PDA

View Full Version : V - Vai trò & trách nhiệm của người làm chồng/làm cha



Dan Lee
06-21-2010, 08:16 PM
VAI TRÒ & TRÁCH NHIỆM
NGƯỜI CHỒNG/NGƯỜI CHA



Người vợ và các con mong muốn gì ở nơi người chồng, người cha. Hay thế nào là vai trò và trách nhiệm của người chồng, người cha trong gia đình. Sau đây là nội dung phần trình bày của anh Nguyễn Trọng Thiệt, Gia Trưởng Gia Ðình Nazareth Mẹ Hằng Cứu Giúp trong buổi picnic Ngày Hiền Phụ, 20 tháng 6 năm 2010 tại Mile Square Park, Fountain Valley, California.


I. VAI TRÒ

1. Trong xã hội Việt Nam truớc năm 1975

Người chồng hoặc người cha là nguời chủ gia đình theo đúng nghĩa của nó. Có nghĩa là


* Người lo kiếm ra tài chánh để nuôi vợ và con,

* Là người chịu trách nhiệm về sự nuôi dưỡng và giáo dục con cái,

* Là người nắm quyền quyết định tối hậu trên mọi vấn đề liên quan tới đúng và vợ con, là người đứng mũi chịu sào khi phải đương dầu với xã hội bên ngoài và cuối cùng là người che chở bảo vệ (guardian) vợ và và con cái, nhiều khi luôn cả con cháu. Vì thế mới có câu “CHỒNG CHÚA VỢ TÔI”. Câu nói nây đừng nên hiểu theo nghĩa tiêu cực là vợ phải phục vụ và nghe lời chồng như một người nô lệ mà nên hiểu theo nghĩa tích cực là người chồng/người cha đảm nhận tất cả những vai trò kể trên.

Và trong thứ bực của xã hội ảnh hưởng bởi đạo Khổng thì PHỤ (Cha) đuợc xếp hạng thứ ba chỉ sau QUÂN (là Vua), SƯ (là Thầy). Trong gia đình người cha luôn giử nét mặt nghiêm khắc và ít khi biểu lộ tình cảm hoặc trìu mến đối với vợ và con vì đó là biểu tượng của yếu đuối và không uy quyền. Và vì mang một uy quyền và một phẩm trật tối cao trong gia đình, nên người cha để tất cả các công việc dọn dẹp, nấu nướng, lau chùi hoặc có tính cách lao động lại cho vợ và con cái.

Trong thời chinh chiến, người cha/người chồng phải đi ra chiến trường cầm súng bảo vệ quê hương thì lúc đó tất cả trách nhiệm trong gia đình luôn cả việc giáo dục con cái người mẹ phải gánh vác hết. Cái mỉa mai của xã hội VN là tuy rằng người chồng/người cha giử vai trò tối thượng và quyết định nhưng người VN lại có câu ca dao: “CON HƯ TẠI MẸ , CHÁU HƯ TẠI BÀ’. Câu nầy tuy nó nói lên sự quán xuyến và trách nhiệm săn sóc dạy dỗ con cái của người mẹ nhưng rất dể bị hiểu lầm rằng người cha giữ một vai trò không quan trọng trong việc giáo dục con cái.

Ngược lại trong gia đình nào mà người cha theo dỏi đời sống và việc học hành của con cái, đặt mục tiêu và kỷ luật cho con cái thì sự thành công của con cái thường là chắc chắc và vẻ vang hơn.

Tuy nhiên mặc dầu người chồng/người cha giử một vai trò tối ư trong gia đình nhưng thường người cha/chồng ít được đề cao hoặc vinh danh trong văn chương thi phú.

Ngoài câu ca dao ca tụng người cha: “Công Cha như núi Thái Sơn” thì gần như không có thi phú, văn thơ, ca nhạc nào đề cập hoặc ca tụng NGƯỜI CHA. Một điều khôi hài mỉa mai khác trong văn hóa VN là nếu cần chửi thì nguời ta lại lôi người cha ra như là: “Tiên sư cha mầy”, “Ðánh chết cha mầy” hoặc để bày tỏ sự lầm lở của mình thì người ta kêu lên :” Chết cha, tôi quên cái đó rồi !!! Hoặc “Chết cha tôi đi lạc đường rồi !!!” Người lục tỉnh ở miền Nam thì còn nói “Chết tía rồi” thay vì chết cha, nguời miền Bắc thì nói : “Chết bố tôi rồi.” Hy vong đấy chỉ là tiếng chửi thề thôi chứ nếu nó mang một ý nghỉ đích thực thì Cha/Bố/Tía phải dẩy chết dài dài.

