PDA

View Full Version : TA ĐÃ ĐẾN ĐỂ ĐƯA CÁC CON VỀ



Pages : [1] 2

Wahaha
08-02-2010, 09:08 PM
TA ĐÃ ĐẾN ĐỂ ĐƯA CÁC CON VỀ

http://static.scribd.com/profiles/images/apbayefe1ts45-full.jpg

Lời tựa
Cuốn sách này là một tổng hợp những đoạn văn trích dẫn từ nhiều bài thuyết giảng, những cuộc phỏng vấn và những buổi nói chuyện thân mật của Ngài Suma Ching Hai. Những đoạn trích dẫn từ những lời giảng trong nhiều năm qua, đã được một đệ tử thâu thập ghi chép lại. Lúc đầu chỉ là những đoạn dẫn chứng của Ngài mà cô ưa thích nhất, rồi sau đí đã trở thành một bộ sưu tập tài liệu. Cuốn sách đã được thành hình với sự giúp đỡ của nhiều đệ tử trong việc ghi chép và phiên dịch hàng chục bài thuyêt giảng. Qua sự kiên nhẫn, với tình thương hiến dâng, cùng sự hỗ trợ của các đệ tử và hồng ân của Ngài, tác phẩm này đã được giới thiệu đến quý vị.
Tất cả nội dung của cuốn sách này là những lời nguyên thủy của Ngài đã đươc thâu băng từng chữ một. Việc sửa chữa chỉ là để sắp xếp theo thứ tự từng đoạn, văn phạm và chấm câu trong các bản ghi chép mà thôi.
Bằng ngôn từ, một vị Minh Sư tại thế có thể làm sống lạo những trí huệ cổ xưa. Để tự nghiệm được những bài giảng này, người tầm đạo bị ảnh hưởng bởi mọi trình độ hiểu biết, vượt không gian và thời gian, vượt xa những quan niệm của trí óc. Những hàng minh sư thuộc loại này đã hoàn toàn ý thức được bản chất vô thượng bên trong, cống hiến một tấm gương hoàn hảo về những phẩm chất cao quý và thánh thiện trong mỗi người của chúng ta, một sự phản ánh của khuynh hướng tự làm thầy của chúng ta. Khi người ta câu thông được với hình ảnh hoàn mỹ này, đời sống họ bắt đầu thay đổi từ sự sợ hãi và hoài nghi chính mình, sang sự khoan dung và từ bi nhiều hơn, hy vọng và vui sướng nhiều hơn. Đây là một thể nghiệm mà hàng ngàn người đã có trước sự hiện diện của Ngài Suma Ching Hai. Ngài đã nói siêu vượt cả những triết lý tổng quát và thần thuyết, lamf vang dội Chân Lý đang nằm ngay trong tim của tất cả những người tầm đạo. Thứ kinh nghiệm này tự nó đã ở trên mọi ngôn từ, mà còn là một sự câu thông vô hình của tất cả chúng ta với Đấng vô cùng. Qua lời nói, ánh mắt và giọng nói của Ngài, người ta có thể nhận được sự gia trì vô biên và cảm hứng. Với sự giúp đỡ của Ngài cùng việc hành thiền pháp tu Quán Âm, người ta có thể mau chóng tiến bộ trên con đường đi đến hoàn toàn khai ngộ.
Nếu độc giả còn muốn nghiêm cứu thêm niềm hứng khởi bời một đoạn trích dẫn nào đó, có thể dùng những con số được ghi ở cuối mỗi đoạn tương ứng với số ghi trong bản mục lục ở cuối sách. Bản mục lục này là liệt kê những buổi thuyết giảng với đầy đủ địa điểm và thời gian. Những băng thâu thanh và thâu hình về các buổi giảng pháp đều có bán tại các trung tâm thiền trên toàn thế giới. Xem và nghe những băng này sẽ đưa người ta lại gần sự hiện diện của Ngài hơn. Hơn nữa, người tầm đạo thỉnh thoảng còn có diễm phúc hơn được tham dự một trong những buổi thuyết giảng của Ngài. Thường thường, Ngài được thỉnh mời đi thuyết pháp cho công chúng tại nhiều nơi trên thế giới, và những dịp quý báu này không nên bỏ qua. Vào nghe giảng đều luôn luôn miễn phí.
Sư Phụ Ching Hai nổi tiếng khắp trên thế giới về trí huệ, tính khôi hài, lòng khiêm tốn và sự từ bi sâu xa của Ngài. Ngài đã đi khắp nơi trên thế giới, cống hiến chính bản thân và thời gian của Ngài để chỉ dạy cho người khác rằng Chân Lý mà tất cả chúng ta đang tìm kiếm chẳng ở đâu xa. Khả năng đa văn hóa của Ngài (Ngài nói thông thạo năm ngôn ngữ) cho phép Ngài diễn đạt một Chân Lý vô thời đại qua hàng ngàn phương cách khác nhau, khiến mỗi người đều nhận được lời giải đáp cho họ, tùy theo nhu cầu của họ. Bằng cách thực hành mỗi ngày,một kỹ thuật thiển, không thuộc môn phái nào, gọi là pháp Quán Âm (quán tưởng dòng âm lưu nội tại), chúng ta có thể đạt được sự hiểu biết về niềm vui nội vĩ đại, lòng từ bi và ân điển thiên đàng được diễn tả trong kinh điển tôn giáo khắp thế giới. Ngoài kỹ thuật thiền thật giản dị, giáo lý sống động này còn có thể đem lại cho bất cứ ai thành tâm ước nguyện một khả năng có thể đem lại trạng thái thiền định vào trong mọi phần đời của họ. Nó cung ứng cho chúng ta một phương thức để có tình thương chân thật và hiểu biết đồng loại của chúng ta, để thi hành trác nhiệm của chúng ta trong xã hội trong khi vẫn giữ được tâm trí thanh thản, không bị ràng buộc, và là một phương cách tìm tự do giải thoát tại đây và bên trên thế giới này nữa.
Tất cả những điều này, Suma Ching Hai đã cống hiễn miễn phí và vô điều kiện cho những ai đang đi tìm Chân Lý. Cá nhân Ngài không nhận bất cứ một sự cũng dường nào, tất cả những lần thuyết giảng công khai đều miễn phí, và truyền dạy pháp Quán Âm cho bất cứ ai thực sự muốn phát triển tâm linh của họ. Ngài nói rằng một vị thầy tâm linh không bao giờ bắt học trò trả tiền cho những gì những người này vốn đã có. Ngài chỉ việc mở cánh cửa cho chúng ta thấy được trí huệ bên trong của mình và hướng dẫn chở chúng ta cho đến khi chúng ta hoàn toàn nhận thức được kho tanf bên trong của chúng ra.
Cầu chúc Chân Lý hướng dẫn quý vị trên con đường dẫn đến Đại Khai Ngộ.
Pamela Millar

Wahaha
08-02-2010, 09:11 PM
Lời giới thiệu


Mỗi con người, vào một lúc nào đó, đều thắc mắc về ý nghĩa sâu xa của cuộc đời. Hàng ngày chúng ta đã từng chứng kiến những đau khổ gây ra bởi sự vô minh của chúng ta, thường cảm thấy vô vọng không thay đổi được. Nhung chúng ta cũng được gia trì bằng những cái nhìn thoáng qua của nội tâm và sự sướng vui tạm thời đem lại niềm an ủi và hy vọng cho những linh hồn lạc lõng của chúng ta. Bất luận những thăng trầm và thay đổi của cuộc đời chúng ta thế nào, những câu hỏi này vẫn còn lập đi lập lại : “Tôi từ đâu tới? Mục đích của đời tôi là gỉ? Tôi có mặt ở đây để làm chi? Và sau khi chết tôi sẽ về đâu?”. Nếu chúng ta tìm kiếm câu trả lời cho những câu hỏi này, chúng ta sẽ mở của cho vô số các triết lý và sự tu hành khác nhau, có pháp này an toàn hơn pháp kia, có cách này nhanh hơn cách khác, tuy vậy không phải ai cũng có thể dễ dàng chọn lựa.
Nội việc tìm kiếm không thôi cũng như đi lang thang trên một con đường khúc khuỷu, không biết rẽ ngã nào. Vô số bảng chỉ ra nhiều lối khác nhau, khiến chúng ta bối rối và không ngừng tìm kiếm ở bên ngoài chúng ta. Chúng ta tìm giải thoát từ một sự khao khát không định nghĩa được, một khoảng trống bị chôn vùi đằng sau sự lãng quên của cuộc đời chúng ta. Nhưng đến một ngày chúng ta thấy mình đứng trước sự hiện diện của vị Minh Sư chân chính, chúng ta biết rằng cuộc tìm kiếm đã chấm dứt, bởi vì vị thầy tại thể này chứng minh cho chúng ta rằng việc hoàn toàn giải thoát và làm thầy chính mình có thể thực hiện được trong đời này và chúng ta chỉ cần nhận lấy, bởi vì nó là của chúng ta.
Khi chúng ta lấy đi tất cả những gì chia cách chúng ta với các thế giới xung quanh, chúng ta chỉ còn lại tình thương, và đó là bản chất thực sự của chúng ta. Một khi một vị Minh Sư tại thế giới thiệu cho chúng ta sự thánh thiện của chính mình, tất cả những hoán tưởng trước kia về lý lịch của ta bắt đầu tan biến và thay vì phải học thêm nữa, chúng ta bắt đầu khồn học nữa, buông bỏ những gì khồn cần thiết, những thói quen phủ định và cách suy nghĩ. Con đường bây giờ đã đặt trước mắt chúng ta trên hành trình trở về nguồn cội.
Khi người du lịch lạc đường, ông ta phải kiếm một điểm cao hơn để nhìn cho rõ. Ông càng lên cao, tầm nhìn càng rộng và càng rõ. Chẳng bao lâu ông khám phá ra cái bóng đen quái dị đã có lần làm ông muốn hóa đá, thực ra chỉ là một bụi cây tron vùng hoang dại! Cũng giống vậy, càng lên cao trong cuộc hành trình quay vào bên trong, chúng ta càng phát giác ra nhiều sự sợ hãi và những giới hạn giả tạo. Chúng ta học cách nhìn chúng và dẹp bỏ chúng đi như bỏ một tấm áo rách. Khi chúng ra gạt bỏ được cái dáng vẻ bề ngoài của chúng ta, chúng ta không còn thấy sự phân cách và cảm thấy đồng nhất thể với mọi người. Màu da và ngôn ngữ chúng ta nói tuy có khác, những sợ hãi nội tâm và mong mỏi đều giống như nhau. Bởi vậy khi chúng ra biệt được tự tánh, chúng ta có được sự thoải mái và hiểu biết cả bên trong lẫn siêu vượt bên ngoài chúng ta.
Nếu quý vị cảm thấy rằng mình đã sẵn sàng xuống tàu cho cuộc hành trình như vậy, thì cuốn sách này sẽ cung cấp cho quý vị một sự hướng dẫn vô giá và những gia trì rất cần thiết trong thời gian hiện tại. Sư Phụ Ching Hai đã dẫn giải một cách độc đáo nhiều câu hỏi thường được nêu lên bởi những người tầm đạo trên toàn thê giới. Ngài đã làm sáng tỏ những quan niệm thường bị hiểu lầm mà không quá đơn giản hóa chúng. Bộ sưu tập những giáo lý này của Ngài rất giống như một hướng dẫn viên cho quý vị đi tìm kiếm kho tàng của quý vị. Nó sẽ cung ứng cho quý vị một bản đồ tổng quát, báo trước những chướng ngại trước mắt, dạy quý vị cách tự đề phòng. Có Sư Phụ Chign Hai bên cạnh, chắc chắn quý vị sẽ tìm thấy đường về.
Xin Chúc quý vị một cuộc hành trình nhiều tốt đẹp.
Cầu xin sự an lành luôn ở cùng quý vị.
Sophie Lapaire

Wahaha
08-02-2010, 09:13 PM
Sơ lược Tiểu sử Suma Ching Hai


Sư Phụ Ching Hai sinh trưởng tại Âu Lạc. Phụ thân của Ngài là một đông y sĩ rất nổi tiếng. Ông thích nghiên cứu văn chương thế giới và đặc biệt rất yêu chuộng triết học, trong số đó, gồm cả Lão Tử và Trang Tử. Nhờ vậy Sư Phụ Ching Hai cũng được đọc qua những sách này từ khi còn thơ ấu. Ngoài ra Ngài còn đọc những sách triết lý của Đông và Tây phương trước khi Ngài vào tiểu học.
Từ thủa còn thơ, Sư Phụ Ching Hai đả biểu hiễn những đức tánh khác hẳn với những đứa trẻ khác. Trong khi những trẻ khác làm bài tập hay chơi đùa, thì Ngài lại đọc những sách văn chương triết lý. Việc này khiến cho thân phụ Ngài lưu tâm và có lần hỏi Ngài có hiểu những sách này chăng. Ngài trả lời rằng “Nếu con không hiểu, con đã không ham thích đọc”. Thân phụ Ngài vẫn quan tâm đến việc này, tuy nhiên vì Ngài bẩm sinh học hành rất xuất sắc nên cuối cùng ông đã hỗ trợ cho những ý thích khác thường của Ngài. Mặc dù song thân Ngài theo đạo Thiên Chúa giáo, nhưng không bao giờ chống lại Phật giáo. Bà nội của Ngài là một tín đồ Phật Giáo, Ngài rất thích quấn quýt bên bà để học hỏi kinh điển cùng lễ Phật. Nhờ vậy, Sư Phụ Ching Hai có một tầm nhìn phóng khoáng đối với tất cả các tôn giáo. Buổi sáng Ngài thường đến nhà thờ cầu nguyện, buổi chiều đi chùa và tối đến thì đi nghe giảng kinh. Điều này khiến Ngài có nhiều thắc mắc về tâm linh “Chúng ta từ đâu tới? Đời sống sau khi chết như thế nào? Tại sao lại có những cảnh ngộ khác nhau giữa con người với con người?”.
Trong thời kì chiến tranh, vì nơi Ngài ở thiếu bác sỹ và y tá, nên Ngài thường hay đến bệnh viện để giúp đỡ sau giờ tan học. Ngài tắm rửa cho bệnh nhân, đổ những đồ ô uế, và hết lòng an ủi những người đau khổ. Bạn bè của Ngài ở khắp nơi thường gọi Ngài là “Phật Sống” hay “Thánh Khôi Hài” vì Ngài hay nói chuyện vui và tử tế với mọi người.
Ngài rất thương yêu các loài vật và thường đem những con vật bị thương về nhà chăm sóc cho đến khi chúng bình phục rồi mới thả đi. Nếu thấy một con vật bị sát hại, Ngài thường rơi lệ và mong ước rằng Ngài có thể ngăn chặn được những đau khổ của trần gian. Từ nhỏ Ngài đã trường chay. Trong suốt cuộc sống của Ngài, Ngài thường tránh xa mỗi khi trông thấy cảnh con người sát hại súc vật để làm thực phẩm.
Khi còn thơ ấu, một chiêm tinh gia cho biết Ngài là một người khác thường, rất thông minh , coa tư cách và đạo đức siêu phàm. Ngài sẽ đạt khai ngộ, nhưng nếu ngài lập gia đình, Ngài sẽ có một cuộc sống tràn đầy hạnh phúc và phu quân Ngài là một người quý phái. Lời tiên đoán này đã được lập lại nhiều lần sau này vào những dịp khác nhau, tại nhiều quốc gia khác nhau.
Khi Sư Phụ Ching Hai rời bỏ gia đình để đi Hy Mã Lạp Sơn, mẹ của Ngài đã tới một ngôi chùa nổi tiếng linh thiêng để cầu nguyện. Bà đã chọn nơi mà Ngài Quán Thế Âm Bồ Tát thường hay mách bảo cho những người thành tâm. Bà được cho biết “Sư Phụ là một con người thật hiếm có và cao quý, triệu người không được một. Ngài tới thế giới này, cùng với Quán Âm Bồ Tát, để cứu độ chúng sanh đến bờ giải thoát.”
Ngài đã làm thông dịch viên tại Đức cho hội Hồng Thập Tự một thời gian. Ngoài ra Ngài còn tự nguyện dùng bỏ ra rất nhiều thời giờ, sức khỏe, và cuộc sống riêng tư để giúp đỡ người tỵ nạn Âu Lạc. Công việc tại hôi Hồng Thập Tự đã giúp cho Ngài biết đến thảm cảnh của những người tị nạn khắp nơi trên thế giới. Ngài liên tục chứng kiến những khổ đau tạo ra bởi chiến tranh, thiên tai và bệnh tật, và Ngài đã ý thức được sự bất lực của con người bình thường trong việc ngăn chặn sự khốn khổ của nhân loại. Điều này đã khiến Ngài càng thêm cương quyết tìm đến sự khai ngộ, vì Ngài đã hiểu rằng chỉ có khai ngộ mới có thể làm giảm bớt những đau khổ của con người. Cho nên, trong thời gian sống tại Âu châu, Ngài đã rất mực siêng năng tu thiền. Ngài đã tìm đến rất nhiều nhà tu hành để học hỏi và nghiên cứu thêm kinh điển, nhưng Ngài cảm thấy không hiệu quả; hơn nữa Ngài cũng không có được những thể nghiệm tâm linh mà Ngài đã đọc được trong các kinh điển,cũng không đạt được trạng thái khai ngộ. Điều này làm Ngài hết sức thất vọng.
Sư Phụ Ching Hai vốn có một cái nhìn rộng rãi về các tôn giáo. Ngài thường dùng những lời giảng dạy của Chúa Giê Su, Đức Phật, Lão Tử và các triết lý khác nhau để chứng minh rằng chân lý chỉ là một và tất cả các Đấng Cứu Thế đều dạy cùng một chân lý. Ngài thường giải thích sự khác biệt giữa các quan niệm tôn giáo sở dĩ có là do sụ khác biệt về tư tưởng của nhiều người khác nhau, tại nhiều quốc gia khác nhau trong những thời đại khác nhau.
Khi sống tại Đức, Ngài đã kết hôn với một bác sỹ người Đức có hai bằng tiến sĩ. Phu quân của Ngài là một người đầy lòng nhân ái, biết lo lắng và giúp đỡ. Ông cũng trường chay, thường hay đi hành hương với Ngài, và cũng rất hỗ trợ Ngài trong những công tác từ thiện. Tuy nhiên, Ngài vẫn cảm thấy cần phải rời bỏ cuộc hôn nhân của mình để theo đuổi con đường tu hành. Ngài đã thảo luận vấn đề này rất nhiều lần với phu quân cho đến khi ông hoàn toàn đồng ý về sự ra đi của Ngài. Đây là một quyết định cực kì khó khăn cho cả hai người, nhưng Ngài đã quyết định hi sinh để di tìm ánh sáng chân lý.
Sau khi từ bỏ gia đình, Sư Phụ Ching Hai quyết định tìm kiếm một phương pháp hoàn mỹ để đạt giải thoát ngay trong kiếp sống này. Nhưng không một vị thầy nào của Ngài lúc đó biết về Pháp Môn này. Ngài du hành và sau nhiều năm tìm kiếm khắp nơi, Ngài đã tìm được một vị Chân Sư tại Hy Mã Lạp Sơn và được truyền Pháp Môn Quán Âm và lực lượng tối thượng như trong Kinh Lăng Nghiêm đã ghi. Sau một thời gian tu hành pháp Quán Âm, Ngài đã hoàn toàn khai ngộ, tuy nhiên Ngài vẫn tiếp tục ẩn dật tại núi Hy Mã Lạp Sơn một thời gian, tiếp tục tu hành.
Sau đó Sư Phụ Ching Hai đến Formosa. Có một đêm, trong lúc mưa to gió lớn, Ngài đang ngồi thiền trogn một căn phòng ở đằng sau một ngôi chùa, thì có một nhóm người đến gõ cửa phòng Ngài. Khi Sư Phụ hỏi tại sao họ đến đây, những người này trả lời rằng: “Thượng Đế từ bi đã đáp lời khẩn cầu của chúng con và cho chúng con biết về Ngài, nói rằng Ngài là một vị Đại Minh Sư, chúng con cầu xin Ngài chỉ cho chúng con phương pháp tu giải thoát”. Sư Phụ tìm cách cho họ đi nhưng họ không chịu. Cuối cùng cảm động vì sự thành tâm và hi sinh của họ nên Sư Phụ đã chấp nhận truyền Tâm Ấn cho họ sau khi họ đã tịnh hóa thân khẩu ý được vài tháng và phat nguyện trường chay.
Với bản tính e thẹn, Sư Phụ Ching Hai không tìm kiếm học trò để dạy. Thật ra, Ngài đã lảng tránh khi mọi người tìm kiếm Ngài. Việc này đã xảy ra tại Ấn Độ, tại Đức, tại Formosa, và tại Hoa Kỳ trong thời gian Ngài sống khiêm tốn trong một ngôi chùa nhỏ. Khi Ngài “bị tìm thấy” lần thứ ba tại Formosa, Ngài ý thức được rằng Ngài không thể chạy trốn khỏi số mệnh đã an bày. Ngài bắt đầu chia sẻ với những người muốn nghe lời giảng về Chân Lý của Ngài, và Ngài bắt đầu truyền Tâm Ấn cho những người thành tâm muốn theo học Pháp Môn Quán Âm.
Việc làm của Sư Phụ Ching Hai bắt đầu được truyền khẩu từ một nhóm nhỏ đầu tiên đó tại Formosa, sau đó đã lan tràn tới hàng trăm ngàn người khác. Đa số những buổi truyền Tâm Ấn được tổ chức tại Formosa bởi vì đó là nơi Ngài cư ngụ lâu dài nhất. Trong những năm gần đây, Ngài thường đi hoằng pháp khắp Á Châu, Hoa Kỳ, Châu Mỹ La Tinh, Úc, Gia Nã Đại, Mễ Tây Cơ và Âu Châu. Nhiều người thuộc mọi thành phần, mọi tôn giáo khác nhau đã tiến bộ rất nhiều về tâm linh nhờ sự giúp đỡ của Ngài. Mặc dù không có một tổ chức chính thức nào để truyền bá giáo lý của Ngài, các bạn bè và đệ tử ở khắp nơi trên thế giới luôn luôn sẵn sàng giúp đỡ những người khác theo học với vị thầy khả kính của mình.
Ngoài việc giúp đỡ vô số người qua việc giảng dạy và truyền Tâm Ấn, Sư Phụ Ching Hai còn dùng lực lượng vô biên của Ngài để giúp những người đang đau khổ hay thiếu thốn. Trong những năm gần đây, những nỗ lực đầy tình người của Ngài đã làm cảm động hàng triệu trái tim khắp nơi trên thế giới. Sư Phụ không phân biệt sự đau khổ gâu ra bởi vô minh, vật chất hay hoàn cảnh. Bất cứ nơi nào có thống khổ là Ngài cứu giúp.
Một số sinh hoạt đầy từ ái của Sư Phụ Ching Hai trong những năm gần đây bao gồm sự trợ giúp cho những người vô gia cư tại khắp nơi trên Hoa Kỳ, nạn nhân hỏa hoạn tại miền Nam California, nạn nhân bão lụt tại miền Trung Tây Hoa Kỳ, Trung ương và miền Đông Trung Hoa Lục Địa, Mã Lai Á, Âu Lạc, Hà Lan, Bỉ, và Pháp; những người già kém may mắn tại Bỉ; những người không có nơi ăn chốn ở vì núi lửa Pinatubo tại Phi Luật Tân; những nạn nhân miền bắc Thái Lan; những người nghèo khổ tại Formosa và Tân Gia Ba; những người phong cùi tại Molokai, Hạ Uy Di, cộng đồng tu hành tại Ấn Độ, Đức và Uganda; gia đình những trẻ em bị bệnh tâm thần tại Hạ Uy Di; nạn nhân động đất tại Los Angeles; cựu quân nhân của Hoa Kỳ; trẻ mồ côi tại Âu Lạc; các viện nghiên cứu bệnh AIDS và ung thư tại Hoa Kỳ; và nhiều cơ quan đoàn thể khác. Vì việc làm của Ngài luôn luôn tiếp diễn, lẽ dĩ nhiên chúng tôi xin đề cập thêm những nỗ lực không ngừng nghỉ của Ngài trong việc cứu giúp những người tỵ nạn Âu Lạc, về cả hai mặt bên trong lẫn bên ngoài trại tỵ nạn.
Mặc dù Ngài không mong cầu một sự tri ân nào, Sư Phụ Ching Hai đã được tưởng thưởng và vinh danh về nhưng việc làm nhân đạo của Ngài bởi các viên chức chính phủ khắp thế giới. Thí dụ, ngày 25 tháng 10, 1993 được ông thị trưởng thành phố Hạ Uy Di tuyên dương là Ngày Suma Ching Hai. Tương tự như vậy, ngày 22 tháng 2, 1994, các thống đốc tiểu bang Illinois, Iowa, Wisconsin, Kansas, Misouri va Minesota cũng đồng tuyên dương là Ngày Suma Ching Hai. Văn thư chúc mừng được nhiều chính phủ thế giới gửi tới buổi lễ tại Chicago, trong số đó có văn thư của tổng thống Clinton, và của cựu tổng thống Bush, và Reagan. Ngài còn được mang tước hiệu "Công Dân Danh Dự Hoa Kỳ".
Trong những năm gần đây, Sư Phụ Ching Hai đã dốc tâm sáng tạo để diễn đạt nét đẹp mà Ngài đang hưởng thụ từ nội tâm. Những sáng tác này bao gồm hội họa, trang trí trên quạt, trang trí nội thất, vườn, vẽ kiểu y phục, thơ, hòa nhạc và bài ca. Nhiều tác phẩm trong số các sáng tác này được dùng vào việc gây quỹ cho các việc làm từ thiện.
Sư Phụ Ching Hai nói rằng không phải lúc nào Ngài cũng khai ngộ. Ngài sống một cuộc sống bình thường của người thế tục, và hiểu những khó khăn, những phiền toái, những đam mê, yêu thích và nghi ngờ của chúng ta từ những kinh nghiệm của bản thân Ngài. Ngài biết Niết Bàn của Phật và biết cách để tới đó. Nhiệm vụ duy nhất của Ngài trong cuộc đời này là giúp chúng ta từ trong sự đau khổ, hoang mang của trạng thái chưa thức tỉnh đi tới sự Chân Phúc, hoàn toàn giác ngộ về Thượng Đế. Nếu chúng ta đã chuẩn bị xong, Ngài sẽ đưa chúng ta về nhà.
Sư Phụ Ching Hai có nhiều buổi thuyết pháp cho các đệ tử tùy theo trình độ và văn hóa của họ, bất kể họ là tín đồ Thiên Chúa giáo, Hồi giáo, Phật giáo, hay Lão giáo, v.v... Ngài nói được tiếng Anh, Pháp, Đức, Trung Hoa và Âu Lạc. Những ai muốn họ và tu theo pháp môn Quán Âm đều được hoan nghênh đến thọ pháp với Ngài. Các buổi thuyết giảng và truyền Tâm Ấn của Ngài đều miễn phí.

