 9, 39).
Khi Chúa Giêsu và các môn đệ đi đường thì gặp một người mù từ khi mới sinh, các môn đệ đã hỏi Chúa Giêsu về anh mù: “Thưa Thầy, ai đã phạm tội khiến người này mới sinh ra đã bị mù, anh ta hay cha mẹ anh ta?” (Ga 9, 2). Câu hỏi của các môn đệ cho ta biết người Do-thái xưa kia luôn có quan niệm rằng: những sự dữ, tai hoạ của con người luôn là hậu quả, là hình phạt nhãn tiền do tội lỗi của họ hoặc do cha mẹ hay người thân của họ gây nên. Họ nhìn bề ngoài của sự vật và hiện tượng để phán xét người khác. Nên Chúa Giêsu trả lời: “Không phải anh ta, cũng chẳng phải cha mẹ anh ta đã phạm tội” (Ga 9, 3a). Câu trả lời của Chúa Giêsu đã làm tan đi quan điểm hẹp hòi và lối suy luận ác ý của con người, trước những đau khổ, bất hạnh của đồng loại, phá tan thành kiến lâu đời của người Do-thái về sự dữ và nguyên nhân của nó. Qua đó Chúa tỏ cho ta biết uy quyền của Thiên Chúa trên tạo vật: “Nhưng chuyện đó xảy ra là để các việc của Thiên Chúa được tỏ hiện nơi anh” (Ga 9, 3b).
Quyền năng của Thiên Chúa được tỏ hiện khi Ðức Giêsu làm những dấu lạ chữa bệnh hoạn tật nguyền cho dân. Tin Mừng hôm nay cho ta thấy quyền năng của Thiên Chúa được tỏ hiện khi Chúa Giêsu chữa một người mù bẩm sinh, một người lớn lên trong bóng đêm dầy đặc. Ngài cho anh được thấy ánh sáng mặt trời, thấy khuôn mặt của những người thân thuộc, thấy đường đi, thấy sự vật chung quanh, thấy vẻ đẹp của vũ trụ... Nhưng quan trọng hơn, Chúa đã cho anh được thấy và tin vào Người, Ðấng là Ánh Sáng thế gian. Sau khi được sáng mắt thể lý, anh cũng dần dần được sáng mắt tâm linh. Đức tin của anh tiến triển từng bước, lúc đầu, anh nhìn nhận Ðức Giêsu chỉ là một người: “Người tên là Giêsu đã trộn một chút bùn, xức vào mắt tôi, rồi bảo: Anh hãy đến hồ Xilôác mà rửa. Tôi đã đi, và sau khi rửa tôi nhìn thấy được” (Ga 9, 11). Qua những cuộc thẩm vấn, dò xét của người Pharisêu đã làm cho đức tin của anh tiến triển thêm một bước nữa, con mắt đức tin của anh sáng hơn mỗi lần bị lục vấn. Người Pharisêu hỏi: “Còn anh, anh nghĩ gì về người đã mở mắt cho anh?” (Ga 4, 17a). Anh trả lời: “Người là một vị ngôn sứ!” (Ga 9, 17b). Trong cuộc tranh luận với người Do-thái anh mù đã khẳng định Đức Giêsu là người bởi Thiên Chúa mà đến, là đấng có uy quyền: “Xưa nay chưa hề nghe nói có ai đã mở mắt cho người mù từ lúc mới sinh. Nếu không phải là người bởi Thiên Chúa mà đến, thì ông ta đã chẳng làm được gì” (Ga 9, 32-33). Anh mù đã can đảm dám nói lên sự thật, bảo vệ chân lý và tôn nhận Chúa Giêsu là “Người bởi Thiên Chúa mà đến”. Vì thế, Chúa đã mặc khải cho anh biết “Người là Đấng Kitô- là Ánh Sáng” đã đến trong thế gian soi chiếu cho mọi người, để tất cả những ai tin vào Ngài sẽ được ánh sáng chiếu toả, không còn phải bước đi trong tăm tối, lầm lạc. Sau khi được Chúa mạc khải. con mắt đức tin của anh đã nhìn thấy rõ Đức Kitô là Ánh Sáng và là Đấng Cứu Độ trần gian, nên đã tin vào Người: “Thưa Ngài, tôi tin. Rồi anh sấp mình xuống trước mặt Người” (Ga 9, 38).
Người nhận biết mình mù và khiêm tốn đón nhận ơn Chúa, biết nghe và làm theo lời Chúa chỉ dạy, như người mù trong Tin Mừng hôm nay, mới có thể được chữa lành và ngày càng sáng tỏ, biết nhận ra chân lý, nhận ra ánh sáng của Chúa. Còn những kẻ kiêu ngạo, không đón nhận ơn Chúa ban, không nghe theo lời Chúa chỉ dạy thì dù mắt có mở cũng chẳng nhìn thấy, như trường hợp của những người Pha-ri-sêu và những người Do-thái trong bài Tin mừng hôm nay. Họ bị “mù loà” bởi cái nhìn thiển cận, bởi lối suy nghĩ hẹp hòi, bởi đầu óc đen tối, bởi lối sống kiêu ngạo, bảo thủ…
Thế giới hôm nay đang trong tình trạng “mù loà”, có mắt mà không thấy, không nhận ra đâu là thánh ý Chúa, không nhìn thấy Chúa. Nên con người vẫn mãi sống trong cảnh tối tăm lầm lạc, tội lỗi: tranh chấp, vơ vét, tham lam, gian dối, mưu mô sảo trá, giả hình, ích kỷ hẹp hòi… Nhiều khi cùng trong một nhà mà không nhìn thấy nhau, như trường hợp “ông nhà giàu và Larazô nghèo khó”, thậm chí ngồi bên cạnh nhau mà không thấy, mùa loà trước nhu cầu chính đáng của anh em, mù trước nỗi thống khổ của đồng loại.
Lạy Chúa, xin chữa chúng con khỏi những căn bệnh mù, nhất là “mù” về tâm linh. Để chúng con mở mắt nhìn ra thế giới chung quanh và nhận ra thánh ý Chúa, để chúng con bước theo đường Người chỉ vẽ, giúp nhìn thấy Chúa nơi những anh chị em nghèo khổ. Xin Chúa cũng mở mắt để con biết nhìn nhận những lỗi lầm thiếu xót của con, biết tiếp thu ánh sáng Lời Chúa soi chiếu vào tâm trí chúng con.
Jos. Hồng Ân