Trước khi bước sang mục thứ 2, cần nên đề cập sơ qua vai trò của người mẹ/người vợ sau 1975. Khi mà người chồng, người cha bị bắt đi học tập và lao tù không biết ngày về, thì người mẹ/người vợ phải lo bon chen để nuôi con và giáo dục chúng. Ðó là cả một thử thách và gánh nặng quá lớn cho người đàn bà khi mà trước kia họ quen sống duới sự bao bọc che chở của người chồng và chỉ biết việc nội trợ và bếp núc.

2 . Trong xã hội Mỹ hiện nay với tư cách là một nguời Mỹ gốc Việt

Tôi không muốn nói đến người VN hải ngoại vì hiện nay người VN chúng ta rải rác trên nhiều quốc gia khác nhau. Và vì mỗi quốc gia có một nền văn hóa khác nhau, một thể chế chính trị khác nhau và một môi trường xã hội khác nhau. Tất cả 3 yếu tố đó đều ảnh hưởng trên những suy tư, nếp sống và cung cách hành động của con người VN sống trong các quốc gia đó. Do đó không thể tổng quát hóa hoặc xếp tất cả vào một khuôn mẫu giống nhau.

Sau năm 1975, khi đến định cư ở Mỹ nầy thì người VN phải đối diện với một xã hội hoàn toàn khác lạ với xã hội VN. Một xã hội có những hệ thống giá trị gần nhu hoàn toàn khác biệt và trong nhiều trường hợp hoàn toàn trái ngược lại.

Ở đây mình không còn thấy giai cấp “QUÂN, SƯ, PHỤ” nửa nhưng ngược lại tổng thống vẫn có thể bị chỉ trích, ra tòa và cách chức.

Ở đây chúng ta thấy SƯ/THẦY vẫn bị học trò phê bình hoặc thách thức. Và ở đây PHỤ/CHA vẫn có thể bị cảnh sát còng tay bỏ tù nếu đánh con.

Trong xã hội mới mà với các bực thang giá trị đảo lộn mà ta phải chấp nhận: trên hết là đàn bà, rồi kế đến trẻ con, và sau đó là chó mèo, nhà cửa xe hơi, và sau cùng là đàn ông. Cộng thêm vào đó nếp sống kinh tế của xã hội mới nầy đòi hỏi không những người cha/chồng phải đi làm mà cả người mẹ/người vợ cũng phải đi kiếm tiền.

Hệ thống luật pháp thì luôn đòi hỏi sự hiện diện, chấp thuận và chử ký của cả người chồng/cha và người vợ/mẹ trong gần như tất cả mọi vấn đề. Vì thế vai trò người cha/ người chồng phải thay đổi hoàn toàn để thích nghi với xã hội mới. Người cha/chồng không còn là một hình ảnh uy quyền, độc đoán, lạnh lùng nửa nhưng sẽ giữ vai trò là một partner (hợp tác viên) như trong một tổ chức kinh doanh.

Vì là partner, nên người chồng sẽ phải cùng chia sẽ trách nhiệm trong tất cả mọi vấn đề: từ tài chánh tới chuyện nuôi dưởng, giáo dục con cái và chuyện quyết định tương lai của chúng. Khuynh huớng hiện nay, người cha/chồng còn được đòi hỏi chia sẽ trách nhiệm với người vợ/người mẹ kể từ lúc người vợ có thai bằng cách phải đi học những lớp về chăm sóc thai nhi và săn sóc trẻ sơ sinh. Ngay cả người cha phải học cách giúp vợ trong lúc vợ đau đẻ và học cả cách thay tả, cho con bú sửa, đút con ăn và ru con ngủ.

Người cha/người chồng không còn giữ vai trò là Tổng-Tư-Lệnh nghỉa là chỉ biết ra lệnh và bắt vợ con phải nghe theo. Nhưng đóng vai trò là một counselor là lắng nghe, phân tích và thảo luận để cùng đi đến một kết luận mà đôi bên đều đồng ý chấp thuận và thi hành. Mọi quyết định độc đoán một chiều chỉ đưa đến chống đối, căng thẳng và đổ vở.

Tuy nhiên sự hiện diện của người cha trong gia đình rất là tối ư quan trọng. Theo một cuộc nghiên cứu mới đây, hơn 39% (hơn 27 triệu) đứa trẻ ở xã hội Mỹ không sống với cha. 1/3 số trẻ em nầy không thấy mặt cha suốt cả năm hoặc do cha mẹ ly dị, hoặc cha đi làm ăn xa, hoặc đi chiến trường. Những trẻ em trong hoàn cảnh đó có khuynh hướng bỏ học ngang, lâm vào thuốc phiện hay rượu chè, có thai trước tuổi trưởng thành, và dính vào tội ác hay băng đảng. Mặc dầu còn nhiều yếu tố khác góp phần vào những tệ nạn ấy, nhưng sự vắng mặt của người cha là một yếu tố then chốt không thể bỏ qua hay coi thường.