Wahaha
08-03-2010, 12:46 AM
Đời Sống Ở Địa Cầu
Cuộc đời của chúng ta giống như một giấc mộng mà chúng ta chưa hổi tỉnh và khi tâm linh của chúng ta tỉnh thức, chúng ta sẽ tìm ra chân tánh dù chúng ta đã say ngủ bao nhiêu năm rồi. Trong tiến trình khai ngộ, chúng ta đi vào nhiều tầng lớp ý thức cao hơn, chúng ta nhìn cuộc đời theo một góc cạnh khác. Mọi việc xảy ra một cách chớp nhoáng, tự nhiên và không như bi kịch. Cũng như trong phim, nếu có người chết chúng ta biết đó chỉ là một cuốn phim mà thôi.
Tất cả chúng ta đều là những tài tử và thế giới này là một sân khấu vĩ đại chúng ta đã thủ diễn nhiều vai trò khác nhau từ đời này sang đời khác, có lúc làm chồng, có lúc làm vợ, có lúc làm tổng trưởng, hoàng hậu, và có khi chúng ta đóng vai tuồng tệ hại hơn. Vì không biết là chúng ta chỉ đóng tuồng nên đôi khi chúng ta tự hỏi tại sao chúng ta phải đóng những vai trò này, tại sao người kia ngự trên ngai vàng còn tôi chỉ là một thợ ký. Những người đã tỉnh ngộ đều biết rằng thế giới này chỉ là một sân khấu cho chúng ta học hỏi, để thỏa mãn những mong muốn, đòi hỏi và để chúng ta tiến gần đến sự hoàn mỹ hơn.16
"Hầu hết chúng ta đều sống một cách không trọn vẹn, không đầy đủ hạnh phúc và trí huệ. Có nhiều tầng lớp tồn tại khác nhau mà tầng thứ nhất là thế giới vật chất. Đa số chúng ta sống ở thế giới này mục đích chính là theo đuổi những thú vui của xác thịt, hưởng thụ ăn uống, ngủ nghỉ và có đủ loại vui sướng vật chất và chúng ta cũng có khuynh hướng lười biếng nữa. Chúng ta làm việc là chỉ vì phải nuôi thân nhưng chúng ta không để cả tâm hồn và lý tưởng vào việc làm. Chúng ta chỉ làm việc khi việc làm đó liên quan đến sự an sinh của riêng chúng ta mà thôi, và thật khó cho chúng ta làm việc để phục vụ toàn thể nhân loại.
Thế giới thứ hai gọi là thế giới của tình cảm. Những người sống ở thế giới này có ý lực rất mạnh. Chúng ta gọi họ là những nhà độc tài, chuyên chế, lúc nào họ cũng tự cho là họ đúng và nghĩ rằng người khác phải làm theo họ. Những nhà độc tài hay những người được gọi là vĩ nhân, cầm đầu các phong trào cực đoan thuộc thế giới này. Ngay khi cả họ là người có ý định tốt, nhưng khi đi lầm đường, họ vẫn không chịu nhận lỗi và sửa chữa lại hoàn cảnh. Vì thiếu sự uyển chuyển, những người này cũng có thể tạo ra những nguy hiểm.
Ở thế giới thứ ba, chúng ta sống trong trí thức,chúng ta sống bằng đầu óc vật chất, mà Sư Phụ rất tiếc phải nói ra, nó chỉ là một bộ máy điện tử tuyệt vời, có thể thâu nhận mọi thứ và phân loại ra, không cần sự thông minh và phán xét nào. Nhưng không có trí thức của linh hồn, đầu óc này chỉ có một cái máy tự động. Những người sống ở thế giới này thường tự khép kín họ lại trong những bất cứ lý tưởng nào. Họ bị kẹt ở chỗ nào đó, không màng đến những gì đang xảy ra bên ngoài, không có ý muốn thay đổi thế giới tốt đẹp hơn hay thay đổi chính họ. Họ nghĩ rằng họ đã hoàn mỹ và nhiều người lầm lẫn trình độ này với đẳng cấp khai ngộ.
Thế giới tiếp theo là thế giới của linh hồn, của sự nhận thức tự tánh, bởi vì chúng ta nhận biết chúng ta có linh hồn. Chúng ta biết chúng ta tức là linh hồn của chúng ta là nguồn gốc của mọi sự sung sướng, cảm hứng, chúng ta và linh hồn là một và chúng ta biết chúng ta không phải là thân thể. Chúng ta sẽ cố gắng phục vụ thế giới và giúp chính mình. Nhưng đây chưa phải là đẳng cấp cao nhất vì chúng ta vẫn còn ngã chấp và ngã chấp này biết sức mạnh của nó. Ngay cả khi chúng ta nói: "Ta và Cha ta là Một", đã là hai rồi, vẫn còn đông quá!(cười).
Sau đó là đẳng cấp của Thượng Đế là ý thức của Thượng Đế và sự nhận thức. Thượng Đế không là ai cả mà chính là chúng ta. Trong khi ở đẳng cấp dưới, chúng ta vẫn tách rời mình với Thượng Đế. Khó mà giải thích dễ dàng, nhưng ở đẳng cấp này, lần đầu tiên chúng ta làm mà không cần suy nghĩ, không biết là mình đang làm gì. Chúng ta là người chủ động mọi việc mà không bị nghiệp chướng. Đây là đẳng cấp mà Chúa Giê Su đã mô tả khi Ngài nói 'Không phải ta mà chính là Cha ta đang làm.' "27

Wahaha
08-03-2010, 12:48 AM
Mục đích của chúng ta ở Địa cầu
"Mỗi chúng ta có được đời sống này với một mục đích duy nhất là để nhận thức Thượng Đế. Nếu chúng ta bỏ quên sứ mạng này, chúng ta sẽ không bao giờ cảm thấy hạnh phúc trong cuộc đời hiện tại cũng như trong nhiều kiếp khác. Thành thật mà nói, đây là nguyên nhân sự đau khổ của nhân loại, không có lý do nào khác. Nếu chúng ta biết được chúng ta đã cực nhọc trong bụng me, chúng ta ăn năn như thế nào về lỗi lầm trong những đời quá khứ, và chúng ta đã hứa với Thượng Đế sẽ sử dụng cuộc đời hiện tại để phục vụ Ngài như thế nào cho có ý nghĩa hơn trước khi chúng ta được sanh ra, thì chúng ta sẽ không bỏ phí một giây phút nào để nghĩ đến điều gì khác ngoài việc cố gắng trong mỗi lúc nhàn rỗi để nhận thức ra Thượng Đế.
Nhưng ngay từ lúc chào đời, chúng ta đã quên hết tất cả. Bởi vì luật của thế giới vật chất là làm cho chúng ta quên hết đi, cho nên cần phải có Minh Sư đến để nhắc nhở chúng ta hoài hoài cho đến khi chúng ta nhớ lại những điều chúng ta đã hứa với Thượng Đế lúc còn trong bụng mẹ. Đầu óc chúng ta có thể quên nhưng linh hồn, trí huệ của chúng ta sẽ nhớ"31.
"Bởi vì Thượng Đế muốn gia trì Địa cầu này qua chúng ta, chúng ta xuống thế giới này để làm nối kết giữa Thiên Đàng và Trái Đất. Nhưng vì chúng ta đã kiệt lực và mệt mỏi từ lâu nên chúng ta quên đi sứ mạng cao cả này. Cho nên lâu lâu lại có Minh Sư đến thế giới này để nhắc nhở chúng ta về chân tánh của mình. Đó là lí do chúng ta hiện diện ở Trái Đất này."50
"Khi chúng ta thực hành tinh tấn pháp thiền được chỉ dạy trong buổi truyền Tâm Ấn, chúng ta sẽ đạt được quân bình giữa Thiên Đàng và Trái Đất, chúng ta có thể tiếp tục thực hiện bổn phận của mình ở thế giới này, đồng thời cũng có thể nhận ra Thiên Quốc. Mỗi chúng ta có một nhiệm vụ khác nhau ở Địa cầu này, chúng ta phải cố gắng hoàn toàn càng nhiều càng tốt. Tuy nhiên bổn phận chính yếu của chúng ta là gia trì thế giới này thành Thiên Đàng để cho mọi sinh vật có thể sống hạnh phúc và tiến hóa từng bước một trên con đường tâm linh. Nói một cách khác là chúng ta góp phần vào sự thăng hoa vũ trụ, chúng ta phải giác ngộ, phải biết sử dụng lực lượng Thượng Đế bên trong chúng ta. Vì lí do này mà chúng ta phải thọ Tâm Ấn để tức khắc đạt được sự khai ngộ, để được ban cho lực lượng mà chúng ta có thể sử dụng trực tiếp, để phục vụ thế giới này cho tốt nhất. Nếu chúng ta chỉ phát triển và khám phá những khả năng của thân thể hay sức mạnh vật chất để cống hiến cho thế giới này thì chưa đủ cho nên thế giới ngày nay vẫn còn ở trong tình trạng hiện tại, mặc dù nhân loại đang ước ao thế giới được tốt đẹp hơn và tiến bộ hơn. Đây là lúc chúng ta phải tìm lại khả năng vĩ đại bên trong chúng ta càng sớm cang tốt, để cho cuộc sống của chúng ta trên Địa cầu sẽ được thay đổi tốt hơn, và để cho thế hệ mai sau được trưởng thành trong môi trường tốt đẹp hơn. Khi chúng ta nhìn thấy tình trạng khốn khổ hiện nay trên thế giới, chúng ta nên hiểu một cách rõ ràng về sự tối cần thiết của "Tức khắc khai ngộ", điều này không phải chỉ lợi ích cho chính chúng ta và thế hệ chúng ta không thôi mà còn là di tặng quý báu nhất mà chúng ta để lại cho mai sau. Đây mới đúng là hành động của tình thương."52

Wahaha
08-03-2010, 06:35 PM
Tương lai trong tay chúng ta


"Mọi người cứ lo sợ về ngày tận thế. Thật ra có vài người tiên đoán về vấn đề này làm cho nhiều người lo lắng. Nhưng nếu thế giới này có ngày tận thế đi nữa, những người khai ngộ cũng không bận tâm, bởi vì họ biết bởi vì thế giới này là thế nào và một ngày nào đó nó sẽ bị mất đi. Nhưng đời sống vĩnh cửu luôn tiến hóa và không có gì ảnh hưởng nó được. Chúng ra là đời sống bất tử, trí huệ là tài sản của chúng ta, tình thương là bản chất của chúng ta, không thể hủy diệt bằng bất cứ loại bom nào cả. Nó không bị giới hạn không gian và thời gian. Cho nên những vị Minh Sư khi truyền Tâm Ấn cho đệ tử cũng không bị giới hạn không gian và thời gian. Minh Sư không phải lúc nào cũng ở gần bên các đệ tử nhưng họ vẫn có thể giúp đỡ và gia trì. Những người đệ tử này sẽ tiến bộ dần để trở thành Minh Sư và cũng có thể làm được những điều giống như vậy."
"Trong thời đại nhiều gian khổ và tai ương này, chúng ta vẫn có thể còn nhiều hy vọng, bởi vì Thượng Đế đã chỉ thị cho nhiều Thánh nhân xuống thế giới chúng ta với cùng một thông điệp. Họ đều khuyên bảo chúng ta nên tìm Thiên Quốc bên trong trước rồi mọi việc sẽ được an bài. Bình thường chúng ta hay giải quyết bên ngoài trước bằng khả năng của mình. Chúng ta cố gắng điều khiển vũ trụ, nhưng thường thì chúng ta hay bị thất vọng. Một nhà chính trị lỗi lạc nhất cũng chỉ có thể thỏa mãn ước vọng của mình của quần chúng một cách tạm thời, đem lại cho họ một vài sự thoải mái vật chất. Chúng ta không thể quán xuyến cả thế giới chỉ với những khéo léo chính trị hay bất cứ khả năng nào khác. Đó là vấn đề. Cho dù ý định của chúng ta tốt đẹp thế nào, trước hết, chugns ta cũng phải tìm Thiên Quốc bên trong, tìm lực lượng tối thượng trong mỗi chúng ta và để có thể câu thông với lực lượng này. Cho nên chúng ta nghe nói: "Con người được tạo ra theo hình dáng của Thượng Đế" Hình tướng không có nghĩa là khuôn mặt, thân thể hay cách sống. Đó là hình tướng của lực lượng vô hình mà từ đó chúng ta đã được tạo ra."
"Dù chúng ta đã khai ngộ rồi cũng không thể thay đổi thế giới này nhiều được. Chúng ta chỉ có thể dùng lý luận để con người thay đổi chính họ. Cho nên chúng ta phải bắt đầu từ chính mình, chúng ta không thể ngồi chờ phép lạ xảy ra. Không ai có thể thay đổi thế giới này được, cả ngìn vị Phật hay cả triệu Chúa Giê Su cũng không thể làm được. Nếu được họ đã làm rồi. Phép màu không thể dùng được trong trường hợp này vì có liên hệ đến nhân quả. Chúng ta phải tự sửa chữa, chúng ra phải tự tắm rửa. Vị Bác sĩ tài giỏi nhất cũng chỉ có thể cho chúng ta thuốc nhưng mà không thể uống thuốc dùm cho chúng ta được."
"Thay vì giết hại lẫn nhau để sống, chúng ta có thể cứu vớt thế giới này. Chúng ta phải tự xây dựng cuộc đời, sống đạo đức, ăn chay, tự trau dồi thể xác và tâm linh, Lập tức chúng ta sẽ có kết quả. Thế giới của chúng ta sẽ được thay đổi tức thời! Nếu mỗi chúng ta chồng cây thay vì chặt bỏ đi, thì không bao lâu chúng ta sẽ được cứu vớt. Trong vòng mười năm, thế giới sẽ thay đổi, Không còn vấn đề gì nữa. Thật ra chúng ta vẫn còn hy vọng, nhưng mọi người phải biết hợp tác với nhau.
Cho nên Sư Phụ hy vọng rằng con người trên thế giới sớm thức tỉnh. Sư Phụ ước mong quý vị sẽ truyền bá thông điệp này đến mọi người, hãy cùng nhau bảo trì địa cầu này, nếu không chúng ta sẽ phải làm gì khác? Thiên đàng chỉ chứa những người đạo đức. Nếu trái đất không hiện hữu nữa, những người không có đạo đức lắm sẽ đi đâu? Cho nên chúng ta phải cố gắng một chút vì những người này. Địa cầu là một hành tinh quý giá. Nếu Thượng Đế trừng phạt, hủy diệt nó đi thì chúng ta không thể làm gì khác ngoại trừ tuân theo ý muốn của Ngài. Nhưng nếu địa cầu vẫn cần được cứu rỗi thì chúng ta vẫn phải làm điều này. Vì thế giới này là một trường học rất tốt, mà nhiều linh hồn có thể đến để học hỏi và tiến hóa."
"Chúng ta là những người làm việc cùng với Thượng Đế. Chúng ta chưa đạt thành trí huệ như ngài cho nên chúng ta phải tôn trọng kế hoạch và thiết kế của Ngài bởi vì ngài là một 'Ông chủ tối cao'. Ngài biết phải giữ cái gì, bỏ cái gì, sửa chữa cái gì, hủy diệt cái gì. Ngay cả khi Ngài tiêu diệt vật gì, Ngài có thể tạo ra nó trở lại; nhưng khi chúng ta hủy diệt vật gì chúng ta không thể tạo ra vật đó nữa. Đó là vấn đề. Bởi vì chúng ta chưa có đủ trí huệ và lực lượng. Một ngày nào chúng ta đạt được đẳng cấp 'Nhận thức của Thượng Đế', lúc đó chúng ta mới có thể nói đến hủy diệt hay tạo dựng bằng chính khả năng của chúng ta."20
"Thượng Đế đúng ra chỉ ban cho chúng ta sự an ổn. Nếu như lúc này Ngài chỉ cho chúng ta đau khổ , đó là để nhắc nhở chúng ta phải tìm về nơi an toàn, về Thiên Quốc của Ngài. Khi nào chúng ta quên Ngài, Ngài sẽ nhắc nhở chúng ta. Ngài sẽ nhắc nhở một cách dịu dàng trước, nếu chúng ta vẫn không nghe theo những lời khuyên nhủ nhẹ nhàng này, ngài sẽ nhắc nhở một cách mạnh bạo hơn cho đến khi Ngài phải thúc giục thật mạnh. Cho nên hiện giờ nếu quý vị chưa bị thúc giục gì lắm thì xin quý vị đừng chờ đến khi Ngài nhắc nhở một cách mãnh liệt hơn. Và nếu Ngài đã thúc quý vị mạnh rồi thì xin quý vị hãy mau tìm về Thiên Quốc của Ngài để tận hưởng những tiện nghi Ngài đã dành sẵn bên trong."

Wahaha
08-04-2010, 07:23 PM
V: Có người cho rằng họ nhìn thấy tai họa khủng khiếp đang sắp xảy ra ở thế giới này, và hàng triệu người sẽ bị chết. Điều này đúng không? Ý kiến của Sư Phụ ra sao?
Đ: Điều này sẽ trở thành sự thật nếu những người ở thế giới này không thức tỉnh và dùng lực lượng cứu rỗi bên trong. Thượng Đế đã ban cho chúng ta lực lượng cứu sanh nhưng hầu hết chúng ta đều không dùng đến. Dĩ nhiên mọi vật được sáng tạo ra sẽ bị tiêu diệt theo một thời gian. Nếu chúng ta không có đủ lực lượng sáng tạo để cứu vãn thì nó sẽ bị tiêu diệt. Cũng như một căn nhà được xây lên, nếu chúng ta không sửa chữa nó, mặc dù chúng ta có đủ dụng cụ trong nhà, sơn và vật dụng, nhưng nếu chúng ta không dùng đến, căn nhà này sẽ bị đổ nát và hư hại. Ngay cả trong trường hợp căn nhà chúng ta bị hư hại hay sập đổ, chúng ta có lối thoát khi khẩn cấp. Nếu chúng ta không biết đến và không dùng đến thì đương nhiên chúng ta gặp nguy hiểm. Vì vậy Sư Phụ muốn dành cơ hội này để ít ra quý vị cũng có thể tự cứu chính mình nếu có chuyện như vậy xẩy ra. Nhưng có bao nhiêu người nghe theo Sư Phụ đâu? Vấn đề này rất đơn giản và vô điều kiện. Quý vị chỉ cần ngồi yên thoải mái như lúc ngủ, tất cả lực lượng sẽ đến với quý vị, tất cả những kiến thức tiềm tàng trong quá khứ sẽ đến với quý vị, tất cả những tài năng trong cuộc sống sẽ đến với quý vị, thật đơn giản như vậy.
Nhưng có bao nhiêu người hiểu được điều này? Quý vị lúc nào cũng hỏi Sư Phụ về ngày tận thế. Khi chúng ta chết, đối với chúng ta, thế giới này đã là tận cùng. Cho nên chúng ta phải tự cứu vớt linh hồn chúng ta, và nếu muốn cứu cả thế giới, chúng ta phải đóng góp bằng lực lượng của chúng ta, lực lượng tối cao mà chúng ta có. Chúng ta phải tìm lại lực lượng này và sử dụng nó, ngoài chúng ta ra còn ai có thể làm được việc này? Thiên nhân có thế giới riêng của họ, có bổn phận mà họ phải làm, Chúa Giê Su cũng đang giảng dạy ở thế giới khác, một nơi tiến hóa hơn địa cầu này. Phật cũng đến cảnh giới của Phật và có công việc riêng của Ngài. Chỉ có chúng ta ở đây để tự cứu mình. Nếu quý vị lo sợ tai ương, thì nên khai ngộ, sửa chữa căn nhà của quý vị, cứu vãn thế giới này đến trình độ đạo đức cao hơn, thành một hành tinh tươi sáng hơn. Lúc đó tai ương sẽ không giáng xuống chúng ta nữa. Nếu không, dù không biết gì về tương lai, Sư Phụ cũng có thể nói là có, việc gì cũng có thể xảy ra. Nếu thế giới này trở nên tồi tệ, không đáng để ở, thì Thượng Đế sẽ hủy diệt nó và tạo ra một thế giới khác.
V:Làm cách nào để một người khai ngộ sống trong xã hội đầy xung đột có thể giúp giải quyết những xung đột?
Đ: Rất khó. Chúng ta chỉ có thể tự xóa tan xung đột trong chính chúng ta. Nếu tất cả mọi người đều có thể làm việc này thì sẽ không còn xung đột gì để hóa giải. Cho nên, dù chúa Giê Su rất tài, Đức Phật cũng rất vĩ đại, họ cũng đã không thể hóa giải được những chiến tranh xung đột trong ngay cả quốc gia của họ, đôi khi những tai họa này cũng ảnh hưởng đến cuộc sống của họ. Tâm của đa số con người trên thế giới không bình an và không khai ngộ. Cho nên, khai ngộ là yếu tố cần thiết nhất cho bất cứ bệnh tật nào trên thế giới, chiến tranh hay bất cứ sự xung đột nào ngoài ra nó không có vấn đề nào cần thiết cả.
V: Sư Phụ, tôi không biết rõ là phải nên làm gì khi thấy nhiều quốc gia bị chiến tranh, bị xâm lấn, phụ nữ và trẻ em bị hành hạ tra tấn. Ngài có điều gì để chỉ bảo cho tôi?
Đ: Câu hỏi của quý vị là những người có lòng quan tâm lo lắng cho những người khác. Nhưng chúng ta không thể cứu vãn vấn đề này nếu người ta không biết tự cứu họ. Quý vị biết luật nhân quả mà. Giả sử quý vị thành công trong việc bảo vẹ những phụ nữ, giết chết những kẻ giết người. Làm sao quý vị có thể làm điều này cho toàn thế giới? Có khi những người vô tội không phải lúc nào cũng trong sạch như quý vị nghĩ và những kẻ giết người không phải chỉ riêng họ có lỗi. Cả xã hội, cả thế giới phải chịu trách nhiệm chung. Cho nên chúng ta phải biết nên làm gì? Quý vị có thể bỏ tù người này, nhưng người khác lại phạm tội. Quý vị không thể thay đổi toàn thế giới nếu người của thế giới không muốn tự thay đổi. Dù sao chăng nữa, chúng ta cũng phải cố gắng. Cho nên nhiều Minh Sư đã không quản ngại nguy hiểm đến tánh mạng, khuyên bảo mọi người nên tự sửa đổi. Tạo sao quý vị không hợp với họ thắp nên một ngọn đuốc thay vì ngồi đó tiếc nuối? Phải hành động! Có thể quý vị cứu giúp 10 người, anh kia có thể cứu 20, từ từ chúng ta sẽ có thể cứu được toàn thế giới. Không còn cách nào khác để thay đổi con người, nhưng chúng ta phải khuyên xã hội thay đổi cách sống. Không phải chỉ thay đổi những nạn nhân không thôi mà phải thay đổi toàn xã hội. Nếu chúng ta không thể xóa tan đau khổ cho toàn thế giới, ít ra chúng ta cũng có thể làm giảm đau khổ cho toàn thế giới, ít ra chúng ta cũng có thể làm giảm đau khổ trong một phần của thế giới, như vậy chúng ta cũng đã có kết quả tốt.
V: Ngài có nghĩ là sẽ có hòa bình ở địa cầu này không?
Đ: Khi mọi người trở về Thiên tánh bên trong của họ, chỉ làm điều tốt, nghĩ điều tốt và nói điều tốt, lúc đó sẽ có hòa bình. Bằng không sẽ vô phương, không có chúng sanh nào có thể đem lại hòa bình cho chúng ta. Chúng ta phải tìm thấy hòa bình, sống một cuộc sống hòa bình, phải là biểu tượng của hòa bình. Khi chúng ta sống hòa bình trên thế giới, lúc đó chúng ta không cần phải nói đến vấn đề làm thế nào để xây dựng hòa bình.

Wahaha
08-04-2010, 07:25 PM
Vượt qua tình yêu thương của thế gian


"Thế giới này đối với chúng ta đôi khi giường như quá tệ hại, không chịu nổi nữa. Đó là do chúng ta tạo ra. Cho nên bây giờ muốn sửa chữa thế giới này, căn nhà vĩ đại nhiều phòng, mỗi phòng là một quốc gia mà chúng ta đang sống này được tốt đẹp hơn, chúng ta phải biết tránh làm điều xấu, thay bằng những việc làm tốt, bằng cách tuân theo 10 điều răn, bằng cách thương yêu những người bên cạnh của mình. Nhưng bởi vì đầu óc chúng ta đã quen thói 'ăn miếng trả miếng', thật khó cho chúng ta thi hành những điều phải làm, khó cho chúng ta phải dùng tình thương đối xử với những người khác. Cho nên cần có một lực lượng mạnh mẽ hơn giúp đỡ chúng ta, kéo chúng ta ra khỏi những suy nghĩ và hành động theo thói quen.
Thật ra mọi vật trên thế giới này đều hữu ích cho chúng ta, ngay cả những điều xấu. Điều xấu là lỗi lầm của chúng ta. Nhưng chúng ta không nên chìm mãi trong lỗi lầm. Ít ra những lỗi lầm này sẽ đánh thức chúng ta để chúng ta nhận biết được đó là những việc làm không đúng. Nó đã đem đến nhiều đau khổ bất hạnh cho chúng ta. Lúc đó chúng ta sẽ hồi tâm hối cải. Ngay cả những cái đẹp, những thú vui trên thế giới này cũng là để nhắc nhở chúng ta tìm hạnh phúc chân thật bên trong, về quê hương thật sự của chúng ta.
Hưởng thụ những gì mà Thượng Đế tạo cho chúng ta không phải là điều tội lỗi. Nhưng nếu chúng ta quá say mê bám víu vào những thứ này, Thượng Đế sẽ nhắc nhở chúng ta không nên làm như vậy. Cho nên có khi chúng ta bị đau khổ khốn cùng từ những cái mà chúng ta thương yêu nhất.
Từ bỏ thế giới là sai. Nhưng lúc nào cũng đắm chìm trong thế giới cũng không phải là đúng. Bởi vì chũng ta đã quên đi một nửa của cuộc sống, đó là phần tâm linh, là cái mà chúng ta nên hưởng thụ hơn bất cứ những gì mà thế giới này có thể đem đến cho chúng ta. Mọi thứ trên thế giới này hiện hữu là để nhắc nhở chúng ta về hạnh phúc, và vinh quang thật sự và đời sống vĩnh cửu mà chúng ta phải có và phải biết đến, bởi vì chúng ta đã quên hẳn điều này.
Nhiều người hỏi Sư Phụ về vấn đề nam nữ, về vui thú xác thịt và những điều kiện tương tự như vậy. Họ hỏi những quan hệ này có phải là tội lỗi không? Sư Phụ nói 'Không.' Nhưng quý vị cũng phải biết đến những thứ có nhiều vui thú hơn. Những lạc thú thân xác chỉ là bản sao của lạc thú thật sự khi chúng ta đạt được tình trạng hợp nhất bên trong, khi mà cả hai lực lượng âm dương bên trong chúng ta hòa hợp. Sự giao hợp giữa nam và nữ chỉ là bảo sao của sự hợp nhất đó.
Cho nên khi chúng ta xuống thế giới này, Thượng Đế cũng cho chúng ta nhiều công cụ để nhắc nhở Thiên Quốc của Ngài. Chỉ vì chúng ra quên rằng những dụng cụ này chỉ để nhắc nhở về Thiên Quốc. Chúng ta say mê bản sao mà quên đi bản chính. Cho nên cuộc sống của chúng ta gặp nhiều đau khổ, và chúng ta cũng không hưởng thụ bản sao một cách trọng vẹn. Cho nên nhiều quan hệ nam nữ gặp trở ngại. Sự hòa hợp thể xác không phải là quan hệ thiêng liêng nữa, không có sự tương kính nữa, hình như chỉ là để hành hạ lẫn nhau, chỉ để thỏa mãn những sự dồn nén bên trong, chỉ là công cụ mà thôi. Cho nên, nếu thật sự hưởng thụ đời sống chân thật, nó còn tốt đẹp hơn một trăm ngàn lần sự tốt đẹp của cuộc sống mà chúng ta có ở thế giới này. Nhận thức được cuộc sống đó, chúng ta cũng có thể hưởng thụ cuộc đời hiện tại."
"Nhiều người tu hành có thể không có Minh Sư, không thọ Tâm Ấn, không nhận thức chính đáng, hoặc không thực hành pháp môn đúng đắn, họ có thể lầm lẫn cho rằng: Một người tu hành phải buông bỏ tất cả, phải lạnh nhạt với mọi quan hệ. Điều này không đúng, không đúng. Cho nên trong Đạo Đức Kinh, Lão Tử có nói:'Tâm bình thường là đạo'. Khi chúng ta đạt được Đạo hay khai ngộ, chúng ta càng khai ngộ, chúng ta càng cảm thấy thoải mái, và càng có nhiều tình thương hơn. Chúng ta không đòi hỏi quan hệ thể xác với người khác, chúng ta chỉ hành động một cách bình thường cà làm bổn phận của chúng ta. Nhưng mà điều này quý vị khó hiểu nổi, một lúc nào đó quý vị sẽ hiểu ra. Thượng Đế không hẹp hòi đến lỗi ngăn cản chúng ta không được yêu thương vợ hay chồng như ngày trước, Thượng Đế đâu tàn nhẫn bắt chúng ta bơ vơ, bỏ chồng bỏ vợ rồi mới có thể tìm đến Ngài. Lòng thương của chúng ta phải mở lớn để thương Thượng Đế và những chúng sinh khác gồm cả những người trong gia đình chúng ta nữa. Nếu chúng ta có thể thương yêu những người không có quan hệ và xa lạ với chúng ta thì tại sao chúng ta lại không thể thương yêu những người trong gia đình chúng ta và những người đã thương yêu, gần gũi chúng ta được? Nên sống một cách tự nhiên, thương nhiều hơn bao giờ hết, thì chúng ta sẽ giữ được gia đình đầm ấm. Nếu không, người yêu của chúng ta sẽ buồn, rồi chúng ta cũng khó mà vui sướng được.
Bình thường hai người nam nữ lấy nhau không phải chỉ vì quan hệ thể xác, mà vì sự nồng ấm khi được chăm sóc thương yêu. Chúng ta không có lí do gì phải bỏ bê đối tượng của chúng ta khi thực hành thiền định cả. Bổn phận của quý vị là phải bày tỏ tình thương và chăm sóc đến người khác. Chính quý vị đã ký kết làm bổn phận đó thì quý vị phải làm tròn. Thương yêu người khác là một vinh dự, là một hành động của sự tiến hóa chứ không phải là sự thái hóa. Hiểu không? Chúng ta phải thương yêu lẫn nhau như Sư Phụ thương yêu quý vị vậy, dù có quan hệ thể xác hay không."

