PDA

View Full Version : C - Chứng tỏ ân điển từ ái của Ngài



Dan Lee
09-30-2010, 09:00 PM
CHỨNG TỎ ÂN ĐIỂN TỪ ÁI CỦA NGÀI


Với dụ ngôn người giàu và La-da-rô nghèo, Chúa quở trách những ai dùng của cải cách ích kỷ, sau đó Lu-ca ghi lại bốn điều Chúa cảnh giác môn đệ.

Điều thứ nhất: Chúa cảnh cáo về hiểm họa gây phạm tội cho kẻ khác, thế giới này đầy những tội lỗi, nhưng khốn cho ai gây cơ hội vấp phạm. Điều thứ hai Ngài khuyên các môn đệ phải sống bác, sống trong một thế giới đầy những dịp lôi cuốn vào tội ác, chắc chắn sẽ có người vi phạm, nhưng nêu thật lòng ăn năn, hãy tha thứ, dầu trong ngày tha đến bảy lần.”

Mười hai môn đệ có lẽ vì cảm thấy trách nhiệm nặng nề nên xin Chúa ban thêm đức tin cho. Câu trả lời của Chúa ngụ ý một lời cảnh cáo long trọng, Ngài cho biết điều họ xin thêm đó là cần thiết, cần thiết hơn họ tưởng nhiều lắm. Tuy nhiên trong câu trả lời dấu ẩn một lời hứa nhân từ. Ngôn ngữ Đông phương vốn linh động, có tính cách thật mạnh mẽ. Các câu nói của Chúa có nghĩa rằng dầu những việc coi như không có thể càng trở thành có thể nếu chúng ta có đức tin. Chúng ta chỉ cần nghĩ đến con số lớn lao về những khám phá lạ lùng trong lãnh vực khoa học, về những thành công trong ngành giải phẫu, về những kỷ lục mà thế giới ngày nay đã đạt được, thì năm mươi năm trước đây các việc đó kể như không thể có được. Nếu ta đề cập đến một việc sẽ không xảy ra, song nếu chúng ta nói “việc này phải xảy ra” thì việc đó có khả năng xảy ra. Cần nhớ rằng chúng ta không làm việc một mình, nhưng còn có Chúa và tất cả quyền năng Ngài ở với chúng ta. Mà với Chúa mọi sự đều có thể.

Mẹ Basilea, người sáng lập dòng Đức Mẹ Truyền Giáo tại Đức sau thế chiến thứ II. Mục tiêu của dòng nhằm sống đời thờ phượng, tin cậy Ngài lo liệu cho mọi nhu cầu của họ. Với phần lớn tin cậy Ngài lo liệu cho mọi nhu cầu của họ. Với phần lớn các nữ tu trẻ, họ đã mua được bất động sản đầu tiên tại Darmstadt. Họ tin cậy Chúa về khoản thu nhập để xây dựng dần dần; trước hết là một nhà nguyện, rồi sau đó đến các nhà khác để tiếp đón những ai muốn tới để tĩnh tâm. Các chị đã mua được tất cả các mảnh đất ở chung quanh, chỉ trừ một mảnh nhỏ kế bên nhà của họ, các chị tin rằng bằng sự cầu nguyện kiên trì rồi ra các chị cũng mua được mảnh đất đó để làm nơi hội thảo về Chúa Giêsu.

Mảnh đất đó thuộc về một bà cao tuổi, bà từ chối bán hay đổi cho bất cứ miếng đất nào khác, vì lý do độc nhất đây là của ông bà cha mẹ để lại, bà không thể để lại cho ai. Một lần kia, xơ Eulalia đến thăm với hy vọng thuyết phục được bà cụ. Bà cụ vắng nhà, nhưng có người cháu. Anh ta dẫn nữ tu vào căn phòng của bà dì chỉ cần nhìn qua, xơ cũng thấy rằng bà cụ sẽ không từ bỏ bất cứ vật sở hữu nào bao lâu còn sống. Phòng chất đầy đồ đạc, đủ để trang trí cho cả tòa nhà lớn, hâu hết đều đã ọp ẹp, cũ kỹ. Sau đó người cháu chỉ cho khách xem cái thang mà bà dì dùng để leo lên giường, cái giường của bà là một chồng nệm được thừa hưởng của tiền nhân, cái này chồng lên cái kia. Rõ ràng bà già này không hề bỏ đi một thứ nào trong số các đồ bà thừa kế. Khi mẹ Eulalia thuật lại cho các chị đều đã thấy, các chị em đều đi đến quyết định muốn giải phóng cho một người quá bị ràng buộc vào những thứ thuộc về thế giới vật chất này, chỉ còn cách duy nhất là cầu nguyện rất sốt sắng, cảm thông sâu sắc và không ngưng nghỉ. Lý do của trận chiến này không phải là một mảnh đất để xây dựng một nơi thờ phượng, nhưng là một linh hồn bị trói buộc.

Các chị quyết định ăn chay vì nhớ tới Chúa: “Thứ quỷ này không ăn chay và cầu nguyện thì không trừ được nó,” (Mt 17, 21). Thêm vào hai điều trên các chị còn từ bỏ một điều có liên quan mật thiết đến tình trạng nô lệ của bà cụ. Các chị em dòng vốn đã sống đơn giản rồi, các chị không có nhiều tiền, và không có bất cứ tài sản riêng nào. Nhưng các chị em đều tìm cầu Chúa, xin Chúa cho mình thấy bất cứ điều gì đã gắn bó mình hơn mình gắn bo1 với Chúa. Sự gắn bó của người này có thể là cây thánh giá bằng gỗ, người kia là một bưu thiếp có hình ảnh đẹp… giá trị tiền bạc không quan trọng, điều quan trọng là thái độ lệ thuộc của ta với việc hay người ấy. Sau “một tuần lễ đầu phục”, chị em cử một chị tới thăm bà cụ hàng xóm.

