PDA

View Full Version : N - Ngưởi công chính



Dan Lee
03-04-2011, 07:49 PM
Chúa Nhật IX Mùa Thường Niên – Năm A (Deuteronomy 11: 18, 26-28, 32; Psalm 31; Romans 3: 21-25, 28; Matthew 7: 21-27)


Ngưởi công chính

Một nhà thần học đã một lần nhấn mạnh rằng “tôn giáo thiếu niềm tin.” Trong khi điều này có lẽ là một tuyên bố phóng đại và thái quá trong sự cần thiết của quá nhiều điều kiện và trong nó cũng có hạt nhân của sự thật.

Loài người có xu hướng xây dựng tôn giáo như một tấm đệm hoặc một rào cản giữa họ và Thiên Chúa. Bằng phương cách này họ có thể “điều khiển” Thiên Chúa tách khỏi phần sâu thẳm của trái tim và linh hồn họ nơi mà Thiên Chúa mong muốn trú ngụ. Tôn giáo sau đó trở thành một loại trò chơi – giữ gìn Thiên Chúa để được “sung sướng,” để đạt lợi ích thiêng liêng, nhưng tiếp tục sống một cuộc sống của con người bình thường. Đó là xu hướng và là mối nguy hiểm mà tất cả mọi tiên tri đã cực lực phản kháng chống lại và sau đó là cốt lõi của biết bao lời giáo huấn của Chúa Giê-su.

Tác giả của sách Đệ Nhị Luật là sự nhận thức về mối nguy hiểm này và tạo cho nó hiển nhiên rằng Thiên Chúa không muốn một tôn giáo nào khác. Người muốn trái tim và linh hồn nhân loại. Những lời giáo huấn được giãi bày là để được trở thành đan kết trong vô vàn thớ sợi của sự sống chúng ta và để trở nên như một phần hầu hết trong trái tim, buồng phổi, huyết quản của chúng ta. Những phần của cơ thể được mô tả trong đoạn trích này luôn được dùng bằng những thuật ngữ Kinh Thánh, những cội nguồn của hành động, nhận thức, tính cách và tư tưởng đầy mục đích.

Chiều kích của con người thuộc tính người là vẫn bị ảnh hưởng hoặc phân mảnh. Những lời dạy của Thiên Chúa phải trở nên đường lối của sự sống – vì con đường này mang đến cho cuộc sống. Chúng ta khời hành từ những nguyên tắc thiêng liêng của cống bằng, chính trực, từ bi và nhân ái vào lúc hiểm họa của chính chúng ta, vì chúng ta có thể mang đến sự tàn phá cho bản thân và những cộng đồng của chúng ta.

Thiên Chúa không bị đặt dưới bất kỳ những ảo tưởng nào mà bất kỳ ai có thể sống theo ý tưởng này trong một phương cách hoàn hảo. Thật đáng sợ, tự dối lòng, từ chối, ích kỷ và một loạt những nhược điểm khác thuộc con người âm mưu để kéo đổ tất cả xuống và cản trở bất cứ ai không đạt được mục tiêu. Thánh Phao-lô đã kêu lên một cách thích đáng,: “Tất cả đã phạm tội và giảm thiểu sự vinh quang của Thiên Chúa.” Điều đó có nghĩa là không có chỗ cho niềm tự hào, kiêu hãnh hoặc phán xét bất cứ ai.

Đối với Thiên Chúa không có những yêu mến nhất và chắc chắn không có tình trạng ưu đãi đặc biệt với bất kỳ một nhóm nào, bất kể họ tự coi mình như thế nào. Từ khi sự cứu rỗi là một món quà ân tặng từ Thiên Chúa duy nhất sự đáp trả loài người thích hợp là một sự khứng nhận khiêm tốn của sự thấp hèn và không thực hiện được để gặp gỡ những hy vọng và hoài mong của Thiên Chúa dành cho chúng ta. Trong cuộc hành trình tới Thiên Chúa không phải là một đề án tự lực thuộc vũ trụ mà là sự hợp tác với hồng ân Thiên Chúa.

Nhiều ngôi nhà và biệt thự mới tinh trông hào nhoáng và ấn tượng. Nhưng sau mỗi cơn bão, trận cuồng phong hay động đất, thực chất của những tòa nhà này mới thực sự phơi bày. Những vật liệu rẻ tiền, công trình xây dựng kém chất lượng và những nền tảng xây dựng không phù hợp luôn là hậu quả trong sự tàn phá và thiên tai. Sự xuất hiện ấn tượng của tòa nhà ấy có trị giá rất thấp. Chỉ có những dinh thự của những ai được xây dựng với sự kiên nhẫn, bảo toàn, vật liệu hảo hạng và nền tảng kiên cố sẽ tồn tại. chúa Giê-su đã dùng một ẩn dụ tương tự để minh họa một điểm tương đồng mà bài đọc từ sách Đệ Nhị Luật đã thể hiện.

Việc sử dụng ngôn ngữ tôn giáo, đang được lưu ý một cách thận trọng, kêu cầu tên Chúa Giê-su và thậm chí sự hoàn thành những kỳ công ấn tượng tinh thần không được tính toàn nhiều trừ phi chúng ta cho phép Lời Chúa để biến đổi chúng ta và tạo ra cái tôi mới mẻ tự bên trong. Vì Chúa Giê-su đã khẳng định, cách thử nghiệm chúng ta đang trở nên hoàn thiện như thế nào đó là liệu chúng ta có thực sự làm theo ý Chúa hay không. Sự thánh thiện thường dẫn dắt chúng ta đến những nơi mà chúng ta không muốn đến và những thử thách chúng ta thường ở phía trước. Hay chúng ta làm theo ý định riêng của mình và tô điểm nó bằng những ngôn ngữ chăng?

Sự nguy hiểm của tín ngưỡng qui ước đó là có thể trở nên một điều gì đó bên ngoài cái tôi của chúng ta. Những phần của cuộc sống hằng ngày vẫn cài then ngăn cản những phần “tinh thần” của đời sống chúng ta. Khi chúng ta phải đối diện với những thất bại, đấu tranh, thảm kịch của những tình huống nan giải, chúng ta tìm thấy những gì mà chúng ta thực sự tạo ra. Những gì là sai lầm hoặc đổ vỡ bề ngoài bị cuốn trôi.

Nhưng khi chúng ta được phát triển một cốt lõi nội tại của sự liêm chính, can đảm, kiên trì, tin tưởng, trung thực, khiêm nhường, nhân ái và hy vọng chúng ta có thể chịu đựng hầu hết bất cứ điều gì như vậy bởi ân sủng và phẩm cách.

Ki-tô giáo sơ khai đã được gọi một cách đơn giản là ĐƯỜNG – đó là một con đường tâm linh hơn là một tôn giáo. Nhưng con đường ấy không bao giờ có một cuộc chuyến đi miễn phí hoặc là một con đường tắt. Nó luôn gọi mới các tín hữu hãy thực hiện nhiều hơn là chỉ tin mà hãy gửi gắm vào tâm trí và trái tim của Đức Ki-tô.

Như Thánh Phao-lô đã nói rất tuyệt trong Romans, đó không phải chỉ là người nghe lời là người công chính trước mặt Thiên Chúa mà phải là người thực hiện lời nói.

(Nguồn: Regis College – The School of Theology)
Jos. Tú Nạc, NMS