Wahaha
08-04-2010, 07:28 PM
V: Nhiều tôn giáo bên Đông Phương có khuynh hướng nhìn vấn đề xác thịt hay thân thể như là vật dơ dáy, rắc rưởi cần phải bỏ đi. Tôi nghĩ khi tôi có thân thể này, tôi có bổn phận phải chăm sóc nó đầy đủ, để nó có thể làm tròn chức vụ ở thế giới này. Con người có lực lượng của trí óc, Lực lượng của Thượng Đế, nhưng sự quân bình của hai lực lượng này có phải cần thiết để chúng ta có thể sống ở cả hai thế giới khác nhau bởi vì hiện tại chúng ta vẫn còn ở hai thế giới này?
Đ: Đúng phải như vây. Như vậy sũ quân bình hơn. Văn tự của tôn giáo có ý nói là chúng ta không nên nuông chiều những ham muốn, những cảm giác của xác thịt mà quên đi đời sống tâm linh. Đôi khi điều đó là để nói với một người nào, một nhóm người nào trong lúc đó thôi, những người cần phải nghe điều đó. Khi nó trở thành điều chỉ đẫn chung tức là nó đã mất đi ý nghĩa ban đầu. Những điều được chỉ dạy trong lúc đó rất đúng, rất có tác dụng. Nhưng khi được ghi chép lại sau này cho những nhóm khác, nó không còn đúng nữa. Cho nên quý vị có thể làm theo ý thích của quý vị, nhưng không nên quá khoan dung trước những ham muốn thể xác. Làm sao mà chúng ta không để ý đến thân thể được? Chúng ta không thể bỏ đói thân thể mà có thể thiền định được. Chúng ta phải giữ gìn thân thể này, có nghĩa là chúng ta không nên lúc nào cũng chú trọng vấn đề xác thịt mà không dành thì giờ cho tâm linh. Có người đã làm như vậy cho nên những chỉ dẫn này là dành cho họ. Chúa Giê Su cũng đã từ bỏ thể xác cho tâm linh, nhưng Ngài cũng ăn uống và chăm sóc thân thể Ngài khi cần.
V: Làm thế nào để loại bỏ vấn đề xác thịt, tình yêu và sự ham muốn đối với người khác phái?
Đ: Không nên trốn chạy, nếu không trẻ em sẽ không được tiếp tục sanh ra. Hãy sống bình thường nhưng chỉ nên có một đối tượng thôi. (Cười) Có một người thôi, OK? Nếu quý vị đã có một người bạn tinh thần rồi, tự cảm thấy rất tốt cho quý vị khi có quan hệ tình cảm về 3 mặt, thể xác, tình cảm và tinh thần, thì rất tốt. Sau đó cái gọi là ham muốn thể xác sẽ không còn bám lấy quý vị nữa. Quý vị sẽ có thể điều chế nó khi có quan hệ tình cảm vững vàng trong vòng hôn nhân. Đừng bận tâm lắm, đó chỉ là lúc ban đầu thôi.
V: Con người có cần phải chống cự, kiềm chế năng lực của dục tính để đạt được khai ngộ không?
Đ: Không, không cần, cứ thoải mái, tự nhiên. (cười) Tất cả sức lực mà quý vị dùng để chống lại sự ham muốn tình dục, tốt hơn nên dùng để thiền. Tại sao quý vị lại hành hạ thể xác đến thế? Nó chỉ là hiện tượng tự nhiên, nó sẽ không còn mãnh liệt như vậy sau một thời gian. Nếu quý vị có gia đình, mọi thứ, ngay cả tình dục sẽ giảm đi rất nhiều. Cang thiền nhiều quý vị sẽ thấy những lạc thú ở Thiên Đàng nhiều hơn. Tình dục, Sư Phụ nói cho quý vị biết, chỉ để thay thế tạm cho hạnh phúc thật sự ở thiên đàng. Vì nhiều người trong chúng ta không có lạc thú thật sự này, nên chúng ta bám theo những thay thế thấp kém này. Khi quý vị tìm được cái thật, vật thay thế sẽ không còn quyến rũ quý vị nữa. Cũng như khi chúng ta khôn lớn, những đồ chơi trẻ con, xe bằng nhựa không còn ý nghĩa nữa. Bây giờ chúng ta có xe Mercedes Benz, có Rolls Royce, có Cadillac hay các loại xe khác, chúng ta biết nó chạy nhanh hơn và hữu dụng hơn. Cho nên quý vị không nên lo sợ về vấn đề tình dục, nên lo khai ngộ.
Sau khi khai ngộ rồi đừng lo rằng quý vị sẽ mất đi tất cả. Lúc đó quý vị càng hưởng thụ một cách bén nhạy hơn, đồng thời quý vị cũng biết làm cách nào và khi nào, quý vị không còn lạm dụng khả năng hưởng thụ như lúc chưa khai ngộ. Quý vị có thể thỉnh thoảng có quan hệ xác thịt nếu muốn và tận hưởng lạc thú đó. Nhưng khai ngộ vẫn là mục đích chính và khai ngộ sẽ không rời bỏ quý vị sau khi Tâm Ấn. Nó sẽ thúc đẩy quý vị, quý vị sẽ thăng tiến mà không thể trở lại tình trạng vô minh nữa. Nếu quý vị có vận động thể thao một chút với vợ quý vị thì có sao? Thượng Đê đâu cần biết đến! (cười) Quý vị quá lo lắng về mọi vấn đề. Một chút quan hệ thể xác cũng làm quý vị hoảng sợ. Đâu có gì đáng sợ như vậy!
V: Sư Phụ nghĩ thế nào về vấn đề phá thai? Khi nào linh hồn đi vào thai nhi?
Đ: Quý vị không nên phá thai. Vấn đề không phải là khi nào linh hồn nhập vào thai nhi. Đây là vấn đề suy nghĩ sai quấy của khuynh hướng sát sanh. Hiểu không? Phải tiêu diệt khuynh hướng sát sinh này. Không cần phải hỏi Sư Phụ khi nào linh hồn đi vào bào thai. Khi quý vị muốn phá thai lúc đó quý vị đã có ý định sát sinh rồi, đây là điều chúng ta phải diệt trừ tận gốc rễ. Chúng ta phải nuôi dưỡng lòng từ bi và trí huệ, không nên nghiêng về lực lượng xấu trong chúng ta. Càng nghiêng về phía đó, chúng ta càng trở nên thấp kém, chúng ta càng bị kéo xuống. Quý vị cũng phải cố gắng thiền, rồi một ngày nào đó quý vị cũng biết khi nào linh hồn nhập vào bào thai. Không có quy định nhất định, linh hồn vào khi nó muốn vào. Nó có thể ra đi rồi trở lại! Cho nên quý vị không bao giờ biết khi nào thì linh hồn có trong thai nhi hay không. Ngay cả khi linh hồn chưa vào thai nhi, chúng ta đã có khuynh hướng sát sinh rồi, giết hại máu thịt của chính chúng ta, như vậy là không tốt. Nếu quý vị giết một kẻ thù hay một thú dữ, ít ra cũng có lí do bảo vệ chính quý vị. Nhưng khi quý vị giết một linh hồn vô tội, còn phải hỏi nữa... giết hại một linh hồn ngây thơ là không tốt. Quý vị đừng nên có những ý nghĩ này, làm thoái hóa chính mình. Hoàn cảnh có khó khăn thế nào, quý vị cũng có thể vượt qua. Cầu xin Thượng Đê, giải quyết vấn đề hoặc mang đứa bé đến những viện mồ côi. Có rất nhiều cặp vợ chồng trên thế giới rất muốn có con, họ có thể nhận đứa bé làm con nuôi. Cho nên không nên có ý nghĩ như vậy.
V: Chúng ta có thể vừa sống thật là người, vừa làm thánh nhân toàn thiện không?
Đ: Có thể. Một thánh nhân toàn thiện là một con người hoàn hảo. Một con người hoàn hảo là một thánh nhân toàn thiện. Bây giờ chúng ta chỉ làm một ngưởi một nửa thôi. Chúng ta làm việc một cách ngần ngại, đày ngã chấp và không tin rằng Thượng Đế sắp đặt mọi việc cho chúng ta hưởng thụ và thực nghiệm. Chúng ta phân biệt tội lỗi và đạo đức. Chúng ta quan trọng hóa mọi việc, phê phán chính mình và người khác, chúng ta bị đau khổ vì sự hiểu biết quá hạn hẹp của chúng ta về kế hoạch của Thượng Đế.
Thượng Đế ở bên trong chúng ta và chính chúng ta giới hạn Ngài, chúng ta muốn hưởng thụ nhưng không biết bằng cách nào. Chúng ta tự nhủ: "Tôi không nên làm việc này," nhưng tại sao chúng ta phải ăn chay? Chỉ vì Thượng Đế bên trong chúng ta muốn điều này. Sát hại là đi ngược lại nguyên tắc yêu chuộng cuộc sống. Chúng ta không muốn bị giết hay bị trộm mất tài sản. Cho nên nếu chúng ta làm điều này với người khác có nghĩa là chúng ta đi ngược lại chính mình, làm chính chúng ta đau khổ. Chẳng hạn như quý vị không thích bị đánh đập hay bỏ đói. Cũng giống như vậy khi sát sanh, chúng ta không nên sát sanh vì điều này đi ngược lại căn bản của sự sống, nó sẽ làm chúng ta đau khổ, cho nên chúng ta không làm. Đó không có nghĩa là chúng ta giới hạn chính mình. Ngược lại nó làm đời sống chúng ta nới rộng đến muôn loài, không phải chỉ hạn hẹp trong phạm vi con người không thôi, mà còn lan đến muôn loài cầm thú nữa. Đời sống của chúng ta không phải bị giới hạn bởi thân thể này mà còn nới rộng ra đến các loài vật, cỏ cây và tất cả chúng sanh khác. Nó sẽ làm chúng ta rộng lớn thêm, sẽ làm tăng thêm sự vĩ đại của chúng ta.

Wahaha
08-04-2010, 07:28 PM
Tình thương toàn thiện


"Tình thương xóa bỏ tất cả tội lỗi, tiêu hủy những điều xấu, và xóa tan biên giới. Chúa Giê Su đã dùng tình thương này để rửa sạch tội lỗi cho đệ tử của Ngài. Khi Ngài còn ở thế giới này, Ngài đã chất chứa tình thương này. Khi Đức Phật còn tại thế, Ngài đã chất chứa tình yêu này để chúng ta hướng tới, để chúng ta học hỏi lòng từ bi như Ngài, học phát triển tình thương, học cách nhận thức và loại trừ tất cả những giới hạn, để tình thương của chúng ta từ đó lan rộng đến mọi nơi.
Các Ngài làm gương sáng cho chúng ta. Cho nên mọi người đều thương yêu Minh Sư. Bên ngoài họ không khác gì chúng ta, họ có thể không đẹp, không trẻ. Thật là khôi hài khi chúng ta nói rằng Minh Sư phải theo một khuôn mẫu. Minh Sư có thể gù lưng, nhưng tình thương trong xác thân Ngài vẫn hoàn hảo. Nó hấp dẫn mọi người. Chỉ vì chúng ta có tình thương này bên trong chúng ta. Cho nên khi chúng ta cảm nhận được tình thương vô bờ bến này, chúng ta thích chìm đắm , trầm mình trong đó! Nếu quý vị được Tâm Ấn trong thứ kiến thức này, quý vị sẽ ý thức được tình thương vô hạn này ở trong chính quý vị. Nếu quý vị tu hành tinh tấn, có niềm tin, Thượng Đế sẽ ban phát, gia trì quý vị, quý vị sẽ có long thương như Chúa Giê Su đã có, quý vị sẽ giống như Ngài. Quý vị có thể trở thành Chúa Giê Su mặc áo đầm ngắn và mang giầy cao gót!"
"Chúa Giê Su đã xuống đây dạy dỗ chúng ta phải thương yêu người hàng xóm của chúng ta và tiến thêm một bước, thương yêu kẻ thù của chúng ta. Phật, Mohammed, Socates, Lão Tử đều dạy chúng ta giống nhau. Vì vậy mà Sư Phụ đã đến đây để nhắc nhở quý vị thông điệp cổ xưa này: Làm thế nào để phát triển tình thương bao la bên trong quý vị, để quý vị có thể yêu thương những người xung quanh quý vị.
Tình thương này không nhìn bằng mắt mà thấy được, nhưng nó rất bao la, chúng ta có thể cảm giác được và có thể dùng nó lúc nào chúng ta muốn. Tại sao lực lượng vĩ đại bên trong này được gọi là tình thương? Bởi vì nó tha thứ và rửa sạch tất cả tội lỗi của chúng ta. Không cần biết chúng ta đã làm gì sai trước đây, khi chúng ta tiếp xúc với tình thương này, cảm nhận được tình thương này, chúng ta trở thành ngây thơ vô tội như bé thơ. Đó là lý do chúng ta gọi đó là tình thương. Tình thương không biết đến tội lỗi, không biên giới, không có quá khứ mà chỉ có hiện tại. Chúa Giê Su đã dùng tình thương này rửa sạch tội lỗi của đệ tử. Đức Phật dùng tình thương này đem con người trở về đất Phật. Ngài Krisna của Ấn Độ vì có tình thương này mà đến nay vẫn được dân chúng Ấn Độ thương yêu và cầu nguyện."

Nhím Hoàng Kim
08-04-2010, 09:28 PM
I'll Forever LOVE You

http://www.godsdirectcontact.com/smtv/trailers/trailers/AJAR926%20IForeverlOVEYou.wmv


http://www.godsdirectcontact.com/smtv/trailers/trailers/AJAR926%20IForeverlOVEYou.wmv

Wahaha
08-05-2010, 06:46 PM
V: Làm sao Sư Phụ có thể nói về tình thương toàn thiện, về khả năng của tình thương mà con người chúng ta có thể đem xuống đây?
Đ: Về tình thương thật sự, tình thương hoàn mỹ à? Chúng ta không thể nói về nó, trừ khi nào chúng ta ý thức được Thượng Đế. Chỉ khi nào chúng ta thương yêu như Thượng Đế, lúc đó tình thương mới thực sự hoàn mỹ. Nếu không, đó chỉ là một phần thôi. Một phần tình thương của Thượng Đế là tình thương giữa nam và nữ, gắn bó họ với nhau, đem cho nhau hạnh phúc. Một phần của tình thương này là tình mẫu tử, tình cảm này là một gạch nối thiêng liêng giữa mẹ và con. Cũng tương tự như vậy, một phần của tình thương này có được giữa bất cứ những chúng sanh nào, là người hoặc không phải là người, câu thông quan hệ đặc biệt này làm họ cảm thấy hạnh phúc. Quý vị có thể tưởng tượng ra được sự toàn vẹn của tình thương này tỏa khắp thế giới. Đó là lý do chúng ta thấy thật dễ chịu khi cảm nhận tình thương này từ một Minh Sư.
Vì vậy mà từ ngàn xưa con người đã tôn thờ những Minh Sư. Cho nên mọi người tin theo Chúa, bất chấp những hình phạt nặng nề. Cho nên mọi người yêu mến Đức Phật. Khi ý thức của con người có thể nhận thức được tình thương toàn mỹ này, họ tắm trong đó, tận hưởng tình thương này và không muốn rời khỏi nó. Cho nên mỗi khi có dịp nhìn thất Ngài, họ không thể rời cặp mắt khỏi Ngài. Tình thương này có trong mọi người chúng ta nhưng chúng ta giới hạn nó bởi quan niệm riêng của chúng ta. Khi chúng ta thoát khỏi mọi thành kiến, tình yêu này sẽ nẩy nở.
Khi chúng ta không còn ngã chấp nữa, chúng ta trở nên đáng yêu như Chúa Giê Su, như Đức Phật. Chúng ta sẽ hấp dẫn lôi cuốn hang ngàn người, họ sẽ không bao giờ muốn rời bỏ chúng ta. Cùng lúc đó, họ sẽ không bao giờ muốn rời bỏ chúng ta. Cùng lúc đó, họ sẽ tự phát triển tình thương này và nhận thức được nó bằng chính khả năng của họ, quý vị hiểu không? Trước đó họ chỉ yêu kính người gia trì họ với tình thương của Thượng Đế, hiểu không? Đó là lý do tại sao người ta yêu thương Minh Sư, là bởi vì tình yêu này. Toàn bộ tình thương này chứa đựng trong thân thể của Minh Sư. Đó là nguyên do của phép lạ xảy ra bởi vì luật lệ của tình thương vượt qua tất cả luật khác, ngay cả luật nhân quả. Cho nên Minh Sư có thể giải thoát bất cứ người nào tin tưởng vào Ngài, có thể mở thiên đàng, hủy bỏ địa ngục.

Wahaha
08-05-2010, 06:47 PM
Vượt qua những chướng ngại

"Có người vừa hỏi Sư Phụ: " Tại sao Thượng Đế có nhiều quyền năng lại tạo ra nhiều sự khốn khổ như thế?" Thượng Đế không tạo ra đau khổ, chính đầu óc con người đã tạo ra những điều này. Thượng Đế không tạo ra súng đạn. Thượng Đế cũng không sáng chế ra bom nguyên tử. Chính tay chúng ta đã làm ra những thứ này. Cho nên nếu chúng ta ngừng tạo ra những thứ này, thì đau khổ sẽ chấm dứt. Chính chúng ta không chia sẻ tài sản với những người láng giềng nghèo khổ. Chính chúng ta không đủ chuyên tâm chuyền bá chân lý, phổ biến thông điệp của tình thương của sự bố thí, chịu đựng, kiên nhẫn và lòng bác ái đến cho người khác nghe."
" Thượng Đế chỉ tạo ra vẻ đẹp. Thượng Đế tạo ra những bông hoa cho chúng ta nhìn ngắm. Ngài tạo ra mặt trời để sưởi ấm cho chúng ta, chiếu sáng thế giới này. Ngài làm ra mưa để mùa màng chúng ta thêm màu mỡ. Thượng Đế không bao giờ tạo ra những hủy hoại. Tất cả là do chính chúng ta, từ trường xấu của chúng ta đem lại tất cả tai ương này."
"Một khi chúng ta hiểu được tại sao chúng ta đau khổ, chúng ta có thể thay đổi. Chỉ khi chúng ta không hiểu, chúng ta mới tiếp tục. Tương tự như vậy khi bác sĩ chuẩn bệnh, biết được căn bệnh, ông ta có thể chữa nó, nhưng quan trọng hơn hết là chính bệnh nhân phải biết cách sống thế nào để được mạnh khỏe lâu dài. Muốn giữ cho thân thể khỏe mạnh, chúng ta ít ra phải biết vài điều về phép vệ sinh. Chúng ta nên biết dùng thức ăn gì, tập thể dục ra sao để có thể phòng ngừa bệnh tật. Để cho tâm linh chúng ta được thanh tịnh, chúng ta cũng nên biết luật của Thượng Đế, luật của thiên nhiên là gì. Chúng ta phải biết những điều này thì trí huệ của chúng ta được minh mẫn và trở nên 'giống như Thượng Đế ', bởi vì Thượng Đế tạo ra con người dựa theo hình ảnh của chính Ngài."
"Chúng ta có rất nhiều thành kiến, rất nhiều định kiến về cuộc sống, về sự khai ngộ, về tôn giáo, chúng ta phải sống như thế nào, những người tu hành phải ra sao, Minh Sư khai ngộ phải sống như thế nào? Phải mặc quần áo nào, ăn uống thức ăn chi và ngay cả cách nói chuyện cũng vậy. Trước đây Sư Phụ cũng có nhiều thành kiến, và ngay cả sau khi khai ngộ nữa. Dĩ nhiên là trước khi khai ngộ thì có nhiều hơn, nhưng sau khi khai ngộn chút đỉnh thì còn ít đi, càng ngày càng ít hơn. Thượng Đế đã làm cho Sư Phụ mỗi ngày càng khiêm nhường hơn, cho đến khi Sư Phụ không còn ý kiến riêng nào nữa ngoại trừ ý của Ngài. Sư Phụ phải hoàn toàn làm theo ý muốn của Thượng Đế. Cũng như quý vị, Sư Phụ phải học hỏi từ sai lầm."
"Càng biết nhiều, chúng ta càng hiểu ít. Bởi vì chúng ta đã thâu góp quá nhiều kiến thức thế gian, chúng ta không hiểu được trí huệ chân thực. Cho nên chúng ta hiện hữu đông đảo ở thế giới này. Chúng ta quá hãnh diện với cấp bằng thạc sỹ hay với bất cứ kiến thức gì thâu thập được ở thế giới trần tục này mà quên rằng chúng ta còn vĩ đại hơn đó nhiều. Thật ra khi quý vị quá tự cao là lúc quý vị đã coi thường chính quý vị, bởi vì quý vị thật sự vỹ đại hơn rất nhiều. Dĩ nhiên kiến thức thế gian không làm cản trở sự phát triển trí huệ tâm linh, nhưng nếu chúng ta cứ bám vào đó, thì chúng ta sẽ bị trở ngại."
"Khi trình độ tâm linh chúng ta thăng tiến đến mức độ trưởng thành, chúng ta trở nên điềm đạm hơn, càng trầm tĩnh hơn trong sự suy nghĩ, trong cái nhìn của chúng ta về cuộc đời. Cho nên mọi người cứ đến thăm hỏi chúng ta. Sư Phụ lúc nào cũng cố gắng hết sức để làm hài lòng họ. Nhưng đôi khi có người vẫn không thể hiểu được câu trả lời của Sư Phụ, dù cả hai bên đều có chủ ý tốt. Chỉ vì chúng ta đang dùng sự hiểu biết hạn hẹp của mình để hiểu những điều ngoài sự hiểu biết này của chúng ta. Chính Sư Phụ trước đây cũng có rất nhiều thắc mắc, cho nên Sư Phụ rất thông cảm với những người đến bày tỏ thắc mắc của họ. Dường như trả lời thế nào cũng không thỏa mãn họ. Đầu óc chúng ta là như vậy. Chúng ta lúc nào cũng thắc mắc, bởi vì đầu óc chúng ta rất tò mò. Hàng ngày nó thu thập rất nhiều dữ kiện dù tốt hay xấu, bởi vì đầu óc chúng ta không thể phân biệt. Hầu như những đau khổ, bất mãn hay thành kiến và những kỳ thị giữa chúng ta và những người khác trong đời sống là từ đầu óc tò mò này đã thâu thập đủ mọi dữ kiện, lưu trữ những dữ kiện ấy và khiến các dữ kiện trở thành của nó.
Cho nên chúng ta phải cẩn thận về những điều chúng ta nghe, đọc vì nếu chúng ta không trọn lựa, phân biệt những tư tưởng, triết lý sai lạc có thể thấm sâu vào đầu óc của chúng ta, trở thành chúng ta. Chúng ta sẽ nghĩ là chính mình nghĩ như vậy, chính chúng ta chấp nhận điều nọ. Sau đó, khi những điều chính đáng hơn hữu dụng hơn đến, chúng ta sẽ chối bỏ hoặc nghi ngờ, bởi vì trước đó chúng ta đã thâu nhận lý thuyết trái ngược với những lý thuyết sau này. Cho nên khi thâu nhận điều gì, trước hết hay ít ra chúng ta cũng phải xem xét coi những lý thuyết này, giáo lý và tư tưởng này có ích dụng trong cuộc sống hàng ngày và trong tiến trình tâm linh của chúng ta không? Nếu không chúng ta sẽ bị giằng co giữa các tư tưởng khác nhau, giữa các đoàn thể khác nhau và nhiều hệ thống suy nghĩ khác nhau."
"Nếu chúng ta nghĩ rằng chúng ta đã hay, đã giỏi rồi, chúng ta sẽ bị đầu óc gạt gẫm. Đầu óc chúng ta thích danh vọng, thích được tâng bốc, thích ảo tưởng, thích nghĩ rằng chúng ta là hay. Ngược lại nó cũng hạ thấp chúng ta, có thể làm chúng ta thất vọng, có mặc cảm tự ti và nó cũng lừa dối chúng ta không tin vào sự vinh quang chân thật của chúng ta nữa."
"Có khi chúng ta nghĩ rằng chúng ta là người chủ động của thế giới này, rồi chúng ta vác tất cả các gánh nặng lên vai. Cho nên đôi khi chúng ta bị kiệt sức và không làm nên việc gì nữa cả. Nếu chúng ta khai ngộ và biết dùng sự khai ngộ này để xử dụng lực lượng vĩ đại có sẵn trong mọi chúng ta, chúng ta đến từ lực lượng này, chúng ta cũng sẽ trở về với lực lượng này và sống trong lực lượng này, thì chúng ta sẽ bớt hoang mang, càng ngày càng ít đi, cho đến khi chúng ta không còn sự hoang mang nào trong tâm nữa ngoài việc làm theo ý muốn của đáng Tối Cao. Chúa Giê Su cũng nói rằng: " Ta làm, nhưng không phải ta mà là Cha ta ở trong ta làm điều này." Ấn Độ giáo lúc nào cũng nói: "Không phải là ta mà là Ngài".
Khi chưa khai ngộ, Sư Phụ dĩ nhiên cũng có đầu óc phê bình. Sư Phụ cũng có sự thích và không thích về cách sống của người khác. Sư Phụ cũng đã có nhiều ý kiến về rất nhiều điều ở thế giới này, ngay cả những điều không có liên quan đến Sư Phụ, không thương hại gì đến Sư Phụ và những điều hoàn toàn không dính líu gì đến Sư Phụ cả. Sư Phụ lúc đó còn phiêu lưu vào việc chỉ trích họ hoặc cố gắng sửa đổi những điều này. Cho nên cuộc sống chúng ta rất bận rộn. Sau đó mệt mỏi với sự phê bình của thế giới và cố gắng thay đổi mọi việc, Sư Phụ mới nhận thức được rằng chính Sư Phụ là người cần phải sửa đổi tốt hơn, rồi những việc khác sẽ đâu vào đó. Thượng Đế cho chúng ta học hỏi từ những sai lầm của mình qua những bài học và những tấm gương của người khác. Cho nên Su Phụ đã nghĩ đến một thành ngữ Trung Hoa nói rằng: Khi chúng ta đồng hành với hai hoặc ba người, ít nhất có một người sẽ là thầy của chúng ta, hay đáng làm thầy của chúng ta. Điều này rất đúng với những điều mà Sư Phụ biết được từ trước đến giờ. Bởi vì lỗi lầm của người khác sẽ đánh thức ký ức bên trong chúng ta, nhắc nhở những việc mà chúng ta có thể đã làm trong quá khứ mà chúng ta không bao giờ quên. Chúng ta phải biết học hỏi từ họ để phát triển chính mình và chúng ta không bao giờ phê phán người khác."
"Nhưng Sư Phụ nói cho quý vị biết, hãy tha thứ cho chính mình bất cứ lúc nào, Bất cứ làm điều gì, hãy giao phó việc đó cho Thượng Đế và chấp nhận sự việc. Bất cứ hậu quả của việc làm chúng ta như thế nào, bởi vì chúng ta không phải là thân thể này. Đó không phải là hành động mà chúng ta làm. Chúng ta không phải là người chủ động, giả sử như vậy, chúng ta cũng phải tha thứ cho chính mình. Chúng ta phải tha thứ những lỗi lầm của chúng ta, cũng như khi chúng ta không thể giận dữ, hoặc tham lam hay những ham muốn về thể xác. Những thối quen này có được là bởi hoàn cảnh. Nó không phải là chân ngã, linh thể chúng ta không đòi hỏi những thứ này. Cho nên nếu chúng ta tức giận với chính mình thì chúng ta chỉ nên giận những thói quen chồng chất này của chúng ta. Hoặc chúng ta nên nghĩ đó là do hoàn cảnh, mà không thể trách cứ trí huệ tối thượng, chân ngã, bởi vì chân ngã của chúng ta không bao giờ sai, không bao giờ phạm lỗi lầm."

