PDA

View Full Version : Chuyện Bốn Phương



Nhím Hoàng Kim
01-05-2011, 09:40 PM
http://img375.imageshack.us/img375/3395/bt119.jpg

Một buổi chiều mát trên mười năm trước , thuận theo thành ý của đồng tu , Sư Phụ cùng vài đồng tu đã đến vùng đồi núi tại Keelung tìm một nơi lý tưởng để lập Đạo tràng trong tương lai . Trên đường về , nắng chiều tà ngả bóng Sư Phụ và đồng tu , từ xa chúng tôi đã có thể thấy được đàn gia súc gồm có gà và trừu của những chủ gia trong vùng .

Đi ngang một nông trại , tiếng rên rỉ yếu đuối từ phía sau khiến chúng tôi quay lại . Trong ánh nắng chiều sắp tắt , lờ mờ một chú chó đứng phía sau cánh cửa ngỏ và chiếc hàng rào gãy đổ . Con chó đứng trên hai chân sau , kêu nài với hai bàn chân trước , và rên rỉ . Nó càng rên rỉ và kêu nài lớn hơn khi thấy Sư Phụ , khiến chúng tôi cảm động gần rơi lệ . Sư Phụ nhân từ đứng lại vuốt ve con chó một lúc , và nó lắng dịu xuống .

Một con chó bình thường sẽ sủa lên nếu thấy người lạ trong những trường hợp như vậy . Chắc hẳn là Thượng Đế tánh bên trong con chó đã nhận ra Sư Phụ là Đấng Cứu Rỗi giúp nó thoát ra biển khổ . Nó cũng sợ lỡ mất cơ hội quý báu này .

Chúng tôi tiếp tục ra đi và khi đến gần một chuồng cừu , chúng tôi lại khám phá thêm một điều đáng ngạc nhiên hơn . Những đàn cừu đứng xếp hàng ngay ngắn , chào Sư Phụ với ánh mắt của chúng , trông giống như một đội vệ binh trong một buổi lễ quốc gia . Điều lạ hơn nữa là ánh mắt chúng di chuyển theo từng bước chân Sư Phụ . Tôi cảm thấy mãn nguyện cho chúng vì những thú vật này sẽ được giải thoát chỉ vì đã thấy được bóng dáng vị Minh Sư tại thế . Và tôi vô cùng xúc động khi nhận thấy vẻ miễn cưỡng của chúng trong ánh mắt chăm chú vào Sư Phụ khi nhìn chúng tôi ra đi . Quả không phải là điều ngạc nhiên khi lời đầu tiên Đức Phật Thích Ca Mâu Ni thốt lên sau khi giác ngộ là : "Tất cả chúng sinh đều có Thượng Đế tánh." Ngay cả chó và cừu cũng nhận ra được một vị Minh Sư tại thế , cho nên thật đáng thương nếu đã mang thân người nhưng vẫn chưa đủ hiểu biết để nhận ra được một vị Chân Sư !

Nhím Hoàng Kim
02-16-2011, 11:42 PM
Trân Quý Đấng Đại Ngộ Thanh Hải Vô Thượng Sư

Do Wild Grass tường thuật

Có lần tôi nghe Sư Phụ kể về một thư viện khoảng nửa giờ đi bộ từ chỗ ở của Ngài trong rặng Hy Mã Lạp Sơn . Mỗi sáng , Sư Phụ sửa soạn một gói lương khô nhỏ và tảo bộ đến thư viện . Thỉnh thoảng , khi quá mệt mỏi , Sư Phụ tìm chỗ thuận tiện bên đường , trải lên một tấm vải và lấy ra một chút chapati (bánh mì Ấn Độ). Rồi Ngài hái rau dại dọc hai bên đường , dùng tuyết tan để rửa rau , rắc lên chút muối rồi đặt cạnh bên . Đó là bữa ăn thịnh soạn của Sư Phụ -- một chiếc sandwich ngon lành bằng bánh mì Ấn Độ , rau dại và muối . Sư Phụ cũng uống chút tuyết tan cho đỡ khát . Trên đỉnh đầu là bầu trời xanh ngắt lấm chấm những cụm mây trắng , khiến ngọn núi cao sừng sững nhìn càng xanh hơn và tuyết trên đỉnh núi trông càng thêm trắng xóa . Bên dưới là những mầm xanh bé nhỏ đang ngoi lên từ mặt đất , chờ đợi cơ hội trưởng thành . Từ xa , bay bổng trên không gian mỏng manh , văng vẳng tiếng hát chân thành ngợi ca Thượng Đế của khách hành hương đang tiến bước trên những con đường núi . Khi Sư Phụ ngâm những bài thánh ca này cho chúng tôi thưởng thức , giọng ngọt lịm của Ngài nghe như tiếng chuông bạc ngân nga , khiến chúng tôi say mê ngây ngất , đến nỗi không còn biết mình đang ở Thiên Đàng hay cõi thế .

