PDA

View Full Version : MÔI TRƯỜNG và KHÍ HẬU THAY ĐỔI



Pages : [1] 2

Nhím Hoàng Kim
04-28-2010, 06:28 PM
Các khoa học gia NASA phát hiện sự hâm nóng Bắc Cực gia tăng

Của Paul Sisco
Washington
09 tháng 1, 2008

Xem tường trình cảnh báo Bắc Cực / Windows Broadband - tải xuống
Xem tường trình cảnh báo Bắc Cực / Windows Broadband
Xem tường trình cảnh báo Bắc Cực / Windows Dialup - download
Xem tường trình cảnh báo Bắc Cực / Windows Dialup

Tài liệu vệ tinh gần đây từ cơ quan nghiên cứu không gian vũ trụ Hoa kỳ NASA cho thấy rằng băng biển Bắc Cực và Greenland đang tan với tốc độ nhanh hơn dự đoán trước đây. Paul Sisco phát thanh viên của VOA tường thuật.

Bắc Cực đang tan

Các khoa học gia khí hậu tại trung tâm chuyến bay không gian Goddard của NASA tại Greenbelt, Maryland, ngoại ô Hoa Thịnh Đốn nói rằng biển Bắc Cực có thể gần như không còn băng vào mùa hè năm 2013.

Jay Zwally, khoa học gia dự án vệ tinh băng đá tại Goddard NASA nói: "Băng biển đang tan nhanh hơn tất cả mô hình dự đoán. Chúng ta không những có sự hâm nóng từ khí quyển mà còn có sự hâm nóng của biển đang ảnh hưởng quá trình tan băng này. Sự giảm diện tích băng này đã làm mọi người ngạc nhiên. Đây là sự xuất phát rõ ràng và điều này đang chỉ cho chúng ta thấy rằng có thể chúng ta đang tiến đến đỉnh điểm này."

"Nếu bạn đẩy một vật như một cái ly chẳng hạn tới một điểm nào đó, nó sẽ quay trở lại, nhưng nếu bạn đẩy quá xa, vượt qua điểm đỉnh, nó sẽ đi mất," ông giải thích. "Bây giờ những gì đang xảy ra trong biển Bắc Cực là băng biển đang mỏng dần; diện tích biển đang giảm. Điều này mở đại dương ra đến nhiều sức nóng hơn từ mặt trời. Vì vậy gần như băng biển Bắc Cực hiện ở đỉnh điểm này, chỗ mà cho dù khí hậu không nóng nữa, dừng lại như hiện tại, phần lớn băng biển sẽ giảm và tan biến vào cuối mùa hè."

"Cho đến năm 2006, vào tháng 9 chúng ta sẽ mất băng đá với tỷ lệ hơn 9% cho mỗi thập niên,” Mark Serreze, nghiên cứu gia cao cấp tại Trung tâm Tài liệu Băng Tuyết Quốc gia Hoa Kỳ tại Colorado nói. “Đó là tương đương khoảng 100.000 cây số vuông mỗi năm, mức này quả khán lớn. Những gì đã xảy ra trong năm 2007 vừa đánh một dấu chấm than cho vấn đề này."

Ảnh vệ tinh của NASA giới thiệu Bắc Cực trong 30 năm qua

Ảnh vệ tinh của NASA cho thấy băng biển trung bình tại Bắc Cực hơn 30 năm qua. Màu xanh lá cây chỉ vùng đã tan vào cuối mùa hè năm ngoái.

Zwally nói có một biểu hiện rõ ràng rằng lượng còn lại đang tan mỏng. "Điều then chốt là điện tích còn lại hiện giờ mỏng hơn trước," ông đã nói. "Thường có rất nhiều băng đá ở đây dày 3, 4, 5, 6 mét và phần lớn chúng đã bị biến mất."

Tất cả mô hình khí hậu đã thay đổi và có khả năng mà khuynh hướng tan chảy có thể dẫn tới kết quả ít nghiêm trọng hơn dự đoán.

"Khả năng khác là nó có thể tệ hơn so với các mô hình đã dự đoán và đây là một ví dụ. Một ví dụ đặc biệt của băng biển Bắc Cực nơi điều đang xảy ra, điều chúng ta thấy bằng vệ tinh thật sự tệ hơn so với các mô hình đã dự đoán," ông nói thêm là các mô hình này dựa trên đo đạc và quan sát trên mặt đất .

Nguồn:www.voanews.com

http://www.suprememastertv.com/au/methane-and-climate-change/?wr_id=2&page=1#v

Nhím Hoàng Kim
05-03-2010, 07:48 PM
Mùa hè năm 2013 , Bắc Cực sẽ không còn băng

Của Jonathan Amos
Ký giả khoa học , Thông tin BBC , San Francisco

Các khoa học gia Hoa kỳ đã công bố một trong những dự đoán gây sốc đó là sự biến mất của băng biển Bắc Cực.

Những nghiên cứu mô hình mới nhất của họ đã cho thấy nước ở vùng cực bắc có thể sẽ không còn băng chỉ trong vòng 5-6 năm nữa.

Giáo sư Wieslaw Maslowski nói tại cuộc họp Liên hiệp Địa vật lý Hoa Kỳ rằng các hình chiếu trước đây đã dự đoán thấp hơn các quá trìng đang tan băng hiện nay.

Quá trình tan băng mùa hè năm nay đã làm giảm lớp băng bao phủ xuống 4,13 triệu cây số vuông, một quy mô nhỏ nhất của thời hiện đại.

Đáng lưu ý là , điểm thấp gây choáng này thậm chí không kết hợp với mô hình vận hành của giáo sư Maslowski và nhóm của ông mà trong đó nó sử dụng tài liệu từ 1979 đến 2004 để ép tạo các hình ảnh của tương lai

"Dự đoán của chúng tôi về sự thay đổi băng vào mùa hè năm 2013 là không tính đến hai cực tiểu của năm 2005 và 2007," nhà nghiên cứu từ trường đào tạo sau đại học Hải Quân tại Monterey, California, đã giải thích cho BBC.

"Vì vậy thực tế cho thấy là, quý vị có thể tranh luận là dự đoán của chúng tôi vào năm 2013 là đã quá lỗi thời."

Xem trọn bài viết:bbc.co.uk

http://www.suprememastertv.com/au/methane-and-climate-change/?wr_id=8&page=1#v

Nhím Hoàng Kim
08-13-2010, 08:45 PM
Tỷ lệ băng tan gây sốc các chuyên gia về hâm nóng

'Bắc Cực đang kêu thất thanh,' người ta nói vậy; người khác gọi năm 2007 là 'năm nước chảy'

WASHINGTON – Quá trình tan băng liên tục của Bắc Cực đã tăng tốc độ lớn mùa hè năm nay, một dấu hiệu cảnh báo mà một số khoa học gia lo lắng là hâm nóng toàn cầu có thể vượt qua đỉnh điểm đáng lo ngại. Người ta thậm chí dự đoán rằng băng biển mùa hè sẽ tan biến trong vòng 5 năm.

Lớp băng tại Greenland đã tan gần 19 tỷ tấn nhiều hơn mức cao trước đây, và lượng băng đá Bắc Cực vào cuối mùa hè chỉ bằng phân nửa của 4 năm trước đây, theo tài liệu vệ tinh của NASA nhận được bởi Hiệp hội báo chí.

"Bắc Cực đang kêu cứu," Mark Serreze đã nói, khoa học gia kỳ cựu tại Trung tâm Tài liệu Băng Tuyết Quốc gia của chính phủ Hoa kỳ tại Boulder, Colorado.

Băng biển nổi trên mặt nước, là dấu hiệu khí hậu quan trọng cũng như là nơi cư trú của hải mã và gấu trắng tại Bắc Cực. Về phần các lớp băng đá, giữ nước trên mặt đất nhưng sẽ làm dâng mực nước biển nếu nó bắt đầu tan chảy.

Những thay đổi trong thời tiết vùng Bắc Cực, đặc biệt nhiệt độ ấm hơn, cũng có liên quan đến các vùng khác của thế giới.