Wahaha
08-09-2010, 06:22 PM
V: Làm thế nào chúng ta có thể giải thoát khỏi đau khổ, những thương cảm đúng lúc, khi chúng ta cố gắng từ bỏ cuộc sống hiện tại và hoàn cảnh chung quanh? Thật khó mà vượt qua, bởi vì những người mà chúng ta đang gắn bó và chúng ta biết cuộc sống không phải chỉ hạn hẹp trong vòng cá nhân hay tình thương của những người mà chúng ta cố gắng buông bỏ.
Đ: Hãy tha thứ cho chính mình và cố gắng nữa. Có những hoàn cảnh, đôi khi chúng ta có thể kiểm soát được chính mình, nhưng với nhiều lỗ lực hơn, và cũng có lúc chúng ta không muốn kiểm soát chính mình hay chúng ta không thể kiểm soát chính minh. Bất cứ trong trường hợp nào , hãy làm điều gì tốt nhất cho mình lúc đó. Không nên lo lắng quá về cảm xúc của mình. Đó chỉ là làn sóng gợn trên mặt biển. Đó không phải là lỗi của biển. Vì có gió, vì trái đất xoay tròn nên mới có sóng. Cho nên biển không thể đổ lỗi cho nó, và nói rằng nó tạo ra sóng, làm cho con người hay tàu bè bị rắc rối. Tự nó không thể giúp nó đc.
V: Làm thế nào để chúng ta từ bỏ những suy nghĩ xấu?
Đ: Rất khó. Quý vị phải sử dụng lực lượng tự nhiên sẵn có của mình. Quý vị phải thực hành Pháp Môn Quán Âm, lúc đó quý vị sẽ tự nhiên trở nên trong sạch. Chúng ta không phải tranh đấu như vậy nữa. Mỗi ngày chúng ta sẽ dùng ánh sáng và âm thanh nội tại để rửa sạch. Một cách tương tự nữa để quý vị tự kiểm soát là nhật ký tu hành. Mỗi ngày quý vị tự kiểm thảo chính mình xem thân khẩu ý của chúng ta có được trong sạch thêm không. Quý vị sẽ thấy tiến bộ.
V: Sự giận dữ là gì? Tại sao nó lại sôi sục bên trong chúng ta, làm sao để giải trừ nó đi?
Đ: Đôi khi chút được nó ra bên ngoài thì tốt hơn. Đôi khi giữa hai vợ chồng, cha mẹ và con cái có nững căng thẳng, sau khi quý vị cùng nhau làm sáng tỏ, không khí sẽ thoải mái hơn. Như vậy cũng có ích lợi. Những gì đến một cách tự nhiên hãy để nó như vậy. Nếu quý vị không thể kiểm soát được, hay không thể kiểm soát hoàn toàn, hãy cố gắng đừng mang lòng hận thù. Nên bày tỏ cảm xúc của mình một cách tốt đẹp nhất nếu có thể được. Đôi khi để lòng tức gian nung nấu quá lâu sẽ tạo nên bệnh tật trong thân thể. Cho nên tốt nhất là chúng ta phải có được phẩm chất của Thượng Đế, thì những dục vọng như tham, sân, si sẽ từ từ giảm dần.
V: Xin Sư Phụ giải thích hay định nghĩa sự sợ hãi.
Đ: Lo sợ là sự thiếu niềm tin nơi Thượng Đế. Nếu lúc nào quý vị cũng cảm giác Thượng Đế hiện diện khắp mọi nơi, ở mọi hoàn cảnh, lúc đó quý vị không còn sợ hãi nữa.
V: Làm sao để đối phó với sự lo sợ không còn ngã chấp nữa?
Đ: Sư Phụ không nhớ Sư Phụ đã đối phó với vấn đề này như thế nào. Nó mất đi một cách tự nhiên. Tiếp xúc và hòa nhập vào Thượng Đế, quý vị tự nhiên sẽ không còn ngã chấp nữa. Từ từ, ngã chấp sẽ đi ra. Chỉ có vậy thôi. Sư Phụ không phải đối phó với nó. Nếu phải đối phó thì rắc rối lắm bởi vì ngã chấp rất lớn. Vì vậy, hãy để Thượng Đế đối phó với nó. Sau khi tu hành pháp môn của chúng ta, chúng ta sẽ từ từ giảm bớt ngã chấp. Lúc đó chúng ta sẽ càng ngày càng vĩ đại hơn. Đây là vấn đề mâu thuẫn của Thượng Đế, bởi vì nó không phải để cho chúng ta hiểu.
V: Sư Phụ, con cứ phạm cùng một lỗi mà chính con không muốn làm. Con cảm thấy như trong con có hai người, một người xấu và một người tốt. Làm thế nào để con có thể chấm dứt vấn đề này?
Đ: Có lẽ đây là phần quân bình trong đời sống mà quý vị phải học hỏi. Thật ra chúng ta không thể lúc nào cũng tốt. Quý vị sẽ bị dồn ngã. Quý vị để ý người đi trên dây thừng trong đoàn xiếc không? Người đó phải nghiêng bên này nghiêng bên kia. Quý vị có hiểu điều Sư Phụ muốn nói không? Có lúc người đó nghiêng bên này, có lúc nghiêng bên kia. Nếu người đó đi thẳng như thế này (người đó sẽ té). Cuộc sống dương và âm, một mặt là hạnh phúc, một mặt là đau khổ. Nhiều lúc chúng ta không tránh khỏi sa vào bên này hay ngã vào bên kia. Không sao cả, hãy tha thứ cho chính mình. Cố gắng khi quý vị có thể. Nếu không được thì hãy tha thứ cho chính mình.
V: Tại sao chúng ta phải gặp nhiều điều khó khăn và bất hạnh? Có phải Thượng Đế đã an bài điều này?
Đ: Không, bởi vì chúng ta đang sống ở thế giới này có động lực và phản động lực. Chúng ta tạo nhân quả cá nhân, chúng ta cũng có cộng nghiệp của toàn xã hội và thế giới. Lực lượng xấu sinh ra tai nạn, bệnh tật, biến cố, tai ương... Lực lượng xấu này đến từ những tư tưởng xấu, hành động xấu và lời nói xấu của chúng ta. Bất cứ việc gì cũng đều có năng lực. Cho nên chúng ta phải trong sạch từ thân khẩu ý. Đó là lý do chúng ta phải tuân theo năm giới, ăn chay và tịnh hóa thế giới.
V: Sư Phụ nghĩ thế nào về sự hãm hiếp, bệnh ung thư và tai nạn?
Đ: Nghiệp chướng nhân quả, " Gieo nhân gì thì sẽ gặt quả đó" Chúng ta không nhìn sâu vào quá khứ, cho nên chúng ta đổ lỗi cho hiện tại. Không có điều gì xảy ra mà không có nguyên nhân cả, đôi khi thấy dường như không phải là lỗi của chúng ta hoàn toàn. Thế giới này tràn dầy sự buồn khổ. Cho nên chúng ta phải tìm cách thoát ra. Cũng như khi quý vị lái xe trên xa lộ. Nếu quý vị không tìm lối ra, xe quý vị có thể hết xăng, quý vị có thể bị tai nạn vì có người đụng phải quý vị.
V: Khi có người xâm phạm vào khoảng tâm linh của chúng ta. Khi nào chúng ta nên đầu hàng, khi nào chúng ta nên chống cự lại?
Đ: Mọi người đều có quyền trong căn phòng thể xác cũng như tâm linh của họ. Không ai có quyền xâm nhập phạm vi tâm linh của người khác. Nếu có xảy ra, quý vị hãy thành tâm cầu nguyện cho nó đi, hãy cầu xin lực lượng Thượng Đế bên trong đỡ. Lòng tin tưởng vào tôn giáo sẽ bảo vệ quý vị nhưng lòng tin này phải đầy đủ và mạnh mẽ. Ngoài ra. Sư Phụ cũng có thể Tâm Ấn cho quý vị dạy quý vị sử dụng lực lượng tối cao bên trong, lúc đó sự xâm phạm sẽ rời khỏi quý vị. Khi có vua ngự trị thì các chúng sanh thấp kém không thể quấy rầy.
V: Làm sao chúng ta có thể bảo vệ con cái khỏi bị ô nhiễm bởi cuộc sống hiện tại qua truyền hình, thuốc nghiện, sự lười biếng và ngạo mạn mà vẫn tôn trọng cái được gọi là "quyền tự do trọn lựa"?
Đ: Quý vị có thể giúp chúng chọn những chương trình truyền hình tốt hay môi trường tốt. Lúc đó các em có thể tự do xem truyền hình, nhưng không phải có tự do chọn những chương trình xấu. Tự do không phải lúc nào cũng là điều tốt, nhât là đối với những trẻ em chưa đủ trí khôn để chọn lựa. Khi con cái trưởng thành, quý vị có thể để cho chúng nó có nhiều tự do hơn. Quan trọng nhất là quý vị sống một đời đạo đức, tốt đẹp, quý vị sẽ là gương tốt cho con cái noi theo.
V: Tại sao ma túy lại có ảnh hưởng như vậy đối với người Mỹ?
Đ: Có nhiều lý do, vô hình và hữu hình. Một nguyên nhân rõ ràng là người Mỹ có đầy đủ thoải mái về vật chất nhưng họ vẫn cảm thấy rất lẻ loi. Có nhiều vùng, quý vị có thể lái xe hàng trăm dặm vẫn không thấy bóng người, chỉ có xa lộ và rừng cây. Quý vị có thể thấy vài căn nhà ẩn núp rải rác và cảm thấy rất lẻ loi như đang ở sa mạc. Giao thiệp với hàng xóm gần như không còn nữa, họ cảm thấy lạc lõng. Thời gian cứ trôi qua mà hình như họ không biết phải làm gì cho chính họ. Sự ước ao hiểu được ý nghĩa của sự sống, cái chết, tiêu hủy tinh thần họ. Sự đau khổ này khó ai chịu đựng nổi cho nên họ dùng những chất ma túy để được tạm thời an ủi, quên đi đời sống thực tại. Người ta uống rượu dùng thuốc hay những chất độc hại khác, tất cả chỉ vì lý do này. Sư Phụ không khinh khi những người nghiện ma túy. Sư Phụ ước mong là có thể giúp được họ, đó là lý do khiến Sư Phụ đến đây, để cống hiến một giải pháp.
Nếu quý vị cảm thấy cô đơn, không có những người bạn thật sự thương quý vị vô điều kiện, quý vị có thể đến với Sư Phụ bất cứ lúc nào. Lúc đó chúng ta sẽ cảm thấy xa cách nữa. Quý vị sẽ cảm thấy rằng lúc nào quý vị cũng có người bạn. Quý vị có thể thấy hóa thân Sư Phụ đến với quý vị nếu quý vị có đủ ước muốn và lòng thành. Người bạn đời bất tử, một người dìu dắt lúc nào cũng có thể chia sẻ niểm vui, nỗi khổ với quý vị. Sư Phụ luôn luôn giúp đỡ quý vị theo cách tốt nhất cho quý vị. Quý vị không cần dùng những thứ thay thế rẻ tiền này để linh hồn được an ủi. Thiên đàng có nhiều điều tốt đẹp hơn. Sau khi Tâm Ấn, tất cả sẽ thuộc về quý vị.
V: Nếu sát hại một tên sát nhân để ngăn chặn người này giết hại người khác thì có đúng không? Nếu không thì tôi phải làm sao?
Đ: Báo cảnh sát bởi vì nếu quý vị giết người đó , quý vị sẽ là kẻ sát nhân. Cảnh sát sẽ tìm bắt quý vị. Báo cảnh sát để họ có thể làm nhiệm vụ. Đó không phải là công việc của quý vị, đúng không? Nhưng có thể người này sẽ hối hận, nên để hắn có cơ hội. Khi ở trong tù, người này có thể hối lỗi, hoặc sẽ đọc sách "Tức khắc khai ngộ"(cười) và làm lại cuộc đời. Quý vị không biết lý do khiến người đó trở thành kẻ sát nhân. Có nhiều hoàn cảnh rất phức tạp. Có thể là vì hệ thống xã hội quá hỗn, có thể người đó kẹt vào trong cái bẫy mà tự họ không thể thoát ra khỏi, có hiểu ý Sư Phụ không? Cho nên chúng ta không thể tự nắm cán cân công lý trong tay mà không nghĩ đến những vấn đề liên quan nhiều tới nghiệp quả từ những đời trước, những quan hệ của những người khác nhau. Cho nên, đôi khi chúng ta phán xét người ấy một cách bất công. Những kẻ giết người có thể đến để giết những người đã giết họ trước đây. Bây giờ nếu quý vị giết người đó, họ sẽ trở lại giết quý vị và vòng oan nghiệt ngày sẽ không bao giờ kết thúc. Cho nên tốt hơn chúng ta không nên dùng bạo lực chống lại bạo lực.
V: Như vậy có trường hợp nào là hoàn toàn vô vọng không, cho dù người đó đã làm rất nhiều điều xấu?
Đ: Mỗi vị thánh đều có quá khứ và mỗi tộ nhân đều có tương lai, không có trường hợp nào là vô vọng cả. Chỉ vì họ không bi đến sự vĩ đại của họ và không biết là họ sẽ có thể trở thành vĩ đại như trước đây. Có thể nếu họ bi người nào cho họ thấy sự vĩ đại của họ, thì ai cũng có thể biến thành tốt, ngay cả người đã giết 99 người, cố tình giết Đức Phật cho đủ 100, cũng trở thành A-La-Hán. Người này đã trở thành Bồ Tát sau khi Đức Phật thu nhận và truyền Tâm Ấn cho ông.

Wahaha
08-09-2010, 06:24 PM
Vượt trên tội lỗi


V: Có cách nào để chấm dứt xâm lăng và bạo động không?
Đ: Không, Sư Phụ không có cách nào cả. Quý vị có! Mọi người đều có khả năng này. Nếu chúng ta không giết thú vật nữa, nếu chúng ta chấm dứt những hành động bạo lực, thì thế giới sẽ trở thành thiên đàng. Đây không phải chỉ là bổn phận của Sư Phụ thôi mà là bổn phận của mọi người. Quý vị có nghĩ như vậy không? Nếu bất cứ Minh Sư nào cũng có thể làm điều này thì Chúa Giê Su đã làm rồi, Đức Phật cũng đã thực hiện lâu rồi.
V: Có phải tư tưởng của lực lượng đen tối thuộc về đầu óc của chúng ta không?
Đ: Chúng ta có tự do tư tưởng, quý vị biết mà. Chúng ta có thể nghĩ trắng hay đen, tốt hay xấu. Sa tăng cũng được sanh ra từ thiên đàng của Thượng Đế, là bên trong của mỗi chúng ta. Khi chúng ta hành động ngược lại các định luật tốt và chân thật của đời sống, chúng ta trở thành công cụ của lực lượng đen tối. Nhưng lực lượng phủ định cũng tốt. Nó là cho cuộc sống được kích thích và đời sống hiện hữu. Nếu không, chắc chúng ta sẽ nằm ngủ trên thiên đàng, không có gì làm cả. Nhưng khi chúng ta mệt mỏi với lực lượng phủ định này và muốn trở về nhà, chúng ta nên về. Chúng ta không nên ở chơi hoài nơi lực lượng phủ định này. Chúng ta phải về nhà. Cho nên thông điệp của Sư Phụ là cho những người đã chán vui chơi, những người muốn về nhà nghỉ ngơi. Chỉ có vậy thôi. Những người không muốn nghe Sư Phụ là những người còn thích vui đùa với lực lượng phủ định này.
V: Địa ngục có thật không?
Đ: Có, nó có thật nhưng chỉ cho những người đầu óc bị rối loạn. Những người đạo đức và thiện lành không bao giờ biết địa ngục. Những người thọ Tâm Ấn rồi cũng không bao giờ biết địa ngục. Địa ngục là một nhà thương lớn để cứu chữa những người có bệnh trong đầu óc và trong tâm linh. Nó cũng tương tự như bệnh viện ở thế giới của chúng ta, nơi để chữa bệnh vậy.
V: Có chuyện vong hồn xấu, quỷ hay Sa Tăng xâm nhập vào người khác không?
Đ: Có. Có những hiện tượng như vậy. Nhưng nhiều linh hồn xấu ngự trị trong tâm con người. Khi tâm chúng ta phát lòng thù hận, khi chúng ta có những ý nghĩa chống đối và đàn áp người khác, chúng ta phát ra những làn sóng điện vô hình vào trong không gian. Những làn sóng này hội tụ lại với nhau trở thành một lực lượng làm khủng bố, kinh hãi những người tình cờ đi ngang qua hay tiếp xúc với môi trường đầy thù hận, đầy lực lượng áp đảo đen tối này. Cho nên tôt hơn chúng ta lúc nào cũng phải nghĩ điều tốt, làm điều tốt và nói điều tốt. Nếu chúng ta chỉ nghĩ đến Thượng Đế hay ý thức được Thượng Đế thì càng tốt hơn nữa.
V: Sa tăng là nhân tánh biểu tượng cho những điều xấu, nhưng thật sự có chúng sanh xấu hay quỷ sứ hoành hành thế giới này không? Hay chỉ là những điều bên trong chúng ta mà thôi?
Đ: Thế giới bên trong cũng là thế giới bên ngoài. Chúng ta không thể thật sự tách rời cả hai. Những gì trong đầu chúng ta sẽ phát xuất ra ngoài. Cho nên, hai người ngồi trong cùng một phòng sẽ có những nhận thức khác nhau về cùng một hoàn cảnh và bầu không khí chung quanh. Quý vị có hiểu không? Một người có thể thấy khổ sở muốn chết, còn người kia có thể cảm thấy sung sướng. Cho nên chúng ta không thể nói rằng những biểu tượng xấu là bên trong hay bên ngoài chúng ta. Nó là cả hai, cũng như Thượng Đế ở bên trong và bên ngoài chúng ta, và ở khắp mọi nơi, tùy thuộc vào nhận thức, quan niệm của chúng ta mà chúng ta có thể tạo ra Thượng Đế hay ma quỷ, cho nên chúng ta phải thay đổi quan niệm của mình. Nếu chúng ta nghĩ về Thượng Đế, tu theo con đường của Thượng Đế, lúc đó chúng ta lúc nào cũng có Thượng Đế bên cạnh. Nếu chúng ta nghĩ và làm theo con đường của lực lượng đen tối, lúc đó Sa tăng sẽ theo cạnh chúng ta. Sa tăng không phải là người, mà là một lực lượng sanh ra từ những suy nghĩ, hành động và lời nói phủ định của chúng ta. Nó hiện hữu khắp nơi. Nếu chúng ta quay về thiên đàng của Thượng Đế, chúng ta sẽ không cần biết đến Sa Tăng. Nếu chúng ta hướng về thiên quốc, lúc đó chúng ta sẽ ở thiên đàng. Còn nếu chúng ta hướng về lãnh thổ của lực lượng xấu, lúc đó chúng ta sẽ ở trong vùng của lực lượng đen tối này. Tất cả đều tùy thuộc vào quan niệm và khả năng hướng thiện của chúng ta. Cho nên khi thiền là lúc chúng ta hướng về Thượng Đế. Chúng ta lúc nào cũng ở trong thiên quốc của Ngài. Cũng như máy thu thanh, chúng ta có thể bắt nhiều đài khác nhau.

Wahaha
08-09-2010, 06:25 PM
Nghiệp chướng
"Tất cả tôn giáo lớn đều nói tới luật nhân quả, nếu không tại sao họ lại rao giảng và khuyên nhủ chúng ta làm điều tốt, nếu những hành động của chúng ta không mang lại hậu quả gì? Đó là lý do mà luật nhân quả và luân hồi được đề cập đến trong tất cả các tôn giáo lớn. Có khi nó được giải thích rõ ràng hơn, có khi nó được chỉ ám chỉ. Luật lệ thế gian được đặt ra là để bảo vệ trật tự xã hội, trong vũ trụ cũng có luật lệ được đặt ra để chăm lo trật tự và hạnh phúc của mọi chúng sanh. Chúng ta không phải chỉ sống ở trong một quốc gia mà thôi, chúng ta còn là công dân của vũ trụ, mỗi quốc gia là một căn nhà. Cho nên chúng ta phải biết luật lệ của vũ trụ và tuân hành theo. Luật lệ này sẽ bảo vệ chúng ta tránh được những thể nghiệm của những đẳng cấp thấp hơn."
"Nói đến luật nhân quả, quý vị nên biết có hai loại: nhân quả của con người và nhân quả của vũ trụ. Luật của con người được điều động bởi một lực lượng vô hình mà sự hiểu biết của con người không thể nắm giữ được. Tiếng Phạn gọi đây là 'Karma' có nghĩa là luật của nhân và quả. Trong Kinh Thánh cũng có nói: 'Gieo nhân gì thì gặt quả đó'."
"Có nghiệp chướng xấu và tốt, nhưng cả hai đều ám chỉ sự rằng buộc của quý vị vào thế giới này. Sau khi Tâm Ấn, nghiệp chướng của những đời trước sẽ được xóa bỏ. Nhưng Minh Sư không đụng đến nghiệp chướng đời này. Bằng không quý vị sẽ chết ngay lập tức. Chúng ta phải ở lại thế giới này một thời gian để gia trì thế giới và giúp đỡ bạn bè chúng ta. Sau đó quý vị có thể đi lên cảnh giới trên hay trở lại thế giới này tùy theo ý muốn. Nghiệp chướng là một lực lượng vô hình nhưng rất công bằng và mạnh mẽ. Những gì chúng ta tạo ra sẽ trở lại với chúng ta. Đây là luật nhân quả."
"Chúng ta có nghiệp chướng là vì chúng ta có đầu óc, nó là bộ máy điện tử hay não bộ, là phương tiện để ghi nhận những dữ kiện của thế giới vật chất này. Cho nên chúng ta có đầu óc. Tốt hay xấu chúng ta đều ghi chép lại trong đầu. Chúng ta gọi nó là nghiệp chướng. Nghiệp chướng là gì? Nó chỉ là những thể nghiệm tốt hay xấu, những phản ứng, những kinh nghiệm mà chúng ta đã học hỏi qua nhiều kiếp. Bởi vì chúng ta có cái mà chúng ta gọi là lương tâm, chúng ta biết chúng ta nên làm việc tốt nhưng đôi khi chúng ta lại làm việc xấu. Những việc xấu này lôi kéo chúng ta xuống như nhiều hành lý nặng nề hay rác rưới. Theo luật của trọng lực, nó sẽ kéo chúng ta xuống nên khi chúng ta leo lên núi sẽ gặp khó khăn. Thế giới này có nhiều khuôn khổ luân lý, nhiều luật lệ, nhiều thói quen của nhiều quốc gia khác nhau trói chặt chúng ta vào những quan niệm tốt hay xấu, tội lỗi hay trong sạch. Cho nên chúng ta va chạm với thế nhân, và chúng ta thể nghiệm được tốt và xấu, tội lỗi và vô tội tùy theo phong tục, luật lệ của quốc gia đó. Hiểu không? Dần dần chúng ta quen với những suy nghĩ này, chúng ta nghĩ làm thế này là có tội, làm thế kia chúng ta sẽ là người xấu. Rồi tất cả được ghi lại ở đây. Cho nên chúng ta phải luân hồi, rằng buộc với thế giới này hay thế giới khác cao hơn. Chúng ta không có đủ tự do, nhẹ nhàng để có thể thăng hoa, chỉ vì những quan niệm này, những sự ngộ nhận này.

Wahaha
08-09-2010, 06:27 PM
V: Sư Phụ có nói đến cái được gọi là "tiền định". Có người gọi đó là số mệnh, mặc dù "sự định trước" này có vẻ thuộc về tâm linh nhiều hơn. còn sự tự do của ý muốn thì sao?
Đ: Đó là sự chọn lựa của chúng ta trước khi ....... sanh ra. Sau khi chết chúng ta không có ........ lựa trừ khi chúng ta có đủ công đức tích ............. cuộc đời này. Ví dụ như trước khi chúng ta ............. thế giới này, chúng ta chọn lựa muốn làm ................nào đó. Khi chúng ta đến thế giới này ........... đổi tùy hoàn cảnh và sự xô đẩy của xã hội ............. ta mất cả tự do ý trí nữa. Chúng ta ................... ta tự do, nhưng thật sự ta không phải .................
V: Cho nên ý muốn này, sự lưa chọn này thật sự có ..... khi chúng ta đến đây. Nhưng vì bức màn ảo tưởng hay Ma Vương che mờ nên chúng ta không nhớ lại được sự thỏa ước này. Sư Phụ có thể gọi nó là giao kèo với Thượng Đế?
Đ: Đúng, giao kèo với Thượng Đế, với chính lương tâm của chúng ta.
V: Sư Phụ có nói về nghiệp quả, chúng ta có thể quyết định chúng ta sẽ là gì ở kiếp sau không, hay sẽ có người khác nói cho chúng ta sẽ phải làm những gì?
Đ: Không ai cho chúng ta biết tương lai sẽ ra sao, bởi đó là sự hành xử riêng chúng ta và kết quả của nó sẽ định đoạt tương lai của chúng ta trong kiếp tới. Nếu quý vị muốn định đoạt sự luân hồi của mình, quý vị phải có trí huệ để tìm ra con đường cho quý vị đi, lấy lại sức mạnh vĩ đại của mình. Lúc đó quý vị sẽ có thể tự chủ. Nhưng bây giờ quý vị còn quá yếu đuối.
V: Chúng ta có thể làm giảm nghiệp bằng cách cầu nguyện hay không?
Đ: Có thể nếu chúng ta có đủ thành tâm. Bởi vì cầu ...... chân thành và bất loạn cũng là một hình thức........ Chúng ta ở trong trạng thái thiền, cho nên ................. đi đến chỗ tận cùng của hồng ân, công .............gia trì chúng ta, cho nên nó có ảnh .................. có khả năng gội rửa. Chỉ khi chúng ta .............. thành tâm và ước mong sâu xa được tha thứ ............ mới có kết quả.
V: Chúng ta có thể chia nghiệp chướng của chúng ta ra làm nhiều kiếp để có thẻ giảm bớt đau khổ trong mỗi kiếp sống được không?
Đ: Có, quý vị có thể làm được, nhưng quý vị sẽ đau khổ hơn. Sư Phụ nói tại sao cho quý vị rõ. Bởi vì trong mỗi đời, chúng ta đã có nghiệp quả của đời đó rồi, nếu quý vị cộng thêm nghiệp chướng của đời này, quý vị sẽ đau khổ thêm mà thôi. Mỗi đời quý vị đã có đủ đau khổ để quý vị gánh chịu rồi. Nếu quý vị lại cộng thêm nghiệp chướng đời này, Sư Phụ nghĩ là quý vị sẽ đau khổ thêm chứ không giảm bớt. Hiểu không?
V: Con cái có phải nhận lấy tội lỗi của cha mẹ không?
Đ: Có, ở một mức độ nào đó. Chúng ta gọi là cộng nghiệp. Nghĩa là nghiệp quả chung trong gia đình. Thêm vào đó, mọi người chúng ta đều có nghiệp chướng riêng từ những việc làm tốt hay xấu. Nghiệp chướng có nghĩa là kết quả của những hành động tốt hay xấu, không phải chỉ là những điều xấu không thôi, nhưng nó thường được dùng theo nghĩa phủ định.
V: Xin Sư Phụ hãy giải thích về những người tạo ra chiến tranh làm chết hàng triệu người và làm hàng triệu người khác phải đau khổ như những nhà độc tài Hitler, Lenin..... Họ có nghiệp quả gì?
Đ: Đó là cộng nghiệp của cả nhân loại. Như Sư Phụ đã nói, nó là những sản phẩm phụ được tạo ra bởi sự tương quan giữa con người và những chúng sanh khác ở thế giới này hoặc thế giới khác. Những sản phẩm phụ này sẽ trở thành dòng điện lực rất mạnh trong không gian. Khi nó kết tụ lại quá nhiều, nó phải phát sinh ra hữu hình như là một nhà độc tài khủng khiếp giết hại hàng triệu người.v.v.
Cho nên cũng trong ý nghĩa này, chúng ta không nên đổ hết lỗi cho những người này. Mà chính chúng ta phải nhận lỗi. Nếu mỗi chúng ta từ trước đến giờ sống trong một cuộc đời đạo đức, giữ giới, tránh mọi hình thức sát sanh, kể cả việc sát sanh gián tiếp, và phải ăn chay. Lúc đó thế giới này sẽ không sanh ra những người độc tài như thế. Đây là những thể nghiệm khủng khiếp để nhắc nhở chúng ta hãy sống đạo đức. Nếu chúng ta vẫn chưa thức tỉnh, thì những hiện tượng như vậy sẽ tiếp diễn để nhắc nhở chúng ta cho đến khi cả thế giới này đều thức tỉnh.
V: Sư Phụ có thể nói về vấn đề nghiệp chướng không? Làm sao để chúng ta xóa tan nợ nần nghiệp chướng trước kia, và vấn đề này liên hệ đến sự khai ngộ ra sao?
Đ: Nghiệp chướng được dịch ra từ tiếng Phạn chỉ luật: "Gieo nhân gì thì gặt quả đó," đó là luật của vũ trụ ở đẳng cấp thấp. Khi Minh Sư truyền Tâm Ấn, Ngài kéo quý vị lên cao hơn. Cho nên những nghiệp chướng bên dưới có thể được đốt bỏ, và sẽ không còn ảnh hưởng quý vị nữa. Minh Sư sẽ giữ lại một chút để quý vị tiếp tục sống ở đời hiện tại này. Nghiệp chướng được giữ lại này cũng đã được lực lượng của Minh Sư làm cho suông sẻ và bằng phẳng hơn. Sau khi Tâm Ấn, quý vị sẽ không còn nghiệp chướng tồn trữ nữa, cho nên quý vị không phải tái sanh, nếu quý vị không muốn. Nếu quý vị muốn tái sanh, cũng rất dễ dàng. Chúng ta có thể tạo ra nghiệp chướng hoặc chúng ta có thể mượn nghiệp chướng từ những chúng sanh khác để xuống thế giới này. Tâm Ấn là sự xóa bỏ tất cả nghiệp chướng trong quá khứ, chúng sanh này không còn cơ hội để trở lại trong tương lại nữa.