Sư Phụ thường kể những câu chuyện và ngụ ngôn trong giáo lý của Ngài . Có một câu chuyện về vị Nga Hoàng tên Peter , có lần đã cải trang như thường dân sang Âu Châu để học kỹ thuật đóng tàu . Tại đó , ông gặp một nhóm tội nhân người Nga trước kia đã bị ông đày biệt xứ . Nhóm người này không có thân nhân xứ sở , cuộc sống thật cơ cực . Nga Hoàng Peter kết bạn và làm việc chung với họ . Khi đã hoàn tất sự huấn luyện và chuẩn bị về nước , Nga Hoàng hỏi họ : "Các bạn có muốn trở về xứ không ?" Họ trả lời : "Dĩ nhiên là muốn , nhưng Nga Hoàng không cho phép chúng tôi về !" Nga Hoàng Peter mới nói với họ : "Tôi là bạn của Nga Hoàng . Quý vị về chung với tôi sẽ không có vấn đề gì !" Một số người bị lưu đày không tin ông , và nghĩ : "Hắn ta cũng là thường dân như mình . Làm thế nào mà hắn có thể khiến Nga Hoàng tha thứ chúng ta được ?" Vì vậy họ quyết định ở lại . Một số khác lại nghĩ : "Ông ta là người tốt . Ông ta không có lý do gì để lừa gạt chúng ta cả." Cho nên họ cùng ông trở về quê hương và được tự do .

Nhiều hoàn cảnh tương tự đã xảy ra cho những Minh Sư cao quý qua muôn ngàn thế kỷ . Họ không thể tuyên bố mình là Thượng Đế , nhưng chỉ có thể nói rằng họ là bạn với Thượng Đế , bởi vì chúng sinh đã mù quáng trong vô minh và định kiến . Trong thiền định , một người tu hành tâm linh có lần đã lên đến một cảnh giới rất cao và thấy rằng Sư Phụ cô là Thượng Đế . Khi xuất định , cô than phiền với Sư Phụ : "Sư Phụ cứ luôn nói rằng Ngài chỉ là một người phàm phu bình thường . Nhưng khi con đến Thiên Đàng , đã thấy rằng Ngài là Thượng Đế ! Ngài đã gạt con từ bấy lâu nay !" Thầy cô trả lời : "Ta thật xin lỗi ! Nhưng dù cho Ta có nói với con như vậy con cũng sẽ không tin !" Chỉ qua sự thiền định tinh tấn , chúng ta mới có thể nhận biết Minh Sư vĩ đại ra sao , bởi vì Ngài có thể lâm nguy nếu tiết lộ sự vĩ đại cho người phàm phu .

Ở Ấn Độ có một vị Minh Sư có rất nhiều đệ tử . Do đó , Ngài trở thành mục tiêu ganh tỵ của những vị thầy khác không tin Ngài , và họ hay tạo nên rắc rối cho Ngài . Một ngày nọ , hoàng tử lâm bạo bệnh qua đời . Đức vua cho mời tất cả mọi danh y , nhưng không ai có thể cứu sống được hoàng tử . Một số người độc ác thuyết phục đức vua cho mời vị Minh sư giác ngộ . Mặc cho họ ép buộc , vị Minh Sư vẫn lễ phép từ chối .