Tại Hoa Kỳ, một luồng gió đã bị suy yếu, di chuyển về phía nam, chạm với không khí ẩm từ vịnh Mễ Tây Cơ có thể gây ra ít mưa và tuyết ở một số vùng khác, kể cả miền Đông Nam bị hạn tấn công, một khoa học gia khí hậu trước kia của liên bang, hiện là lãnh đạo của viện nghiên cứu khí hậu bất vụ lợi Michael MacCracken đã nói. Một số vùng như Colorado, có thể sẽ bị nhiều mưa hoặc tuyết.

Xem trọn bài, nguồn: www.msnbc.msn.com

http://www.suprememastertv.com/au/methane-and-climate-change/?wr_id=9&page=2#v

Nhím Hoàng Kim
10-30-2010, 09:25 PM
MÔI TRƯỜNG và KHÍ HẬU THAY ĐỔI

Băng mê-tan và hâm nóng toàn cầu (http://www.suprememastertv.com/au/methane-and-climate-change/?wr_id=11&page=2#v)

Nhím Hoàng Kim
10-30-2010, 09:29 PM
MÔI TRƯỜNG và KHÍ HẬU THAY ĐỔI

Hâm nóng toàn cầu khí mê-tan vượt khả năng kiềm chế (http://www.suprememastertv.com/au/methane-and-climate-change/?wr_id=12&page=2#v)



Hâm Nóng Toàn Cầu Khí Mê-Tan
Vượt Khả Năng Kiềm Chế

Sự hâm nóng toàn cầu đang tăng được diễn tả trong bài viết số 1, có thể dẫn tới ảnh hưởng hâm nóng toàn cầu khí mê-tan vượt khả năng kiềm chế sự thoát khí mê-tan hiện được giữ trong băng khí mê-tan không ổn định tích tụ ở Bắc Cực mà do những ảnh hưởng hâm nóng toàn cầu gia tăng có thể làm mất tính ổn định.

Các mẫu trọng tâm được lấy từ những lớp trầm tích cũ của đại dương được dùng để nghiên cứu những thay đổi của khí hậu đã xảy ra hàng chục triệu năm về trước. Bằng cách phân tích phạm vi các di tích hóa thạch khác nhau của sinh vật biển xảy ra trong các lớp trầm tích này, người ta có thể phát hiện những thay đổi trong nhiệt độ của nước biển và mức độ thán khí trong khí quyển xảy ra vào lúc các lớp được hình thành và lắng đọng lại. Những lớp này chứa cacbon từ thán khí trong khí quyển, đã bị hòa tan vào nước biển mà trong đó các sinh vật đã chiếm chỗ ngày nay.

Từ những tài liệu này, cho thấy đã từng có một gian đoạn ngắn gồm chỉ vài trăm năm trong quá khứ địa chất khi nhiệt độ của địa cầu tăng lên nhanh chóng đã xảy ra đặt lên trên sự tăng giảm nhiệt độ trung bình về lâu dài. Đối với những giai đoạn ngắn hạn, nhiệt độ tăng lên đến 8 độ C xảy ra ở trên sự gia tăng dài hạn 5 đến 7 độ, làm cho nhiệt độ lên tới 15 độ C ấm hơn ngày nay. Sau đó nhiệt độ giảm trở lại xu hướng lâu dài, cả quá trình tăng giảm đó chỉ kéo dài vài trăm năm.

Nguyên nhân gần như tương tự của sự hâm nóng toàn cầu xảy ra nhanh chóng trong thời gian ngắn là sự thoát khí mê-tan vào trong khí quyển. Khí mê-tan là khí nhà kính mạnh hơn thán khí gấp 60 lần, nhưng chỉ tồn tại trong khí quyển khoảng 10 năm và mất đi ảnh hưởng nhà kính của nó một cách nhanh chóng, trong khi đó thán khí tồn tại trong khí quyển 100 năm. Thán khí sẽ không có đủ số lượng để hâm nóng nhanh chóng, và nếu thán khí là nguyên nhân gây hâm nóng thì nhiệt độ sau khi được tăng lên sẽ tồn tại lâu dài hơn nhiều.

Băng mê-tan xảy ra rộng rãi ngày nay trên toàn thế giới. Nó bao gồm khí mê-tan được lưu trữ trong dòng nước không ổn định tác động lớp trầm tích nếu khuấy động sự thoát khí mê-tan. Băng mê-tan xảy ra tại các châu thổ sông lớn như châu thổ sông Amazon và các vùng châu thổ xưa như Vịnh Mễ Tây Cơ. Các dòng sông lớn mang theo hàng triệu tấn phù sa chứa những chất thực vật nhằm tiếp tục mục rữa sau khi phù sa tích tụ trong châu thổ sông. Sự phân hủy kỵ khí này tạo ra khí mê-tan bị giữ trong phù sa dưới dạng băng mê-tan cho tới khi tình trạng nhiệt độ và áp xuất của nước thay đổi, có thể thoát ra khí mê-tan trong khối lượng lớn rất nhanh.

Một dạng khác là băng mê-tan bị đông lạnh trong băng đá khi khí mê-tan bị giữ trong hỗn hợp nước và đá, thoát ra khí mê-tan khi trời ấm hoặc áp suất trên băng đá giảm xuống. Băng mê-tan dạng đông đá có thể chứa gấp 170 lần lượng khí mê-tan thường. Những băng mê-tan đông đá này chứa trong những lớp trầm tích dưới đáy biển của Bắc Băng Dương.

Khí mê-tan cũng có thể bị giữ tại những lớp hàn băng phủ lên những lớp vật liệu thực vật không đông đá thấp hơn đang phân hủy và tạo ra khí mê-tan vẫn bị giữ bởi lớp hàn băng đông đá bên trên. Nếu lớp hàn băng sẽ tan chảy thì khí mê-tan trong những lớp bên dưới sẽ thoát vào khí quyển. Dựa vào những khu vực hàn bằng rộng lớn trên các vĩ độ bắc có một khả năng đáng kể cho khí mê-tan bị đóng giữ sẽ được thoát ra nếu lớp hàn băng tan chảy như hậu quả của hâm nóng toàn cầu.

Nguyên lý về sự tăng giảm nhiệt độ nhanh chóng dựa vào hồ sơ địa chất từ 55 triệu năm về trước, là sự hâm nóng dần toàn cầu do vài nguyên nhân tự nhiên dẫn tới nhiệt độ tăng 5-7 độ C cao hơn trung bình (thí dụ cao hơn nhiệt độ ngày nay).

Tại điểm này khí mê-tan bị giữ trong trầm tích băng mê-tan, bắt đầu thoát ra vào khí quyển và tăng tốc độ hâm nóng. Điều này sẽ dẫn đến sự hâm nóng nhiều hơn, thoát ra thêm nhiều khí mê-tan. Khi khí quyển ấm lên, nhiều dạng trầm tích khí mê-tan khác nhau sẽ bắt đầu thoát ra, và như vậy một chu kỳ thoát khí mê-tan dẫn đến hâm nóng gia tăng rồi lại đưa đến thêm nhiều khí mê-tan thoát ra từ các khu vực trầm tích khí mê-tan khác tại những nơi khác trên thế giới, hâm nóng toàn cầu sẽ thiết lập làm ảnh hưởng nhiều vùng khác nhau trên thế giới.

Có một tấm ảnh thú vị về khối lượng khí mê-tan thoát ra khỏi tảng băng Bắc Cực, cho thấy rằng hiện tượng được mô tả ở trên có thể xảy ra. Cũng có những phạm vi ảnh hưởng của việc khoan dầu mỏ vô tình kích hoạt nhiều khí mê-tan thoát ra từ trầm tích thủy hợp. Một giả thuyết giải thích sự biến mất của các tàu thuyền tại nơi gọi là Tam giác Bermuda là họ đã bị nhận chìm trong một cơn thoát khí mê-tan bất ngờ làm giảm sức nổi của nước biển vì vậy tàu bị chìm.

