PDA

View Full Version : C - Chúa Giêsu dậy: Chia sẻ tình yêu với tất cả mọi người



Dan Lee
02-18-2011, 07:48 AM
Chúa Nhật VII Mùa Thường Niên – Năm A

Chúa Giêsu dậy: Chia sẻ tình yêu với tất cả mọi người

(Leviticus 19: 1-2, 17-18; Psalm 103; 1 Corinthians 3: 16-23; Matthew 5: 38-48)


Thánh thiện có nghĩa là gì? Người ta thường nhắc đến từ này một cách vô tình nhưng khi bị thôi thúc để định nghĩa thuật ngữ này người ta lâm vào một tình trạng hụt hẫng. Trong Cựu Ước thuật ngữ này được mang ý nghĩa một cách riêng biệt – một điều gì đó đặc biệt và thuần khiết.

Sách Leviticus – chắc chắn không phải là một cuốn sách được mọi người ưa thích thuộc Kinh Thánh – có chứa đựng những lời yêu cầu thử thách và rất thú vị. Đoạn trích kể cho chúng ta rằng sự thánh thiện là một trong những cách mô tả được xác định bởi Thiên Chúa. Thiên Chúa là thánh thiện và Thiên Chúa phán truyền dân Israel phải trở nên như vậy. Sự thánh thiện này được thể hiện bằng hành vi và thái độ mà khác với đặc trưng thông thường con người và văn bản này trình bày chi tiết sinh động. Sự thù ghét phải bị loại trừ. Vì sinh oán thù phải chuốc lấy oán thù. Điều đó duy nhất dẫn đến một thay đổi rất lớn của hành vi con người bình thường và nếu được thực hành sẽ cho một kết quả trong một thế giới vô cùng khác biệt. Nhưng sau đó dẫn đến một điều không kém phần quan trọng: bạn sẽ yêu thương những người lân cận của mình như chính bản thân. Điều đó nghe quen thuộc vì Chúa Giê-su tường thuật đoạn trích này trong những Tin Mừng như một phần của điều răn cao trọng nhất.

Ki-tô giáo không phát minh những nguyên tắc của tình yêu nhưng thông qua một truyền thống cổ đại. Tình yêu được hiểu không như tình cảm trữ tình ủy mị, đa sầu, đa cảm hoặc sở thích cá nhân mà là mối quan tâm thiết thực cho hạnh phúc và sung mãn của tha nhân và từ chối những mong muốn hoặc những cuộc thăm viếng tốn kém về chúng. Những nguyên tắc căn bản tối thiểu là nền tảng của bất kỳ xã hội loài người nào mong muốn được công bằng, nhân ái và hòa bình. Người ta nghĩ chúng không tưởng, không thực tế và không thể trong một thế giới phức tạp và hiện đại. Miễn là chúng ta tiếp tục nghĩ rằng chúng đang và sẽ thực sự bên kia tầm với của chúng ta. Khi chúng ta đưa nó vào thực hành, thậm chí trong một phương cách hoàn hảo, xã hội và con người được chuyển đổi.

Thánh phao-lô có khả năng hiểu biết một số sự việc tiềm ẩn trong việc đạt được mục đích của Leviticus. Duy nhất là từ bỏ sự cạnh tranh và cái tôi, cả hai trong chúng đều khích động mạnh đến sự oán giận, hận thù và ích kỷ. Thánh Phao-lô tạo cho nó minh nhiên rằng. Khi tất cả được nói và làm, con người rất hãn hữu phô trương đặc biệt là trước Thiên Chúa. Duy nhất nhìn vào thế giới chúng ta đã tạo ra nên đặt những kỳ vọng và ảo vọng loài người để nghỉ ngơi. Sự khôn ngoan của Thiên Chúa và giá trị của Thiên Chúa cực kỳ khác so với chúng ta và điều này hiển nhiên tạo ra một cách khó khăn trong đời sống của chúng ta, những lời giáo huấn và cái chết của Chúa Giê-su. Còn có một lý do khác và sâu xa hơn cho việc đặt sang một bên tất cả những hận thù, oán hờn và ích kỷ. Cộng đồng những tín hữu là đền thờ của Thiên Chúa và là Thần Khí của Thiên Chúa ngự trị ở đó. Nó phải được gìn giữ tinh tuyền và thánh thiện – không bị hoen ố bởi sự ô nhiễm của tính phủ định loài người. Sự tàn nhẫn và bất công đối với tha nhân là dấu hiệu của sự thiếu tôn trọng và coi thường đối với những nạn nhân và cũng còn đối với Thiên Chúa nữa.

Gandhi đã đưa ra nhận định sâu sắc rằng khi chúng ta sống bằng nguyên tắc “mắt đền mắt, răng đền răng” thì toàn thế giới kết cục đui mù và móm mém và điều đó như được sinh ra trong thời đại của chính chúng ta. Điều này đã được trù tính một cách sáng tạo như một hạn chế bạo lực – người ta có thể đòi hỏi không gì hơn một tổng giá trị tương đương – và được phản ảnh trong nhiều bộ luật Trung Đông cổ đại. Chúa Giê-su nhấn mạnh rằng những môn đệ của Người phải từ bỏ bạo lực và để nhận biết trước những cốt lõi của vấn đề. Người một lần nữa quay về với giới răn yêu thương từ Leviticus. Điều răn yêu thương ấy không khước từ mà được mở rộng và vươn cao. Tình yêu không chỉ dành cho mối qun hệ ruột thịt, vợ chồng hoặc những thành viên gần gũi trong cộng đồng mà là cho tất cả, gần-xa. Theo tình yêu thánh thiện điển hình thì không phải là để giới hạn cho những ai xứng đáng, thân yêu với chúng ta hoặc biết ơn chúng ta. Tình yêu là cho những ngừời khiếm nhã, đồi bại, nghi ngờ đạo đức và chỉ là người tầm thường khó khăn hay lập dị. Ai sẽ là người giải thích ý nghĩa đó trong thời đại của chính chúng ta? Chỉ cần điền vào những chỗ trống với những ai từ trải nghiệm cá nhân của chính chúng ta hoặc những trang nhật báo. Chúng ta sống là để không có kẻ thù vì đối với Thiên chúa không ai là kẻ thù và giới răn yêu thương mở rộng ra cho họ.

Chúa Giê-su đã kết luận mọi điều với lời dạy là hoàn thiện như Thiên Chúa. Điều này nghe như một nhiệm vụ không thể. Nhưng ở đây văn tự Hy Lạp nghĩa là toàn bộ, hoàn chỉnh và không chia cắt. Nói một cách khác, chúng ta được mời gọi để biểu thị sự hoàn hảo bằng cách mà chúng ta yêu mến tha nhân. Thật khó để đoan chắc, nhưng không phải không thể - hằng ngày mang đến vô số những cơ hội để bắt đầu học những bài học về tình yêu. Một thế giới bị tổn thương đang chờ đợi.

(Nguồn: Regis College – the School of Theology)
Jos. Tú Nac, NMS