"Ngài nói rằng Thượng Đế của Ngài là cao nhất và Ngài câu thông với Thượng Đế . Nếu Ngài cầu nguyện Thượng Đế , chắc chắn Thượng Đế sẽ giúp chúng tôi." Thông thường những Minh Sư khai ngộ không biểu diễn thần thông của họ , nhưng vị Minh Sư bị bắt buộc phải chấp thuận đòi hỏi của nhóm người này . "Được ! Tôi sẽ thực hiện điều này , bởi vì dù cho tôi có làm hay không quý vị cũng sẽ giết tôi." Nói xong , vị Minh Sư cầu nguyện với Thượng Đế : "Xin Ngài khiến cho đứa bé sống lại qua lực lượng từ ái và tình thương của Ngài !" Nhưng đứa bé vẫn nằm yên , cho nên đức vua và đoàn tùy tùng tiếp tục ép Ngài chứng tỏ thần thông của mình . Cuối cùng , vị Minh Sư nói : "Được rồi ! Giờ Ta ra lệnh cho ngươi phải tỉnh dậy !" Và hoàng tử sống lại . Đám tùy tùng giận dữ và than phiền với đức vua : "Hoàng thượng thấy hắn hỗn xược ra sao không ? Lực lượng của Thượng Đế không cứu nỗi hoàng tử , nhưng mệnh lệnh của hắn lại thành công . Hắn muốn chứng tỏ rằng hắn cao hơn Thượng Đế . Đây là sự hủy báng Thượng Đế . Hắn phải bị xử trảm." Chúng cương quyết đòi hỏi rằng vị Minh Sư phải bị xử tử , và Ngài đã chịu hình phạt lăng trì khủng khiếp , da thịt bị lóc ra từng mảnh .

Tất cả các Minh Sư khai ngộ phải chịu những đau đớn và thử thách kinh hoàng . Họ tự đặt mình vào những hoàn cảnh éo le và chịu nhiều nguy hiểm khi xuống đây để cứu độ chúng sinh . Thí dụ như , Giê-Su Ki-Tô bị đóng đinh , Phật Thích Ca bị vu oan và ném đá , và rất nhiều vị Minh Sư cao quý khác phải chịu những tình cảnh tương tự . Đó là lý do vì sao chúng ta rất khó tìm gặp được đấng Minh Sư giác ngộ , vì các Ngài phải tự bảo vệ chính mình , cho lợi ích chung của tất cả chúng sinh . Khi đạt được sự nhận thức này , chúng ta chỉ có thể hết lòng tri ân Sư Phụ mình đã bất chấp những thử thách vĩ đại và gánh chịu những đau khổ nặng nề để dạy dỗ chúng sinh , từ đó cho chúng ta cơ hội để theo và học hỏi với Ngài .

Nhím Hoàng Kim
02-25-2011, 12:55 PM
http://img651.imageshack.us/img651/3238/121cbp1.jpg

Chó là bạn trung thành của người . Rất nhiều chuyện thế giới kể lại những việc làm anh hùng của chó , nhưng có lẽ bạn chưa nghe nói tới chó tâm linh . Không những chó cảm nhận được chấn động lực cao và từ trường tốt của một vị Minh Sư Khai Ngộ , mà còn có thể đoán trước Ngài sắp tới . Trong phần Chuyện Bốn Phương kỳ này chúng tôi xin thuật lại một vài câu chuyện vui tươi ấm áp giữa Sư Phụ và chó . Hy vọng bạn đọc sẽ cảm thấy thú vị .


Chó Chạy Chung Quanh Phật

Thanh Hải Vô Thượng Sư kể tại Tây Hồ , Formosa
Ngày 17 tháng 5 , 1992 (Nguyên văn tiếng Trung Hoa)

Mấy hôm nay từ khi thiền bế quan bắt đầu , có một con chó ngày nào cũng đi quanh chỗ tôi ở . Nó đi vòng tròn , mỗi lần bảy vòng như vậy . Sau vòng thứ bảy nó thè lưỡi ra cho mát rồi lại tiếp tục đi vòng nữa . Việc này trở thành sinh hoạt hằng ngày của nó , tôi không biết nó đã đi mấy vòng rồi . Nếu không thấy tôi , nó sủa vài cái . Tiếng sủa không thể nào nhịn nổi (Sư Phụ bắt chước tiếng chó sủa) (Sư Phụ và mọi người cười) Nếu sau bảy vòng mà vẫn không thấy tôi , nó sủa , mỗi lần giọng mỗi khác . Khi nào mệt nó kêu "ú , ú ..." (giọng cao). (Đồng tu : Đó chắc là chó Ấn Độ.) Chó Ấn Độ đi vòng quanh Đức Phật (chúng sinh khai ngộ). Mới đầu tôi tưởng nó đói và đem cho nó chút thức ăn . Nhưng không phải nó đói . Sao một con chó đói chạy vòng được cả ngày như vậy !