Vậy thì, khí mê-tan có đưa đến sự đe dọa ngày nay không? Chúng ta hãy cùng xem lại tình trạng. Chúng ta biết có băng mê-tan rộng lớn và các lớp hàn băng lắng đọng khắp thế giới. Chúng ta có bằng chứng mình đang ở giai đoạn đầu của hâm nóng toàn cầu mà có lẽ nó đang bị làm tệ hơn qua việc tiếp tục gom lại thán khí trong khí quyển do việc đốt nhiên liệu hoá thạch. Mô hình điện toán gần đây kết hợp với những tác động phản hồi về hâm nóng toàn cầu đã xảy ra gợi ý rằng vào khoảng năm 2050 chúng ta có thể bắt đầu mất những ảnh hưởng hữu ích của rừng mưa Amazon như một nơi hấp thu thán khí.

Điều này có thể dẫn tới sự tăng nhiệt độ 5-8 độ C vào năm 2100. Đây sẽ là lãnh vực chưa được khám phá và không ai biết thật sự hiện tại các hệ thống môi sinh của thế giới sẽ thay đổi ra sao, nhưng chúng ta hiện có bằng chứng từ quá khứ địa chất. Dựa vào bằng chứng này, hâm nóng toàn cầu có thể khiến khí mê-tan thoát ra mà đã có lần bắt đầu tăng vọt. Đây sẽ là điều tệ nhất có thể xảy ra bởi vì một khi đã bắt đầu sẽ không có cách nào có thể ngưng sự kiện hâm nóng khí mê-tan toàn cầu vượt khả năng kiềm chế. Chúng ta CÓ THỂ giảm thán khí thải từ nhiên liệu hóa thạch nhưng KHÔNG THỂ giảm khí thải khí mê-tan một khi nó đã bắt đầu, sức mạnh tự nhiên khổng lồ diễn ra và thay đổi toàn thế giới của chúng ta. Điều này có lẽ sẽ dẫn đưa đến việc chỏm băng Nam Cực tan chảy, sẽ nâng cao mực nước biển lên 50 mét và sẽ thay đổi toàn bộ khí hậu của thế giới.

Vậy chúng ta nên làm gì? Chúng ta nên cẩn thận và đừng mạo hiểm khởi động sự kiện chuỗi liên tục đã được mô tả ở trên. Để làm điều này, từ nay trở đi chúng ta phải giảm tổng lượng thán khí thải và áp dụng những biện pháp để bảo vệ sự hấp thu thán khí như rừng mưa Amazon. Đây là phần thứ ba của loạt bài viết này mô tả các diễn tiến đưa đến từ việc thán khí làm tăng hâm nóng toàn cầu trong vòng 100 năm tiếp theo. Nếu tất cả chúng ta tiếp tục đốt quá nhiều nhiên liệu hóa thạch như đang làm hiện nay thì chúng ta sẽ mạo hiểm khởi động sự kiện hâm nóng toàn cầu bởi khí mê-tan vượt khả năng kiềm chế không thể ngưng lại trong một tương lai có thể thấy được. Chỉ những mức giảm tuyệt đối lớn thán khí thải BÂY GIỜ sẽ tránh được nguy cơ này, vì thế mà cần Hydrogen BÂY GIỜ!

Nguồn : www.hydrogen.co.uk

http://www.suprememastertv.com/au/methane-and-climate-change/?wr_id=12&page=2#v

Nhím Hoàng Kim
10-30-2010, 09:35 PM
Ấn hành ngày thứ tư , 22 tháng 2 , 2006 do CommonDreams.org

Nóng hơn , Nhanh hơn , Tệ hơn

do John Atcheson viết

Trong vài tháng qua, sự phát biểu của giới khoa học thường hay bị kiềm chế đã thể hiện sự hoảng hốt khác thường khi đến với vấn đề hâm nóng toàn cầu.

Chúng ta đã tranh luận từ “điều không chắc chắn” phía sau khoa học khí hậu tiến gần đến những cảnh báo kích động từ các khoa học gia điềm tĩnh về hậu quả thảm khốc và không thể tránh được như thế nào? Có hai nguyên nhân.

Thứ nhất, không có bất kỳ sự không chắc chắn nào trong cộng đồng khoa học hơn thập niên qua. Một liên minh không trong sạch gồm các tập đoàn công ty nhiên liệu hóa thạch hàng đầu và các chính trị gia bảo thủ đã hỗ trợ tài chánh dồi dào cho cuộc vận động với thông tin sai lệch, đã tạo sự hoài nghi và tranh luận trên bề mặt gần như nhất trí của toàn giới khoa học. Ở đây họ được hậu thuẫn và tiếp tay bởi giới truyền thông thích tranh luận hơn là lẽ thật, và bởi chính quyền Bush, theo hệ thống cố gắng bóp méo giới khoa học và hăm dọa các nhà khoa học chính phủ tìm cách lên tiếng về vấn đề hâm nóng toàn cầu.

Nhưng nguyên nhân thứ hai là cộng đồng khoa học đã thất bại trong việc đoán trước thỏa đáng và mô hình một số chu trình phản ứng xác thực, nó khuếch đại tỷ lệ và phạm vi thay đổi khí hậu do con người gây ra. Và trong trường hợp hâm nóng toàn cầu, những chu trình phản tác này có thể cho thấy một số hậu quả rất phủ định. Thực tế rõ ràng là chúng ta đang tiến nhanh đến – và có lẽ vượt qua – vài cao điểm mà có thể gây ra hâm nóng tinh cầu không thể cứu vãn.

Trong một bài xã luận trên tờ báo Baltimore Sun phát hành ngày 15 tháng 12, 2004, tác giả đã vạch ra một cao điểm như vậy: chu trình phản ứng tự tăng cường trong đó nhiệt độ cao hơn khiến cho khí mê-tan – một loại khí nhà kính trữ lượng nhiệt mạnh mẽ (GHG) – thoát khỏi lớp băng được gọi là “clathrates,” làm tăng nhiệt độ, rồi gây ra thêm nhiều mê-tan thoát ra và v.v. Mặc dù có bằng chứng hùng hồn rằng chu trình này đã dẫn tới ít nhất hai sự kiện hâm nóng tột bực trong thời kỳ địa chất quá khứ, cộng đồng khoa học vẫn chưa chú ý về những hiện tượng băng đá mê-tan vào năm 2004. Ngay cả một số người bi quan đã có suy nghĩ tương tự, chúng tôi tin hoặc hy vọng rằng chúng ta có khoảng một thập niên trước khi điều gì đó giống như trong quá khứ xảy ra trở lại.

Chúng ta đã sai.

Vào tháng 8, 2005 một nhóm khoa học gia từ Đại học Oxford và Tomsk ở Nga đã công bố rằng một khối than bùn khổng lồ ở vùng Siberia, có kích thước bằng Đức quốc và Pháp quốc cộng lại đang tan chảy, thoát ra hàng tỷ tấn khí mê-tan như đã từng xảy ra trước đây.

Lần trước địa cầu đã nóng lên đủ để tạo chu trình phản ứng này là 55 triệu năm về trước, vào thời kỳ được biết như là Thời kỳ Tối Đa Nhiệt Thế, khi hoạt động núi lửa tăng, thải ra đủ lượng khí thải nhà kính (GHG) để khởi động chuỗi thoát khí mê-tan tự tăng cường chính nó. Hậu quả của hâm nóng này đã gây ra sự hủy diệt hàng loạt và phải cần hơn 100.000 năm để địa cầu hồi phục.

Dường như là chúng ta đang trên ven bờ vực sắp khởi động một sự kiện còn tệ hơn nhiều. Một hội nghị gần đây của Học viện Khoa học Tiến bộ Hoa Kỳ tại St Louis, James Zachos, chuyên gia hàng đầu về Thời kỳ PETM đã tường trình rằng khí nhà kính đang tích lũy trong khí quyển với tốc độ gấp 30 lần so với khí thải trong Thời kỳ PETM.

Chúng ta có thể vừa chứng kiến sự trốn tránh giải quyết vấn đề lần đầu tiên này trong đó có thể chứng minh đây là một chuyến đi đến địa ngục trần gian không thể tránh khỏi.

