PDA

View Full Version : DĐ - Động đất & người Công giáo Nhật Bản



Dan Lee
03-17-2011, 07:45 AM
Động đất & người Công giáo Nhật Bản


WGPSG (16-3-2011) -- Lời Chúa của ngày thứ Hai vừa rồi ghi lại tiếng nói của trái tim Chúa: “Ta đói, các ngươi có cho Ta ăn? Ta khốn khổ, các ngươi có quan tâm?” Tiếng nói của Chúa đặc biệt thôi thúc các tín hữu hướng cái nhìn về Nhật Bản trong thảm họa động đất, sóng thần vừa xảy ra cho đảo quốc này.

Hội đồng Giám mục Việt Nam đã gửi lời phân ưu đến Cộng đoàn Dân Chúa tại Nhật Bản. Sự chia sẻ đồng cảm trên toàn thế giới đã và đang chuyển đến người dân Nhật. Hiện có rất nhiều quốc gia đã lên tiếng sẵn sàng tham gia giúp đỡ Nhật Bản trong công tác cứu hộ.

Riêng tại Nhật, sáng Chúa Nhật 13-3-2011, người Công Giáo khắp nước Nhật đã dâng lễ tưởng nhớ và cầu nguyện cho các nạn nhân thảm họa động đất xảy ra tại nước này. Trong dịp này, ĐGM Marcellino Taiji Tani giáo phận Saitama nói: thảm hoạ này nhắc mọi người ý thức hơn rằng sự sống con người ở trong tay Chúa và là quà tặng của Chúa; và rằng, chúng ta luôn sẵng sàng trong sự liên đới và cầu nguyện.

Cơ quan Caritas ở Nhật đang thực hiện chiến dịch gây quỹ cứu trợ. Cha Daisuke Narui, giám đốc thừa hành Caritas Nhật Bản, nói: Công việc của chúng tôi là để bày tỏ tình thương và sự liên đới đặc biệt với những người dễ bị tổn thương như người già, người vô gia cư và di dân.

(http://www.zenit.org/article-32013?l=english)

Trận động đất mạnh 8,9 độ Richter hôm 11.3 tại phía tây Thái Bình Dương, cách phía Đông thành phố Sendai, đảo Honshu, Nhật Bản 130 km và cách Tokyo 373 km đã gây nên những thảm họa tàn khốc. Cơ quan khí tượng Nhật Bản (JMA) ghi nhận tỉnh miền bắc Miyagi chịu tác động nặng nhất (cường độ ở mức 7), còn mức 6 ở các tỉnh khác, riêng Tokyo ghi nhận cường độ thảm họa ở mức 5.

http://tgpsaigon.net/sites/default/files/u7/map.jpg

Đặc biệt, trận động đất gây ra sóng thần cao 10m, tấn công dọc bờ biển của Nhật Bản, nhiều nơi lan sâu vào đất liền 10 km. Sức công phá của sóng thần vô cùng khủng khiếp. Nhà cửa, các cơ sở công nghiệp, nhà máy điện hạt nhân, đường giao thông, cầu cống, bến cảng, sân bay… bị tàn phá nặng nề.

Cho đến nay, ngày 16-3-2011, thành phố duyên hải Sendai và thị trấn Minamisanriku thuộc tỉnh Miyagi là những nơi gánh chịu thiệt hại nhiều nhất với khoảng 10 nghìn người bị coi là mất tích trong tổng số 17 nghìn dân cư nơi đây.

Đây là 1 trong 5 trận động đất mạnh nhất trong 110 năm qua, tác động đến cả một vùng rộng lớn liên quan đến 20 quốc gia tại vùng Thái Bình Dương. Nhiều nước như Nga (khu vực Viễn Đông), Indonesia, Úc, New Zealand, Philippinnes, Mỹ (khu vực duyên hải phía tây), Trung Mỹ, Nam Mỹ… đã cảnh báo về sóng thần.

Theo giải thích của nhà vật lý học Shengzao Chen (USGS), trận động đất được gây ra do sự gãy vỡ và dịch chuyển của lớp vỏ Trái đất trên một khu vực có chiều dọc khoảng 400km và chiều ngang khoảng 160km. Nằm trên Vành đai lửa Thái Bình Dương, nước Nhật hứng chịu khoảng 20% số trận động đất trên 6 độ Richter của thế giới.

Vành đai lửa Thái Bình Dương là vành đai núi lửa, các rãnh đại dương, vòng cung quần đảo quanh vòng lòng chảo Thái Bình Dương. Nó có hình dạng tương tự vành móng ngựa và dài khoảng 40.000km, chạy dọc vùng ven bờ biển Thái Bình Dương từ New Zealand (vùng biển Nam Thái Bình Dương), đến Nhật, Alaska và kéo xuống bờ biển Bắc và Nam Mỹ.

Đây là khu vực có một dãy liên tục các rãnh đại dương, vòng cung quần đảo, các dãy núi lửa và thường xuyên có sự chuyển động của các mảng kiến tạo vỏ Trái đất. Vì thế, Vành đai lửa Thái Bình Dương là một khu vực hay xảy ra động đất và các hiện tượng phun trào núi lửa nhất thế giới.

