PDA

View Full Version : K - Khoa học và tôn giáo



Dan Lee
11-26-2010, 04:36 PM
KHOA HỌC VÀ TÔN GIÁO


Khoa học và tôn giáo liệu có thể tương hợp với nhau không? Phải chăng những khám phá khoa học lôi kéo chúng ta rời xa khỏi lĩnh vực siêu phàm? Liệu chúng ta đã bao giờ chào đón một tiến bộ khoa học mà không sợ rằng đó là một ngọn gió khác chống lại niềm tin của chúng ta vào Thiên Chúa và sự tin tưởng của chúng ta rằng Người đóng một vai trò quan trọng trong cuộc đời chúng ta không?

Nhà vật lý người Anh nổi tiếng thế giới Stephen Hawking gần đây đã phát hành một cuốn sách, “The Grand Design,” mà ông cùng viết với nhà vật lý Leonard Mlodinow. Trong cuốn sách của mình, họ đã lập luận rằng Thiên Chúa không đóng vai trò trong việc tạo dựng vũ trụ. “Bởi vì một quy luật về trọng lực chẳng hạn, vũ trụ có thể và sẽ tự nó tạo thành,” người mà đã là thành viên Giáo Hoàng Học Viện Khoa Học của Vatican từ năm 1986. “Sự sáng tạo tự phát là lý do tại sao có một cái gì đó thay vì không có gì, tại sao vũ trụ tồn tại, tại sao chúng ta tồn tại.”

“Sự sáng tao tự phát” có vẻ giống như một câu trả lời hoàn toàn rỗng tuếch đối với câu hỏi tại sao chúng ta ở đây.

Tất nhiên các nhà lãnh đao tôn giáo trên toàn thế giới đã nhanh chóng đáp trả Hawking và Mlodinow. Tổng Giám mục Anh giáo Rowan Williams của Canterbury đã nói, “Vật lý học về bản thân của nó không thoả mãn cho câu hỏi tại sao có một cái gì đó thay vì không có gì … niềm tin vào Thiên Chúa không thuộc về việc điền vào chỗ trống trong việc giải thích làm thế nào mà một vật liên hệ với một vật khác trong vũ trụ. Đó là niềm tin mà có một tác nhân tồn tại, thông linh về sự vận động của nó mà mọi vật cuối cùng đều phụ thuộc cho việc tồn tại của nó.”

Cha Robert J. Spitzer Dòng Tên, cựu chủ tịch của Đai học Gonzaga ở Spokane, Wash. Và là tác giả của cuốn “Những Đóng góp của Vật lý và Triết lý Đương đại,” đã trả lời Hawking trên blog của mình và một video YouTube, “Nếu vũ trụ vật lý có một bắt đầu (một điểm mà ở đó đi vào sự tồn tại) rồi trước thời điểm đó nó là hư không,” Cha Spitzer đã phát biểu trong blog của mình, “và nếu nó là hư không vậy sau đó nó không có thể tự tạo” (bởi vì chung cuộc không có gì có thể đến từ hư không).

“Vậy phát biểu đó có ngụ ý gì?” Cha đã đưa ra câu hỏi. “Thực tế hiển nhiên mà Ts. Hawking như là muốn tránh né, một quyền lực siêu nghiệm, ngoài thế giới vật chất có thể tạo ra vũ trụ để đi vào sư tồn tại.”

Trận chiến ấy, không nghi ngờ, sẽ tiếp tục cơn thịnh nộ.

Sau đó, Đức Thánh Cha Benedict XVI đã phát biểu trước những thành viên của Viện Hàn lâm Khoa học Giáo Hoàng tập trung tại Vatican để thảo luận về “Di sản Khoa học của Thế kỷ 20.” DTC đã nói với các nhà khoa học rằng khoa học không bao giờ đáng phải sợ hãi, vì những nhà khám phá của nó sẽ không bao giờ đầy đủ để trả lời cho tất cả những câu hỏi về thế giới. Bằng những giải thích của mình, DTC cố gắng khắc sâu từng chi tiết cho cả hai khoa học và tôn giáo, cùng một phần bổ sung khác.

“Các nhà khoa học không tạo ra thế giới, họ tìm hiểu về nó và cố gắng để bắt chước nó, theo những qui luật và tính dễ hiểu ấy là những biểu hiện tự nhiên đối với chúng ta,” Ngài nói.

Thực tế rằng có một hằng số, một qui luật hay logic mà tồn tại bên ngoài sự kiểm soát của con người “dẫn dắt chúng ta để thừa nhận sự tồn tại của một lý do toàn năng, điều mà khác hơn hẳn điều của con người,” Ngài bổ sung thêm. “Đây là điểm gặp gỡ giữa khoa học tự nhiên và tôn giáo. Kết quả là, khoa học trở nên một không gian đối thoại, một cuộc gặp gỡ giữa con người và thiên nhiên, có khả năng giữa con người và Đấng Sáng Tạo của mình.”

Trong khi nhắc lại rằng Giáo Hội coi trọng và khuyến khích thăm dò khoa học, DTC nói khoa học có thể thừa hưởng từ sự chấp nhận tầm vóc tâm linh của nột con người và nhân loại “hỏi cho những câu trả lời nguyên sơ” về thế giới và ý nghĩa của cuộc sống. Ngài kêu gọi các nhà khoa học đảm nhận “một cách tiếp cận đa ngành học thuật gắn liền với sự phản ảnh triết học.”

Thông thường trong văn hóa ngày nay, người ta nói với chúng ta rằng chỉ những nhà khoa học mới xác định một lĩnh vực nghiên cứu cụ thể là đúng đắn và đạo đức hay không, rằng tất cả những đánh giá khác sẽ tan biến khi đối diện trước tiềm năng khám phá của nó.

Hãy hỏi nếu một phương pháp nghiên cứu là đạo đức hay sản phẩm cuối cùng của nghiên cứu đó tôn trọng phẩm giá của sự sống con người được nhìn thấy bởi một số như một cuộc tấn công vào khoa học tự thân. Nhưng chúng ta ai nấy đều có cổ phần trong những câu trả lời cho những câu hỏi đó và tất cả chúng ta nên gộp lại trong cuộc thảo luận ấy, gồm những giáo hội và những người của đức tin. Loại hình thảo luận rộng rãi đó quan trọng để bảo đảm rằng khoa học được sử dụng để hỗ trợ sự phát triển nhân loại và thúc đẩy hòa bình cũng như công lý. Và đó chẳng phải là những gì mà Thiên Chúa kêu gọi mỗi người trong chúng ta thực hiện đó sao?

Jos. Tú Nạc, NMS