Có một chu kỳ phản tác rõ ràng khác mà chúng ta không thể lý giải. Chẳng hạn, sóng nhiệt ở Âu châu đã giết 35.000 người năm 2003 đồng thời hủy hoại các khu rừng Âu châu, gây ra việc thải thán khí, khí nhà kính chủ yếu, nhiều hơn là sự cách nhiệt – hoàn toàn đối ngược những giả thuyết được gắn vào các mô hình của chúng ta, cho rằng rừng có tác dụng hấp thụ thán khí dư thừa.

Cùng một điều đang xảy ra với một số hệ thống sinh thái khác mà các mô hình và khoa học gia xem đó như là bể thán khí. Rừng mưa Amazon, rừng Bắc Cực (một trong những bể thán khí trên đất liền lớn nhất thế giới), và đất trồng tại các khu vực có nhiệt độ ôn hòa đều thải ra thán khí nhiều hơn là hấp thu vào, duyên do vì hâm nóng toàn cầu gây ra hạn hán, bệnh tật, hoạt động của sâu bọ và sự thay đổi trao đổi chất. Tóm lại, nhiều thứ chúng ta xem như vật hấp thu thán khí trong mô hình của chúng ta lại không có hấp thụ thán khí dư thừa; chúng bị bung ra và thải ra thán khí thừa.

Những chỏm băng ở địa cực cũng đang tan chảy nhanh hơn các mô hình dự đoán, khởi động một chu trình phản ứng mới. Ít băng đá có nghĩa là nước biển rộng hơn, thu hút thêm sức nóng có nghĩa là càng ít băng đá, và v.v.

Thậm chí tệ hơn, chúng ta quả thật đã xem thường tỷ lệ những sông băng lục địa đang tan chảy.
Các mô hình thay đổi khí hậu đã dự đoán rằng sẽ cần hơn 1.000 năm để tảng băng Greenland tan chảy. Nhưng tại cuộc họp của AAAS ở St. Louis, Eric Rignot thuộc NASA đã trình bày những kết quả nghiên cứu chứng tỏ là thảm băng phủ trên Greenland đang bị tan vỡ và trôi vào lòng biển với mức độ tăng vọt, vượt xa hơn những gì các khoa học gia đã dự đoán, và mức độ này đang gia tốc mỗi năm. Nếu (hoặc Khi mà) thảm băng phủ trên Greenland tan chảy, mực nước biển sẽ dâng cao hơn 6 mét (21 bộ Anh) – đủ để tràn ngập hầu hết mọi hải cảng ở Hoa Kỳ.

Ở những vùng biển Nam Cực, một chu trình phản tác khác có tiềm năng tàn phá đang diễn ra. Số lượng ruốc biển giảm nhanh xuống 80% trong vài năm qua do sự mất băng biển. Ruốc biển là một loài vật quan trọng nhất trong dây chuyền thức ăn biển, và chúng cũng hấp thu số lượng lớn thán khí từ khí quyển. Không ai đoán biết cái chết của ruốc biển, nhưng cả hai hâm nóng toàn cầu và sức khỏe của hệ sinh thái biển đều tai hại. Hiện trạng này, cũng vậy, sẽ có khả năng tự vun dưỡng chính nó, khi ít đi ruốc biển nghĩa là càng có nhiều thán khí trong khí quyển, do đó làm cho biển ấm hơn, và vì vậy băng đá ít đi, băng đá giảm nghĩa là càng có ít ruốc biển và tiếp tục như thế trong tình trạng nguy hại to lớn.

Một trong các khoa học gia hành tinh ưu việt, James Lovelock, tin rằng trong tương lai không quá xa, loài người sẽ bị hạn chế chỉ còn lại tương đối vài cặp vợ chồng sinh sản duy trì nòi giống ở Nam Cực. Cách chức Giáo sư James Lovelock và xem ông như một người cuồng tưởng tuyên bố về sự tận diệt sẽ được thoải mái, nhưng đó sẽ là một lỗi lầm. Cách đây hơn một năm, vào phần kết thúc của cuộc hội nghị toàn cầu ở Exeter, Anh quốc, về chủ đề Tránh Nguy hiểm Do Thay đổi Khí hậu, các khoa học gia cảnh cáo rằng nếu chúng ta để nồng độ của khí thải nhà kính vượt quá 400 phần triệu, chúng ta rất có thể kích hoạt những hệ quả nghiêm trọng và không cứu vãn được. Chúng ta đã qua được điểm mốc quan trọng đó vào năm 2005 với chút ít sự báo trước và không ồn ào lắm.

Điều khoa học không chắc chắn trong vấn đề hâm nóng toàn cầu không phải là về nếu việc đó đang xảy ra, bị gây ra do hoạt động của con người, hoặc cho dù sẽ “tốn kém” cho chúng ta nhiều đến nỗi không thể đối phó với nó bây giờ. Vấn đề hâm nóng toàn cầu hoàn toàn đã được xác định. Các khoa học gia hiện đang tranh luận xem có phải quá muộn để ngăn ngừa sự hủy hoại tinh cầu hay chăng, hoặc là chúng ta vẫn còn chút thời gian để ngăn chận những hệ quả tệ nhất của hâm nóng toàn cầu.

Con cháu của chúng ta có thể tha thứ cho chúng ta về những món nợ chúng ta để lại cho chúng. Chúng có thể tha thứ chúng ta nếu nạn khủng bố vẫn còn dai dẳng, chúng có thể tha thứ chúng ta đã tiến hành chiến tranh thay vì theo đuổi hòa bình, chúng thậm chí có thể thứ lỗi cho chúng ta đã bỏ lỡ cơ hội nhốt bóng ma hạt nhân trở lại trong lọ. Nhưng chúng sẽ khinh bỉ chúng ta tận xương và nguyền rủa thanh danh của chúng ta nếu để lại một thế giới với môi trường sống trơ trụi, khi chúng ta có năng lực để phòng tránh.

Và con cháu của chúng ta sẽ có quyền làm như vậy.

Bài viết của John Atcheson xuất hiện trong tờ báo Washington Post, Baltimore Sun, San Jose Mercury News, Memphis Commercial Appeal, cũng như trong nhiều tạp chí khác. Điện thư đến: atchman@comcast.net

Nguồn : www.commondreams.org

http://www.suprememastertv.com/au/methane-and-climate-change/?wr_id=13&page=2#v

Nhím Hoàng Kim
10-30-2010, 09:38 PM
Hiện Tượng Thoát Khí Mê-tan : Quả Bom Hẹn Giờ

Do John Atcheson viết

Tường trình gần đây của Hội đồng Bắc Cực về những ảnh hưởng của hâm nóng toàn cầu tận phương bắc phác họa một bức tranh tàn nhẫn: lũ lụt toàn cầu, gấu Bắc Cực và nhiều động vật hữu nhũ biển khác bị tuyệt chủng, ngành thủy sản sụp đổ. Nhưng tường trình này không chú ý quả bom hẹn giờ bị chôn vùi dưới miền lãnh nguyên Bắc Cực.

Có những số lượng khổng lồ khí nhà kính được tạo ra một cách tự nhiên dưới hình dạng những cấu trúc tinh thể đông đặc giống như nước đá trong những khu bùn lầy lạnh giá phía bắc và ở dưới đáy biển. Những tinh thể đông đá này, được gọi là lớp băng “clathrates,” chứa đựng 3.000 lần nhiều hơn khí mê-tan có trong khí quyển. Khí mê-tan 20 lần mạnh hơn khí nhà kính cũng như thán khí.

Bây giờ đây là phần đáng kinh sợ. Nhiệt độ chỉ tăng lên vài độ cũng khiến cho những chất khí này bốc hơi và “bơm thẳng” vào bầu khí quyển, hiện tượng này sẽ làm tăng nhiệt độ thêm lên, và do đó sẽ thoát ra thêm nhiều khí mê-tan, gia tăng độ nóng địa cầu và biển, v.v. Có 400 tỷ tấn khí mê-tan bị ứ đọng trong lãnh nguyên Bắc Cực lạnh giá, đủ để khởi động phản ứng dây chuyền vừa nói trên, và Hội đồng Bắc Cực dự đoán sự tăng nhiệt độ toàn cầu đủ làm tan chảy những lớp băng “clathrates” và thải ra những khí mê-tan này vào trong bầu khí quyển.

