PDA

View Full Version : N - Những ngôn ngữ đang được khôi phục



Dan Lee
08-23-2010, 09:03 AM
NHỮNG NGÔN NGỮ ĐANG ĐƯỢC KHÔI PHỤC

Như chúng ta đã biết, có nhiều ngôn ngữ đã và đang dần biến mất. Có hơn sáu ngàn ngôn ngữ được sử dụng trên thế giới. Nhưng một ước đoán từ hai đến ba ngàn trong số chúng có thể bị mai một vào mười đến hai mươi năm sắp tới.

Những ngôn ngữ bị mai một vì nhiều lý do. Đôi khi một nền văn hóa đã đi vào quên lãng, và ngôn ngữ này cũng bị kéo theo số phận của nó. Có khi, chính phủ đã buộc người dân ngưng sử dụng một ngôn ngữ nào đó. Và đôi khi, một ngôn ngữ khác chế ngự một ngộn ngữ địa phương bằng việc đưa ra cách truyền đạt với thế giới rộng lớn hơn. Việc này không luôn hẳn là một sự việc tồi tệ. Đó là một điều bổ ích đối với con người để có thể thông tin với nhau, trao đổi văn hóa.

Nhưng khi một ngôn ngữ bị mai một, một cộng đồng cũng mất đi phần văn hóa quan trọng. Đây là lý do tại sao mà một số cộng đồng đang làm việc để bảo vệ và thậm chí khôi phục ngôn ngữ của họ.

Đây là trường hợp đối với ngôn ngữ Mãori của những thổ dân New Zealand. Những người Mãori đến New Zealand vào khoảng cách đây bảy trăm năm. Họ là những người đầu tiên định cư ở đó. Những người dân đầu tiên đến từ Quần đảo Polynesia, và ngôn ngữ Mãori tương tự những ngôn Polynesia khác.

Những người định cứ Anh quốc đến New Zeland cách đây hơn một trăm năm mươi năm. Họ đã ký những thỏa ước với những thủ lĩnh Mãori. Những thỏa ước này biến New Zealand trở thành một thuộc địa cùa Anh quốc. Hàng nhiều năm, chính phủ Anh quốc đã cai trị đất nước này. Tuy nhiên, ngày nay, New Zealand không còn là thuộc địa của Anh.

Suốt đến thế kỷ thứ mười chín, người Âu châu càng ngày đến càng nhiều. Người dân Mãori đã trở thành thiểu số ở những vùng quê riêng của họ. Trong lúc,ngôn ngữ của họ bắt đầu suy tàn – ít người dùng đến nó. Có nhiều lý do đối vối điều này. Người ta cần nói Anh ngữ để tham gia vào công việc thương mại và hành chính – nên người Mãori đã học và dùng tiếng Anh. Nhưng chính phủ đã cấm cản việc dùng ngôn ngử mã ori tring nhà trường. Những lý do của họ cũng có những hảo ý. Họ thấy điều này vì để giúp đỡ người Mã ori phát triển. Ở những quốc gia khác và vào những thời gian khác chính phủ đã cấm cản những ngôn ngữ địa phương vì đường lối cai trị dân chúng. TRong bất cứ trường hợp nào, hậu quả đều giống nhau. Khi chính phủ ấy cấn đoán một ngôn ngữ, ngôn ngữ đó thường bắt đầu dần biến mất. Nếu trẻ em không được dùng một ngôn ngữ nào đó, nó không thể được, nó không thể tồn tại. Vào những năm 1990, chỉ hai mươi phần trăm người mã ori còn nói tiếng Mã ori. Các nhà lãnh đạo Mã ori băn khoăn rằng ngôn ngữ này sẽ hoàn toàn biến mất.

Vì thế, các nhà lãnh đạo Mã ori đi đến hành động. Chính phủ New Zealand đã ngưng ngăn cấm việc dạy tiếng Mã ori trong nhà trường. Họ bắt đầu những chương trình giảng dạy cho trẻ em tiếng Mã ori. Hiện giờ những nhà trường đó chỉ dùng ngôn ngữ Mã ori. Nhiều học sinh học ngôn ngữ này, và những phong tục, tập quán Mã ori truyền thống. Khi trẻ em học một ngôn ngữ, ngôn ngữ ấy đang được chúng hồi sinh.