Nói tóm lại, người cha giúp con cái lỉnh hội kiến thức tổng quát, học hỏi về xã hội bên ngoài, những tin tưởng và thói quen hợp lý và làm sao hòa hợp với mọi người chung quanh.

Những cuộc nghiên cứu gần đây cho thấy: khi người cha hiên diện trong gia đình, sống gần với con cái qua những sinh hoạt chung thì con trai bớt thái độ hổn láo, xấc xược, và con trai lẫn con gái đều học hành tiến triển khả quan ở trường học. Một nhà văn hào có nói: “Nơi chốn bình an nhất của đứa trẻ trên thế giới này là căn phòng của cha nó”. Sống gần với con cái không những trong những chuyện nhỏ như chơi với chúng, đi cấm trại picnic với chúng, kể chuyện đọc sách cho chúng nghe, giải thích cho chúng biết công việc làm của mình mà có những chuyện lớn như kêu con cái tham gia trong việc sơn lại căn nhà, sữa lại cái bếp hoặc một chương trình từ thiện bác ái.

Trong khi người cha cảm thấy thoải mái và dể dàng liên quan (interact) với con trai, thì thường người cha cảm thấy bối rối hoặc khó khăn khi liên quan (interact) với con gái. Và trong nhiều trường hợp người cha hoặc cứ phớt lờ đi hoặc lại để (Passing the buck) cho người mẹ lo cho con gái. Thực sự chính người cha đóng vai trò then chốt trong việc tạo ra một lăng kính mà qua đó đứa con gái sẽ nhìn người đàn ông trong suốt cuộc đời của nó. Nếu người cha không muốn con gái mình sau lấy một thằng “cà chớn”, thì đừng bao giờ hành động cà chớn với con gái mình. Hãy cố tìm những giây phút sống gần với con gái, tìm hiều bạn bè của nó, biết những sở thích của nó, và để ý xem nó có gặp khó khăn gì ở trường học. Ðiều quan trong là biết lắng nghe nó.

Riêng sự liên hệ người cha và con cái trong xã hội hiện nay càng trở nên phức tạp vì xã hội biến chuyển quá nhanh với những khám phá kỷ thuật mới như TV, phim ảnh, internet, cell phone, wifi vv…và với những ý-thức-hệ mới như hôn nhân giữa người cùng phái, rồi sự hợp-pháp-hóa bởi một số tiểu bang về việc người đồng tính luyến ái có quyền nhận con nuôi, việc thụ thai nhân tạo. Do đó người cha chẳng những phải cập-nhật-hóa kiến thức của mình mà còn phải biết thay đổi theo kịp trào lưu để không bị thoái hóa lạc hậu. Có như thế thì mới có thể sống gần con cái, lắng nghe và hiểu biết nhu cầu và sở thích của chúng và mới có thể giúp chúng phát triển sáng kiến (initiatives) phát triển một cái nhìn tích cực về nó (positive self-image), phát triển những mẫu mực luân lý (moral standards) và tài năng xã-hội (social skills) trong con người nó.

Tóm tắt, con cái mong muốn ở người cha không phải là sự la hét, nạt nộ, và trừng phạt nhưng là dấn thân hòa mình (involvment), khuyến khích và tương kính (encouragement & respect), kỷ luật (discipline), thời giờ (time), trên hết và tối hậu là sự thương mến (affection).

3. Vai trò người cha theo Phúc Âm

Trong Phúc Âm (Luc 15:11-32), Chúa kể dụ ngôn “NGUỜI CHA NHÂN TỪ“ mà ai cũng đã hơn một lần nghe hay đọc qua.

Người cha đã tha thứ cho đứa con hoang sau khi nó ăn năn hối hận và trở về. Chẳng những tha thứ mà người cha còn sai đầy tớ đem cho áo mới để mặc, giày mới để mang, nhẩn mới để đeo và làm tiệc linh đình mừng đứa con hoang trở lại .

Thánh Phaolồ qua các thư gửi các giáo hửu (Cor 1, 7:1-5, 6:9-10, Gal, 5:19-21), đã xác nhận: Theo tiêu chuẩn của Thiên Chúa, bất cứ ai muốn là người cha thì trước phải là người chồng. Do đó một người cha có trách nhiệm, truớc tiên phải là một người chồng tốt: người chồng yêu quí, tôn trọng, nuôi dưỡng và làm vui vợ mình trong từng khía cạnh đời sống của người vợ. Có nh thư thế, người đàn ông mới sẳn sàng để làm một người cha tốt.

Và thánh Phaolồ còn nói rỏ hơn: “Và các ông, những người cha, đừng bao giờ khiêu khích con cái của mình đến nổi chúng nổi giận, nhưng hãy dưỡng dục chúng thay mặt Chúa bằng cách khuyên răn và sửa dạy” (Eph, 6:4).