Một khi được kích hoạt, chu kỳ này có thể đưa đến hâm nóng toàn cầu vượt khả năng kiềm chế, những sự việc thậm chí giống như sự diệt vong mà các nhà tiên tri bi quan nhất nói đến.

Có phải đó chỉ là một hình ảnh tưởng tượng khải huyền do các chuyên gia môi trường quá kích động bịa ra? Tiếc rằng không phải vậy. Bằng chứng hùng hồn về địa chất gợi ý cho biết đã có những sự kiện tương tự từng xảy ra ít nhất hai lần trước đây.

Những đại họa gần đây nhất đã xảy ra khoảng 55 triệu năm về trước mà các nhà địa chất gọi là Thời kỳ Tối Đa Nhiệt Thế (PETM), khi khí mê-tan thoát ra tạo nên sự gia tăng nhiệt độ nhanh chóng và vô số người tử vong, hủy hoại khí hậu hơn 100.000 năm.

Cha ông của những đại họa đó đã xảy ra 251 triệu năm trước đó nữa, vào cuối Kỷ Permian, khi một loạt khí mê-tan thoát ra gần như tiêu diệt mọi sự sống trên địa cầu.

Hơn 94% sinh vật biển hiện lưu lại trong các mẫu hóa thạch đã biến mất bất ngờ khi lượng dưỡng khí xuống nhanh và sự sống bấp bênh ở ven bờ tuyệt chủng. Tiếp theo 500.000 năm sau đó, vài loài sinh vật biển phấn đấu để có được một vị trí sinh tồn trong môi trường khắc nghiệt. Phải mất 20 triệu đến 30 triệu năm để thậm chí những đá ngầm san hô thô sơ tự hồi phục và các khu rừng mọc lại. Ở một vài khu vực, cần hơn 100 triệu năm để các hệ sinh thái vươn đến tính chất phát triển đa dạng trước đây.

Nhà địa chất học Michael J. Bentone trình bày bằng chứng khoa học về bi kịch lịch sử trong một cuốn sách gần đây, “Khi Sự Sống Gần Tàn: Cuộc Hủy Diệt Lớn Nhất Từ Trước Đến Nay.” Như với Thời kỳ PETM, khí thải nhà kính, phần lớn thán khí bắt nguồn từ càng nhiều núi lửa hoạt động, hâm nóng địa cầu và biển cả cũng đủ để thải ra số lượng khổng lồ khí mê-tan từ lớp băng “clathrates” nhạy cảm này khiến khởi động chu kỳ hiệu ứng nhà kính vượt khả năng kiềm chế.

Nguyên nhân toàn bộ sự tàn phá này là gì?

Trong cả hai trường hợp, vào khoảng năm 2100, có một sự tăng nhiệt độ khoảng 10,8 độ F, khoảng phạm vi cao hơn đối với sự tăng nhiệt độ trung bình trên toàn cầu mà các mô hình ngày nay dự đoán có thể là từ việc đốt nhiên liệu hóa thạch. Nhưng, những mô hình dự này có thể là việc nhỏ lại quyết định tình hình của điều bao quát vì người ta chưa bao gồm ảnh hưởng của sự thải khí từ băng cháy gây hâm nóng. Tệ hơn nữa, như Hội đồng Bắc Cực đã phát hiện, sự tăng nhiệt độ cao nhất từ khí thải khí nhà kính do con người tạo ra sẽ xảy ra trong vùng Bắc Cực, một khu vực có nhiều lớp băng “clathrates” không ổn định này.

Nếu kích hoạt sự thoát khí mê-tan vượt khả năng kiềm chế này, sẽ không có cách cứu vãn. Không có việc làm lại. Một khi khởi động, nó dường như diễn ra tới cùng.

Loài người dường như có khả năng thải số lượng thán khí có thể so sánh với hoạt động núi lửa đã khởi động những phản ứng dây chuyền này. Theo Cơ quan Khảo sát Địa chất Hoa Kỳ, việc đốt nhiên liệu hóa thạch thải ra hơn 150 lần số lượng thán khí do núi lửa thải ra, gần tương đương với hơn 17.000 núi lửa lớn như núi lửa Kilauea của Hạ Uy Di.

Và đó là quả bom nổ chậm mà Hội đồng Bắc Cực không hề chú ý.

Con người sẽ gây ra sự thoát khí mê-tan do việc đốt cháy nhiên liệu hóa thạch như thế nào? Không ai biết. Nhưng vào lúc này điều đó có khả năng và rất có thể sẽ xảy ra, và với mỗi năm trôi qua điều đó trở nên rất có thể xảy ra khi chúng ta vẫn chưa có hành động ngăn chận.

Vì vậy chúng ta quên đi mực nước biển dâng cao, chỏm băng đang tan chảy, thêm nhiều cơn bão dữ dội, thêm nhiều lũ lụt, sự hủy hoại môi trường sống và gấu Bắc Cực bị tuyệt chủng. Quên đi những cảnh báo rằng hâm nóng toàn cầu có thể biến các khu vực nông nghiệp chủ yếu của thế giới thành bãi sa mạc và gia tăng phạm vi bệnh tật nhiệt đới, mặc dù đây là việc chúng ta tin chắc sẽ xảy ra.

Thay vào đó, hãy cùng vận động để đạt được chính sách ưu tiên của chính quyền Bush về vấn đề này. Chúng ta không thể để cho chính sách năng lượng ký kết lần đầu tiên bị thất bại đó lại là sự tuyệt chủng hàng loạt mọi sự sống trên địa cầu. Chúng ta phải hành động bây giờ.

John Atcheson, một nhà địa chất học, đã từng giữ nhiều vị trí về chính sách trong các cơ quan chính phủ liên bang Hoa Kỳ.

Bản quyền năm 2004 Baltimore Sun

Nhím Hoàng Kim
10-30-2010, 09:41 PM
Ngày phát hành : 7 tháng 9 , 2006

Liên lạc: Marie Gilbert
marie.gilbert@uaf.edu 907-474-7412
Đại học Alaska Fairbanks


Các Hồ Nước Ở Siberia Thoát Hơi Khí Nhà Kính
‘Quả Bom Hẹn Giờ’

FAIRBRANKS, Alaska -- những bọt khí đông đá ở các hồ Siberia đang thoát ra khí mê tan, một loại khí nhà kính, ở mức dường như là “năm lần cao hơn dự đoán trước đây” và giữ nhiệm vụ như phản hồi tích cực cho hâm nóng khí hậu, Katey Walter nói trong một bài viết phát hành hôm nay trong tạp chí Thiên Nhiên.

Dự án của Walter là lần đầu tiên loại bọt khí này được định lượng chính xác. Walter, một nghiên cứu sinh hậu tiến sĩ Năm Quốc tế về Bắc/Nam cực tại Viện Sinh học Bắc Cực của Đại học Fairbanks Alaska, nói: “Chúng tôi nhận thấy những ước tính trước đây đã bỏ sót một yếu tố rất lớn và quan trọng về khí thải của hồ - trong những bọt khí này là nguồn khí mê-tan chiếm ưu thế từ hồ.”

Theo lời của Walter, sự tính toán của nhóm của cô tăng ước tính khí thải khí mê-tan hiện tại từ khu vực đầm lầy ơ phía bắc từ 10 đến 63%.

Walter đã nghiên cứu một dạng lớp hàn băng đặc biệt ở Siberia, được gọi là quần thể băng đá, chứa khoảng 500 tỷ tấn thán khí, phần lớn trong dạng nguyên liệu thực vật chết từ thời xưa. Walter nói: “Nguyên liệu này đã được khóa kín trong lớp hàn băng từ cuối kỷ Băng Hà vừa qua. Bây giờ nó bị thoát ra dưới đáy hồ, cung cấp các loài vi khuẩn nhiều thức ăn từ đó chúng tạo ra khí mê-tan như phụ phẩm của sự phân hủy.”

Walter nói: “Các mô hình lớp hàn băng báo trước sự tan chảy lớp hàn băng đáng kể trong thế kỷ này, đó có nghĩa là lớp hàn băng của quần thể băng đá giống như một quả bom hẹn giờ đang chờ nổ, vì băng vẫn tiếp tục tan, hơn 10.000 triệu tấn khí mê-tan có thể bị thoát ra vào khí quyển làm gia tăng nạn hâm nóng khí hậu. Đến nay, nguồn khí mê tan được nhận biết gần đây chưa từng có trong các mô hình khí hậu.”