Nó chỉ đi chung quanh nhà tôi và rất kỷ luật , không chạy lung tung . Nó theo lối đi đã định. (Sư Phụ chỉ tay) Tới vòng thứ năm nếu mệt nó dừng chân nghỉ chừng hai phút rồi đi nữa . Tới vòng thứ bảy thì nó nghỉ lâu hơn .

Đôi khi tôi nói nó : "Thôi được rồi , đừng đi vòng vòng nữa !" Nhưng nó tưởng tôi muốn nó đi nữa , nó lại tiếp tục . Nếu tôi yên lặng thì nó đứng canh , thái độ rất nghiêm trang . Kỳ lạ , nó chỉ đi vòng quanh nhà tôi rồi sau khi xong xuôi nó đi xuống . Một nữ đồng tu tưởng nó là chó lạc và đuổi nó đi . Nhưng nó không chịu đi mà lại chạy lên nhà tôi . Mỗi lần bị đuổi nó chỉ chạy ngược lên rồi bắt đầu đi vòng tròn nữa , nghĩ lúc nãy đi chưa đủ . Mỗi khi bị mấy người thường trú đuổi đi , nó cứ nhìn chòng chọc .

(Đệ tử thường trú : "Hôm trước , lúc con đang canh gác và con rán đuổi nó đi mà nó còn muốn cắn con nữa . Dữ lắm !")

Cắn cô hả ? Vậy sao ? Nó chưa đi chung quanh xong thì sao cô đuổi nó được ? Cô không biết thói quen của nó . Nó muốn cô biết rằng "Cô chỉ là một trong những người hộ pháp mà thôi , không gì khác ! Cô là hộ pháp hàng thứ nhất . Ta là hộ pháp hàng thứ ba . Hai người không khác nhau bao nhiêu."

Mỗi lần nó đều đi bảy vòng và mỗi vòng đi cùng lối đó . Quý vị làm hộ pháp biết rồi . Như nó vạch một con đường rồi mỗi ngày đi một lối đó . Nó chỉ đi vòng quanh nhà tôi , những chỗ khác thì không . Chắc nó là chó Tây Tạng . Người Tây Tạng cũng đi vòng quanh Phật . Thật lạ kỳ mấy hôm nay ngày nào nó cũng đi vòng như vậy , không đi chỗ khác , không làm gì khác . Nó cũng không ồn ào , chỉ sủa nếu không nhìn thấy tôi. (Sư Phụ giả tiếng chó sủa) như muốn nói với tôi là : "Tôi đến rồi !" (Đồng tu : "Nó trình diện Sư Phụ.") Rõ ràng là nó trình diện . Tuy nhiên , tôi bảo nó : "Đừng trình diện nữa . Ta không thích ồn ào." Nó chỉ sủa nếu không thấy tôi ; nó cũng không dám sủa lớn nhưng giọng có vẻ không vui . Nếu nhìn thấy tôi thì nó không sủa . Được nhìn tôi mỗi ngày một lần là nó thích .

Lúc mới đầu khi nó đi ngang qua cửa nhà tôi , nó bước vô một chút coi tôi có ở đó không . Bây giờ nó không vô nhìn nữa mà chỉ đi vòng chung quanh nhà , vòng vòng như vầy , sau mỗi bảy vòng thì ngừng lại nghỉ .


Chú Chó Hành Hương

Khi Sư Phụ kể chuyện chú chó đi quanh Phật bảy lần , đồng tu Ke cũng có mặt ở đó .

Anh Ke nói rằng : "Có lần khi Sư Phụ tới thăm con ở Tân Trúc , có ba bốn con chó lạ chưa bao giờ thấy , đến cửa nhà chúng con rồi ngồi xổm ngay tại đó . Chúng ngồi ở đó cả ngày . Chúng con có thể nhận ra tất cả những con chó trong xóm , nhưng mấy con này chưa bao giờ gặp . Không biết chúng nó từ đâu đến . Chúng con đuổi mà chúng nó không chịu đi , cứ ngồi đó suốt ngày . Khi Sư Phụ không có nhà , chúng nó ngồi ở cửa đợi như biết Sư Phụ sẽ về."