Khoảng 71% các trận động đất có cường độ mạnh nhất thế giới diễn ra tại vành đai lửa này. Trong đó, Nhật là một trong những nước hứng chịu nhiều cơn động đất nhất thế giới. Ở Nhật, ít nhất cứ khoảng 5 phút là có một “cơn rùng mình” của mặt đất.

http://www.thanhnien.com.vn
http://tgpsaigon.net/sites/default/files/u7/no.jpg

Ngoài động đất và sóng thần, Nhật Bản còn phải gánh chịu thêm một thảm hoạ khác là nổ lò phản ứng nguyên tử.

Sáng nay (16-3) đã xảy ra nổ ở lò phản ứng số 2, cháy lò số 4 của nhà máy điện Fukushima, làm 16 người bị thương, khiến vỏ lò bị hư hại và phóng xạ tăng vọt ở mức nguy hiểm, gây nguy hại tới sức khỏe của con người.

Đây là vụ nổ thứ 3 trong 4 ngày qua ở nhà máy điện hạt nhân Fukushima Dai-ichi. Hôm thứ Bảy vừa qua, đã xảy ra một vụ nổ khí hydro tại lò phản ứng số 1, trong khi sáng qua, xảy ra vụ nổ tương tự ở lò phản ứng số 3.


* Lò phản ứng số 1 nổ ngày 12-3: 45.000 dân trong bán kính 10km được sơ tán khẩn cấp. Bó nhiên liệu bị tan chảy 70%.

* Lò phản ứng số 3 nổ ngày 14-3: Ba công nhân bị thương và bảy công nhân mất tích. Nồng độ phóng xạ là cao nhất.

* Lò phản ứng số 4 nổ ngày 15-3: Không lâu trước đó, TEPCO báo cáo có một vụ cháy. Dân sống trong vòng 20-30km được yêu cầu không nên ra khỏi nhà để tránh phơi nhiễm phóng xạ. Khoảng 210.000 người sống trong vùng bán kính gần hơn đã được sơ tán. Ngày 16-3, lại xảy ra vụ nổ thứ hai.

* Lò phản ứng số 2 nổ ngày 15-3: Bó nhiên liệu của lò phản ứng này bị tan chảy khoảng 33%.

Một phần lượng phóng xạ đã bị rò rỉ ra ngoài quanh các lò phản ứng 1 và 3. Các máy bay trực thăng cũng không thể tiếp cận để phun nước làm nguội do lượng phóng xạ cao bên ngoài nhà máy.

750 công nhân của Nhà máy Fukushima Daiichi đã được di tản. 50 người ở lại làm “cảm tử quân” để cứu lò phản ứng. Một số đã quay lại sau khi nồng độ phóng xạ giảm đi. Chiều 16-3, có 180 công nhân trong nhà máy.

http://tuoitre.vn
http://vietbao.vn/Khoa-hoc/Nhung-chu-linh-chi-tai-nha-may-dien-Fukushima/22012814/188/

Điều đặc biệt là, trên khắp thế giới, các dấu hiệu về những bất ổn của con người - cảnh cướp bóc và tranh giành đồ ăn và dịch vụ - thường xảy ra sau các thảm họa. Nhưng dường như những điều đó lại hoàn toàn vắng bóng tại Nhật Bản. Nếu đúng như thế thì thật đáng khâm phục.

Và còn một chuyện anh hùng khác được kể lại. Ngay khi mức phóng xạ tăng lên quá cao khi xảy ra nổ ở lò phản ứng số 4, TEPCO đã lập tức cho sơ tán 750 công nhân của nhà máy và để lại 50 người làm nhiệm vụ khắc phục sự cố.

Trong suốt ngày 15-3, những công nhân này đã làm việc trong điều kiện không có ánh sáng và mức phóng xạ rất cao. Họ phải thận trọng bò qua mê hồn trận tại hiện trường vụ nổ để kiểm tra và nghe ngóng từng tiếng động nhằm phát hiện nguy cơ cháy nổ tiếp theo.

Báo New York Times viết dù 50 công nhân tình nguyện hay được chỉ định ở lại thì họ cũng đã làm một việc quá sức người.

Họ đã vật lộn trong hai ngày 14 và 15-3 để bơm hàng trăm mét khối nước biển vào các lò phản ứng 1, 2 và 3 của nhà máy nhằm ngăn chặn sự tan chảy hoàn toàn của các lõi hạt nhân, một nguy cơ có thể dẫn đến việc thải hàng ngàn tấn rác thải phóng xạ vào môi trường, đẩy hàng triệu con người vào mối hiểm họa khôn lường. Họ làm việc trong môi trường phóng xạ cao trong bối cảnh TEPCO không tiết lộ danh tính.

"Tình trạng của họ không tốt, rõ ràng là họ sẽ bị nhiễm một lượng phóng xạ rất cao. Họ biết điều đó nhưng vẫn ở lại và bởi vậy họ xứng đáng được gọi là những anh hùng” - David Brenner, giám đốc Trung tâm nghiên cứu phóng xạ thuộc Đại học Columbia, bình luận.

http://articles.cnn.com/2011-03-15/world/japan.nuclear.reactors_1_fukushima-daiichi-nuclear-plant-reactors-radiation?_s=PM:WORLD

http://tuoitre.vn và http://dantri.com.vn

Vâng, cùng với các thảm họa, những điều tốt đẹp vẫn rực sáng...