Sử dụng cảm biến từ xa, khảo sát trên không và những đo lường liên tục quanh năm, Walter và các đồng nghiệp đã khai triển một phương pháp mới đo nguồn bọt khí và dùng đo lường đó để xác định số lượng khí thải khí mê-tan từ hai hồ tan băng ở Bắc Siberia.

Khi họ đi qua các hồ nước đông đá, họ sắp đặt địa điểm và các loại bọt khí mê-tan riêng biệt bị giữ trong băng đá. Với việc đặt bọt khí ở các điểm này và dưới nước, các nhà nghiên cứu có thể lấy được số đo lường mỗi ngày về lượng khí mê tan thoát ra bởi bọt khí.

Walter sẽ tiếp tục công việc về khí mê-tan của cô cho dự án hậu tiến sĩ Năm Quốc tế về Bắc/Nam cực tại Viện Sinh học Bắc Cực của Đại học Fairbanks, sẽ cung cấp ước lượng quanh cực đầu tiên về khí thải khí mê-tan cho các hồ nước ở Bắc Cực, liên kết các cuộc điều tra tại hiện trường dựa trên tiến trình với những phân tích cảm ứng từ xa.


###

Liên lạc:

Katey Walter, nghiên cứu sinh hậu tiến sĩ, Viện Sinh học Bắc Cực, Đại học Alaska Fairbanks, 907.424.5800 x222, ftkmw1@uaf.edu

Marie Gilbert, viên chức thông tin công cộng, Viện Sinh học Bắc Cực, Đại học Alaska Fairbanks, 907.474.7412, marie.gilbert@uaf.edu

Nhím Hoàng Kim
10-30-2010, 09:44 PM
MÔI TRƯỜNG và KHÍ HẬU THAY ĐỔI

Khái niệm thay đổi khí hậu trở lên thông dụng- tin 9 tháng 2, 2008 (http://www.suprememastertv.com/au/methane-and-climate-change/?wr_id=42&page=2#v)

Nhím Hoàng Kim
01-12-2011, 09:19 PM
http://img7.imageshack.us/img7/2888/anchay8.png

Khí hậu thay đổi sẽ tác động ra sao với địa cầu chúng ta ? - chỉ dẫn từng độ

Đây là tương lai của chúng ta - nhiều thành phố nổi tiếng bị chìm ngập , một phần ba thế giới là sa mạc , những nơi còn lại sống chật vật vì thực phẩm và nước ngọt . Richard Girling nghiên cứu sự thật phía sau khoa học khí hậu thay đổi .

Xem trọn bài tại www.timesonline.co.uk

BÁO ĐỘNG ĐỎ

Nếu hâm nóng toàn cầu tiếp tục giữ tốc độ hiện tại , chúng ta có thể trực diện với sự hủy diệt . Vậy chính xác là điều gì sẽ xảy ra khi địa cầu nóng lên ? Đây là sự chỉ dẫn từng độ một

Tăng 1 độ C

Biển không còn băng hấp thu thêm nhiều nhiệt và tăng tốc hâm nóng toàn cầu ; nước sạch bị mất khỏi một phần ba bề mặt thế giới ; các bờ biển thấp bị ngập lụt

Lynas nói : “Điều gây ấn tượng nhất là nhìn thấy con người cư xử ra sao một khi bề mặt của nền văn minh bị rách nát . Đa số nạn nhân là người nghèo và da đen , bị bỏ mặc để tự họ bảo vệ lấy mình khi cảnh sát cũng tham gia trong việc cướp bóc hoặc dọn sạch một khu vực . Bốn ngày trong cơn khủng hoảng , những nạn nhận sống sót bị dồn ép vào trong nhà vòm lớn của thành phố , sống cạnh các bồn cầu bị đầy tràn và thi thể thối rữa trong khi các băng đảng thanh niên dùng súng cướp lấy thức ăn và nước uống duy nhất sẵn có . Có lẽ cảnh tượng khó quên nhất là một chiếc máy bay trực thăng đáp xuống chỉ vài phút , với đội phi công ném những kiện thức ăn và nước xuống đất trước khi vội vã cất cánh đi như tại vùng chiến trận . Trong cảnh tượng gần giống như trại tỵ nạn của thế chiến thứ ba hơn là trung tâm đô thị Hoa Kỳ , các thanh niên đánh nhau giành nước khi các sản phụ và người già chỉ biết đứng nhìn không thôi . Tôi thiết nghĩ , đừng trách họ có hành động như vầy . Đó là những gì xảy ra khi người ta không còn hy vọng.”

Cơ hội để tránh tăng một độ hâm nóng toàn cầu : không có .

Tăng 2 độ C

Nhiều người Âu châu bị chết vì cảm nhiệ t; các khu rừng bị hỏa hoạn tàn phá ; cây cối bị tác động mạnh bắt đầu thải thán khí thay vì hấp thu thán khí ; một phần ba các chủng loại đối diện sự tuyệt chủng

Không chỉ các cộng đồng ven biển sẽ chịu khổ . Vì sông băng trên đỉnh núi tan chảy , người sẽ bị mất nguồn cung cấp nước . Toàn bộ tiểu lục địa Ấn Độ sẽ phải phấn đấu để được sinh tồn . “Khi các sông băng biến mất khỏi dải núi ngoại trừ đỉnh cao nhất , giòng nước chảy sẽ ngưng trợ lực các giòng sông lớn di chuyển nước sạch tối cần đến hàng trăm triệu người . Kết quả sẽ bị thiếu nước và có nạn đói , làm mất ổn định cho toàn vùng . Và lần này , chấn tâm sẽ không phải là Ấn Độ , Nê-pan hoặc Bangladesh , mà là Pakistan được trang bị bom nguyên tử.”

Cơ hội để tránh tăng hai độ hâm nóng toàn cầu : 93% , nhưng chỉ nếu khí thải khí nhà được giảm 60% trong vòng 10 năm tới

Tăng 3 độ C

Khí các-bon thoát ra từ thực vật và đất trồng tăng tốc hâm nóng toàn cầu ; rừng mưa Amazon bị chết ; siêu bão đánh vào các thành phố ven biển ; nạn đói tại Phi châu

Khi đất liền bị cháy , nước biển sẽ dâng cao . Ngay cả với sự tính toán lạc quan nhất , 80% băng biển Bắc Cực hiện nay sẽ biến mất , những băng đá còn lại không lâu sẽ biến mất theo . Nữu Ước sẽ bị lũ lụt ; thảm họa giáng xuống miền đông Anh quốc năm 1953 sẽ trở thành một sự kiện thường xuyên, và bản đồ của Hòa Lan sẽ bị Biển Bắc xóa nhòa . Khắp nơi , người đói sẽ sẽ di chuyển từ Trung Mỹ vào Mễ Tây Cơ và Hoa Kỳ , và từ Phi châu vào Âu châu , khi các đảng phát-xít tái xuất hiện sẽ được thắng phiếu qua việc hứa không cho họ vào .

Cơ hội tránh tăng ba độ hâm nóng toàn cầu : yếu kém nếu mức tăng lên đến hai độ và kích hoạt sự phản hồi chu trình các-bon từ đất và cây cỏ .

Tăng 4 độ C

Sự tan chảy tầng đất đóng băng vĩnh cửu vượt khả năng kiềm chế tạo nên hâm nóng toàn cầu không ngưng được ; nhiều vùng Anh quốc trở thành không thể cư trú được vì ngập lụt ; vùng Địa Trung Hải bị bỏ hoang

Một trong tất cả phản hồi nguy hiểm nhất hiện nay sẽ tác động , sự tan chảy tầng đất đóng băng vĩnh cửu vượt khả năng kiềm chế . Các khoa học gia tin rằng có ít nhất 500 tỷ tấn các-bon đang chờ để thoát ra khỏi băng Bắc Cực , dù chưa ai đặt một con số lên những gì nó sẽ thêm vào hâm nóng toàn cầu . Một độ ? Hai độ ? Ba độ ? Kim chỉ độ là điều đáng ngại .