Chó Chào Sư Phụ

Sau tuần lễ bế quan tháng 5 , 2000 tại Trung Tâm Vĩnh Đồng , Đại Hàn , Sư Phụ dừng chân tại Nhật Bản một thời gian . Người hàng xóm cạnh chỗ Sư Phụ ở có một con chó lớn . Nó thường ngồi trước cửa hoặc đi bộ chung quanh đó . Mỗi lần thấy Sư Phụ từ trong nhà đi ra , nó nằm rạp xuống như thể kính cẩn cúi chào . Khi thấy thị giả của Ngài thì nó lại không làm như vậy .


Chó Chờ Sư Phụ

Do nữ đồng tu Mikyung Oh , Hán Thành , Đại Hàn

Người chủ cũ của căn nhà Sư Phụ ở để lại hai con chó . Khi chúng tôi đang tu bổ căn nhà này vào mùa đông năm 1997 , chúng đẻ ba con chó trong chuồng . Chúng tôi muốn mang bầy chó vào nhà vì ngoài trời rất lạnh . Nhưng nó sợ vì chúng tôi là người lạ . Bầy chó liên tục sủa người lạ cũng như sủa chúng tôi , dù chúng tôi đem thức ăn cho nó mỗi ngày . Nhiều lần chúng tôi muốn bắt chúng nhưng không được . Cuối cùng chúng chạy vào rặng núi sau nhà và ít khi được thấy bóng dáng chúng nữa .

Tháng 5 , 1998 , buổi tối trước khi Sư Phụ đến , bỗng nhiên bầy chó ấy từ đâu xuất hiện đến canh cổng suốt đêm giống như lính gác . Không thể nào tin những gì xảy ra trước mắt . Sáng hôm sau , khi Sư Phụ tới nơi , chúng vào vườn ngồi xuống yên lặng nhìn Sư Phụ . Kỳ lạ chúng không sủa Sư Phụ ! Dường như chúng đã đợi Sư Phụ từ lâu . Khi Sư Phụ vẫy , chúng có vẻ sung sướng . Tôi tin rằng ngay cả loài chó cũng nhận ra vị Minh Sư Tối Thượng .

Nhím Hoàng Kim
03-06-2011, 12:29 AM
http://img819.imageshack.us/img819/9182/122cbp.png

http://img225.imageshack.us/img225/9826/122cbp1.png

Đời Sống Trên Núi :

Tình Thương Nhiệm Mầu của Sư Phụ


- Bài viết của Hàn Vân -

Những giai đoạn sống chung với Sư Phụ thường mang lại cho chúng tôi những kỷ niệm đẹp khó quên . Trong số những kỷ niệm này , tôi thích nhất là thời gian chúng tôi sống trên vùng đồi núi thuộc miền trung Formosa , và tôi xin hân hạnh được kể lại cho bạn đọc câu chuyện như sau .

Ngược dòng thời gian vào năm 1987 , trước khi Sư Phụ ra ngoài thuyết pháp , và chỉ có một ít đệ tử sống chung . Một hôm , vì những vấn đề ngoại cảnh , Sư Phụ bỗng bảo tất cả hãy khăn gói rời Trung Tâm Tân Ðiền thuộc ngoại ô Ðài Bắc . Chúng tôi được dạy phải sửa soạn xong trong vòng mười phút ngay sau khi nhận lệnh ; người nào chậm là bị ở lại . Sư Phụ huấn luyện chúng tôi hiệu nghiệm hơn cả trong quân đội , ngay cả đệ tử xuất gia lớn tuổi cũng theo được phía sau .

Lúc đó chúng tôi chỉ có võn vẹn một chiếc xe nhỏ chở hàng . Sư Phụ ngồi cạnh tài xế , còn tất cả đệ tử xuất gia chen chúc phía sau giữa những chồng hành lý . Trong tình trạng khó khăn đó , chúng tôi ra đi hầu như là không mục đích , không biết sẽ về đâu . Khi xe chạy qua làng mạc ở ngoại ô thành phố Ðài Trung , chúng tôi đi ngang một biệt thự bỏ hoang , bất ngờ Sư Phụ bảo chúng tôi dừng xe lại vào xem .

Ðó là một ngôi nhà trên núi xây cất dở dang vì chuyện xung đột trong vấn đề sở hữu chủ . Cỏ dại lên cao khắp mọi nơi , không có nước , cũng không có điện . Ngôi nhà vắng tanh không người ở , cảnh trí tiêu điều , buồm thảm . Khi chúng tôi đang lần mò xem xét thì bất ngờ gặp một người đàn ông ngơ ngác không hiểu tại sao một nhóm tu sĩ lại lang thang nơi thôn quê hẻo lánh . Sau đó chúng tôi được biết người này tu theo Nhất Quán Ðạo (một giáo phái ở Formosa) và ông ăn chay trường . Sau khi biết chúng tôi không có chỗ trọ , ông nhiệt thành mời chúng tôi đến nhà của ông ở tạm .