Ghi chú: Cuốn sách này đã bị ướt và khi chủ cuốn sách hơ lửa cho khô đã bị cháy một số chỗ không đọc được nên những chỗ .............. là những chỗ đã bị cháy. Mong đọc giả thông cảm.
Mong Sư Phụ Gia Trì

Wahaha
08-10-2010, 07:26 PM
Luân hồi


"Luân hồi là một vòng tròn luẩn quẩn. Nếu quý vị chưa tìm thấy lối ra dẫn đến thiên đàng, quý vị chưa tìm ra lối ra dẫn đến thiên đàng, quý vị phải trở lại. Cũng như trên xa lộ, quý vị không thấy lối ra, quý vị phải quay lại để tìm nó. Đó là luân hồi."
"Thuyết luân hồi không nên được giảng dạy bởi vì chúng ta không có thật thể để luân hồi. Cái mà luân hồi là khuynh hướng bám víu vào những dữ kiện mà chúng ta đã có, dù tốt hay xấu, và rồi khuynh hướng này sẽ tìm một nội dụng cụ này đến một dụng cụ khác để thỏa mãn ước vọng mà chúng ta chưa hoàn thành trong tiền kiếp. Ngoài kiến thức này la trí huệ, hay là Thượng Đế ngự trong thân thể chúng ta sẽ rời thân thể này đến một thân thể khác. Cũng như khi chúng ta đi từ nhà thờ này đến nhà thờ khác, chúng ta vẫn là một người. Thậ ra trong vũ trụ không có một vật thể nào hiện hữu một cách riêng tư mà chỉ là một khối năng lượng và một cánh đồng tình thương bao la, thỉnh thoảng được chi ra thành nhiều phần. Cũng như một dòng điện trong bóng đèn, trong dây điện, trong máy vi âm, trong nhiều hình thể khác nhau. Khi nó là tủ lạnh chạy, nó có hình dáng khác nữa, hoặc nó cũng ở trong quạt máy, dòng điện bên trong tất cả các dụng cụ này vẫn là một."

Wahaha
08-10-2010, 07:53 PM
V: Đối với Sư Phụ, thế nào là luân hồi?

Đ: Không có luân hồi. Linh hồn không có luân hồi. Chỉ có những suy nghĩ, ước vọng bám víu của chúng ta luân hồi mà thôi. Nếu chúng ta biết được linh hồn, nếu chúng ta khai ngộ, nếu chúng ta ý thức được sự liên hệ của chúng ta với toàn vũ trụ, chúng ta không luân hồi đi đâu nữa. Chúng ta không sanh và cũng không bị hủy diệt. Nhưng tất cả những điều này chỉ là lý thuyết, khai ngộ rồi quý vị sẽ biết tất cả.

V: Nếu con người được tái sinh, tại sao dân số trên thế giới lại gia tăng?

Đ: Bởi vì người ta tái sanh! (cười) Bời vì hầu hết mọi người đều không khai ngộ, không giải thoát, cho nên dân số thế giới gia tăng. Bởi vì có người ở địa ngục được đầu thai lên làm người. Loài vật sau khi làm xong bổn phận, được trở lại làm người. Chúng ta càng ăn nhiều thịt bò, gà, vịt, heo, thế giới sẽ càng đông đảo thêm lên. Cũng có thiên nhân, những người từ thiên đàng xuống sau một thời gian vài ngàn năm, vài trăm năm cũng luân hồi xuống làm người trở lại. Cho nên thế giới vẫn đông đảo hoài.

V: Tại sao Thiên Chúa giáo không chấp nhận luân hồi?

Đ: Bởi vì họ hiểu lầm Kinh Thánh, và cũng bởi vì Kinh Thánh đã bị cắt xén, loại bỏ cả trăm lần. Để Sư Phụ kể cho quý vị nghe ví dụ này: Khi có người hỏi Chúa Giê Su "Có phải Ngài là hiện thân của một vị thánh nào đó trong quá khứ không?" Ngài không phủ nhận là "không". Thánh Paul cũng có nói:" Ta sống, nhưng không phải, không phải "Ta" mà là Chúa sống trong ta." O.K. Bây giờ nếu quý vị không tin ở luân hồi tại sao quý vị lại chờ đợi Chúa trở lại lần thứ hai? (cười) Hỏi giáo hội của quý vị, xem họ trả lời quý vị như thế nào.

V: Luân hồi là sự chọn lựa của linh hồn hay đó là vấn đề ngoài sự chọn lựa của linh hồn chúng ta, hay có lực lượng tối cao kiểm soát và chỉ định việc này?

Đ: Chúng ta có sự chọn lựa mà cũng không có. Một người bình thường không có quyền chọn lựa. Đối với Đức Phật, Thánh nhân hay Đức Chúa, họ có quyền chọn lựa. Họ chọn cha mẹ, ngày sanh, nơi sanh cũng như ngày họ lìa bỏ thế giới này. Họ biết rõ ràng trước khi họ đến thế giới này. Họ chọn đến đây. Họ đến để cứu giúp thế gian này, giúp đỡ những người bạn bè thân thuộc hay những người cần họ cứu giúp. Những người khác thì bị đưa đẩy, luân hồi bởi những hành động của họ trong kiếp trước. Những suy nghĩ và thói quen của chúng ta tự nó kết hợp thành một lực lượng. Lực lượng này đẩy chúng ta đến một môi trường nào đó để làm tròn hay trừ tuyệt nếu cần. Lực lượng này đông đặc phải được làm tan đi.

V: Có phải linh hồn mang theo nghiệp chướng từ đời này sang đời khác không?

Đ: Là đầu óc, năng lực của trí nhớ. Nó là một hình thức năng lực. Khi quý vị làm điều gì, quý vị tạo ra một lực lượng vô hình đối với mắt thường của quý vị. Năng lực này tạo thành một hình thể mà linh hồn chứng nghiệm được ở thế giới này những chím nổi của cuộc đời quý vị, v.v.. Sau một thời gian dài, linh hồn quý vị dần dần chấp nhận nó là hình thể này thay vì ý thức rằng nó tự do, không dính líu gì đến hình thể này cả.

V: Chúng ta là sản phẩm của sự tiến hóa, nên tôi không chấp nhận trở xuống đẳng cấp thấp hơn, như là loài vật chẳng hạn, Điều này là sự thoái hóa, không phải là tiến hóa, có phải vậy không?

Đ: Phải, là sự tiến hóa. Đôi khi nó ngừng lại một thời gian rồi đi lên trở lại. Lúc nào nó cũng đi lên nhưng đôi khi chúng ta bị tuột xuống. Nếu quý vị muốn leo lên đỉnh núi, nhưng quý vị bị trượt, có thể rớt xuống thấp hơn một chút. Nhưng quý vị cũng sẽ trèo lên bởi vì quý vị biết quý vị phải lên tới đỉnh và sự khó khăn ra sao. Lúc nào cũng là sự tiến hóa. Cho nên nếu con người hành động như một con vật, không đúng là người, thì kiếp sau người đó phải học lại bài học của loài vật, bởi vì người đó chưa học xong điều này. Lúc đó người này sẽ nợ, sẽ cảm thấy đủ rồi, sẽ nói: " Được rồi, không cần nữa. Tôi sẽ trở lại làm người, tôi sẽ hành động như một con người. Lần sau tôi sẽ biết phải làm gì!"

V: Con biết về luật nhân quả của vũ trụ. Sư Phụ có thể cho biết thêm về những luật khác trong vũ trụ không? Có phải có nhiều hơn là một không?

Đ: Đúng, có luật cao hơn luật nhân quả. Đó là luật của sự gia hộ, tha thứ đến trực tiếp từ Thượng Đế. Luật nhân quả do Thượng Đế đặt ra để điều hòa vũ trụ, nhưng cũng có những luật cao hơn, như là luật của tình thương, bác ái, từ bi. Đây là những luật mà Chúa Giê Su đã đen xuống thế giới này khi Ngài mang xác phàm. Đây là luật mà bất cứ vị Minh Sư vĩ đại nào cũng đem đến cho mọi người. bất cứ ai đến với họ để tìm sự cứu rỗi và ẩn náu. Đây là luật của tình thương và từ bi.

Wahaha
08-10-2010, 08:37 PM
Sự chết và sắp chết


" Hôm nay Sư Phụ sẽ nói về một điều khủng khiếp nhất mà không ai có thể tránh khỏi: Sự chết. Trong sanh, lão, bệnh, tử điều mà chúng ta kinh sợ nhất là cái cuối cùng, và chúng ta không thể nào tránh khỏi nó, phải vậy không? Sư Phụ sẽ nói đến những điều xảy ra lúc sắp chết của con người.
Chúng ta nghe nói thân thể được cấu kết bởi năm phần tử chính yếu là Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ và linh hồn. Người ta nói là khi chúng ta chết linh hồn đi ra rời khỏi thân thể vật chất của năm thể này. Sau đó năm phần tử này sẽ tách rời ra, không còn dính liền với nhau nữa bởi vì khi linh hồn hiện diện, nó như thỏi nam châm giữ năm phần tử này lại với nhau, như là sợi chỉ của tràng hạt này giữ những hạt ngọc lại với nhau. Nếu Sư Phụ lấy sợi chỉ này đi, những hạt này sẽ rớt xuống đất. Khi chúng ta chết cũng vậy. Nhưng chúng ta không phải là tràng hạt bởi vì chúng ta có cảm giác. Tại sao cảnh chết lại là một sự kiện đau đớn đến thế? Trước hết, vì chúng ta không muốn rời bỏ thế giới này, rời bỏ thân nhân, bạn bè, vợ chồng, con cái, cha mẹ,v.v.. Thứ hai, vì chúng ta sợ không biết mình sẽ đi về đâu sau khi lìa thế giới này. Thứ ba, vì chính chúng ta không có chuẩn bị, chúng ta không biết mình phải làm gì lúc chết. Nếu không, chết là lúc đáng vui mừng, không có gì phải sợ hãi cả.
Có rất nhiều người chỉ dạy chúng ta nhiều điều ở thế giới này: Cha mẹ dạy chúng ta cách ăn uống, đi đứng. Thầy giáo dạy chúng ta đọc viết nhiều điều khác. Bác sĩ, cô mụ dạy những bà mẹ tương lại chăm sóc thân thể, cách sinh nở và cách bảo vệ thai nhi để sanh nở được dễ dàng và không đau đớn. Nhưng không có ai dạy chúng ta phải làm gì khi sắp chết. Không ai nói gì cả. Chúng ta có thể học cách giảng dạy về sanh nở, được chăm sóc khi về già với tiền hưu trí và bảo hiểm. Bác sĩ chữa bệnh tật và chỉ dạy chúng ta cách tránh hay giảm bớt bệnh tật. Nhưng không ai nói đến sự chết, và điều này không tốt. Cho nên ngày mai Sư Phụ sẽ dạy quý vị 'chết' như thế nào. (qua Tâm Ấn)"
"Tất cả các hoạt động của cơ thể đều ngưng, khi linh hồn rời công cụ vật chất này! Quý vị hãy thử nghĩ, chúng ta bỏ hầu hết thì giờ của chúng ta để chăm sóc thân thể này, nhưng lại bỏ rất ít thì giờ hay không bỏ chút nào cho chân ngã của chúng ta, cái ta vĩnh cửu này. Cho nên đó là lý do tại sao chúng ta cần phải phân biệt con người thật từ cái bóng của nó."
"Thế giới này là vô thường. Ngay cả khi chúng ta hiểu rất nhiều điều, nó cũng không giúp đỡ gì nhiều. Những khoa học gia đại tài cũng phải chết, thần đồng thông thái nổi tiếng nhất cũng phải lìa thế giới này, ai rồi cũng ra đi với hai bàn tay không. Cho nên tất cả kinh điển của các tôn giáo đều nhấn mạnh đến việc chúng ta không nên quá rằng buộc vào thế giới này. Tại sao? Bởi vì nếu chúng ta chỉ nghĩ đến thế giới này, chúng ta sẽ phải trở lại với nó. Nhưng nếu chúng ta nghĩ đến Thượng Đế, chúng ta sẽ đi lên Thiên đàng. Tất cả tôn giáo đều dạy chúng ta điều này, nhưng nghĩ đến Thượng Đế không phải là dễ.
Quý vị thấy đó, chúng ta chuẩn bị rất kỹ cho việc sanh con nhưng chúng ta lại không chuẩn bị kỹ như vậy cho cái chết của mình. Đó là một vấn đề quan trọng nhất. Khi chúng ta sanh con, có rất nhiều người đến an ủi chúng ta, nhưng lúc chết không ai có thể ở bên cạnh chúng ta, mặc dù đó là lúc mà chúng ta cảm thấy đau khổ và cô đơn nhất. Chết trở thành sự việc đau đớn nhất bởi vì chúng ta không chuẩn bị.
Thân thể chúng ta có chín 'cửa', như là mắt, tai, mũi,... chúng ta có thể dùng bất cứ cửa nào để đi ra khỏi thân thể, nhưng khi chúng ta chết, chúng ta phải trở lại những đẳng cấp thấp hơn. Ví dụ như một cái nhà. Nếu quý vị vội vã rời khỏi bằng cửa sổ, quý vị có thể bị bầm sưng nhiều chỗ. Quý vị phải dùng cửa trước. Nhưng chúng ta không thể rời được nếu cửa không mở. Chỉ có một cửa mà từ đó quý vị mới có thể đi đến thế giới cao hơn. Nó không thể thấy bằng mắt trần. Chỉ có Minh Sư thật sự vĩ đại mới có thể mở cửa đó. Bởi vì tự chúng ta không thể mở, chúng ta phải nhờ đến những người đã tự mở được cửa của họ rồi, chỉ cho chúng ta làm thế nào để mở nó, sau đó chúng ta tập sự đóng mở cánh cửa đó mỗi ngày và đến ngày mà chúng ta rời bỏ thân thể chúng ta sẽ không gặp trở ngại.
Lúc truyền Tâm Ấn, Sư Phụ sẽ chỉ cho quý vị cách chết như thế nào. Sau đó quý vị phải thực hành mỗi ngày. Nếu không quý vị sẽ quên bởi vì quý vị quá rằng buộc, quá quen với thế giới này. Tư tưởng của quý vị chỉ nghĩ đến chồng vợ, công ăn việc làm, ông chủ hãng,v.v.. Nếu nhắm mắt nghỉ trưa một chút, quý vị sẽ thấy họ đến quấy rầy và làm quý vị lo âu. Cho nên, chúng ta phải để giành mỗi ngày hai tiếng rưỡi đồng hồ để tập ' chết '. Lúc Tâm Ấn, Sư Phụ sẽ dẫn quý vị, lập tức đem quý vị đến thế giới cao hơn, quý vị sẽ không có thì giờ nghĩ đến những gì quý vị để lại. Những gì quý vị có thể lấy được đi khi đi lên còn tùy thuộc vào đẳng cấp của quý vị đạt được lúc quý vị chết."

Wahaha
08-10-2010, 09:53 PM
V: Sư Phụ, tại sao chúng ta không nhớ được tiền kiếp của mình?

Đ: Bởi vì nó có quá nhiều để chúng ta biết, nó quá nặng nề. Hiện tại quý vị đã có quá nhiều việc để làm rồi: thuế má, chiến tranh, con cái, và vấn đề khó khăn trước mắt và nghiệp quả. Nếu quý vị biết được quý vị đã làm việc này điều nọ, rất tốt hay rất xấu, hay rất cao quý trong kiếp trước, quý vị sẽ hoang mang thêm, quý vị không thể đối phó với công việc trước mắt ở đời này. Cho nên Thượng Đế, hay luật thiên nhiên đã kéo màn che lại. Khi cần thiết quý vị sẽ biết, quý vị sẽ biết đúng lúc. Khi thiền định đôi khi quý vị cũng sẽ biết được nếu nó cần thiết cho sự tiến bộ của quý vị. Nếu không cần, quý vị sẽ không biết. Chúa Giê Su cũng đã nói: "Đừng lo cho ngày mai. Hãy lo chuyện hôm nay là đủ rồi." Cho nên nếu chúng ta không muốn biết ......... ngày mai, ........... điều sẽ ảnh hưởng và quan trọng đối với chúng ta, chúng ta càng không nên biết về quá khứ, sự việc đã xảy ra rồi. Quý vị hiểu không?

V: Những thể nghiệm có được lúc cận kề sự chết phù hợp với giáo lý của Sư Phụ như thế nào?

Đ: Những thể nghiệm có được lúc gần kề cái chết cũng là những thể nghiệm lúc chết; chỉ khó là sợi dây bạc nối liền linh hồn chúng ta với công cụ thể xác này chưa bị đứt thôi. Cho nên quả thật là họ có những thể nghiệm về sự chết. Những người đạo đức và có lương tâm trong sạch khi còn sống sẽ thấy ánh sáng và nhiều cảnh giới đẹp đẽ điều này là thật. Cũng tương tự như khi quý vị thiền, sự khác biệt duy nhất là quý vị có thể ......... đi thể nghiệm này và có thể trở lại nếu muốn, cũng như quý vị có thể đi xa hơn lên những cảnh giới cao hơn. Cho nên khi thiền là lúc quý vị có được thể nghiệm lúc chết. Cho nên Thánh Paul có nói: " Ta chết mỗi ngày." Quý vị rời thân thể này đi đến những nơi đẹp đẽ và cao hơn, quý vị có thể trở lại chỗ này theo ý muốn, nếu có tu hành chút ít. Có người có được thể nghiệm này lúc thọ Tâm Ấn và sau đó vẫn tiếp tục có.

V: Ngoài vòng sanh tử luân hồi là gì?

Đ: Là nơi của trí tuệ tột cùng và hạnh phúc tối thượng mà chúng ta chưa hề biết. Đây là thế giới thật sự của chúng ta, bởi vì ngoài vòng của luật "Nhân quả" là "Luật của tình thương". Chỉ còn là tình thương và hạnh phúc. Khi chúng ta thoát khỏi vòng nghiệp chướng, chúng ta sẽ đến cảnh giới không còn sinh tử luân hồi, chỉ có sự mãn nguyện và hạnh phúc. Nhưng chỉ nói với quý vị những điều này, Sư Phụ cảm thấy chúng ta đã ít nhiều làm giảm giá trị của nó đi, bởi vì ngôn ngữ của con người có giới hạn và rất dễ làm sai lạc sự thực của cảnh giới này. Ngay cả tình yêu nam nữ bình thường, quý vị cũng không thể diễn đạt được thì làm sao có thể diễn đạt cảnh giới này?

V: Chuyện gì sẽ xảy đến cho những người tự sát? Trường hợp này khác với trường hợp những người chết tự nhiên ra sao?

Đ: Khác rất nhiều. Hầu hết nhưng người tự sát, ý thức của họ lúc đó đắm chìm trong một tình trạng rất thấp, đầy thất vọng. Thế giới đầy áp lực đối với họ. Khi chúng ta chết trong tình trạng ý thức thấp kém này, chúng ta sẽ bị chìm đắm ở tầng lớp ý thức này rất lâu. Như vậy không tốt cho linh hồn chúng ta. Khi quý vị quá thất vọng, quý vị muốn tìm cách lìa bỏ sự thất vọng này, nhưng bởi vì tự sát, quý vị sẽ ở trong trạng thái chán nản rất lâu.

V: Đối với một xác chết nên chôn hay nên thiêu?

Đ: Tùy vào địa thế. Người chết đã có chỗ ở khác rồi. Tốt nhất là nên thiêu xác chết và rải ra biển, đó là chỗ của nó.

V: Tại sao có những trẻ em bị chết lúc còn rất trong sạch?

Đ: Tại vì em không cần phải sống nữa. Có thể em đã lên thiên đàng, nơi càng trong sạch hơn nữa. Có khi chúng ta có việc phải làm, chẳng hạn như Sư Phụ phải ở đay 3-4 ngày, vì Sư Phụ chỉ cần có bấy nhiêu thì giờ để làm xong công việc ở đay thôi. Cho nên Sư Phụ chỉ đến có bốn ngày. Nếu Sư Phụ phải trở lại, Sư Phụ sẽ trở lại. Có linh hồn không dính líu gì nhiều với thế giới vật chất này nên họ chỉ đến một lúc thôi rồi họ đi. Nhiều khi họ chỉ có chút nghiệp chướng phải nhận lãnh từ cha mẹ, xong rồi họ ra đi.

V: Nếu mục đích của sự sống là để nhớ lại chúng ta là ai, mục đích của sự chết là gì?

Đ: Thân thể được tạo ra chỉ để tồn tại trong một thời gian nhất định thôi. Khi nó đã suy yếu, hư hỏng, chúng ta phải ném nó đi và dùng thân thể khác thích hợp hơn cho sự học hỏi của chúng ta.

V: Chết chỉ đối với thân thể thôi, hay cũng đối với linh hồn nữa?

Đ: Không, linh hồn không bao giờ chết. Chúng ta chỉ thay đổi y phục thôi. Sau khi mặc một bộ đồ hai ngày rồi, nó bị dơ, nên chúng ta phải giặt nó. Nếu quần áo bị hư rách, chúng ta phải bỏ đi và mua quần áo mới. Chỉ vậy thôi. Chúng ta chỉ thay quần áo mà thôi.

V: Chúng ta có thể biết được lúc chúng ta chết và có thể tự chủ được khi chết à?

Đ: Đúng vậy, nhưng chúng ta không có lực lượng chủ động này trừ khi chúng ta khai ngộ, và lấy lại được sự vĩ đại của mình.

V: Sư Phụ có thể nghiệm được lúc chết không? Sư Phụ có nhớ thể nghiệm này không?

Đ: Sư Phụ có thể nghiệm này mỗi ngày! Sư Phụ chết rồi Sư Phụ trở lại.

V: Tôi có thể làm như vậy không?

Đ: Quý vị có thể. Sư Phụ sẽ dạy quý vị làm cách nào. Sư Phụ nhớ Thánh Paul có nói: "Ta chết mỗi ngày." Khi nhập định, quý vị có thể cắt đứt dây nối với thế giới này trong vài giờ, sau đó nối trở lại. Quý vị trở lại bởi vì chưa phải lúc ra đi. Chúng ra phải trở lại để làm xong sứ mệnh.

V: Tại sao Sư Phụ muốn chết nhiều lần vậy?

Đ: Ta không muốn chết. Ta phải chết để sống.

Wahaha
08-11-2010, 06:58 PM
3
Từ tôn giáo cho đến sự am hiểu về Tâm Linh

"Sư Phụ không thuộc về Phật giáo hay Thiên Chúa giáo. Sư Phụ thuộc về Chân Lý và Sư Phụ truyền bá chân lý. Quý vị có thể gọi đó là Phật giáo, Thiên Chúa giáo, Lão giáo hoặc bất cứ danh từ nào quý vị thích, Sư Phụ đều đón nhận tất cả. Nhiều vị thầy có vấn đề tranh chấp những định kiến về các tôn giáo. Sư Phụ không có, Sư Phụ sẽ nói với quý vị là tất cả tôn giáo đều tốt, tất cả các vị thầy đều tốt, đều nói về Chân Lý và hướng dẫn quý vị đến đó. Hãy giữ lấy tôn giáo của quý vị và tin tưởng vị thầy của quý vị. Nếu quý vị ngẫu nhiên tìm được một vị Minh Sư đương thời trong tôn giáo của mình, thì quý vị may mắn. Nếu không, hãy tìm nơi các tôn giáo khác coi xem có vị Minh Sư tại thế nào không. Nhưng đồng thời phải có niềm tin vào tôn giáo của mình, đừng đổi qua tôn giáo của vị Minh Sư đó. Bởi vì tất cả tôn giáo đều từ Thượng Đế và tất cả các vị thầy đều từ Thượng Đế, đê truyền đạt thông điệp của họ vào những thời điểm và nơi chốn khác nhau. Tất cả những người khai ngộ, dù là Thiên Chúa Giáo, Phật giáo, hoặc bất cứ tôn giáo nào, đều khám phá ra những điều giống nhau, trí huệ giống nhau, hạnh phúc giống nhau. Sư Phụ cũng tìm thấy cùng một vũ trụ ấy. Thật ra nó còn hơn trạng thái của đầu óc, của ý thức, của sự thông minh và được hiểu biết cao đẳng hơn."
"Phật giáo giống như Thiên Chúa giáo. Sư Phụ không nghĩ là các giáo lý khác nhau. Khi quý vị so sánh mười điều răn của Thiên Chúa giáo với giới luật của Phật giáo, đều thấy giống nhau: Không sát hại, không trộm cắp, không nói dối, không uống rượu hoặc ma túy, không lấy vợ hoặc chồng người. Phần giáo lý còn lại chỉ là chi tiết, giảng giải, hoặc dữ kiện lịch sử được các đệ tử ghi chép lại khi Minh Sư của họ còn tại thế. Thí dụ trong Kinh Thánh có nhiều trường hợp về chiến tranh, và những bộ lạc gây chiến với nhau. Điều này đâu có liên quan gì đến sự dạy dỗ, nhưng vì biến cố đó xảy ra khi các vị Minh Sư còn tại thế, nên họ đã viết xuống."
"Chúa Giê Su là một người, nhưng Kito (Christ) là một lực lượng. Lực lượng này có thể đượng truyền đi bất cứ lúc nào, bất cứ nơi đâu, xuyên qua bất cứ người nào có đủ tư cách. Giống như điện, điện lực có thể đi qua bất cứ sợi dây điện nào, nếu sợi dây điện đó tốt và có chỗ cắm điện. Quý vị thấy không, Chúa Giê Su Kito là Đức Phật và Đức Phật có nghĩa là Kito. Kito tiếng Hê-Bro (Hebrew) có nghĩa là Phật và tiếng phạn(San-skrit) Phật có nghĩa là Kito. Quý vị nghĩ sao: Người ta không bao giờ dịch những danh từ này ra ngôn ngữ riêng của họ, họ dùng những danh từ nguyên thủy rồi tranh luận bàn cãi về nó. Luôn luôn có những trở ngại bởi vì sự bất đồng của ngôn ngữ thế gian."
"Nhìn chung tất cả các kinh điển đều khuyến khích để hướng dẫn con người sống một đời sống trong sạch.' Chớ sát hại. Hãy yêu thương láng giềng và kẻ thù, và chớ có trộm cắp,'v.v.. Các điều răn của Thiên Chúa giáo, của đạo Muslim, đạo Sikh, đạo Hồi và giới luật của Phật giáo đều giống nhau. Chúng ta nên trở thành người tốt, yêu mến lẫn nhau và thanh tịnh hóa bên trong. Hiện nay đức hạnh ở bên ngoài chúng ta đều biết, và hầu hết chúng ta có thể giữ được những điều răn từ Kinh Thánh, nhưng còn thanh sạch và liễu ngộ bên trong nhu đã được nhắc nhở trong kinh thì sao? Làm thế nào chúng ta có thể nghe được tiếng của Thượng Đế mà không cần người nào kể lại? Nhưng điều này mới quan trọng hơn là hạnh kiểm đạo đức. Dĩ nhiên, đời sống đạo đức thì rất hữu ích và bắt buộc phải có, đối với những người cố phấn đấu để trở nên đồng nhất thể với Thượng Đế, để trở về với Đạo hoặc để thành Phật. Tất cả đều có cùng một ý nghĩa, là đồng một thể với nguồn gốc vô biên của tất cả mọi sự vật."
"Tôn giáo chỉ hướng về Chân Lý, nhưng chúng ta phải tìm kiếm nó qua một vị Minh Sư tại thế. Không có một vị Chân Sư, ngay cả đến tôn giáo chúng ta cũng không hiểu."