Cơ hội để tránh tăng bốn độ hâm nóng toàn cầu : yếu kém nếu mức tăng đạt đến ba độ và kích hoạt sự tan chảy tầng đất đóng băng vĩnh cửu vượt khả năng kiềm chế .

Tăng 5 độ C

Khí mê-tan từ đáy biển tăng tốc hâm nóng toàn cầu ; băng đá biến mất từ cả hai cực ; loài người di dân tìm lương thực và cố gắng vô vọng để sống như loài vật trên đất

Lynas nói : “Nơi không có tỵ nạn , nội chiến và rơi xung đột chủng tộc hoặc các nhóm cộng đồng dường như là kết quả.” Tuy nhiên , chủ nghĩa sống còn cô lập có thể không thể thực hiện được như gọi điện thoại để có dịch vụ phòng . “Có bao nhiêu người trong chúng ta có thể thật sự đặt bẫy hoặc giết đủ thịt thú săn để nuôi gia đình ? Cho dù rất nhiều người đã thành công xoay sở để di tản đến vùng nông thôn , dân số thú hoang sẽ nhanh chóng thu nhỏ dưới áp lực . Hỗ trợ lối sống người săn bắt cần 10 đến 100 lần đất đai cho một người so với nhu cầu một cộng đồng nông nghiệp . Một giải pháp lớn cho chủ nghĩa sống còn sẽ mang đến một thảm họa tương lai cho sinh thái đa dạng khi những người đói giết và ăn bất cứ gì di động được.” Bao gồm , có lẽ , ăn lẫn nhau . Lynas nói : “Những người xâm chiếm sẽ không tử tế với dân cư khước từ cho họ thực phẩm . Lịch sử đưa ra giả thuyết rằng nếu kho dự trữ hàng được khám phá , người chứa hàng và gia đình họ có thể bị hành hạ và bị giết . Hãy đem so sánh kinh nghiệm hiện tại của Somalia , Sudan hoặc Burundi ngày nay , nơi có nhiều xung đột tranh chấp đất đai và thực phẩm khan hiếm là nguồn gốc của những cuộc chiến kéo dài giữa các bộ lạc và quốc gia.”

Cơ hội để tránh tăng năm độ hâm nóng toàn cầu : không đáng kể nếu mức tăng đạt đến bốn độ và khí mê-tan bị giữ từ lòng biển thoát ra .

Tăng 6 độ C

Đời sống trên địa cầu kết thúc với bão tố khải huyền , lũ lụt lớn , cầu lửa khí hydrogen sulphide và khí mê-tan lan tràn khắp toàn cầu với sức lực của bom nguyên tử ; chỉ còn nấm sống sót

“Trước tiên , một sự nhiễu loạn nhỏ khiến một bọc nước chứa khí bão hòa trôi lên mặt . Khi bọc nước nổi lên , bong bóng bắt đầu xuất hiện , như là khí bị phân hủy xì hơi ra với áp suất giảm – như là chai nước chanh bị tràn nước nếu nút chay bị mở ra quá nhanh . Những bong bóng này giúp bọc nước tiếp tục nổi lên trên nhanh hơn , tăng sức nổi xuyên qua nước . Khi bọc nước phóng lên , đạt đến sức nổ , kéo theo khối nước chung quanh . Trên bề mặt , nước bị bắn lên hàng trăm mét trong không trung như khí thải bắn vào trong khí quyển . Sức chấn động lan truyền ra ngoài tứ hướng , kích hoạt thêm nhiều vụ nổ gần đó.”

Vụ nổ cũng là một hồi tiếp khẳng định khác trong tiến trình tăng tốc hâm nóng toàn cầu . Không giống thán khí , khí mê-tan là chất cháy . Lynas nói : “Ngay cả ở tập trung khí mê-tan trong không khí thấp 5% , hỗn hợp này có thể bốc cháy bởi sấm sét hoặc một vài tia lửa khác và gửi những cầu lửa tỏa khắp bầu trời.” Tác động sẽ rất giống như của bom không khí nhiên liệu do quân đội Hoa Kỳ và Nga dùng , được gọi là “bom chân không” đốt cháy những giọt nhiên liệu bên trên mục tiêu . Theo lời cơ quan tình báo trung ương Hoa Kỳ , “Những gì gần điểm bốc cháy đều bị phá sạch . Những người ở phía ngoài rất có thể chịu khổ nhiều nội thương , bao gồm vỡ màn nhĩ , bị chấn động nặng , phổi và nhiều nội tạng bị thoát vị , và có thể bị mù mắt.” Tuy nhiên , loại vũ khí chiến thuật như vậy là mồi nổ khi đối chiếu với hỗn hợp khí mê-tan không khí từ những vụ nổ trên biển . Các khoa học gia suy tính rằng những vũ khí này có thể “tiêu hủy gần như toàn bộ sự sống trên địa cầu” (251 triệu năm về trước , chỉ có một loại thú vật lớn trên mặt đất , loài lystrosaurus giống như heo , sống sót).

Người ta ước tính rằng có một vụ nổ lớn trong tương lai có thể thải ra năng lượng tương đương với 108 tỷ tấn chất nổ TNT – 100.000 lần nhiều hơn kho vũ khí hạt nhân của toàn thế giới . Ngay cả Lynas, với tất cả tài sản khoa học của ông , không thể tránh sự tận cùng của Hollywood . “Không quá khó để tưởng tượng cơn ác mộng cuối cùng , với những vụ nổ khí mê-tan ngoài biển gần những trung tâm đông dân cư giết sạch hàng tỷ người , có lẽ trong vài ngày . Hãy tưởng tượng một cầu lửa ‘bom chân không’ phóng đến một thành phố , như Luân Đôn hoặc Đông Kinh , sóng nổ trải rộng ra từ trung tâm nổ với vận tốc và cường lực của một quả bom nguyên tử .

Các tòa nhà bị san bằng , nhiều người bị chết cháy nơi họ đứng , hoặc bị mù điếc do sức nổ . Hãy hòa nhập vụ ném bom nguyên tử Hiroshima với cảnh sau trận bão Katrina ở New Orleans để có một vài ý kiến về một thảm họa như vậy có thể hình dung ra sao : những nạn nhân sống sót bị phỏng từ những thành phố trống vắng tranh giành thức ăn , lang thang khắp nơi.”

Cơ hội để tránh tăng sáu độ hâm nóng toàn cầu : không có nếu mức tăng vượt khỏi năm độ , vào lúc tất cả phản hồi sẽ vượt khỏi sự kiềm chế

Để xem trọn bài viết: www.timesonline.co.uk

Sáu Độ : Tương lai của chúng ta trên địa cầu nóng hơn , của Mark Lynas , do HarperCollin phát hành vào ngày 19 tháng 3

http://www.suprememastertv.com/au/runaway-methane-global-warming/?wr_id=50&page=2#v

Nhím Hoàng Kim
01-12-2011, 09:54 PM
http://img545.imageshack.us/img545/5030/anchay.jpg


Hâm nóng toàn cầu khí mê-tan vượt khả năng kiềm chế có thể xảy ra lần nữa trong tương lai gần , một nghiên cứu tường trình (Thiên Nhiên)

Sự tay chảy khí mê-tan làm tan địa cầu đông đá

- ABC đăng ngày 29 tháng 5 , 2008

Hiện tượng thoát khí mê-tan nhanh chóng vào khí quyển của địa cầu 635 triệu năm về trước đã gây ra hâm nóng toàn cầu vượt khả năng kiềm chế , và có thể xảy ra lại trong tương lai gần , một nghiên cứu tường trình .

Cuộc nghiên cứu , xuất hiện trong ấn bản của Thiên Nhiên tuần này , mang lại một hiểu biết sâu sắc trong những gì có thể xảy ra với khí quyển của địa cầu nếu trầm tích khí mê-tan bị đông đá ngày nay ở Gia Nã Đại , Siberia và Alaska bắt đầu tan chảy .
. . . . .