Ông là người cai quản nơi đây , sống trong căn nhà dành cho người cai quản , và nhà ông có điện , nước . Ông phải đi lo công chuyện nơi khác và mời chúng tôi ở lại đó một tuần . Chúng tôi dọn vào nhà , dĩ nhiên là không quên trả tiền phòng vì Sư Phụ nhất định chỉ mướn mà thôi .

Chữ "biệt thự trên núi" nghe có vẻ thơ mộng , nhưng trong nhà trống rỗng không một món đồ và đầy muỗi , nhất là bấy giờ đang lúc mùa hè . Từng phi đội muỗi ào ạt tiến tới chúng tôi , những trận tấn công chưa từng thấy . Nhà có hai tầng . Phái nam ngủ tầng dưới , Sư Phụ ở trong căn phòng duy nhất tầng trên , còn đệ tử phái nữ nằm trong phòng khách nhỏ cạnh phòng Sư Phụ . Phòng Sư Phụ không có cửa ra vào , cho nên , nếu chúng tôi bị muỗi tấn công thì không có cách nào Sư Phụ được tha .

Ðể không bị đốt bởi những chú muỗi đói lâu ngày , chúng tôi chui vào túi ngủ , trùm kín mít . Sức nóng mùa hè thật không thể nào chịu nổi , nhưng có lẽ còn sướng hơn là làm mồi cho muỗi cả đêm . Khó chịu hơn nữa là tiếng vo ve chán nản của các chú làm chúng tôi liên tưởng tới từng loạt máy bay đang sắp sửa thả bom . Thấy hành động kỳ lạ của chúng tôi , Sư Phụ bước ra khỏi phòng hỏi tại sao trời nóng mà lại trùm kín như xác ướp . Sau khi chúng tôi giải thích , Sư Phụ ngạc nhiên nói trong phòng Ngài đâu có thấy con muỗi nào . Tôi chạy vào phòng Sư Phụ thử coi có đúng hay không . Ðúng như vậy , không một chú muỗi trong này ! Không thể nào tưởng tượng ! Muỗi cắn chúng tôi , nhưng vì kính trọng Sư Phụ , chúng đã không dám đụng vào mình mẩy của Ngài . Sau này , tôi mới ngộ ra rằng một hiền triết đắc đạo thì không còn nghiệp chướng và đã vượt lên khỏi sự tấn công của muỗi . Chỉ khi nào lãnh nghiệp chướng chúng sinh , mùi nghiệp chướng mới lôi cuốn loài muỗi tới tấn công . Tối hôm đó chúng tôi ngủ như "bướm trong tổ kén" giữa những tiếng vo ve như hăm dọa của các phi đội muỗi . Nhưng lạ thay , khi chúng tôi bắt đầu vào giấc điệp , âm thanh ồn ào kia cũng dần dần biến mất . Sáng hôm sau , tôi kể Sư Phụ rằng những chú muỗi kia hình như đi đâu hết và tôi vô cùng cảm phục lực thần thông của Sư Phụ . Sư Phụ cười chỉ tay về phía mấy cái ly trong vắt , bảo rằng đó là thần thông của Sư Phụ đấy . Thì ra Sư Phụ đã không đành lòng nhìn đệ tử cực khổ bị muỗi "ăn tươi nuốt sống" nên nửa đêm đã dậy , dùng những cái ly kia bắt chúng đem thả ra ngoài . Ngài đã mang ra gần hai trăm con muỗi ; thảo nào chúng tôi được ngủ ngon lành .