Ngày nay, cùng với Anh ngữ, ngôn ngữ Mã ori là ngôn ngữ chính thức của New Zealand. Đã có nhiều chính sách chính thức để bảo vệ ngôn ngữ này. Có người hiện diện để phiên dịch trong những cuộc họp chính phủ. Và có một đài truyền hình phát thanh bằng tiếng Mã ori. Số người nói tiếng Mã ori không còn giảm. Trong thực tế, hiện giờ nó đã tăng tới 23 phần trăm.

Có nhiều tô chức đang làm việc đề khôi phục những ngôn ngữ. Một vài tổ chức làm việc như một tổ chức dân tộc tính chẳng hạn như Mã ori. Mặt khác, như UNESCO, đã làm việc trên qiu mô toàn cầu với các chính phủ. Một tổ chức chú trọng đang làm việc trong lĩnh vực này là SIL. SIL là môt nhóm Ki-tô giáo. Nhưng nó không chỉ làm việc với cộng đồng Ki-tô giáo. Những nhân viên của SIL tin rằng bằng sự giúp đỡ người ta bảo vệ ngôn ngữ và văn hóa riêng, tức họ đang bảo vệ sự sáng tạo kỳ diệu của Thiên Chúa.

SIL ủng hộ công việc của những nhóm thổ dân trong việc khôi phục ngôn ngữ riêng của họ. Chẳng hạn, nó đã đào tạo và cổ vũ những người lãnh đạo địa phương và những nhà nghiên cứu. Nó giúp đõ họ phát triển những kế hoạch giáo dục cjho trẻ em và người lớn bao gồm việc dạy mọi người đọc và viết bằng ngôn ngữ riêng của mình.

Đây là những gì đang xảy ra trên đất nước Papua NewGuinea. Papua new Guinea có hơn tám trăm ngôn ngữ. Theo SIL, nó có nhiều ngôn ngữ hơn bất kỳ quốc gia nào trên thế giới. SIL đã hết sức chú trọng trong việc bảo vệ một số ngôn ngữ trong những ngôn ngữ này. Nhiều nhà nghiên cứu đã học những nhóm ngôn ngữ ở Papua New Guinea. Họ cũng đã làm việc với những người dân địa phương để phát triển những kế hoạch giáo dục.

Một điển hình là ngôn ngữ Abau. Ở Abau, SIL đặt trọng tâm vào việc đọc, viết tiếng mẹ đẻ. Điều này muốn nói rằng người ta đang học đọc và viết ở Abau bởi vì nó là ngôn ngữ chính. Tiến trình này bắt đầu với những trẻ em ở ba năm đầu cắp sách đến trường.

Nhưng những chương trình này không chỉ dành cho trẻ em. Trung tâm Đào tạo Abau (Abau Training Center) được thành lập vào năm 1994. Nó đào tạo những ngưởi với những công đòi hỏi nhiều kỹ năng – như sử dụng máy điện toàn hoặc bảo quản ngân sách trong kinh doanh. Tất cả ác lớp học này cũng dạy đọc và viết bằng tiếng Abau.

SIL đã bắt đầu những đề án này với sư ủng hô của cộng đồng Abau. Qua ATC, SIL đã đào tạo hơn một ngàn giáo viên, đang làm việc với hơn hai mươi trường họ. Công việc của SIL quả quan trọng. Nhưng với sự ủng hộ của cộng đồng Abau đã tao khả quan cho công việc này. Đây là cách mà ngôn ngữ này sẽ được khôi phục.

Một công việc nữa của SIL đang được tiến hành, một bản liệt kê hoàn hảo về tất cả nhựng ngôn ngữ của thế giới. Bản liệt kê này được gọi là “Ethnologue”. SIL xuất bản liệt kê này như một cuốn sách lớn. Nhưng bạn cũng có thể rìm nó trên internet. Ethnologue bao gồm những chi tiết như cách nói một ngôn ngữ mà nhiều người dùng, và chúng đang tồn tại ở những quốc gia nào. Những nhà nghiên cứu ethnologue cung cấp những thông tin cho cuốn sách này.

Ethnologue cung cấp những thông tin gái trị về mọi ngôn ngữ. Nhưng nó cũng giúp con người thấy được con số đáng ngạc nhiên về những ngôn ngữ khác nhau trên thế giới.

Jos. Tú Nạc, NMS