Log in

View Full Version : DĐ - Đức Kitô là sức mạnh hòa giải của thế giới tự nhiên



Dan Lee
07-12-2010, 12:11 PM
Chúa Nhật XV Thường Niên – Năm C (Deuteronomy 30: 10-14; Psalm 69; Colossians 1:15-20; Luke 10: 25-37)


ĐỨC KI-TÔ LÀ SỨC MẠNH HÒA GIẢI CỦA THẾ GIỚI TỰ NHIÊN

Thiên Chúa muốn gì ở chúng ta? Chúng ta nên sống như thế nào? Điều gì đúng và điều sai? Đây là những câu hỏi mà con người đã vật lộn hàng bao thế kỷ.

Con người biểu lộ những gì mà họ đang có xu hướng để đưa ra những câu trả lời cho những câu hổi phức tạp và trừu tượng một cách khó tin. Đôi khi, thậm chí họ bị tổn thất tinh thần, tâm lý và thể chất. Sự hy sinh con người, bạo lực tôn giáo hoặc những biện minh tôn giáo vì những bất công nguy hiểm chỉ là một đôi chút khả năng ảm đạm hơn.

Tác giả của Sách Đệ Nhị Luật nhấn mạnh rằng lề luật của Thiên Chúa đơn giản một cách lạ thường và chẳng khó khăn truy cứu. Không cần nghiên cứu cao thấp hoặc đi đến những tiêu chuẩn đánh giá cực đoan vì nó được viết bằng chính tâm hồn của chúng ta. Để hiểu nó chẳng cần đến những hệ thống triết học và thần học phức tạp, uyên bác. Nó cốt là ở sự dâng hiến trái tim và linh hồn của con người cho Thiên Chúa và điều này được thể hiện bằng hành động hướng tới tha nhân. Kết thúc ư! Các luật sỹ Do Thái đã nói, Giới Luật của Thiên Chúa không phải là một gánh nặng mà là một niềm vui. Nó ban sự sống cho linh hồn một người nào đó và cho những linh hồn người khác.

Vậy sao chúng ta trải qua khững khó khăn như vậy trong đời sống của lề luật thiêng liêng này? Chúng ta tham gia vào sự trốn tránh như vậy, thực hiện hầu hết mọi điều ngoại trừ điều mà Thiên Chúa mong muốn chúng ta, bởi chúng ta e sợ. Chúng ta biết rằng bước trên con đường của Thiên Chúa sẽ dẫn chúng ta ra khỏi sự cách ly, cô lập, và tự cho mình là trung tâm và sắp xếp lại vũ trụ cá nhân của chúng ta. Và chúng ta biết rằng chúng ta phải ra đi và để lại nhiếu hành lý. Vì thế, chúng ta tự cho phép chúng ta để quên lãng vẻ đẹp và tính hồn nhiên, mộc mạc của đời sống chân thành tập trung vào Thiên Chúa. Lại một lần nữa tập trung vào Thiên Chúa sẽ giúp chúng ta vượt mọi khó khăn – những ai giữa những Ki-tô hữu với nhau và với những ai không cùng đức tin tôn giáo với chúng ta. Nó cũng sẽ mang lại sự an bình cho tâm hồn con người và đóng góp vào tiến trình hàn gắn thế giới của chúng ta.

Chúa Giê-su là người của những ai sống trong sự trọn vẹn và hài hòa tuyệt đối với Thiên Chúa. Từ khi sự viên mãn của Thiên Chúa bằng lòng sự hiện hữu của Chúa Giê-su chúng ta có một mô hình hoặc kiểu mẫu của con người, một con người thành thật và thánh thiện chân thành. Những hiệu quả của sự hòa giải và hàn gắn của sự hiệp nhất với mạch nguồn thiêng liêng và trong thực tế hiển nhiên Đức Ki-tô đã trở nên sức mạnh hòa giải của sự sáng tạo. Tất cả mọi điều đã khởi sự từ Người; tất cả mọi điều được kết thúc từ Người.

Một luật sỹ đưa ra một trong những câu hỏi về sự sống đời đời – tôi phải làm gì để được cứu vớt? Một lần nữa như trong bài đọc thứ nhất, sự hưởng ứng này là say mê trong những hiểu biết và giản dị của nó. Yêu Thiên Chúa với tất cả trái tim, linh hồn và nghị lực – và người anh em của mình như chính bản thân mình. Ở đó có đầy đủ cho những quãng đời riêng lẻ.

Người bạn của chúng ta không thể cưỡng lại sự cám dỗ để minh chứng và phân tích nên hỏi ai là người anh em của mình – không cảm nhận tình yêu lãng phí về một người nào đó mà không đủ điều kiện, tiêu chuẩn. Chúa Giê-su đã trả lời bằng một câu chuyện, một phương thức giáo huấn hiệu quả đầy ấn tượng. Chúng ta ai nấy đều quen thuộc với câu chuyện này. Người đàn ông này bị cướp bóc và đánh đập và bị bỏ chờ chết, và đã bị làm ngơ bởi hai thành viên quản trị tôn giáo, một tư tế và một trợ tế. Một người mà đã dành thời gian và chi phí để thấy ông ta thể hiện lòng nhân hậu là một trong những “người khác” bị thù ghét, khinh khi – một người Samaria. Chúa Giê-su đã kết thúc câu chuyện mà người ta đã hành động giống như người anh em và câu trả lời dĩ nhiên là người mà đã thể hiện lòng thương cảm thực tế, chân thành.

Tình yêu không phải là vấn đề trước những rào cản và điều kiện giả tạo và nhất là không phải bị hạn chế đối với đoàn thể, văn hóa, chủng tộc hay tôn giáo của riêng ai. Chúa Giê-su đã thách thức thế giới quan những cử tọa của Người. Ngày nay cũng vậy, Người cư xử với những ai cởi mở. Ai là người anh em? “Người khác” là ai và tinh thần Ki-tô mời đón chúng ta như thế nào để đáp trả?

Mệnh lệnh truyền đi từ Chúa Giê-su đến tất cả mọi người – hãy đi và làm y như vậy.

(Nguồn: Regis College – The School of Theology)

Jos. Tú Nạc, NMS