Wahaha
08-11-2010, 06:59 PM
Trên cả Tôn giáo


" Những người theo đạo Phật tin rằng nếu họ thờ Phật, lạy tượng Phật, đốt nhang, cúng dường trái cây và hoa quả, họ sẽ được an toàn, được lánh nạn ở đất Phật. Sư Phụ nghĩ đó là quan niệm sai lầm nhất, bởi vì, đương nhiên là những bức tượng chỉ biểu tượng cho Phật quá khứ, mà không đại diện cho Phật tại thế. Phật quá khứ không thể giúp chúng ta, ngoại trừ Ngài để lại những lý thuyết cho chúng ta noi theo và nghiên cứu. Một số chúng ta đi nhà thờ, chịu phép rửa tội, rước bánh thánh, rồi nghĩ rằng chúng ta đã thoát được lửa địa ngục! Dù sao, Sư Phụ cũng mừng là người ta còn làm như vậy, ít ra biểu tượng của Chân Lý đã được duy trì tốt. Tại sao Sư Phụ mừng? Bởi vì điều này chứng tỏ con người ngây thơ biết dường nào, dễ tin và nhẹ dạ biết bao. Chúng ta rất là thơ ngây, đơn thuần.
Cho nên Sư Phụ mừng là các Phật tử đến chùa và cúng dường hoa quả cho những bức tượng gỗ. Sư Phụ cũng mừng là những tín đồ công giáo đi nhà thờ lập lại những lời thể nghiệm cổ xưa để nghĩ là họ được an toàn. Ít ra họ cũng chứng tỏ là họ đơn thuần và ngây thơ. Nhưng sự ngây thơ và đơn thuần không giúp chúng ta được nhiều, nếu đời này chúng ta không thấy được Phật, hoặc tự chứng nghiệm được Thượng Đế. Giống như người nào mới gắn một đường dây điện thoại trong nhà mà không có giây nối, rồi nói với quý vị đó là điện thoại của quý vị, nó giống như điện thoại của những người khác, và có vậy thôi, nhưng điều gì xảy ra? Quý vị chỉ có thể độc thoại mà thôi. Đường liên lạc không có và cuối đầu giây bên kia không nhận được tín hiệu gì. Nếu chúng ta tin rằng nói chuyện ở đầu giây bên này và không có trả lời ở đầu dây bên kia, điều đó cũng được. Nếu quý vị không nhận được tín hiệu gì từ Ngài, thì quý vị còn ngây thơ hơn nữa.
Lúc trước Sư Phụ cũng ngây thơ như vậy. Mỗi ngày Sư Phụ đi nhà thờ hoặc đi chùa và tin rằng tất cả là ở đó. Nhưng sau này, khi Sư Phụ lớn khôn, thỉnh thoảng Sư Phụ cảm thấy trống trải và Sư Phụ nghĩ rằng Thượng Đế không trả lời gì cả, cũng chẳng thèm để ý nếu Sư Phụ moi tim của Sư Phụ ra. Phật chẳng lau nước mắt cho Sư Phụ và không trả lời những lời cầu nguyện thành tâm nhất, những câu hỏi của Sư Phụ. Phật chỉ ngồi đó và mỉm cười, mỗi ngày đều như vậy. Sư Phụ khóc, Sư Phụ lạy, Sư Phụ lăn dưới chân Ngài và Ngài chẳng lay động một ly tấc. Rồi Sư Phụ đâm ra chán nản và giận dỗi (cười). Sư Phụ nghĩ sao Ngài bất lịch sự thế! Nhưng không phải là Phật bất lịch sự, mà là Sư Phụ quá ngây thơ.
Vài lần sau đó, Sư Phụ hiểu được rằng có thể Phật quá khứ không giúp được Sư Phụ nhiều, Sư Phụ phải tìm phật tại thế, một vị Phật con sống bên trong Sư Phụ. Cho nên, Sư Phụ bắt đầu tìm kiếm những vị thầy, những phương pháp và con đường thật sự dẫn đến sự giác ngộ, chứ không lạy những bức tượng không có sự sống nữa. Cho tới một ngày Sư Phụ đã tìm được nó sau những phấn đấu, khắt khe và nỗ lực. Sư Phụ tìm thấy được những gì Phật đã tìm thấy. Sư Phụ đã tìm thấy những gì Chúa Giê Su đã tìm thấy, những gì mà Lão Tử, Khổng Tử, Plato và Socrates đã tìm thấy. Những thứ này Sư Phụ đã sẵn sàng cho quý vị vô điều kiện. Tất cả không phải trả tiền bởi vì những gì Sư Phụ khám phá ra quý vị vốn đã có rồi. Đó là của quý vị, không phải của Sư Phụ. Không phải là Sư Phụ sẽ tặng quý vị cái gì. Sư Phụ chỉ giúp quý vị khai mở và chỉ cho quý vị biết ở đâu. Rồi quý vị sẽ thấy hạnh phúc và tất cả những phiền não sẽ biến mất. Giống như Kinh Thánh có nói: 'Hãy tìm Thiên Quốc trước và mọi thứ sẽ được thêm cho'.
Tất cả kinh điển đều nhấn mạnh rằng nếu chúng ta tìm được sự khai ngộ, thì tất cả tội lỗi của chúng ta sẽ được rửa sạch. Thật là đơn giản giống như mặt trời đến, tất cả bóng tồi lui đi.
Nếu không, chúng ta có cái mà Kinh Thánh gọi là tội tổ tông, hoặc Phật giáo gọi là nghiệp chướng từ tiền kiếp, và chúng ta không bao giờ có thể rửa sạch bằng sự làm việc của đầu óc chúng ta. Chúng ta không thể rửa sạch bằng cách làm việc từ thiện, hoặc hành động tốt, hoặc bằng cách làm việc từ thiện, hoặc hành động tốt, hoặc bằng cách lạy tượng Chú hoặc tượng Phật không thôi. Chúng ta phải rửa sạch bằng một phương pháp đúng đắn, dùng ánh sáng của Thượng Đế, Thiên Quốc vốn có trong ta, để xóa tan bóng tối của địa ngục. Chúa Giê Su cũng có nói: 'Những điều gì ta làm hôm nay, các con có thể làm tốt hơn trong tương lai.' Có nghĩa là Ngài và chúng ta bình đẳng. Ngài không nói: 'Một mình ta có thể làm những phép lạ. Các con không bao giờ có thể làm được.' Không, Ngài nói: 'Những điều gì ta làm hôm nay, các con có thể làm tốt hơn trong tương lai.' Đó là một tư cách giải thoát cao cả, và Phật cũng nói: 'Ta là Phật đã thành và các con là Phật sẽ thành.' Nếu chúng ta theo một phương pháp đúng, giống như một phương pháp khoa học, mọi người làm giống nhau sẽ được kết quả như nhau."

Wahaha
08-13-2010, 12:35 AM
Thông Điệp bị lãng quên của Chúa Giê Su


"Đa số con người chỉ nghĩ là họ không thể làm giống như Chúa Kito được, chỉ vì họ được bảo rằng họ quá kém cỏi, quá ngu dốt, vô tích sự, họ chẳng là gì cả. Vì sự tẩy não này cứ nối tiếp hết đời này sang đời khác, cuối cùng họ đã tin như vậy.
'Hãy tin vào ta, thì các việc đã làm, các người đều có thể làm.'
Chúa Giê Su đã không nói rằng chỉ có một mình Ngài mới có thể đạt được những phép lạ, dạy dỗ và giải thoát con người. Ngài nói chúng ta có thể làm được giống như vậy, và Ngài còn nói thêm: '... và làm được những việc lớn lao hơn thế nữa.'
Nếu Chúa Giê Su nói 'Những gì Ta làm được hôm nay, các con đều có thể làm được,' vậy sao chúng ta không bắt đầu? Chúng ta đều muốn trở nên vĩ đại, nhưng chúng ta không làm gì được. Tại sao vậy? Bởi vì chúng ta thiếu quyền lực, sự hiểu biết và trí huệ. Giống như một người đã học giải phẫu những cơ quan phức tạp trong con người, nếu chúng ta học với ông ta một thời gian thì chúng ta sẽ trở nên thông thạo như ông. Chúng ta có thể trở nên cao cả như Chúa Giê Su nếu chúng ta học hỏi những gì Ngài đã học. Điều đó rất là hợp lý và khoa học. Không có gì huyền bí về việc thành Phật hoặc trở lên giống Chúa Kito. Không cần phải đi Hy Mã Lạp Sơn, không cần phải xuống tóc, hoặc mặc quần áo khác. Quý vị có thể trở thành người khai ngộ trong bộ quần Jean. Đó chỉ là vấn đề một lối sống khác.
Nhưng chúng ta quên tất cả những điều ấy. Chúng ta tin vào những gì nhà thờ và linh mục nói, là chúng ta tội lỗi, và không có Chúa Giê Su chúng ta sẽ đọa địa ngục. Nếu Chúa Giê Su trở lại một lần nữa, Ngài sẽ phải bật khóc vì những điều Ngài dạy đã bị bóp méo sự thật gây ra thảm trạng như thế này. Ngài khóc và đang khóc.
Chúng ta quên Kinh Thánh nói rằng chúng ta được tạo qua hình ảnh của Thượng Đế, rằng chúng ta là con của Ngài và người thừa kế của Ngài. Có nghĩa rằng chúng ta giống như cha của chúng ta và chúng ta cũng có quyền năng của Ngài. Nếu cha của chúng ta là vua, chúng ta thành hoàng tử và công chúa, đó là một giá trị, không phải vậy à? Vậy tại sao không tin vào giá trị của chúng ta, tại sao từ chối di sản thừa kế của chúng ta, quyền sinh ra được như vậy của chúng ta? Chúng ta cứ lập đi lập lại: "Chúng ta là con cái của Thượng Đế và được tạo nên bằng hình ảnh của Ngài", chúng ta tranh đấu mỗi ngày chỉ để kiếm được vài cắc lẻ, và cầu nguyện hoài mà không được hồi âm. Đó là vì chúng ta không cầu nguyện đúng nguồn gốc, và chúng ta gõ sai cửa."
"Con đường dẫn đến thiên đàng thì khó khăn bởi vì, 'Chật hẹp là con đường dẫn dắt cuộc đời của chúng ta, và rộng rãi, thênh thang là con đường dẫn đến đổ nát, và sẽ có lắm kẻ đi trong đó.'
Vì con đường quá khó đi, nên có người nói rằng nó hẹp giống như lưỡi dao. Tại sao con đường quá hẹp? Bởi vì nó đi ngược lại đường lỗi suy nghĩ, ước muốn, và sự cán dỗ của chúng ta. Chúng ta phải lăn vào biển thế gian mà không bị ướt áo. Đó là lý do tại sao nó quá khó. Chúng ta phải sống ở thế gian này với tất cả những cán dỗ, xung đột cảu nó, mà vẫn phải giữ giới, trong sạch, giống như hoa sen mọc trong bùn nhưng rất trong trắng, tinh khiết và thơm hương. Chúng ta phải noi theo gương của hoa sen và trở thành thánh nhân trong địa ngục."
"Khi Chúa Giê Su còn tại thế, Ngài nói: 'Ta là con đường, ta là ánh sáng của thế gian, khi Ta còn tại thế gian.'
Cho nên sau khi Ngài ra đi, đối với thế giới vật chất, Ngài không còn là sự sáng của thế gian nữa. Ngài đã để lại một số giáo lý chỉ dẫn chúng ta trong đời sống hàng ngày. Điều đó rất tốt, nhưng có một cái gì đó rất tự nhiên nín lặng mà chúng ta đã không quên. Đó là sự dạy dỗ vô ngôn, chỉ được truyền đạt qua sự im lặng. Đó là điều quan trọng nhất, để chúng ta thấy được Thượng Đế và mang chúng ta đến gần Thượng Đế. Cho nên bất cứ au có thể giúp chúng ta trong đường lỗi này, chúng ta không nên cảm thấy có lỗi khi đến với Ngài."

Wahaha
08-14-2010, 07:33 PM
Chúa Giê Su và Thiền Định

"Bây giờ chúng ta hãy xem cuộc đời của Chúa Giê Su. Ngài không đi nhà thờ để cầu nguyện, ngoại trừ Ngài đến đó giảng dạy hoặc đuổi những con buôn, hoặc la mắng các thầy tu. Sư Phụ chưa bao giờ đọc thấy Ngài cầu nguyện trong nhà thờ một lần nào, vật Ngài làm gì? Dựa theo những tại liệu tham khảo đáng tin cậy, chúng ta được biết Chúa Giê Su du hành qua nhiều quốc gia, đặc biệt là Ấn Độ và Tây Tạng, học đạo với nhiều vị thầy khai ngộ, trong những trường khác nhau. Khi quý vị qua Ấn Độ, thật tâm muốn tìm thầy, quý vị sẽ tìm thấy những vị sống theo đời sống thiền định, và họ sẽ dạy quý vị thiền. Tất cả những vị thầy mà Sư Phụ biết họ đều tham thiền và ngay cả những Lạt Ma nổi tiếng ở Tây Tạng cũng như vậy, chỉ khác nhau cách thiền thôi.
Cho nên nếu Chúa Giê Su ở Ấn Độ ít nhất hàng chục năm, chúng ta có thể nói rằng là Ngài đã gặp những vị thầy dạy thiền. Lúc đầu, có lẽ Ngài đã gặp những vị thầy ít lực lượng, dạy Ngài vài câu chú, vận động tư thế Yoga, làm những phép lạ, giống như biến nước thành rượu v.v... trước khi Ngài gặp được vị gọi là thiền sư ở Hy Mã Lạp Sơn. Nhưng ngay cả làm kỹ xảo đó, quý vị phải học một kỹ thuật thiền nào đó, dù chỉ tạm thời mà thôi.
Khi Chúa Giê Su gặp những người này, Ngài phải học thiền. Nếu không, làm sao Ngài có thể một mình bế quan trong sa mạc 40 ngày liên tiếp? Quý cị có thể đột nhiên một mình đến sa mạc ở 40 ngày không? Điều đó không thể nào làm được nếu không có sự luyện tập, chuẩn bị trước. Thí dụ, những người thực hiện phương pháp thiền của chúng tôi, gọi là pháp Quán Âm, có nghĩa là quan sát diệu âm bên trong, "thánh từ" mà Kinh Thánh nói đến đó là âm thanh của Thượng Đế. Chúng tôi thường có bảy ngày hoặc một tháng tĩnh tâm. Đối với chúng tôi, điều đó rất thường; nhưng đối với những người bình thường khác, không thực hành pháp môn của chúng tôi, thì không thể ngồi được năm phút, thể xác và đầu óc cảu quý vị bất động, là quý vị đã trở thành một vị thầy rồi. Vì vậy chúng ta biết rằng Chúa Giê Su đến sa mạc 40 ngày là để thiền. Chúng ta có thể kết luận rằng Ngài thực hành một pháp thiền, Ngài tham thiền đã lâu. Và đó là lần tĩnh tâm cuối cùng trước khi Ngài ta rao giảng thông điệp của Thượng Đế.
Hầu hết các vị Minh Sư đều làm như vậy trước khi họ ra ngoài đời, trước khi họ quyết định chịu bị đóng đinh trên thập tự giá hay không. Giống như phút cuối trước khi quý vị nghe chuông đồng hộ báo thức buổi sáng, giây phút cuối tận hưởng sự ấm áp trên giường ngủ. Tương tự như vậy, hầu hết các vị Minh Sư, sau khi đạt được khai ngộ, sau khi họ biết rằng họ được trao cho sứ mạng truyền giáo, làm một vị tiên tri của thời đại, hoặc Đấng Cứu Thế, họ sẽ tham thiền một thời gian, để chuẩn bị cho cơ thể, trí óc, tinh thần, đối diện với những khó khăn trước mắt, va đi trên hành trình dài mà Thượng Đế đã trao ban cho họ."

Wahaha
08-14-2010, 08:00 PM
Ngăn cách với Thượng Đế

"Chúng ta bị ngăn cách với Thượng Đế bởi vì chúng ta quá bận rộn. Nếu người nào đang nói chuyện với quý vị, và điện thoại cứ reo hoài, rồi quý vị lại bận nấu ăn hoặc nói chuyện phiếm với người khác, thì không ai có thể liên lạc được với quý vị. Những gì xảy ra với Thượng Đế cũng như vậy. Ngài kêu gọi mỗi ngày và chúng ta không có thì giờ cho Ngài, chúng ta cứ gác máy với Ngài. Đó là lý do tại sao sự ngăn cách xảy ra. Bây giời nếu quý vị xum họp lại với Ngài thì phải có thời gian. Cho Ngài một phần mười thời gian của một ngày để liên lạc với Ngài, chắc chắn quý vị sẽ không bao giờ cảm nhận được sự phân ly này nữa. Nhưng quý vị biết, chúng ta không bao giờ bị chia lìa, chúng ta đều có Thượng Đế ở bên trong chúng ta. Đó chỉ là vì chúng ta quá bận rộn, chúng ta mời mắt với thế giới rằng buộc này, cho nên chúng ta không biết Thượng Đế ở đâu. Giống như chúng ta đeo kiếng lê rồi chúng ta tìm kiếm mọi nơi không thấy nó đâu. Nếu chúng ta quá bận, chúng ta sẽ quên nhiều thứ. Sư Phụ cso thể kết hợp quý vị lại với Thượng Đế tánh của quý vị, cho nên chúng ta không cần phải hỏi tại sao, mà chỉ cần biết làm thế nào."
"Điều làm cho chúng ta cảm thấy trói buộc và không tự do là khuynh hướng bám víu vào một mớ kiến thức hoặc thói quen mà chúng ta gọi là 'Ta', rồi quên đi việc tìm kiếm vật thật"
"Chúng ta càng nhận diện chúng ta với kiến thức và sở hữu chủ vật chất, chúng ta càng kém nhận biết chúng ta cao quý ra sao. Một số người có kiến thức nhiều thấy rằng họ thiền khó hơn, khó đạt trí huệ cao hơn là người kém học thức. Đó là vì họ có nhiều thứ tẩy rửa hơn, có nhiều thứ phải tháo gỡ hơn. Giống như trong nhà, nếu chúng ta có nhiều thứ ở bên trong, để có thể mang đồ dạc mới vào, chúng ta phải mất nhiều thời gian dọn dẹp hơn. Nếu quý vị chỉ có vài thứ, thì mau hơn."
"Quý vị có thể hỏi tại sao, nếu chúng ta đến từ Thiên Quốc, tại sao chúng ta lại phải rời Thiên Quốc, để bị đau khổ như thế này? Quả thật chúng ta đến từ thế giới tối cao, nhưng chúng ta đã quên mất sau khi bị rơi xuống. Tại sao? bởi vì chúng ta mặc quần áo khác, chúng ta càng xuống thấp, quần áo chúng ta càng nặng nề, và chúng ta không nhìn thấy chung quanh mình nữa. Nếu quý vị quyết định, ví dụ như lặn sâu xuống lòng biển , quý vị sẽ phải mặc bộ quần áo lặn, mang mặt nạ, đeo bình dưỡng khí, đi chân vịt, v.v... Cuối cùng quý vị sẽ giống như một con ếch và không nhận ra chính mình nữa. Khi chúng ta xuống chỗ thấp hơn, chúng ta mặc thêm những thứ nặng nề hơn, quần áo và dụng cụ nặng hơn. Càng xuống thấp, chúng ta càng nặng nề và rồi chúng ta quên đi mất sự thoải mái nhẹ nhàng lúc trước.
Cũng tương tự như vậy, khi chúng ta xuống đây, chúng ta phải có mắt, mũi, miệng, da thịt bên ngoài; tất cả những thứ này, chúng ta không cần khi còn ở trên kia. Nếu quý vị mặc nó mỗi ngày trong suốt 60 năm, quý vị sẽ trở nên quen thuộc với nó, và quý vị sẽ nhận mình là những thứ quần áo mặc bên ngoài này. Càng xuống sâu hơn, quý vị càng cần thêm dụng cụ và càng khó nhìn thấy chúng quanh. Không còn ánh sáng mặt trời nữa mà chỉ có bóng tối, cho nên chúng ta cần ánh sáng giả. Tương tụ như vậy khi chúng ta lặn xuống biển trần gian, chúng ta không thể thấy ánh sáng Thượng Đế."

Wahaha
08-14-2010, 08:24 PM
Trở về

"Chúng ta chưa bao giờ bị chia lìa với Đấng Tối Cao, chúng ta luôn luôn là Vô Thượng, nhưng bởi vì chúng ta có khuynh hướng đồng hóa với cái mình nhận được, và thói quen mà chúng ta lượm lặt từ môi trường và hoàn cảnh chung quanh. Chúng ta là một cá nhân, một cái mà tự nó cho rằng nó tiêng rẽ với cái chúng. Cho nên sau khi chúng ta khai ngộ qua nỗ lực của mình hoặc qua sự trợ giúp của người bạn tâm linh, chúng ta sẽ thấy mọi thứ khác nhau. Rồi ngay cả chúng ta vẫ còn là một cá thể, chúng ta biết chúng ta không phải là nó."
Bây giờ nếu chúng ta muốn lấy lại ánh sáng này, chúng ta phải tự đi lên, hoặc người nào sẽ phải mang chúng ta lên, nếu chúng ta hết bình dưỡng khí, hoặc nếu chúng ta vấp phải đá. Vì thế chúng ta phải vượt qua những chướng ngại. Bất cứ cái gì quý vị xuyên qua khi xuống đây, thì quý vị phải vượt qua để trở về. Chúng ta có thể tháo bỏ dụng cụ của chúng ta và lấy lại vẻ đẹp nguyên thủy của mình. Chúng ta đến từ thế giới vô thượng và ngụp lặn trong đại dương vật chất để tìm tòi và vui chơi. Thế giới đầy cán dỗ khiến chúng ta quên là đồng hồ đang chạy và sinh mạng của chúng ta đang lâm nguy, vì khi xong nhiệm vụ rồi, chúng ta phải lên bờ, nếu chúng ta không chịu lên thì một người bạn sẽ phải nhảy xuống biển để mang chúng ta lên. Cũng vậy, khi chúng ta đã ở quá lâu bên trong dụng cụ của mình, chúng ta nhận mình với cái hình dáng của thể xác này. Bây giờ, để trở về Thiên Quốc, chúng ta phải đi qua tất cả những đẳng cấp của ý thức trong biển thế gian, mặc dù điều này rất khó.
Lúc đi xuống thì tương đối không cần cố gắng nhiều bởi chúng ta còn khỏe, sẵn dàng dấn thân vào bất cứ mạo hiểm nào. Tất cả đều mới mẻ, nên chúng ta đi xuống rất mau và không thấy mệt mỏi chút nào. Nhưng khi chúng ta phải đi lên thì lại là một chuyện khác. Chúng ta đã kiệt sức, bình dưỡng khí gần cạn, và chúng ta lại quên đường về, bởi đã mạo hiểm bơi quá xa. Nhưng may mắn thay, Đấng Tạo Hóa đã cung cấp cho chúng ta một sợi dây liên lạc. Coa bao giờ quý vị nghe nói đến sợi giây bạc này không? Đó là sợi dây cứu mạng, khi chúng ta va chạm vào nó tạo ra những âm nhạc dẫn dắt chúng ta trở về nhà bình yên.
Những người bạn tốt của chúng ta là Chúa Giê Su và Đức Phật, đã xuống tận đáy đại dương vật chất này để tìm kiếm những ai đã ở đây quá lâu hoặc bị lạc đường. Nếu chúng ta có thể tự trở về nhà được thì tốt lắm, còn nếu như chúng ta không thể trở về được thì các Ngài rất là cần thiết, các Ngài là những người chăn chiên chờ đợi vì sự an toàn của chúng ta. Cho nên khi chúng ta đi lên, chúng ta phải phấn đấu vượt qua nhiều mực nước, bởi vì định luật trọng lực và sức ép của nước rất khó để đi lên; hơn nữa chúng ta lại mệt mỏi, cho nên đi lên khó hơn là đi xuống. Bây giờ nếu có ai bên cạnh chỉ cho chúng ta một lối đi với một ngọn đuốc, và mang cho chúng ta binh dưỡng khí mới thì chúng ta sẽ được an toàn và cảm thấy an ổn. Quý vị thấy không, chúng ta không thuộc về thế giới vật chất này, nó chỉ để cho chúng ta chơi đùa và khám phá trong một thời gian ngắn thôi. Có lẽ chúng ta cảm thấy hơi quá nhều hạnh phúc hoặc hơi chán vì ở trên Thiên Quốc quá lâu, có thể vậy."
"Thượng Đế đã ở cùng với chúng ta rồi, chẳng qua chúng ta chưa nhận ra mà thôi, cho nên mới cảm thấy phải gánh nặng vì xa cách, bị cô đơn vì những áp lực của thế giới này. Chủ ý của Sư Phụ là khi quý vị thoáng thấy hoặc thấy một chút sự hiện diện của Thượng Đế, quý vị sẽ tin tưởng vào sự giúp đỡ, thương yêu và khuyên bảo của Ngài."

Wahaha
08-14-2010, 09:22 PM
V: Sự tương quan giữa Phật tánh và bảy luân xa ra sao?

Đ: Nếu quý vị nói đến bảy luân xa của cơ thể từ dưới cho đến chỗ này (Sư Phụ chỉ vào mắt Trí Huệ) thì không có liên quan nào cả. Sư Phụ nói đến bên trên những luân xa này. Đa số các thiền sư Yoga tập luyện những luân xa này chỉ chuyển động luồng hỏa hầu. Chúng ta có 2 dòng chuyển động trong cơ thể, một là dòng âm lưu và một là dòng hỏa hầu. Dòng hỏa hầu coi sóc sự chuyển động cảu thân thể, sự tiêu hóa, bài tiết và tuần hoàn của cơ thể. Còn dòng âm lưu mới dẫn chúng ta trở về Thiên Quốc. Cho nên khi những thiề sư Yoga tập luyện những luân xa thấp (Sinh dục, hậu môn, đan điền, cổ,v.v..) thì không có sự tương quan nào. Sư Phụ chỉ nói đến những gì ở bên trên những luân xa này.

V: Tại sao Thượng Đế lại muốn Chúa Giê Su chết một cách như vậy?

