PDA

View Full Version : C - Chúa Nhật 4 Thường Niên



Dan Lee
01-28-2011, 07:49 AM
Chúa Nhật 4 Thường Niên

Bài Đọc I: Zep 2:3,3:12-13 II: 1Cor 1:26-31 Phúc Âm Mátthêu 5:1-12

1 Thấy đám đông, Đức Giêsu lên núi. Người ngồi xuống, các môn đệ đến gần bên.
2 Người mở miệng dạy họ rằng:
3 Phúc thay ai có tâm hồn nghèo khó, vì Nước Trời là của họ.
4 Phúc thay ai hiền lành, vì họ sẽ được Đất Hứa làm gia nghiệp.
5 Phúc thay ai sầu khổ, vì họ sẽ được Thiên Chúa ủi an.
6 Phúc thay ai khát khao nên người công chính, vì họ sẽ được Thiên Chúa cho thỏa lòng.
7 Phúc thay ai xót thương người, vì họ sẽ đươc Thiên Chúa xót thương.
8 Phúc thay ai có tâm hôn trong sạch, vì họ sẽ được nhìn thấy Thiên Chúa.
9 Phúc thay ai xây dựng hòa bình, vì họ sẽ được gọi là con Thiên Chúa.
10 Phúc thay ai bị bách hại vì sống công chính, vì Nước Trời là của họ.
11 Phúc cho anh em khi vì thầy mà bị người ta sỉ vả, bách hại và vu khống đủ điều xấu xa.
12 Anh em hãy vui mừng hớn hở, vì phần thưởng dành cho anh em ở trên trời thật lớn lao. Quả vậy, các ngôn sứ là những người đi trước anh em cũng bị người ta bách hại như thế.

Chi Tiết Hay


* Núi là nơi con người gặp gỡ Thiên Chúa, như Maisen trên núi Sinai, Elia trên núi Carmel, đền thánh Jesuralem trên núi Zion. Trong Matthêu, Chúa Giêsu lên núi để bị cám dỗ (4:8-10), để nuôi dân (15:29-39), để biến hình (17:1-9), bị bắt (26:30-35), và cuối cùng sai các môn đệ đi giảng cho muôn dân (28:16).
* Chúa Giêsu ngồi giảng giống như cách thức của các thày Do Thái. Khi Đức Thánh Cha giảng, ngài cũng ngồi, không phải vì già yếu mà vì là thày dậy.
* "Mở miệng" là cách nói trịnh trọng để bắt đầu một bài diễn văn (Job 3:1-2), bài giảng (Ps 78:2), hay là lời tuyên thệ (Judg 11:35-36).
* Chúc lành là một phong tục Do Thái, như trong Thánh Vịnh 1 hay Sách Khôn Ngoan (3:13, 28:14). Cựu Ước nói tới phúc lành trong hiện tại, còn Chúa Giêsu thì hứa phúc lành trọn vẹn trong ngày tận thế.
* Cách hành văn ở thể thụ động (passive voice) là để tránh nhắc đến tên Chúa, vì nhắc đến tên Ngài là một tội ở trong luật Do Thái.
* Thiên Chúa luôn chăm sóc cho người nghèo một cách đặc biệt (Xh 22:25-27; 23:11; Lêvi 19:9-10; Đệ nhị luật 15:7-11; Isaia 61:1) Người có tâm hồn nghèo khó biết mình cần Chúa, chứ không thể tự cứu mình được.
* "Sầu khổ" đây là vì tệ đoan xã hội và vì đền thờ Giêrusalem bị phá hủy (Is 61:2-3; Sir 48:24), chứ không phải vì tội riêng.
* "Hiền lành" trong tiếng Do Thái gần như đồng nghĩa với "có tâm hồn nghèo khó."
* "Xót thương người" là một đặc tính của Thiên Chúa, và Ngài muốn người ta cũng xót thương nhau.
* "Tâm hồn trong sạch" không phải là về tình dục nhưng là một tâm hồn nơi đó có sự kết hợp của lương tâm, ý hướng và hành động.
* Bình an là quà tặng sung mãn của Thiên Chúa, và bình an chỉ vẹn toàn trong Nước Trời. "Con Thiên Chúa" ở đây chỉ các thiên thần (Sáng thế ký 6:1-4). "Được gọi là Con Thiên Chúa" có nghiã là được gia nhập hàng ngũ các thiên thần trong Nước Trời.
* Người KiTô hữu thời thánh Matthêu bị dân Do Thaí bách hại. Các mối phúc thật (hiền lành, xót thương, vv.) không giúp chống cự lại sự bách hại.

Một Điểm Chính

CHÚA KITÔ SẼ TRỞ LẠI CỨU NHỮNG NGƯỠI NGHÈO KHỔ

Tám mối phúc thật dùng nhiều hình ảnh và điển tích để diễn tả một điểm chính: những ai nhận biết là mình cần Chúa (có tâm hồn nghèo khó) sẽ được hưởng Nước Trời khi Ngài trở lại. Cả tám mối phúc đều liên quan tới ngày tận thế. Mối phúc đầu và cuối đều là "Nước Trời." Phúc thứ ba là đất, khi đi đôi với trời có nghiã là hết mọi sự. Những mối phúc khác sẽ được ban ở ngày tận thế.

Suy Niệm


1. Tôi quan sát khung cảnh, lời nói, cử chỉ, vv. của Chúa Giêsu trên núi. Ngài bày tỏ điều gì qua nét mặt của Ngài? Mọi người chung quanh có những phản ứng nào? Còn tôi ở đâu, làm gì, và phản ứng ra sao?
2. Theo lối sống của tôi, tôi có thật sự nhận ra sự nghèo khó của mình, và cần có Chúa hay là tôi tự mãn với tài năng, sắc đẹp, và tài sản của tôi?
3. Khi đã biết mình yếu đuối, tôi có tin vào lời Chúa hứa sẽ ban Nước Trời? Nếu tin, tôi có thấy bình an không? Khi nào tôi thấy bình an?
4. Nếu trong khi nền văn hoá hiện tại đề cao tài năng, sắc đẹp, và của cải, mà tôi lại chỉ muốn trông cậy vào Chúa mà thôi, có lẽ tôi sẽ bị bách hại như dân Chúa bị bách hại thời thánh Matthêu. Sự bách hại này sẽ mang hình thức nàỏ và tôi có sẵn lòng chấp nhận không?

Đồng Hành