PDA

View Full Version : ?ặt tên nào cho cuộc chiến chống khủng bố?



ASA
07-27-2005, 05:52 PM
?ặt tên nào cho cuộc chiến chống khủng bố?
Cập nhật cách đây -5 gi?


Cuộc chiến của Mỹ tại Iraq đang làm chính dư luận Mỹ hồ nghi. ảnh: Reuters
Sau cuộc tấn công bất ng? nước Mỹ vào ngày 11.9.2001, Tổng thống G.Bush lập tức phát động “cuộc chiến chống khủng bố?. Trong suốt 4 năm qua, cùng với các chiến dịch quân sự phủ đầu ồ ạt, cụm từ này luôn nằm ở cửa miệng của giới lãnh đạo Mỹ. Nhưng thế nào là khủng bố và liệu có ổn khi g?i đây là một cuộc chiến? Chính ngư?i Mỹ nay bắt đầu hồ nghi với những khái niệm này.


Nội hàm cụm từ “cuộc chiến chống khủng bố? mà Tổng thống Bush mạnh mẽ tuyên bố sau vụ 11.9, trong đó Mỹ quy trách nhiệm cho al-Qaeda đã nói lên bản chất của nó: dùng sức mạnh quân sự để đè bẹp al-Qaeda. Ngư?i Mỹ nói là làm. H? ồ ạt đem quân sang Afghanistan, lật đổ chế độ Taliban dung dưỡng al-Qaeda, khiến cho trùm khủng bố bin Laden phải trốn chui trốn nhủi mà vẫn chưa biết sống chết thế nào.

Chiến tranh nối tiếp chiến tranh. Mỹ lại huy động những khí tài quân sự hiện đại nhất để tấn công Iraq, tống vào tù Tổng thống Saddam Hussein mà Mỹ buộc tội là "giấu giếm các loại vũ khí có sức hủy diệt hàng loạt". Nhưng 4 năm trôi qua, quân đội Mỹ vẫn chưa tài nào túm cổ được bin Laden, còn cuộc chiến tranh tại Iraq ngày càng lâm vào bế tắc. Trong một bước ngoặt phản ánh rõ cục diện hiện nay, giới chức quân sự Mỹ bắt đầu thừa nhận rằng chỉ sử dụng sức mạnh quân sự thôi thì không đủ để chiến thắng.

?ịnh nghĩa thế nào là khủng bố là đi?u mà cộng đồng quốc tế không thể tìm được tiếng nói đồng thuận suốt mấy năm qua. ?ây là một trong những cản trở khiến LHQ không thể nào soạn thảo hiệp ước chống khủng bố. Các nước phương Tây cho rằng, các thành viên LHQ không được dung dưỡng các hành động tấn công nhắm vào dân thư?ng hoặc những ngư?i không trực tiếp chiến đấu. Tuy nhiên, nếu g?i những hành động này là khủng bố thì các cuộc đánh bom tự sát của ngư?i Palestine, các chiến dịch quân sự của Israel và cả cuộc tấn công Iraq của Mỹ có thuộc phạm vi này hay không đang là những câu h?i mấu chốt gây chia rẽ cộng đồng quốc tế.

Tướng Richard Myers, Chủ tịch Hội đồng tham mưu liên quân Mỹ tuyên bố ông chống lại việc dùng cụm từ "cuộc chiến chống khủng bố" vì "một khi bạn g?i nó là cuộc chiến, bạn sẽ nghĩ ngay rằng giải pháp nằm gói g?n ở những ngư?i khoác quân phục". Theo l?i tướng Myers thì giải pháp nằm ở việc tăng cư?ng các nỗ lực ngoại giao, kinh tế và chính trị hơn là quân sự. Các tuyên bố của ông Myers vang lên sau bài phát biểu của Bộ trưởng Quốc phòng D.Rumsfeld hồi cuối tuần qua, trong đó ông g?i những gì Mỹ đang làm là "cuộc đấu tranh trên toàn cầu chống lại kẻ thù của tự do, kẻ thù của văn minh". Trong khi đó, báo New York Times đưa tin chính quy?n Bush đang có khuynh hướng dùng cụm từ "cuộc đấu tranh toàn cầu chống chủ nghĩa cực đoan bạo động". Xem ra, Mỹ đang bắt đầu làm lơ với khái niệm "cuộc chiến chống khủng bố" mà mình đã hùng hồn phát động.

Những thay đổi v? tư tưởng kể trên là một phần của chính sách được Lầu Năm Góc thông qua hồi tháng 3 qua. Các thông tin rò rỉ ra ngoài cho thấy, chính sách mới định nghĩa nguy cơ khủng bố đến từ "chủ nghĩa cực đoan Hồi giáo" chứ không chỉ đơn thuần là al-Qaeda. Lầu Năm Góc nay cũng thừa nhận rằng, Mỹ cần phải hợp tác chặt chẽ hơn với các đối tác nước ngoài - một l?i từ b? ngấm ngầm với chính sách "chúng ta có thể đơn phương hành động" mà Mỹ theo đuổi sau sự kiện 11.9. Karen Hughes, nhân vật tín cẩn của ông Bush đã được bổ nhiệm vào Bộ Ngoại giao với nhiệm vụ đánh bóng tên tuổi nước Mỹ trên trư?ng quốc tế. Chính quy?n Bush hy v?ng bà sẽ giúp Mỹ chiến thắng trên mặt trận tư tưởng.

Ki?u Oanh