Đ: Nếu không, các môn đồ của Ngài không được rửa sạch tội lỗi. Xác thân của vị minh sư có hai nguyên do. Thứ nhất, để cho đệ tử có thể thấy Ngài trong thế giới vật chất, họ không thể thấy thiên thể của vị minh sư. Thứ hai, thân xác của vị minh sư là để hy sinh, thâu nhận tất cả những gì mà đệ tử thải bỏ đi, gánh chịu tội lỗi của đệ tử, và rồi rửa sạch chúng.

V: Ngài có thẻ cho chúng tôi biết thêm về sự dạy dỗ của Chúa Giê Su so với giáo lý của Thiên Chúa giáo ngày nay không?

Đ: Sự dạy dỗ của Chúa Giê Su và giáo lý của Thiên Chúa giáo ngày nay đều được hết. Có lẽ giáo lý ngày nay của Thiên Chúa giáo bị thiếu sót, bị cắt xén một số, nhưng điều Sư Phụ ngại nói đến để tránh sự phiền hà cho Sư Phụ. Giáo lý của Chúa Giê Su khi Ngài còn tại thế đã được ghi chép nhiều hơn. Quý vị thấy không, trong Văn Thu Biển Chết (Deal Sea Scrolls) mà Sư Phụ đã đọc nó rất là cổ xưa, ngay cả khi Chúa Giê Su còn sống, vậy mà một số đã bị thiếu sót trong Kinh Thánh, nhưng nói chúng, sự dạy dỗ của Thiên Chúa giáo cũng được. Chỉ có một điều thiếu xót duy nhất là Chúa Giê Su không có ở ngay đây. Đó là điểm thiếu sót lớn nhất. Cho nên bây giờ chúng ta thay thế bằng một sợi giây liên lạc trực tiếp đến Ngài. Quý vị muốn gặp Ngài có thể thấy Ngài, có thể thấy Ngài, có thể nói chuyện với Ngài và học trực tiếp từ Ngài, bởi vì Ngài không bao giờ chết. Nếu nhà thờ hoặc bất cứ hội đoàn Thiên Chúa giáo nào có thể giúp quý vị liên lạc với Ngài được, có một đường giây trực tiếp đến số điện thoại của Thượng Đế thì đúng hơn, trọn vẹn hơn, hoàn hảo hơn. Nếu không, chúng tôi có thể cung cấp phần thiếu sót này cho quý vị, chỉ có thế thôi, có được không?

V: Ngài có biết là Chúa Giê Su đã ở với người Essenes, một dòng thánh gần Biển Chết không?

Đ: Phải Ngài thuộc dòng Essenes, là những người luôn ăn chay trường từ nhiều ngàn năm, và họ đã có một dòng truyền giáo vào thời đó. Họ là "Anh em dòng áo trắng", truyền dạy ánh sáng và âm thanh; và lúc đó rất khó để được vào dòng. Quý vị phải tuyên thệ sống độc thân và không bao giờ công khai truyền giáo lý ra bên ngoài. Bất cứ ai bước vào nhà dòng phải được một bậc đàn anh hội việc giới thiệu, và phải trải qua nhiều năm và nhiều thử thách mới được mặc chiếc áo dòng màu trắng này. Họ là hiện thân của tình thương và Chúa Gie Su đã là người không giữ lời hứa phải im lặng. Nhưng dĩ nhiên đó là mệnh lệnh của Đấng Tối Cao, Ngài nhận được thông điệp ở bên trong, nếu không không một ai trong dòng trước đây lại rao giảng công khai như vật. Thứ nhất bởi vì lời tuyên thệ, thứ hai bởi vì sự nguy hiểm, cho nên Chúa Giê Su mới bị đóng đinh. Ngài ra giảng công khai và tất cả anh em dòng áo trắng để ý đến Ngài, cố gắng bảo vệ Ngài bằng nhiều cách, Nhưng họ đã phải bó tay.

Wahaha
08-16-2010, 06:12 PM
4
Đi tìm Ánh Sáng

Thiên Quốc bên trong

"Có một đời sống tốt đẹp hơn, một đời sống hoàn mỹ hơn ở bên trong. Một khi chúng ta đã đạt được sự hoàn mỹ bên trong, đời sống bên ngoài của chúng ta cũng sẽ hoàn mỹ. Chúng ta có thể dùng trí huệ và lực lượng bên trong của chúng ta để làm việc có hiệu quả hơn, mau hơn và lợi ích hơn cho thế giới. Thật ra, nếu chúng ta muốn bất cứ chức vị quan trọng nào hoặc thành công ở bất cứ lãnh vực nào, chúng ta phải có được một năng lực thích hợp để làm việc cho chúng ta, chứ không phải trí óc. Có hai đẳng cấp của năng lực: Đẳng cấp thứ nhất, đẳng cấp năng lực đó là trí óc. Đẳng cấp kia cao hơn, đó là tất cả nhân từ, tình thương và thần thông. Bằng thần thông, Sư Phụ không có ý nói thay đổi thời tiết, nhưng chúng ta cũng có thể làm điều đó nữa!"
"Các khoa học gia đã chứng minh rằng chúng ta chỉ sử dụng có 5% của đầu óc. Thật tuyệt diệu nếu chúng ta có thể dùng 100%! Người có thể dùng 100% của đầu óc đó là Chúa Kito, Phật, Lão Tử hoặc bất cứ ai quý vị tin là họ có năng lực trí óc vĩ đại nhất trên thế giới. Họ là những người biết được đường lối bí mật đến vương quốc thông thái của chúng ta, gọi là Thiên Quốc. Tất cả mọi thứ đặt ở bên trong chúng ta. Không có ai sinh ra mà không có Thiên Quốc này, giống như những làn sóng biển từ đại dương. Bây giờ, có cách nào đạt được sự điều khiển 100% trí thông minh của chúng ta không? Có, có nhiều cách, có cách lâu hơn, có cách khó hơn. Một số người cầu nguyện, tuyệt thực, tu khổ hạnh. Những điều này chúng ta đọc ở trong sách của các nhà thông thái ngày xưa, người ta đã dâng hiến như thế nào để tìm Thượng Đế. Nhưng thời nay, nếu chúng ta đi theo con đường khắc khổ này, điều đó quá khó, mất nhiều thời giờ. Chúng ta không thể vào rừng và bỏ lại xã hội sau lưng. Thời xưa, người ta có ít ham muốn và đời sống ít tiện nghi. Thời nay, chúng ta có nhiều cám dỗ bởi vì sự tiện nghi. Họ có ít cám dỗ và có nhiều thì giờ rảnh rỗi để tu luyện và tìm Thượng Đế."
"Làm sao để tìm Thượng Đế? Bằng cách trở lại những điều căn bản, đó là tất cả sự yêu thương, tất cả sự tha thứ, tất cả từ bi và tất cả trí huệ. Bằng cách sám hối những hành vi xấu vì vô minh không biết, bằng cách quyết tâm không tái phạm nữa. Với sự ăn năn chân thật như thế, ánh sáng của Thượng Đế sẽ lại chiếu xuống, và tất cả tội lỗi cũ sẽ được tha thứ. Đó là sự rửa tội chân chính, không phải bằng nước, nhưng bằng Thánh Linh, bằng ánh sáng của trí huệ và sự hợp lý. Đó là lý do tại sao thời nay khi chúng ta rửa tội bằng nước, chúng ta không thấy ánh sáng từ Thượng Đế, và cũng không cảm thấy được thoát khỏi tội lỗi của chúng ta. Trí huệ của chúng ta không khai mở và sự sám hối sâu xa không nhắc nhở linh hồn của chúng ta."
"Tìm Thượng Đế không khó bằng kiếm tiền, Sư Phụ có thể nói như vậy với quý vị. Khi Sư Phụ kiếm tiền thật là khó, làm việc cực nhọc từ tám đến mười tiếng mỗi ngày, nhưng chúng ta lại phung phí hết rất mau. Nếu chúng ta cẩn thận, chúng ta có thể dành dụm thêm một chút ít cho tuổi già. Nhưng nếu chúng ta tìm được Thiên Quốc, nó sẽ còn mãi mãi. Bất cứ sự khôn ngoan, trí huệ, hạnh phúc, vui vẻ nào mà chúng ta tìm được sẽ luôn luôn ở với chúng ta, không bao giờ, không hề bị mất, không bao giờ, chưa ai có thể lấy mất đi của chúng ta."
"Mọi người đều có Thiên Quốc bẩm sinh, vì Thiên Quốc ở trong ta. Mọi người đều có và có thể tìm ra, điều này Sư Phụ có thể đoán chắc với quý vị là quý vị cũng có thể tìm thấy và ngay lập tức. Giây phút quý vị muốn, quý vị sẽ đạt được, nhanh như vậy. Nhưng cái thiên tánh này cần phải được chăm bón mỗi ngày, như bột giống cần phải tưới nước mới mọc. Quý vị có thể biết Phật tánh của quý vị hôm nay, nhưng quý vị sẽ trở thành Phật sau một thời gian tu luyện. Bởi vì chúng ta đã vô minh quá lâu. Phải cần lâu thật lâu để rửa sạch thói quen của chúng ta, sự thiếu tự tin của chúng ta. Chúng ta thường quen có người bảo chúng ta phải làm gì, bảo chúng ta có tội v.v... Sau khi chúng ta khai ngộ, đầu óc của chúng ta trở lên minh bạch hơn, chúng ta sẽ thể nghiệm chúng ta cao cả như thế nào, chúng ta sẽ trở lên tự tin hơn. Chúng ta sẽ biết thêm mỗi ngày qua sự thực hành pháp môn Quán Âm, đó là chúng ta thật sự là Kito, giống như Kito, giống như Thượng Đế, bởi vì Thượng Đế tạo dựng con người qua hình ảnh của Ngài. Ngài đã không tạo con người để trở thành nô lệ. Chúng ta và Thượng Đế được tạo ra bởi cùng một bản chất, chỉ có một điều khác biệt là chúng ta có tìm ra nó hay không. Thượng Đế tạo dựng con người bình đẳng như nhau, một số người tìm được và trở nên cao cả như Kito, như Phật, và những người chưa tìm được bị bao trùm trong tối tăm hết đời này qua đời khác."

Wahaha
08-16-2010, 06:19 PM
Hiểu biết Thượng Đế

"Sư Phụ không có ý thuyết phục quý vị rằng Thượng Đế hiện hữu. Sư Phụ chỉ ở giữa quý vị để liên kết quý vị với Thượng Đế, và rồi quý vị sẽ có thể tin Sư Phụ. Sư Phụ không chê trách những người vô thần bởi vì họ không thấy Thượng Đế ở bên trong họ. Không ai có thể tin được nếu không có chứng minh. Đối với những ai không tin vào Thượng Đế, Sư Phụ cống hiến cho họ một cơ hội tìm thấy Ngài qua sự tức khắc khai ngộ, để rồi quý vị có thể khám phá ra tánh bẩm sinh của mình, Thiên Tánh của chính mình."
"Quý vị thấy không, thấy thì tin, Thượng Đế quá trừu tượng, quá vô hình đối với chúng ta, nếu Ngài không được đem xuống gần với sự hiểu biết của chúng ta hơn một chút, làm sao Ngài trông mong chúng ta tin? Đó là niềm tin mù quáng, đó là lý do tại sao Sư Phụ bỏ đi tìm sự khai ngộ, bởi vì Sư Phụ không thể chỉ đọc Kinh Thánh, đọc kinh điển, rồi nói tôi tin Phật, tin Chúa. Ồ, Không! Sư Phụ cần phải có chứng minh. Sư Phụ cầu nguyện với Thượng Đế mỗi ngày "Nếu Ngài hiện hữu, làm ơn chỉ cho con đường lối để tìm Ngài, liên lạc với Ngài bằng cách nào đó. Mở mắt của con, mở tai của con, để con thấy, để con biết ít ra là tình thương của Ngài. Để con cảm nhận, để con biết rằng Ngài chăm sóc chúng con cách này hay cách khác". Cho nên sau khi khai ngộ, sau khi thọ Tâm Ấn, quý vị sẽ cảm thấy mỗi ngày Thượng Đế chăm sóc quý vị. Thật vậy trong tất cả mọi cách, trong mọi trường hợp, chuyện nhỏ, chuyện lớn, Thượng Đế thật sự săn sóc và thương yêu chúng ta, làm hanh thông mọi chuyện cho chúng ta. Ngài giúp chúng ta trong lúc hoạn nạn, đau ốm, trong những ngày u tối; giúp chúng ta bằng mọi cách, rồi quý vị có thể biết Thượng Đế thật sự hiện hữu. Quý vị sẽ cảm thấy tràn ngập lực lượng bảo vệ và yêu thương quý vị. Đó là Thượng Đế, đó là lý do tại sao người ta nói Thượng Đế là tình thương."
"Chúng ta chỉ phải đi ngược lên đến thế giới cao hơn huy hoàng hơn để được gần Thượng Đế cao cả của chúng ta. Chúng ta gọi Thượng Đế là đại dương của tình yêu và sự thương xót. Ngài không phải là một cá thể, mặc dù đôi khi Ngài có thể biến thành một người để chúng ta cảm thấy gần gũi, để chúng ta có thể sợ được Ngài và liên lạc với Ngài. Nếu không, Ngài chỉ là một đại dương của tình yêu và sự thương xót, ban phước lành và từ bi. Tất cả mọi thứ đều tốt đẹp và hoan hỷ, đó là Thượng Đế. Chúng ta tự chúng ta trong giây phút này dù không thọ Tâm Ấn, không biết đến trí huệ bẩm sinh của mình hoặc quyền năng thần thông vốn có của mình, chúng ta vẫn là Thượng Đế.
Bất cứ lúc nào quý vị thể hiện sự yêu thương đối với láng giềng, đối với con cái, ban bè, thân quyến hoặc bất cứ ai cần đến, quý vị thể hiện Thượng Đế, quý vị có hiểu không? Cho nên chúng ta càng biểu lộ lòng từ bi, tình yêu, sự thương xót và trí huệ này, chúng ta càng gần Thượng Đế. Nhưng hiểu Thượng Đế như vậy thì quá hẹp. Chúng ta chỉ có thể giúp một số người trong một lúc nào đó thôi. Còn Thượng Đế trong sự thấu hiểu đến tận cùng, có thể giúp cả thế giới. Cho nên, đây mới là mục đích chúng ta phấn đấu để đạt được. Đó là điều mà Phật và Chúa đã thành đạt."
"Khi Đức Phật con sống, Ngài kể một câu chuyện về bốn người mù mờ rờ voi và diễn tả lại. Người sờ vào tai của con voi nói "Chà con voi giống như một cái quạt, một cái quạt lớn." người sờ vào chân thì nói "Con voi giống như một cái cột nhà"; người sờ vào cái vòi của con voi lại nói "Con voi giống như cái ống nước" và người sờ vào đuôi thì nói "Con voi giống như một cái chổi" (cười) đó là cách chúng ta nhìn thấy Thượng Đế, đó là cách người bình thường thấy Thượng Đế, và những người ở đẳng cấp khác nhau thấy Thượng Đế. Cho nên, người ta nói là Thượng Đế ở trong chúng ta, Phật tại tâm chúng ta, có nghĩa là vậy."
"Trong vũ trụ, tất cả mọi thứ đều được cấu tạo bởi năng lượng, chúng ta gọi là lực lượng sáng tạo, hoặc chúng ta có thể gọi là Đấng Sáng Tạo. Bởi vì năng lượng đã tỏa ra nhiều phương hướng khác nhau trong vũ trụ, trở thành những thế giới khác nhau, và những chúng sinh khác nhau. Bây giờ, những chúng sinh này có được một trạng thái suy nghĩ riêng biệt, đẳng cấp của ý thức, và tùy thuộc vào sự tác động với nhau, sẽ tạo ra một năng lượng khác: Chúng ta sẽ chia nó ra làm hai loại. Loại thứ nhất chúng ta có thể gọi là năng lượng dương hoặc Thượng Đế tánh, lực lượng Thiên Đàng hoặc Phật tánh. Loại thứ nhì, chúng ta có thể gọi là âm tánh, lực lượng xấu hoặc đen tối, hoặc mặt trái của sự thiện lành.
Hiện nay sự thiện lành và lực lượng dương sát cạnh với năng lượng âm. Khi bất cứ chúng sanh nào, thiên thần hoặc người trần thế, phát ra sự thiện lành, nhẫn nhục, tình thương, lòng từ bi và đoàn kết với nhau, thì năng lượng này được xếp vào loại tốt hoặc lục lượng Thượng Đế, lực dương. Các chúng sanh càng phát ra những sự thánh thiện này thì chúng ta càng có nhiều lực dương hơn trong thế giới của chúng ta. Và khi nào chúng ta hoặc chúng sanh nào phát ra sự sân hận, tư tưởng xấu, hoặc những ý thức có khuynh hướng âm, những hành động hoặc lời nói, chúng ta đã làm nơi chứa đựng lực lượng âm trong không khí tăng thêm. Chúng ta gọi đó là ma quỷ, và lực lượng này sẽ tạo thêm sự sân hận, chiến tranh, bất hòa trong thế giới của chúng ta, hoặc bất cứ thế giới nào mà những người này cư ngụ."
"Giống như dòng điện có hai cực, cực âm và cực dương. Khí dương và khí âm kết hợp lại với nhau sinh ra điện lực. Thật ra dòng điện không dương cũng không âm, nhưng không có dương và âm, chúng ta không có điện. Tất cả mọi thứ đều tương tự như vậy, Thượng Đế không tốt cũng không xấu, Ngài chỉ là đại dương vô tư và tình thương. Ngài không biết đến sân hận, không dơ, không xấu và không tội lỗi. Ngài không phân biệt thiện và ác, xấu và đẹp. Cho nên chúng ta gọi Ngài là Đại Dương của Tình Yêu và Thương Xót."

Wahaha
08-19-2010, 05:58 PM
V: Khi Ngài nói đến Thượng Đế, Ngài dùng chữ chỉ nam giới "Ông". Thượng Đế là nam, nữ, cả hai, hay không nam không nữ?

Đ: Cả hai, không nam không nữ. Được rồi, vậy Sư Phụ sẽ gọi là "Bà". Vì nếu Sư Phụ dùng chữ 'Bà' quý vị sẽ phản đối. Từ thời xưa, người ta luôn luôn gọi Thượng Đế là Ông, bây giờ ai dám gọi Thượng Đế là Bà! Sư Phụ chỉ lập lại thói quen của quý vị cách hiểu biết của quý vị về Thượng Đế. Sư Phụ không dám làm cách mạng nhiều, Sư Phụ sợ có thể quý vị sẽ trách Sư Phụ là đổi giống Thượng Đế!

V: Thượng Đế là gì? Thượng Đế có hình dáng giống như những bức tranh vẽ mà chúng ta thấy không?

Đ: Giống như tranh vẽ Thượng Đế của Michelangelo? Không đó là Thượng Đế của ông ấy, Thượng Đế của Michelangelo. Quý vị muốn thấy Thượng Đế giống như thế nào phải không? Làm ơn giơ tay lên. Sư Phụ sẽ chỉ cho quý vị liền. Nhìn lại đằng sau quý vị, người đằng trước, người bên phải và bên trái, Thượng Đế trông giống như vậy đó. Được không? Quý vị có hài lòng không? Thượng Đế nói, 'Thượng Đế tạo dựng con người qua hình ảnh của Ngài,' cho nên nếu quý vị muốn tìm Thượng Đế, hãy nhìn vào người láng giềng. Mọi người trong chúng ta đều chứa đựng Thượng Đế bên trong. Cho nên hãy nhìn xuyên qua bức tường vật chất, rồi quý vị sẽ thấy Thượng Đế trong chính mình và mọi người. Vì thế hãy đối xử với nhau như Thượng Đế, và rồi quý vị sẽ thấy đời sống mỗi ngày sẽ khác nhu thế nào.

V: Làm thế nào tôi có thể diễn tả ánh sáng Thượng Đế của mình?

Đ: Quý vị có thể diễn tả khi quý vị có. Phải có ánh sáng của Thượng Đế trước. Sau khi thọ pháp, quý vị có thể diễn tả nó. Chúng ta không thể chỉ tiền cảu chúng ta khi chúng ta không biết ở đâu có tiền, đúng không? Ngay cả khi chúng ta có tiền, chúng ta cũng phải biết nó ở đâu để đem ra cho mọi người coi. Cho nên dù nếu quý vị có ánh sáng của Thượng Đế ở bên trong, quý vị phải biết nó trước, liên lạc với nó trước, rồi quý vị mới có thể đem ra chỉ cho người khác. Sư Phụ có thể chỉ quý vị ánh sáng bởi vị Sư Phụ có ánh sáng. Sư Phụ là chủ nhân của ánh sáng. Sư Phụ biết Sư Phụ có. Quý vị có, nhưng quý vị không biết. Đó là sự khác biệt giữa chúng ta.

Wahaha
08-19-2010, 05:59 PM
Khai ngộ hoặc đại giác

"Khai ngộ là tiến trình của hiểu biết điều gì đó vĩ đại hơn đời sống, lớn hơn những thứ chúng ta có thể thấy bằng con mắt phàm phu, hoặc sờ mó được bằng những công cụ vật chất. Đó là giây phút khi chúng ta bắt đầu biết có một cái gì lớn hơn những thứ đó, vị lãnh đạo thật sự của toàn vũ trụ, cũng ở bên trong chúng ta nữa.
Khai ngộ có nghĩa là thức tỉnh bên trong. Quý vị nhận ra quý vị có một lực lượng, lớn hơn những gì quý vị sử dụng mỗi ngày rất nhiều. Thông thường, chúng ta theo chiều hướng của bản ngã, nhưng sau khi giác ngộ chúng ta theo Thiên Ý. Chúng ta câu thông với Ngài và nhận ra giá trị thật của mình. Nhưng đồng thời chúng ta trở nên rất khiêm nhường, chúng ta càng biết về chúng ta thì chúng ta sẽ trở lên khiêm nhường. Chúng ta biết rằng có một lực lượng rất vĩ đại trong vũ trụ, và sự hiểu biết của con người không thể bàn luận và nắm được nó. Cho nên chúng ta trở nên khiêm nhường, và chúng ta sẽ có lực lượng mạnh, vì chúng ta có một lực lượng cao hơn ở bên trong chúng ta, và sử dụng nó mỗi ngày làm lợi ích cho người khác. Khi chúng ta gõ đúng vào nguồn lực lượng dương bên trong của chúng ta, cái mà Thiên Chúa giáo gọi là "Thánh linh ngự trong chúng ta" hoặc "Thượng Đế Cao Cả". Chúng ta mở được cái nguồn gốc mà lúc trước bị đóng. Một khi nguồn lực đó được mở ra, chúng ta trở nên có lực lượng như Kito, như Đức Phật. Chúng ta có thể giúp nhiều người nhờ lực lượng Thượng Đế bẩm sinh này, và rồi chúng ta trở nên khiêm nhường hơn bởi vì chúng ta thấy bên trong mọi người đều có cùng lực lượng ấy, nên chúng ta quý trọng mọi người như những vị Thượng Đế sống."
"Khai ngộ là một món quà của Thượng Đế, không phải là kết quả của đức hạnh hoặc hành động bố thí. Chúng ta đề có thể trở nên khai ngộ hoặc được giải thoát. Nếu không, tại sao Thượng Đế gởi Chúa Giê Su hoặc Đức Phật, hoặc Mohammed đến, nếu chúng ta quá vô dụng, nếu chỉ có những linh hồn đạo đức mới đạt được? Sư Phụ không biết ai thật sự đạo đức, bởi vì "Mỗi thánh nhân đều có quá khứ và kẻ tội lỗi đều có tương lai." Chúng ta không phải là những người tội lỗi như thế, đó chỉ là một ám ảnh và sau khi chúng ta hiểu như vậy, chúng ta sẽ biết rằng chẳng có ai đạo đức hoặc tội lỗi. Tuy nhiên, chúng ta cũng phải cố gắng tận lực mới đạt được sự nhận biết này. Pháp môn Quán Âm cống hiến chúng ta một phương pháp không mất tiền, để khám phá ra sự trong sáng nguyên thủy và di sản cao quý của chúng ta."
"Khi Sư Phụ thể nghiệm được sự đại giác, Sư Phụ thấy mình ở trong mỗi sáng tạo và tận hưởng bất cứ sự việc gì, trong hoàn cảnh đặc biệt đó. Là một con bướm, một con chim hoặc một thiên thần, hay một viên đá, một thân cây, bất cứ là gì đi nữa thì tự nó vốn đã hoàn hảo. Thật khó diễn tả bằng ngôn ngữ, nhưng rồi tất cả chúng ta đều đi đến sự hiểu biết đó nếu chúng ta mong muốn, chúng ta sẽ biết cho chính chúng ta. Đó là con đường duy nhất để chúng ta chấm dứt những ảo giác, niềm tin của chúng ta về sự hiện hữu phù du này. Qua sự hiểu biết phàm phu của chúng ta thì mọi thứ đều khác biệt, nhưng khi chúng ta ở trong một trạng thái nhận thức cao hơn, sẽ thấy vui vẻ hơn, thảnh thơi hơn và tốt đẹp hơn."
"Chỉ khi nào chúng ta thật sự giác ngộ, chúng ta mới có thể vui hưởng mọi thứ. Bất cứ sự việc gì đến, chúng ta đều có thể an hưởng. Khi điều tốt đến, chúng ta hãy coi đó như là món quà tặng của Thượng Đế, với tất cả tấm lòng, không cảm thấy có lỗi hay xứng đáng, không vướng mắc điều gì trong tâm hoặc trong suy tư của mình, bởi vì bản tánh tự nhiên của người khai ngộ là tự tại, không bận tâm, rất thoải mái, giống như một đứa trẻ, nếu quý vị cho nó một cái gì tốt, nó sẽ nhận mà không nghĩ là quý vị lừa gạt nó, hoặc nó có xứng đáng để nhận hay không, nó chỉ nhận lấy. Khi hoàn cảnh không cho phép chúng ta có đầy đủ tiện nghi, hoặc đời sống giàu sang, chúng ta vẫn vui vẻ thuận theo, chúng ta không ước muốn vật chất cao sang. Nhưng điều này không có nghĩa là chúng ta không hăng hái làm việc cho xã hội, không nỗ lực thi hành nhiệm vụ của một công dân tại thế. Chúng ta làm, mọi việc đều như nhau, chúng ta làm việc có hiệu quả hơn và sẵn sàng đóng góp phần của mình cho thế giới. Sự khác biệt là chúng ta làm mà không mong ước được ban thưởng hay khen tặng. Chúng ta gặp thất bại hay có người hiểu lầm thiện ý của mình, chúng ta vẫn có thể chịu đựng được mà không chút buồn phiền trong tâm."

Wahaha
08-19-2010, 06:00 PM
Ba Con Đường để đạt 'Giải thoát Tâm linh'

"Có ba cách để đạt được giải thoát. Sư Phụ đã đề cập đến sự cống hiến, là cách dễ nhất. Chúng ta chỉ tin vào một bậc Thánh và cầu nguyện Ngài để được gia trì và giải thoát, và khi chúng ta rời khỏi thế giới này, chúng ta sẽ được cứu rỗi. Cách thứ hai là quý vị thọ pháp với một Minh Sư và trở thành Minh Sư của chính mình. Điều này dĩ nhiên là lý tưởng hơn, vì quý vị có thể cứu được gia đình của mình và những chúng sanh khác nữa, không phải chỉ quý vị không thôi. Như vậy cao quý hơn và đó là ý muốn của Thượng Đế hoặc vị Minh Sư, kỳ vọng nơi chúng ta. Khi một người trở thành Minh Sư, họ có thể cứu chúng sanh từ Thiên Đàng cho đến địa ngục, họ có thể cứu bất cứ chúng sanh nào, và có thể đi đến bất cứ cảnh giới nào. Cách thứ ba để có thể được giải thoát là có họ hàng hoặc thân hữu đã thọ pháp, thì quý vị dù đã chết, đã ở trong địa ngục, nhưng nếu cháu chắt của quý vị đã thọ pháp với một vị đại Minh Sư, thì quý vị cũng được siêu thăng ngay và lên Thiên Đàng. Nếu chúng ta là bạn của một người thọ pháp, chúng ta cũng được vị Minh Sư đó giúp đỡ.
Đó là ba đường lối giải thoát. Dĩ nhiên Sư Phụ nhấn mạnh đến con đường kỷ luật bản thân, bởi một khi chúng ta thọ pháp và bắt đầu trên con đường kỷ luật bản thân để đi đến sự tự giác tự ngộ, thì nhiều thế hệ (quá khứ, hiện tại và vị lai) cũng sẽ được giải thoát. Vì nếu như thế hệ con cháu và họ hàng này có liên quan với chúng ta do luật nhân quả, có nghĩa là cho và nhận, nguyên nhân và hậu quả, trải qua nhiều đời và nhiều kiếp."