Chị đặc phái viên không thể tin ở tai mình khi nghe bà cụ bảo: “Tôi không tiếc mảnh đất này lắm, nhưng tôi tiếc mấy cây mận, tôi thật không muốn mất mấy cây mận đó!” Bà cụ bằng lòng bán đất, nhưng chỉ tiếc mấy cây mận. Thật Chúa đã làm một phép lạ!

Hai bên bèn thảo tờ cam kết mua bán, quy định rằng mọi vật ở trên các cây mận đều thuộc về quyền bà cụ. Và sau đó, hằng năm, các chị đều gởi số mận đó cho bà cụ cho tới khi bà qua đời.

Lời cảnh cáo thứ bốn được ghi lại ở đây là quở trách tính tự mãn kiêu căng, thích ca tụng khen thưởng thường thấy nơi những kẻ theo Chúa Kitô. Chúa Giêsu dạy rằng những công tác của loài người dầu có hoàn hảo đến đâu cũng không thể khoe khoang trước mặt Thiên Chúa. Chữ vô dụng ở đây không thể được hiểu là vô giá trị mà được hiểu một người không dễ đi quá bổn phận của mình. Chúa cho biết không bao giờ có thể nói mình đã làm quá nhiều cho Thiên Chúa, để về sau đòi hỏi Ngài ban lại cho điều này điều kia. Khi chúng ta đã làm hết sức mình, đó là bổn phận của chúng ta phải làm, và một người làm tròn bổn phận mình, đó chỉ là làm xong việc mình không thể làm mà thôi. Chúng ta có thể làm thỏa mãn được những đòi hỏi của luật pháp, nhưng hễ ai thực sự yêu điều biết rằng mình không bao giờ có thể là gì đủ hầu thảo mãn những đòi hỏi của tình yêu. Đức Maria đã hiện thực lời Chúa Giêsu dạy: “Này đây tôi là nữ tỳ của Chúa”. (Lc 1, 38) trước đề nghị của Thiên Chúa.

Pete là một giáo sư đại học, ông vừa hoàn thành một cuốn sách biên khai công phu sau ba năm nghiên cứu, được mọi người khen hay, và ông lấy làm hãnh diện, vì hai ông bà đều thực hiện thiền định và cố gắng tâm linh hóa cuộc sống hằng ngày. Ông gặp trăn trở vì biết hãnh diện chỉ là gia tăng bản ngã và tự bảo mình không nên đi vào con đường kiêu hãnh viển vông này, nhưng bà vợ lại cho rằng kiêu hãnh chân chính vẫn không thuộc về bản ngã. Hai người đưa vấn đề đến hỏi đạo sư Darshni. Đạo sư đã phân tách và chỉ cho thấy lòng kiêu hãnh bắt nguồn từ việc coi hành động của mình như là do tác nhân độc lập, một thực thể riêng rẽ, và điều đó là hư ảo; đằng sau các thể hiện đúng đắn, chính Đấng Tối Cao đã tác động. Khi ông xin một phương pháp để giúp ông kiểm soát được lòng kiêu hãnh này mỗi khi nổi lên, đạo sư gợi ý ông đọc cuốn “Gương Chúa Giêsu” (Gương phúc) của Thomas. A. Kempis, trong đó bàn về việc chúng ta không được kiêu hãnh vì đã làm việc tốt đã viết câu này: “Liệu đất sét có được tôn vinh hơn người đã sáng lập ra nó hay sao?”

Và khi ông muốn bàn thêm, vị đạo sĩ đã nhắc lại một câu chuyện của một học giả người Âu với một đạo sĩ Đông phương. Học giả này mới hoàn tất một quyển bách khoa từ điển lớn, các bạn của ông xúm lại khen tặng rằng đó là một công trình lớn lao phi thường. Trong chuyến viếng thăm Ấn độ, học giả hỏi đạo sư xrm liệu ông ta có xứng đáng được hưởng những danh dự đó không, thì được đạo sư hỏi: “Ông dùng phương tiện nào để viết: bút, máy chữ hay điện toán. Ông cho biết ông luôn sử dụng bút.

Đạo sư nói ngay: “Khi viết xong cuốn sách, ông có thường cám ơn cây bút mà ông đã dùng không?”

Đó là câu trả lời cho mỗi người chúng ta khi thấy mình làm được một việc lành nào.

Có nhiều đặc sủng khác nhau nhưng chỉ có một Thần Khí. Có nhiều việc phục vụ khác nhau, nhưng chỉ có một Đức Chúa. Có nhiều hoạt động khác nhau nhưng chỉ có một Thiên Chúa làm mọi sự trong mọi người (1Cr 12, 4-6).

Dầu trong thí dụ này Chúa Giêsu quở trách sự kiêu hãnh, cắt bỏ tất cả các công đức của việc làm thì trong nhiều dụ ngôn khác Chúa lại dạy cách quả quyết về những phần thưởng Ngài sẽ ban cho các đầy tớ trung thành, không phải Ngài bắt buộc phải làm, nhưng là chứng tỏ ân điển từ ái của Ngài.

Suy niệm của William Barclay