PDA

View Full Version : T - Thiên Chúa sẽ lo liệu cho chúng ta



Dan Lee
03-12-2011, 09:41 AM
Chúa Nhật I Mùa Chay - Năm A (Genesis 2: 7-9, 16-18, 25; 3; 1-7; Psalm 51; Romans 5: 12-19; Matthew 4: 1-11)

THIÊN CHÚA SẼ LO LIỆU CHO CHÚNG TA

Điều gì có thể bất ổn với sự nhận biết về sự khác nhau giữa thiện và ác? Khi đối diện với thế giới của chúng ta thì khả năng như vậy được xem như một món quà cực kỳ bổ ích và quí báu. Nếu ăn một quả táo sẽ làm cho chúng ta thông minh thì tại sao Thiên Chúa đã cấm không cho lại gần loài cây trong câu chuyện này.

Sự mô tả Vườn Địa đàng là một câu chuyện thần thoại, phổ biến ở thế giới cổ đại, điều đó giải thích cội nguồn về sự đau khổ của nhân loại và sự hiện diện của cái ác trên thế giới. Mục đích thần học của câu chuyện rất rõ ràng. Thiên Chúa không chịu trách nhiệm cho sự đau khổ và cái ác, sự sống con người phải gánh chịu. Trong trạng thái nguyên thủy của họ, những nhân vật tượng trưng Adam và Eve là thuộc mối tổng hòa với nguyện vọng thiêng liêng – “cái ác” không phải là một lựa chọn và thậm chí không phải là một phần nhận thức của họ - không cần để nhận biết sự khác nhau giữa hai. Họ không thiếu thốn thứ gì và họ không có cảm giác sợ hãi hay hổ thẹn vì họ không cảm thấy bị tách biệt với Thiên Chúa. Đó là trạng thái mà con người khao khát. Họ muốn bắc một nhịp cầu mà hố sâu hay vực thẳm đã ngăn cách chính họ với Thiên Chúa và một lần nữa họ cảm nhận được tất cả, trọn vẹn và được yêu.

Hình ảnh Adam và Eve đã làm hoen ố những điều bởi sư đòi hỏi những ý định của riêng họ. Tò mò, một nỗi bàng hoàng đang gặm nhấm rằng họ đã bỏ sót một điều gì đó và sư thiếu tin tưởng đầy khiếp sợ đã dẫn đến họ thực hiện những gì mà Thiên Cháu đã ngăn cấm.

Trái táo trong câu chuyện có thể là bất kỳ điều gì đó, sự diễn tả “trái cấm” thậm chí đã trở nên một phần thuộc ngữ vựng văn hóa của chúng ta dành cho điều gì đó của những ai mà sức hấp dẫn ngăn chặn duy nhất từ thực tế mà nó thuộc về ngoài những giới hạn. Nhưng đau khổ và phiền não thuộc thế giới của chúng ta không phải là do ăn một quả táo cách đây hàng ngàn năm. Chúng ta đừng đọc Genesis bằng nghĩa tường minh thể hiện trên bề mặt của từ ngữ rồi chúng ta đã cái nhìn rất khác về nguyên thủy nguồn gốc loài người. Nhưng với tư duy hình tượng tất cả chúng ta đã ăn trái táo đó – hàng ngày – khi chúng ta bước đi trong sự khó khăn của chính con tim chúng ta thay vì bằng những con đường của Thiên Chúa. Chúng ta chuyển xuống phía dưới những hành lý tiêu cực không tin tưởng của sợ hãi, hận thù, thành kiến, vô minh cho thế hệ mai sau. Trong ý nghĩa đó, chúng ta bị ảnh hưởng tội lỗi bởi tổ tiên chúng ta. Sống hài hòa với tâm trí và tâm hồn của Thiên Chúa là phương pháp điều trị.

Thánh Phao-lô đã dùng hình tượng Adam để khắc họa chân dung thân phận con người, một thân phận tiêu biểu bởi xu hướng thực hiện nhưng gì cho ta nhân biết là sai lầm bằng thưc tế của cái chết. Cũng như chúng ta chia sẻ trong đặc tính thuộc tính loài người của Adam. Chúng ta ai nấy đều chia sẻ trong cùng thân phận ấy. Đó là tin xấu. Nhân loại tiếp tục quần quật thông qua con đường biết bao bề bộn này và không ai được miễn. Chúng ta không bao giờ tự lừa dối mình trong suy nghĩ rằng chúng ta tốt hơn người khác hoặc nhóm mà chúng phụ thuộc vượt trội hơn những nhóm khác. Tin lành, tất nhiên, đó là một lối thoát. Thiên Chúa tự Người đa vượt trội hơn hẳn trong tình thương và lòng nhân hậu dành cho ân sủng và “biện minh” – sống ngay thẳng với Thiên Chúa – được ban tặng như một món quà thông qua Chúa Giê-su Ki-tô.

Với tư cách là một đai diện và tiêu biểu cho nhân loại, chúa Giê-su phải đối mặt và chăm chú khi phải nhìn xuống những mối âu lo và những cám dỗ tương tự đó. Trước khi Người có thể bắt đầu mục vụ của Người, người đã được thử nghiệm – một thử nghiệm rất thực tế với khả năng thất bại. Những cám dỗ đã phô bày trước Chúa Giê-su là những thứ đã hiện diện trong sự mô tả của Vườn Địa đàng. Chúng đều xoay quanh những mối âu lo của sự thiếu thốn: thiếu thốn về nuôi dưỡng thể chất, thiếu tình yêu, thiếu quyền lực và sức mạnh.

Những sợ hãi này được tăng viện bởi nền văn hóa hiện tại của chúng ta. Tất cả ba trong số những cám dỗ hoặc thử nghiệm ấy, Chúa Giê-su đã được đón mời dể thực hiện những gì rất nhiều trước khi Người đã thực hiện và còn nhiều điều tiếp tục thực hiện: dẫn dắt trên con đường dễ dàng và nhanh chóng. Nhưng Người đã phải nói rằng Thiên Chúa không đủ hoặc không thể bi lệ thuộc để chấp nhận “những món quà” không đau đớn hiển nhiên ngay tức khắc của sự cám dỗ. Mà trong ba câu trả lời của Người, Người đã tái khẳng định sự tin tưởng tuyệt đối của Người vào Thiên Chúa, sự hiệp nhất hoàn toàn của Người và sự hài hòa với ý định thiêng liêng của Thiên Chúa.
Thiên Chúa có thể lo liệu tình yêu, nuôi dưỡng thể chất và sức mạnh mà chúng ta cần nếu chúng ta cho phép Người. Tất cả chúng ta được hiện hữu mỗi ngày với nhiều cơ hội để xác định sự tin tưởng của chúng ta vào Thiên Chúa và những cam kết của chúng ta để bước theo con đường của Người hay dẫn đến con đường của sợ hãi và nghi ngờ. Câu trả lới của chúng ta không chỉ xác định chúng ta trở nên hạng người gì mà còn là thế giới của chúng ta đang sống thuộc loại gì.

(Nguồn: Regis College – The School of Theology)
Jos. Tú Nac, NMS