Wahaha
08-19-2010, 06:01 PM
V: Khi một linh hồn thức tỉnh, nó có tỉnh mãi không?

Đ: Có, luôn luôn. Thân xác sẽ ngủ, trí óc đôi khi có thể còn lẫn lộn với nhiều mục đích khác nhau, nhưng linh hồn thì không vậy. Một khi đã thức tỉnh, nó luôn luôn tỉnh thức. Nhưng dầu sao, chúng ta cần phải phối hợp, thân, khẩu, ý và cảm xúc để làm việc cho tốt đẹp nhất, lợi ích nhất cho thế giới hơn. Bằng lực lượng trực tiếp của linh hồn. Cho nên, sau khi thọ pháp dù chúng ta có thưởng thức một chút khai ngộ và biết được chính mình, chúng ta vẫn tiếp tục tu luyện để trí óc quen với lề lối giác ngộ của linh hồn, không bị chìm đắm trở lại đẳng cấp của vật chất, những quan niệm cũ rích và những thói quen làm việc.

Wahaha
08-23-2010, 09:36 PM
Tức Khắc Khai Ngộ

"Tức khắc khai ngộ có nghĩa khai ngộ ngay lập tức. Ngay tại giây phút đó, con người bắt đầu ngồi xuống đối diện với Vô Thượng Sư ở bên trong họ. Đó là Chân Ngã. Chân Ngã thật sự thuộc quý vị, và quý vị có nó trước khi sinh ra, trước khi quý vị tiêm nhiễm tham lam, sân hận, hoặc dục vọng. Chân ngã này chính là Vô Thượng Sư của quý vị, quý vị xuống đây, quý vị nên khai mở trí óc và lắng nghe những gì Ngài dạy quý vị, rồi quý vị sẽ được lập tức khai ngộ. Cho nên không cần phải viết xuống, cũng không cần chỉ thị."
"Thật không dễ mang về nhà những ý niệm trừu tượng bằng những ngôn ngữ đơn giản và bình thường. Nhưng một khi hiểu nó ở tận bên trong và là một phần của chúng ta, chúng ta cảm thấy dễ dàng và rất phấn khởi. Nhưng điều này chỉ là một trong những sự khai ngộ của trí thức thôi. Trong thiền Zen, thỉnh thoảng họ gọi đó là Hốt Nhiên Khai Ngộ hoặc Lập Tức Khai Ngộ, bởi vì một lời nói từ vị thầy cũng giúp cho quý vị được tự tại một phần nào, hoặc có thể làm cho quý vị được tự tại rất nhiều, hoặc được trọn vẹn.
Nhưng một lần nữa, tại sao chúng ta phải tham thiền sau khi khai ngộ, sau khi chúng ta đã hiểu những điều Minh Sư hoặc vị thầy muốn nói? Bởi vì chúng ta có quá nhiều tập quán, quá nhiều kiến thức, bởi vì một lần không đủ để thuyết phục chúng ta là chúng ta đã khai ngộ. Chúng ta có thể sẽ quên nó ngày hôm sau, cho nên chúng ta nên lập đi lập lại những thể nghiệm khai ngộ, cho đến khi đầu óc của chúng ta chấp nhận nó. Một lần khai ngộ không đủ để chân ngã tự nhận ra mình, cho dù Chân Ngã luôn luôn biết Chân Ngã. Nhưng bởi vì chúng ta ở thế giới này, chúng ta phải làm mọi thứ với dụng cụ đó là trí óc, điện tử. Đó là công cụ mà chúng ta phải dùng để làm việc trong thế giới này, để mang sự gia trì và sức mạnh tình thương vào hoàn cảnh xô bồ, để tạo nên một thế giới tốt hơn cho con cái của chúng ta mai sau."

Wahaha
08-24-2010, 08:31 PM
V: Thời gian Tâm Ấn vào thời xưa ở Ai Cập, chẳng hạn ít nhất là 7 năm. Thông thường Tâm Ấn được coi như là một tiến trình lâu dài cho người muốn được khai ngộ. Có vẻ hợp với thời đại ngày nay khi nói là "Bạn có thể khai ngộ ngay bây giờ!" Tôi thắc mắc điều này là thế nào?

Đ: Vào thời xa xưa, ngay cả việc tìm được Minh Sư cũng không dễ. Nếu quý vị tìm được, ông thầy sẽ thử thách quý vị trong nhiều năm dài, rất dài, giống như Molarepa của Tây Tạng. Ông bị thử thách 4 năm trời, bị la mắng nhiều và đôi khi bị đánh đập nữa. Nhưng ngày nay nếu làm như vậy, Minh Sư sẽ bị bỏ tù (cười). Không được phép làm như vậy nữa, đối với một thế giới đời sống văn minh và mau lẹ này, chúng ta không thể cứ bám vào phương pháp này để thử đệ tử. Ngày nay chúng ta phải hòa hợp với đà tiến bộ của xã hội. Dĩ nhiên là khó cho người thầy hơn, bởi vì ông thầy không có thì giờ để phạt đệ tử, làm cho đệ tử đạt được bảo vật quý giá. Nhưng quý vị nghĩ sao nếu một Minh Sư làm như vậy? Lâu chừng nào trước khi người đệ tử được khai ngộ. Lâu lắm, quý vị thấy không, khai ngộ thì rất mau, còn tiến trình của 7 năm là để thử thách, uốn nắn đệ tử vào kỷ luật đạo đức. Điều đó cũng rất tốt, nhưng cũng vì vậy mà thời xưa không có nhiều người khai ngộ. Bởi vì vô minh, họ đã đóng đinh Chúa Giê Su, vì không có nhiều người biết khai ngộ là gì, tham thiền là gì, nó quá mới mẻ và quá xa lạ. Cho nên ngày nay, nhiều vị thầy phổ biến công khai cho công chúng, như hy sinh thì giờ, chi phí, và thật nhiều nỗ lực để đưa đệ tử của họ vào một tiêu chuẩn đạo đức mau chóng và đẳng cấp khai ngộ rất cao. Thời đó khác và khai ngộ không có nghĩa là quý vị hoàn toàn khai ngộ. Quý vị có được nếm thử khai ngộ, quý vị mới phấn khởi để đi xa hơn. Thời xưa, các vị Minh Sư không làm như vậy, họ để quý vị làm việc trước và thật sự khổ sở vì nó, quý vị mới biết tri ân hơn.

V: Người ta nói rằng một linh hồn đã khai ngộ không suy nghĩ hoặc hành động, nó chỉ quan sát và không quyết định. Làm sao chúng ta sống ở thế giới này mà không hành động hoặc chọn lựa? Người ta cũng nói hành động là làm rối loạn trật tự thiên nhiên, và để bù trừ cho sự không cân bằng này, thiên nhiên sẽ tạo ra những sự tương phản. Ngài có đồng ý điều này không?

Đ: Được, quý vị phải khai ngộ trước, rồi quý vị sẽ biết chuyện gì xảy ra! Hành động mà không hành động có nghĩa là quý vị không có sự sống, không có đầu óc, không có linh hồn, nhưng quý vị chỉ làm mọi chuyện tự nhiên. Đúng vậy, quý vị không còn phải quyết định nữa, quý vị chỉ hành động theo Thiên Ý và quý vị biết chắc chắn phải làm gì. Ngay cả nếu nhìn từ bên ngoài, quý vị dường như hành động giống mọi người khác, nhưng không phải vậy, bởi vì tất cả hành động của quý vị được truyền xuống từ Thượng Đế. Quý vị không phải có trách nhiệm nữa và quý vị luôn luôn hành xử tốt nhất. Nhưng không có nghĩa là bất cứ ai có thái độ không suy nghĩ là hành động theo ý của Thượng Đế, bởi vì họ không biết ý muốn của Ngài. Sau khi khai ngộ chúng ta biết kế hoạch nguyên thủy và hành động theo đúng như vậy. Trước khi khai ngộ, chúng ta chỉ phá rối, bằng cách cố gắng áp đặt ý muốn của chúng ta lên trên Thánh Ý.

V: Có bao nhiêu đẳng cấp của ý thức và làm sao có thể tìm thấy đẳng cấp của mình?

Đ: Trước khi chúng ta tiến đến đẳng cấp cao nhất của Chân Lý, chúng ta phải đi qua năm đẳng cấp của ý thức. Chúng ta có thể biết bằng cách nhận ra ánh sáng, bằng cường độ của ánh sáng chúng ta nhìn thấy bên trong, và thấy cảnh giới thiên đàng bên trong, những điều đó chúng ta có thể nhận ra. Cách khác để nhận biết là bằng âm thanh. Mỗi đẳng cấp của ý thức có sức chấn động lực khác nhau, và bằng cách biết được âm thanh nào tương ứng với đẳng cấp nào, chúng ta có thể biết ít nhiều sự tiến bộ của chúng ta. Nhưng sau một thời gian, quý vị trở nên tinh thông hơn, và quý vị sẽ biết ngay lập tức đẳng cấp của người khác. Chúng ta có thể xét đoán đẳng cấp đạt được bên trong của chúng ta qua hành động bên ngoài của chúng ta, như trở nên yêu thương hơn, nhẫn nhục hơn, cống hiến cho nhân loại hơn.

Wahaha
08-24-2010, 08:34 PM
Thế giới bên trên

"Trên thế giới của chúng ta, có nhiều thế giới khác. Mỗi đẳng cấp là một thế giới ở bên trong, đại diện cho trình độ hiểu biết của chúng ta. Giống như khi chúng ta vào đại học, mỗi lớp khi chúng ta học ở đại học, thể hiện sự hiểu biết của chúng ta về những điều dạy dỗ ở đại học, và rồi từ từ chúng ta ra trường. Trong thế giới A-Tu-La chúng ta sẽ thấy nhiều loại gọi là thần thông. Chúng ta có thể chữa được bệnh, chúng ta có thể thỉnh thoảng thấy một số điều mà người khác không thể thấy. Chúng ta có ít nhất sáu loại thâng thông. Chúng ta có thể thấy ngoài ranh giới bình thường, chúng ta có thể nghe ngoài giới hạn của không gian. Khoảng cách đối với chúng ta không có gì khác biệt. Đó là cái chúng ta gọi là thiên nhĩ thông và thiên nhãn thông. Chúng ta có thể nhìn thấu ý nghĩ của người khác. Điều gì họ đang nghĩ trong đầu, v.v.... Đó là những tài năng đôi khi chúng ta thụ đắc được khi tiến đến đẳng cấp thứ nhất của Thiên Quốc.
Bây giờ, nếu chúng ta đi xa hơn một chút trên đẳng cấp này, nếu cái mà chúng ta gọi là thế giới thứ hai, gọi như vậy cho đơn giản hóa vấn đề, rồi chúng ta sẽ có thể có nhiều khả năng hơn đẳng cấp thứ nhất, kể cả thần thông. Nhưng điều nổi bật nhất chúng ta có thể đạt được khi chúng ta ở đẳng cấp thứ hai đó là biện tài ăn nói và khả năng tranh luận. Dường như không ai có thể đánh bại được người đã đạt được đẳng cấp thứ hai, bởi vì họ có khả năng hùng biện vô biên và trí thức của họ đã phát triển đến tột đỉnh. Đa số người có một đầu óc bình thường hoặc chỉ số thông minh IQ thô thiển, không thể so sánh với người này bởi vì chỉ số thông minh IQ của họ đã phát triển đến một trình độ rất cao. Không phải chỉ có trí óc vật chất phát triển cao độ mà cả lực lượng huyền diệu nữa, đó là thần thông, là trí huệ vốn có của chúng ta. Bây giờ trí huệ này bắt đầu khai mở. Ở Ấn Độ, người ta gọi đẳng cấp này là Bồ Đề có nghĩa là đẳng cấp của tri thức. Khi quý vị thành tựu được đẳng cấp Bồ Đề quý vị thành Phật.
Đó là nguồn gốc của chữ Phật, Phật chỉ có nghĩa là như vật. Đẳng cấp đến đó chưa là hết mà là còn cao hơn thế nữa. Đa số người ta gọi một người khai ngộ là Phật. Nếu họ chưa vượt qua khỏi đẳng cấp thứ hai họ sẽ có thể rất kiêu ngạo. Đúng vật họ nghĩ họ là một vị Phật sống và đệ tử của họ sẽ rất hãnh diện gọi họ là Phật. Nhưng thật ra nếu họ chi đạt đến đẳng cấp thứ hai họ đã có thể thấy quá khứ, hiện tại, và vị lai của bất cứ người nào mà họ muốn thấy, họ có biện tài vô ngại tuyệt đối nhưng đó chưa phải là tận cùng của Thiên Quốc.
Cho dù chúng ta có muốn hay không đều có rất nhiều kỳ tích xảy ra cho chúng ta, bởi vì tri thức của chúng ta đã khai mở, biết cách câu thông với nguồn năng lực chữa trị cao đẳng hơn với sự an bầy mọi thứ làm cho đời sống trở nên thuận lời tốt đẹp hơn.
Thế giới thứ ba là một bậc cao hơn. Ai đến được thế giới thứ ba tuyệt đối phải sạch mọi nợ trần, ít ra là vậy. Nếu chúng ta vẫn còn nợ gì với ma vương, vua của thế giới vật chất, chúng ta không thể đi cao hơn. Giống như nếu quý vị là tội phạm quốc gia nào và hồ sơ của quý vị không được tốt, quý vị không thể đi qua biên giới để đến nước khác. Cho nên nợ nần của thế giới này bao gồm nhiều thứ mà chúng ta đã làm trong quá khứ, trong hiện tại, và có thể trong những ngày tương lai của đời sống vật chất của chúng ta. Tất cả những thứ này gọi là nghiệp chướng, phải được rửa sạch.
Bây giờ giả sử quý vị vượt qua khỏi thế giới thứ ba tiếp theo là gì? Dĩ nhiên quý vị đến một đẳng cấp kế tiếp cao hơn, đẳng cấp thứ tư. Thế giới thứ tư đã vượt khỏi sự siêu phàm rồi. Chúng ta không thể dùng ngôn ngữ giản dị để diễn tả những cảnh giới này cho người đời hiểu được vì e rằng xúc phạm đến vị Giáo Chủ của thế giới đó. Bởi vì thế giới này quá đẹp mặc dù có những nơi rất đen tối, tối hơn cả những nơi bị cúp điện ở Nữu Ước, trước khi quý vị tiến đến ánh sáng nó còn tối hơn thế đó là một loại cấm thành. Trước khi chúng ta tiến tới sự liễu ngộ Thượng Đế, chúng ta bị dừng lại ở đây. Nhưng với sự giúp đỡ của một vị Minh Sư, một vị Minh Sư kinh nghiệm quý vị có thể đi qua, nếu không chúng ta không thể tìm được lối ra trong thế giới này.
Khi chúng ta tiến tới những đẳng cấp khác nhau hoặc những thế giới khác nhau, chúng ta có thể nghiệm không những tâm linh thay đổi mà thể chất và kiến thức cũng thay đổi với mọi thứ trong đời sống chúng ta. Chúng ta nhìn cuộc đời một cách khác, từng bước chân của chúng ta cũng thay đổi, chúng ta làm việc một cách khác. Ngay cả công việc làm hằng ngày cũng mang một ý nghĩa khác, và chúng ta hiểu tại sao chúng ta làm cách này, tại sao chúng ta làm công việc này hoặc tại sao chúng ta phải đổi công việc đó. Chúng ta hiểu mục đích của đời sống cho nên chúng ta không còn cảm thấy căng thẳng và bối rối. Nhưng chúng ta rất an nhiên, nhẫn lại đợi ngày hoàn thành sứ mạng của chúng ta ở trái đất, bởi vì chúng ta biết chúng ta sẽ đi về đâu, chúng ta biết khi chúng ta còn sống.
Sau đó quý vị đến một đẳng cấp cao hơn, sau thế giới thứ tư quý vị đến một đẳng cấp kế tiếp cao hơn. Quê hương của Minh Sư là thế giới thứ năm. Tất cả các Minh Sư đến từ đây, ngay cả đẳng cấp của họ cao hơn thứ năm họ vẫn ở đây đây là nơi cư ngụ của Minh Sư. Bên trên nữa có nhiều khía cạnh của Thượng Đế khó mà hiểu được. Sau thế giới thứ năm quý vị có thể đi đến bất cứ nơi nào quý vị muốn.
Có nhiều đẳng cấp cao hơn nữa, nhưng ở đây dễ chịu hơn và dung hòa hơn. Lên cao hơn sức mạnh quá lớn quý vị có thể đi một lúc nhưng có lẽ quý vị không thích nghỉ ngơi ở đó.
Có nhiều khía cạnh của Thượng Đế chúng ta không thể tưởng tượng nổi. Chúng ta luôn luôn tưởng tưởng càng lên cao càng nhiều tình yêu. Nhưng có nhiều loại tình yêu, có tình yêu dữ dội, tình yêu mạnh mẽ, tình yêu ôn hòa, tình yêu dung hòa. Cho nên tùy theo chúng ta có thể chịu đựng được bao nhiêu, Thượng Đế sẽ cho chúng ta mức độ tình yêu khác nhau của Thượng Đế. Nhưng đôi khi quá mạnh chúng ta sẽ cảm thấy bị tả tơi từng mảnh."

Wahaha
08-26-2010, 07:44 PM
5
Minh Sư nghĩa là gì

"Các vị Minh Sư là những người nhớ được nguồn cội của họ và bằng tình thương, họ san xẻ sự hiểu biết đó với những ai đang tìm kiếm, không đòi hỏi một khoản lệ phí nào cho việc làm của họ. Họ cống hiến thời gian tiền bạc và năng lực cho thế giới. Khi chúng ta đạt tới đẳng cấp minh sư này không những chúng ta biết được cội nguồn của mình mà chúng ta còn có thể giúp người khác biết giá trị thật sự của họ. Những người theo sự hướng dẫn của một vị Minh Sư sẽ mau chóng thấy rằng họ đang trong một thế giới mới lạ, đầy sự hiểu biết chân chính, vẻ đẹp thực sự và đạo đức chính thực. Tất cả vẻ đẹp sự hiểu biết và đạo đức của thế giới bên ngoài đang có chỉ là để nhắc nhở chúng ta về một thế giới thực sự bên trong. Cái bóng tuy đẹp nhưng không bao giờ đẹp bằng vật thực. Chỉ vật thực mới có thể thỏa mãn linh hồn của chúng ta là vị chủ nhân của căn nhà này."
"Một vị Minh Sư là người đã nhận thức được mình và biết chân ngã của họ ra sao. Cho nên, họ có khả năng câu thông với Thượng Đế, sự thông minh vĩ đại nhất, bởi nó vốn ở trong chúng ta. Đó là lý do một vị minh sư có thể truyền đạt sự hiểu biết này, lực lượng thức giác này cho bất cứ ai muốn, để chia sẻ niềm vui đó.
Thật ra chúng ta không có một vị Minh Sư theo đúng nghĩ của danh từ này. Chỉ đến khi nào người đệ tử đó có khả năng nhận thức ra vị minh sư của chính họ thì vị được gọi là Minh Sư là cần thiết để hướng dẫn người đệ tử đó. Nhưng chúng ta không có một thỏa ước hay bất cứ điều gì. Lẽ dĩ nhiên, quý vị có một thỏa hiệp với chính mình là phải đi cho đến cùng và đây là quyền lợi của quý vị. Tân Ấn nghĩa là phút đầu tiên nhận thức phần tâm linh vĩ đại của quý vị chỉ có vậy thôi."
"Khi một vị Minh Sư tại thế còn sống trên trái đất này Ngài đem đi một vài nghiệp chướng của mọi người, đặc biệt là những người tin tưởng nơi vị Minh Sư đó và hơn thế nữa là những đệ tử của Ngài. Nghiệp chướng nàu phải được đem đi. Cho nên vị Minh Sư chịu đau khổ dùm cho các đệ tử và cho nhân loại nói chung, trong cuộc đời của Ngài. Điều này được thể hiện qua thân xác của Ngài. Cho nên, Ngài có thể bị bệnh, bị đau ốm, bị tra tấn, bị đóng đinh trên thập tự giá hay bị nguyền rủa. Bất cứ vị Minh Sư nào cũng phải trải qua những điều này. Quí vị có thể tự thấy những sự việc này ngay cả Đức Phật, Mohammed, Kito và nhiều vị Minh Sư khác tại Đông hay Tây phương. Không có ai sống một cuộc sống yên ổn, không bị phê phán. Đó là ý nghĩa của một vị Minh Sư dân hiến cho nhân loại. Nhưng chỉ chừng nào Ngài còn thân xác để đau khổ vì nghiệp chướng, bởi nghiệp chướng tại thế giới này là vật chất. Nếu quý vị muốn cứu rỗi nhân loại khỏi nghiệp chướng, quý vị cần một thân xác. Cho nên một vị Minh Sư phải có một thân xác để nhận mọi phiền toái và đau khổ."
"Một vị Minh Sư sống tại thế để giúp những người cần giúp. Nhưng rồi Ngài cũng không ở tại thế giới này, không bị lôi cuốn, không bị rằng buộc vào thế giới, Ngài cũng không bị rằng buộc bởi những thất bại hay thành công của Ngài tại thế giới này. Quý vị đã nhìn thấy Chúa Giê Su đã làm gì khi Ngài ở vào cao điểm của sự vinh quang. Ngài đã sẵn sàng cho cái chết nếu cần phải như vậy. Bằng cái chết, Ngài đã dạy cho nhiều người một phương cách quy phục. Bằng sự không bám víu vào vinh quang và cuộc sống, Ngài đã giảng dạy ý chỉ của Thượng Đế. Ngài đã dạy rằng chúng ta nên luôn tuân theo thiên ý."

Wahaha
08-29-2010, 08:10 PM
Làm thế nào để nhận biết một vị Minh Sư?

"Rất dễ. Trước hết một vị Minh Sư chân chính sẽ không nhận bất cứ sự cúng dường nào cho riêng Ngài, bởi vì Thượng Đế chỉ cho mà không bao giờ lấy. Thứ hai, Ngài phải cho quý vị một vài chứng minh về sự khai ngộ. Thí dụ, nếu có người tuyên bố rằng có ánh sáng, thì vị Minh Sư cũng phải cho quý vị ánh sáng hau cho quý vị bằng chứng là quý vị có thể nghe được Thánh Từ của Thượng Đế. Vị nào có thể cho quý vị bằng chứng của ánh sáng và Thánh Từ của Thượng Đế, đó là người mà quý vị có thể tin tưởng được. Danh từ Guru có nghĩa là người cho ánh sáng, người dời bóng tối. Nếu không thì làm sao quý vị biết được là Ngài có thể cống hiến được điều gì?"
"Một vị minh sư giả sẽ luôn luôn quảng cáo cho những phép thuật thần thông nhỏ bé của họ, nhưng một vị Minh Sư chân chính không bao giờ làm vậy. Nếu có bị buộc phải làm, Ngài sẽ bí mật hành động. Chỉ có người đệ tử biết và chỉ khi cần thiết để cứu rỗi người đệ tử này ra khỏi hoàn cảnh nguy hiểm, để trị bệnh cho người này, để giúp phần tâm linh hay nâng cao tâm thức của người đệ tử này. Rồi họ sẽ hiểu giá trị của thầy mình. Một vị Chân Sư chỉ cho mà không nhận. Các đệ tử của Ngài được an ổn nhưng vị Minh Sư thì đau đớn. Đó là lý do tại sao người ta nói rằng Chúa Giê Su phải nâng cao nhân loại và Ngài đã chịu đóng đinh trên thập tự giá. Ngài không thể an hưởng một đặc quyền gì. Đó là lý do người ta la mắng Ngài và đóng đinh Ngài. Dầu sao một quý vị học tập phương pháp này quý vị được lực lượng của Thượng Đế bảo vệ 100%. Vị Minh Sư chỉ phải gánh chịu mọi đau khổ để cho mọi người được yên vui. Nhưng đó là niềm vui của bậc làm cha mẹ! Các con vui trong sự an ổn và cha mẹ phải làm việc để cung ứng mọi điều, nhận lãnh mọi trách nhiệm."
"Một vị Chân Sư không bao giờ có thái độ ích kỷ. Tâm trí của Ngài hoàn toàn dâng hiến cho các chúng sanh khác. Bất cứ khi nào một vị Minh Sư còn tại thế, Ngài nhận lãnh một số nghiệp chướng của mọi người, những người tin tưởng nơi Ngài và đặc biệt là các đệ tử của Ngài. Bây giờ, những nghiệp chướng của họ được đem đi, cho nên vị Minh Sư phải đau khổ cho đệ tử của mình và cho nhân loại nói chung, trong cuộc sống của Ngài và điều này được thể hiện qua thân xác của Ngài. Cho nên, Ngài có thể bị bệnh, bị đánh đập, bị đóng đinh trên thập tự giá, bị chửi rủa phê bình. Mỗi vị Minh Sư đều phải đi qua những điều này."

Wahaha
08-29-2010, 08:11 PM
V: Làm thế nào một người có thể nhận biết ra vị Minh Sư của mình? Một người có thể có nhiều Minh Sư tại thế không?

Đ: Sư Phụ nghĩ rằng một vị là đủ rồi. Nếu quý vị học hỏi với một vị Minh Sư, quý vị đã có nhiều điều để học, làm sao quý vị có thể học hỏi với hai hay ba vị? Quý vị không thể bắt kịp được, đừn bận tâm đến việc học với hai người. Có rất nhiều đẳng cấp Minh Sư nhưng quý vị phải biết và cầu nguyện vị cao nhất, giỏi nhất để quý vị có thể được giải thoát trong một kiếp sống. Nếu không, sẽ mất nhiều thời gian. Phải quý vị có thể có thể được giải thoát trong hai, ba kiếp hay trong hai hay ba ngàn năm. Cho nên hãy cầu với vị nào cao nhất và chỉ nhận từ vị cao nhất, đó là cách hay nhất! Nếu quý vị là một người thành tâm cầu nguyện, Thượng Đế sẽ gửi tới quý vị một người tốt nhất. Cầu xin điều tốt nhất, đó là muốn biết Thượng Đế trong cuộc đời này, là gửi đến cho quý vị một người có thể giúp quý vị biết về Thượng Đế. Nếu không, Ngài sẽ gửi tới quý vị một người có thể đem quý vị đến những thiên giới, hay có thể cho quý vị một vài phép thần thông khác thường! Nhưng nếu quý vị cầu biết Thượng Đế và chỉ Thượng Đế thôi, trong cuộc đời này, Ngài sẽ gửi tới quý vị một người tốt nhất, nhanh chóng nhất và mạnh nhất.

V: Thưa Sư Phụ, Hermes, Zoroaster, Essenes và Gnoitics đều là các vị Minh Sư phải không? Ai là vị Minh Sư đầu tiên? Và những người 'Anh em dòng áo trắng' là ai vậy?

Đ: Tất cả các vị Minh Sư đều là một. Tất cả đều đến từ nguồn cội và vị Minh Sư cao nhất là vị Vô Thượng Sư, Đấng Tối Cao, vốn có trong quý vị. Khi chúng ta mới tới đây lần đầu, chúng ta là các vị Minh Sư. Chúng ta đã gia trì cho thế giới và đã quên hết quyền lực và sự huy hoàng của chúng ta, năng lực của chúng ta kiệt quệ vì chúng ta đã chú ý đến ngoại cảnh. Cho nên tất cả các vị Minh Sư đến đây đều là những người giác ngộ trong niềm thức giác này. Họ biết sự vinh quang chân thực và có thể đi thường xuyên trên con đường trở về nhà, họ có thể dẫn dắt chúng ta về nhà. Cho nên, không cần phải phân biệt giữa các vị Minh Sư. Mọi tôn giáo đều được thành lập sau khi các vị Minh Sư ra đi. Cho nên, chúng ta có Thiên Chúa giáo sau Chúa Kito, có đạo Phật sau Đức Phật, v.v....