Mấy hôm sau , chúng tôi rời biệt thự núi Ðài Trung , mạo hiểm hướng về phía dãy núi vô danh bên cạnh . Chiếc xe nhỏ bé của chúng tôi lắc lên nhồi xuống trên đoạn đường gồ ghề lởm chởm , thỉnh thoảng bị chắn lối bởi những nhánh cây vừa to vừa cứng tưởng chừng như không thể nào đi được nữa . Tuy nhiên , Sư Phụ bảo vị xuất gia ngồi ở bánh lái cứ tiếp tục tiến lên . Quả thật , sau khi chúng tôi băng qua những rặng cây dầy chằng chịt , đường đi lại mở ra trước mặt . Ðây là một cuộc mạo hiểm đáng sợ đối với những người không gan dạ . Nhưng đó mới chỉ là giai đoạn mở đầu cho một cuộc phiêu lưu dài hơn nữa . Trong những vùng núi non xa xôi hẻo lánh , đường gập ghềnh quanh co nhỏ hẹp . Có những chỗ chỉ rộng vừa đủ cho xe đi , nhưng chúng tôi vẫn tiếp tục ; một bên là đồi còn bên kia là vực thẳm . Chúng tôi suýt bị nạn nhiều lần ! Nhưng đương nhiên , sức gia trì của Sư Phụ đã đưa chúng tôi vượt qua tất cả hiểm nghèo trên suốt chuyến đi .

Khi vào sâu trong núi , chúng tôi gặp một nông dân . Ðây là một sự ngẫu nhiên kỳ lạ xảy ra lần thứ hai ; người nông dân này cũng ăn chay trường . Ông cho chúng tôi một cái rạp trên núi làm nơi tạm trú . Thế là chúng tôi ở đó , không một tiện nghi nào cả . Phía trước không có mái là chỗ ngủ cho đệ tử phái nữ . Sư Phụ ngủ trong phòng chứa đồ nhỏ xíu phía sau . Ngài muốn ngủ chỗ không có mái , nhưng đệ tử nhất định không cho .

Vì lo lắng thương yêu đệ tử , Sư Phụ không ngớt hỏi thăm xem chúng tôi có ngủ được không , và tất cả chúng tôi đều đáp : "Không sao đâu Sư Phụ !". Lúc trước bị bầy muỗi hành hạ , bây giờ được ngủ trong cái rạp mát mẻ , yên tịnh , không bị muỗi như vầy là phước báu lắm rồi . Không những thế , nằm ngửa dưới sàn nhà ngắm sao lấp lánh trên nền trời , hưởng không khí trong mát , đối với chúng tôi không khác nào được ngủ trong cung của Ðất Mẹ ! Chúng tôi rất biết ơn !

Sáng hôm sau tỉnh dậy , chúng tôi khám phá thấy sàn nhà chung quanh chỗ nằm của chúng tôi đẫm ướt sương mai vì chúng tôi ngủ ngay dưới bầu trời . Nhưng , lạ thay , túi ngủ của chúng tôi và sàn nhà chung quanh túi ngủ hoàn toàn không ướt ! Phép mầu xảy ra quá rõ ràng ! Chúng tôi có nghe chuyện Hòa Thượng Quảng Khâm (trưởng của một ngôi chùa ở Formosa nổi tiếng tu khổ hạnh) ban đêm tọa thiền ngoài trời và sương không bao giờ đụng tới . Nhưng tôi biết chắc chắn trường hợp này không phải thế ; chúng tôi tu hành chưa có bao nhiêu . Tôi đi báo cho Sư Phụ biết ngay lập tức , Ngài cười nói rằng chuyện thần kỳ đó tự nhiên xảy ra , vì Ngài đã lo lắng chúng tôi phải ngủ ngoài trời sương ướt . Ngài đã không khoa tay múa chân hay niệm thần chú để đuổi sương đi mà chỉ quan tâm về sức khỏe của đệ tử , và vì đó là một điều cần thiết , nên phép mầu đã xảy ra một cách tự nhiên . Tất cả những chuyện thần kỳ này xảy ra là thần thông của Sư Phụ , "làm mà không làm".

Chúng tôi tiếp tục sống trên núi một thời gian , có được những cơ hội bằng vàng để học hỏi những phương thức sống còn trong núi rừng hoang dã , như Sư Phụ đã muốn dạy chúng tôi . Những tháng ngày lưu trú trên núi quanh tỉnh Ðài Trung đã vẽ một cầu vồng ngũ sắc lên bức tranh đời buồn chán của tôi trước kia , những kỷ niệm đẹp tuyệt vời , không thể nào quên . Giấc mơ lớn nhất trong đời tôi là được sống ẩn dật tu hành trên Hy Mã Lạp Sơn . Mặc dầu mơ ước chưa thành , nhưng cuộc phiêu lưu trên núi với Sư Phụ đã bù đắp rất nhiều tiếc nuối trong tôi .