Như vậy qua những huấn dụ ngắn gọn và xúc tích, Thánh Phaolô muốn nhấn mạnh đến vai trò người cha trong 3 trọng trách: Responsibility, Accoutability, và Possibility =
Trách Nhiệm, Nhận Trách Nhiệm và Khả năng.

II. TRÁCH NHIỆM

1. Trách Nhiệm (Responsibility)

Trước tiên, người cha đừng khiêu khích con mình đến nổi chúng nổi giận.

Có nghĩa là người cha đừng cố tình làm những chuyện có thể gây cho chúng, tức tối, giận dử, chống đối, chán nản và ê chề. Có một sự khác biệt giửa làm chuyện phải cho con cái nhưng chúng không đồng ý (như là áp dụng kỷ luật hay ấn định giới hạn vì lợi ích cho chúng) và làm chuyện chọc giận chúng một cách vô cớ. Thí dụ: con phải làm cái nầy cái nọ vì ta là cha mầy. Có nhiều gia đình rất bình thường, những người cha quá bận rộn với công việc, lo tìm thêm danh vong, tiền bạc hoặc say mê với sở thích riêng của mình quá độ mà quên con cái. Trong nhiều trường hợp khác thì người cha quá ôm đồm nhiều thứ. Và trong nhiều trường hợp khác thì người cha lạm dụng quyền hành bằng cách chửi mắng hoặc đánh đập con cái. Hoặc chính người cha hành động đạo đức giả, đòi hỏi con cái phải tuân giử những chuyện mà chính ông lại buông tha cho bản thân ông.

Tiếp theo là người cha có trách nhiệm dưỡng dục chúng và khuyên răn sửa dạy theo những giáo huấn của Chúa. Con cái phải được cảm thấy là Chúa hiện diện trong nhà mình qua lòng thương yêu, sự lãnh đạo và gương sáng của người cha. Môt trong những vấn nạn là nhiều người cha lại không được đạo đức cho lắm nên khó mà làm gương sáng cho con cái.

Cộng thêm vào đó nhiều người cha lại không biết thế nào là dạy dỗ con cái theo ý Chúa. Con cái ngay từ nhỏ phải được dạy bảo về Thiên Chúa và sống theo những giới răn cũng như Phúc Âm của Chúa. Người cha luôn phải tiếp tục theo dỏi (follow- up) con cái ngay khi chúng đã khôn lớn trưởng thành.

2. Nhận Trách Nhiệm (Accountability)

Con cái là hồng ân của Thiên-Chúa (cf. Psa, 127:3-5). Do đó người cha phải biết nhận trách nhiệm. Thiên Chúa trao cho người cha trách nhiệm nhiều hơn trong việc giáo dục con cái. Thiên Chúa không giao trách nhiệm đó cho vú nuôi, nhà giử trẻ, hay baby sitter cũng như không giao trách nhiệm đó cho Ông Bà nội ngoại. Thiên Chúa cũng không giao cho nhà thờ, trường học hay Chương Trình Giới Trẻ. Do đó người cha phải nhận trách nhiệm và hậu quả nếu không làm tròn bổn phận cũng như sẽ được thưởng công nếu người cha biết chu toàn bổn phận.

3. Khả Năng (Possibility)

Và cuối cùng thánh Phaolồ còn nói đến chuyện có thể xảy ra là mặc dầu xã hội càng ngày càng phức tạp, đạo giáo càng suy dồi, luân lý càng đi xuống, nhưng người cha vẫn có thể gầy dựng nên những đứa con hạnh phúc, cân bằng trong xã hội biết kính Chúa và yêu gia đình. Chuyện ấy vẫn có thể xảy ra là nếu người cha đạo đức cầm đầu một mái ấm đạo đức theo một đường hướng đạo đức để nuôi dưỡng xây dựng nên những người con đạo đức.

Nói tóm lại khi người cha trung thành trong việc làm gương sáng, những gì con cái học được về Thiên Chúa sẽ đưa chúng đi vào khuôn khổ tốt đẹp trong suốt cả cuộc đời ở trần thế, bất kể chúng làm gì và bất cứ chúng ở nơi đâu.

Kết luận

Hôm nay là “NGÀY VINH DANH HIỀN-PHỤ”, là ngày mà chúng ta là “Người Cha” nên dùng một vài giây lát để suy niệm về sự quan trọng của vai trò người cha có trách nhiệm trong đời sống của con cái. Hãy tìm đủ mọi cách để nâng đỡ, cải thiện và củng cố vai trò ấy. Vì cuối cùng, tất cả mọi thành phần trong gia đình: cha mẹ, chồng vợ và nhất là con cái sẽ đều gặt hái được những kết quả huy hoàng tốt đẹp, trong thách đố lớn lao và quan trọng nhất nầy của cuộc đời con người: đó là LÀM CHA.

Nguyễn Trọng Thiệt