PDA

View Full Version : T - Thiên Chúa ở cùng chúng ta



Dan Lee
12-17-2010, 07:31 AM
Chúa Nhật Thứ IV Mùa Vọng – Năm A

THIÊN CHÚA THỰC SỰ Ở CÙNG CHÚNG TA

(Isaiah 7: 10-14; Psalm 24; Romans 1: 1-7; Matthew 1: 18-24)

Loại dấu hiệu nào mà chúng ta mong muốn từ Thiên Chúa để trấn an chúng ta mỗi khi chúng ta gặp những điều nghiệt ngã? Hoàng Đế Ahaz muốn một điều nhưng lại e ngại hỏi. Vào khoảng 730 năm trước Công Nguyên, Jerusalem bị bao vây bởi một liên minh của người Syria và Israel từ Vương quốc Phương Bắc. Họ cố gắng dùng áp lực buộc Ahaz phải tham gia vào cuộc nổi loạn chống lại Assyria. Ông đã phải đối diện với một tình thái tiến thoái lưỡng nan cay đắng: hoặc tham gia cuộc nổi dậy của họ và nguy cơ hủy diệt hoặc phục tùng Assyria với tư cách là một nước chư hầu. Chắc chắn không còn sự lựa chọn nào khác!

Nhưng Isaiah cho ông một quyền lựa chọn thứ ba: là môn đệ chắc chắn và tin tưởng vào Thiên Chúa – không đi theo phe nào. Và để đem lại niềm tin trước lời hứa ấy, ông đã đưa ra một dấu hiệu, bất kỳ dấu hiệu nào. Nhưng Ahaz ngại hỏi nên Isaiah đa tạo ra một sự lựa chọn cho ông: một thiếu nữ sẽ sinh con, một con trẻ tên là Emmanuel. Hiển nhiên rằng trước bối cảnh ban đầu của nó đây không phải là lời tiên tri liên quan đến Chúa Giê-su. Nó có ý rõ ràng như một dấu hiệu của sự cổ vũ, động viên Ahaz và một sự kiện 700 năm trong tương lai là vô nghĩa. Sau đó trong truyện kể của Isaiah ngụ ý rằng sự khai sinh này sẽ diễn ra trong một tương lai lai rất gần. Nhưng đứa trẻ trong câu hỏi thậm chí không vươn tới thời đại của lý trí trước khi sự đáp ứng của lời tiên tri liên quan đấn sự sụp đổ của kẻ thù của Jerusalem.

Người mẹ và người con đã được biết rõ đối với Isaiah và Ahaz, và thậm chí đã có chứng cứ rằng đó có thể là con của Isaiah từ khi câu chuyện mô tả về vài người con của ông, những người mà được ông đặt tên mang ý nghĩa thần học. Nhưng cái tên này nói lên mọi ý nghĩa: Thiên Chúa ở cùng chúng ta. Đó là thông điệp mà Isaiah muốn Ahaz nghe, và nó là thông điệp mà chúng ta cần phải lắng nghe. Những tình huống mà con người phải đối mặt thường tạo ra sự tuyệt vọng và đôi khi là những quyết định ngu xuẩn. Sự sợ hãi thống trị và Thiên Chúa nhanh chóng trở thành thừa số ngoài phương trình.

Những bài thuộc thần học của Thánh Phao-lô thường khó có thể giải mã và những dòng gợi mở của Romans là một điển hình tuyệt vời. Ý nghĩa chình xác về lời công bố uy thế của Chúa Giê-su “Con Thiên Chúa với quyền lực” không trong sáng. Vậy Người không có trước lúc Phục Sinh hay sao? Con Thiên Chúa vốn là Người, nhưng với sự Phục Sinh Người đã trở nên nguồn sống trao ban và thánh hóa quyền lực cho tất cả. Điều này là chứng cứ hiển nhiên khi Thánh Phao lô tiếp tục lời giới thiệu của ông với một tín hiệu về những gì mà toàn bộ thư từ ông đề cập đến – bao gồm tất cả những dân ngoại bằng phương tiện của quyền lực đó. Sự kiện Chúa Ki-tô là phổ quát và anh hưởng đến tất cả nhân loại và mọi loài thụ tạo.

Đôi khi quyền lực tương đồng phải thúc đẩy những giới hạn của những qui tắc văn hóa và những truyền thống tôn giáo. Điều này thể hiện rõ ràng trong sự tường thuật và việc khai sinh của Chúa Giê-su – những qui tắc và truyền thống này đã được tuân theo, câu chuyện về Chúa Giê-su có thể đã được diễn đạt một tiến trình khác nhau. Duy nhất sự bảo đảm thiên sứ đoan chắc rằng kế hoạch thiêng liêng vẫn là mạch nguồn bất di bất dịch. Những công cụ của Thiên Chúa thỉnh thoảng phải đứng tại đôi bờ chia cắt. Mục đích thần học của Thánh Mat-thêu là phải neo chặt Chúa Giê-su cố định trong lịch sử cứu độ của Israel và do đó ông đã mô tả chân dung Chúa Giê-su như việc thực hiện lời tiên tri của Cựu Ước. Đây là một sử dụng thứ hai hoặc tái nhận định đoạn tiên tri này khi đọc chúng qua ánh mắt để rồi tin rằng Chúa Giê-su là Messhia. Những thông dịch viên Do Thái đã hoàn toàn chính xác trong Isaiah 7: 14 như một lời tiên tri ban cho Ahaz và đã thực hiện trong thời gian của chính ông. Và những Ki-tô hữu cũng đúng trong sự tin tưởng rằng đoạn trích là hồi quang cuộc đời của Chúa Giê-su. Có thể có nhiều người đọc chính xác hơn và họ không cần phản kháng. Những đoạn tiên tri có thể có “cuộc đời” thứ hai, thứ ba hoặc thứ tư trong lịch sử của sự giải thích – Thánh Kinh là một cái giếng không đáy.

Nếu việc khai sinh của Chúa Giê-su là một sự hoàn thành của đoạn trích từ Isaiah, thì tại sao Người lại không được đặt tên là Emmanuel? Người được đặt tên là Yeshua – Thiên Chúa cứu độ - và đó là vai trò và sứ mệnh của Người. Nhưng Người cũng là dấu chỉ của hy vọng và là sự hiện diện tiếp tục của Thiên Chúa. Kết thúc Tin Mừng Chúa Giê-su đã tái khẳng định với những môn đệ của Người rằng Người sẽ luôn ở cùng họ cho đến khi kết thúc mọi thời đại. Thiên Chúa thực sự ở cùng chúng ta.

(Nguồn: Regis College – The School of Theology)

Jos. Tú Nạc, NMS