Sự tan chảy lớp băng clathrates đông đá trong vùng Bắc Cực có thể thoát ra hàng tỷ tấn khí mê-tan vào trong khí quyển .

Sự quan tâm là có thể cần một mức tăng nhiệt độ khá nhỏ để bắt đầu thoát khí , sau đó sẽ khích hoạt vòng hâm nóng không thể ngưng được .

Nếu sự kết thúc của quả cầu tuyết là một sự hướng dẫn , phản hồi tích cực , "một khi khởi đầu , hãy thay đổi khí hậu đến một trạng thái hoàn toàn khác biệt," ông nói .

Xem trọn bài trên trang mạng ABC

http://www.suprememastertv.com/au/runaway-methane-global-warming/?wr_id=191&page=1#v

Nhím Hoàng Kim
01-12-2011, 10:05 PM
Hơn 4,5 tỷ người có thể bị chết từ những nguyên nhân liên hệ với hâm nóng toàn cầu vào năm 2012

Một nguyên lý khoa học gần đây gọi là "giả thuyết thủy học" nói rằng vòng hâm nóng toàn cầu trong lịch sử bị gây ra bởi chu trình hồi tiếp , nơi đó dạng mắt lưới khí mê-tan của lớp hàn băng tan chảy (còn được biết là "thủy học") kích thích hâm nóng toàn cầu địa phương , dẫn đến sự tan chảy dạng mắt lưới nhiều hơn và sự phát triển vi khuẩn .

Nói cách khác , như miền tây Siberia , có 400 tỷ tấn khí mê-tan trong lớp hàn băng sẽ dần dần tan chảy , và khí mê-tan bị thoát ra sẽ tăng tốc băng tan . Ảnh hưởng của thậm chí vài tỷ tấn khí mê-tan bị thoát ra vào khí quyển mỗi năm sẽ rất thảm khốc .

. . . . . . .

Hâm nóng Toàn cầu vượt khả năng kiềm chế đúng thật báo hiệu thiêu đốt nhiều khu vực nông nghiệp thành bụi khắp thế giới vào năm 2012 , gây ra nạn đói toàn cầu , tình trạng hỗn loạn , bệnh tật , và chiến tranh trên tầm mức thế giới khi các lực lượng quân đội gồm có Hoa Kỳ , Nga và Trung Quốc , giao chiến để được kiểm soát những tài nguyên còn lại của địa cầu .

Hơn 4,5 tỷ người có thể bị chết từ những nguyên nhân liên hệ Hâm nóng Toàn cầu vào năm 2012 , khi địa cầu tăng tốc độ vào một thảm họa vô cùng khủng khiếp .

Toàn bộ bài viết trên trang mạng The Canadian

http://www.suprememastertv.com/au/runaway-methane-global-warming/?wr_id=193&page=1#v

Nhím Hoàng Kim
01-12-2011, 10:21 PM
Bọt khí mê-tan từ các hồ nước tại Siberia tan chảy như một phản hồi khẳng định cho hâm nóng khí hậu (Thiên Nhiên)

Những điều không chắc chắn lớn rộng trong ngân sách khí mê-tan trong khí quyển , một khí nhà kính quan trọng , giới hạn độ chính xác về dự đoán khí hậu thay đổi

Những hồ nước tan băng ở Bắc Siberia được biết là thải khí mê-tan , nhưng cường độ về số lượng khí thải này vẫn không chắc chắn vì phần lớn khí mê-tan thoát ra qua bọt khí , có trong không gian và tạm thời biến đổi .

Ở đây chúng tôi tường trình một phương pháp đo bọt khí mới và dùng nó để xác định số lượng khí thải khí mê-tan từ hai hồ tan băng ở Bắc Siberia . Chúng tôi cho thấy rằng bọt khí giải thích cho 95% khí thải khí mê-tan từ những hồ nước này , và dòng chảy khí mê-tan đó từ các hồ nước tan băng trong phạm vi nghiên cứu của chúng tôi có thể năm lần cao hơn ước tính trước đây ...

Trọn bộ bài viết trên trang mạng Nature

http://www.suprememastertv.com/au/runaway-methane-global-warming/?wr_id=203&page=1#v

Nhím Hoàng Kim
01-12-2011, 10:26 PM
Hồ nước lớn nhất và cổ xưa nhất của thế giới tại Siberia đang hâm nóng ở mức báo động

Các khoa học gia khám phá , hồ nước lớn nhất và cổ xưa nhất của thế giới tại Siberia đang hâm nóng ở mức báo động .

Hồ Baikal tại Siberia , chứa một phần năm của toàn bộ nước ngọt trên bề mặt địa cầu , đang bị hâm nóng ba lần nhanh hơn nhiệt độ không khí trung bình trên toàn cầu , theo một nghiên cứu đặc biệt 60 ngày về hồ này được đảm nhận bởi ba thế hệ khoa học gia của Nga .

Sự tăng nhiệt độ đã gây ra những thay đổi đáng kể cho sinh thái của hồ nước và đe dọa sự sinh tồn của nhiều loài vật đặc hữu sống tại đó , phân nửa số đó không có hiện hữu nơi nào khác .

Stephanie Hampton , một nhà sinh thái học tại Đại học California ở Santa Barbara , dẫn đầu cuộc phân tích tài liệu của hồ nước được ấn hành trong tạp chí Global Change Biology , nói : “Việc này thật chấn động khi thấy một mức tăng nhiệt độ nhanh như vậy trong khối nước sạch lớn nhất của thế giới.”

John Smol , một chuyên gia về khí hậu ảnh hưởng của hệ sinh thái nước sạch tại Đại học Queen , ở Kingston , Ontario , nói : “Khoa học này thật kỳ diệu và rất quan trọng.” Năm vừa qua , Smol ấn loát một nghiên cứu cho thấy rằng những ao hồ nhỏ và cạn ở trên Bắc Cực đang khô cạn . Những khối nước nhỏ nhất định rất nhạy cảm với khí hậu thay đổi , ông nói , nhưng "ngay cả một hệ thống hồ nước khổng lồ như Hồ Baikal hiện đang bị ảnh hưởng bởi khí hậu thay đổi do con người tạo ra.”

. . . .

Toàn bộ bài viết trên trang mạng Love Earth

http://www.suprememastertv.com/au/runaway-methane-global-warming/?wr_id=204&page=1#v

Nhím Hoàng Kim
01-12-2011, 10:29 PM
MÔI TRƯỜNG và KHÍ HẬU THAY ĐỔI

Chu trình hồi tiếp khí mê-tan khẳng định (http://www.suprememastertv.com/au/runaway-methane-global-warming/?wr_id=210&page=1#v)

Nhím Hoàng Kim
01-12-2011, 10:39 PM
Khí mê-tan thải ra ở Bắc Cực gây lo lắng không kiểm soát được nạn hâm nóng toàn cầu

Các khoa học gia trên tàu nghiên cứu của Nga đi dọc bờ biển Siberia gần đây đã phát hiện một vùng biển rộng đang thải khí mê-tan ; với số lượng gấp 100 lần mức bình thường đối với khu vực này . Họ tin rằng lượng khí mê-tan dưới biển ở Bắc Cực đã được giữ lại nhờ tầng đất đóng băng vĩnh cửu mà hiện đang tan chảy khi Bắc Cực ấm lên mau chóng . Tiến sĩ Örjan Gustafsson của Đại học Stockholm , Thụy Điển trên chiếc tàu này đã cho biết : “Hôm qua , lần đầu tiên chúng tôi đã ghi nhận một vùng thải ra nhiều mê-tan đến nỗi loại khí này không có thời gian để tan vào nước biển mà sủi bọt khí mê-tan lên khỏi mặt biển.” Khí mê-tan thải ra vào không khí có hại gấp 72 lần thán khí , trong thời gian 20 năm , và do đó có thể làm tình trạng hâm nóng toàn cầu xảy ra mau hơn và sẽ khó kiểm soát hơn rất nhiều .

Phim ảnh Thanh Hải Vô Thượng Sư : 25 tháng 12 , 2007 - Hội thảo Ba Lê

Chúng ta phải cứu địa cầu này , để trước tiên chúng ta có thể ở . Bởi vì nếu băng đá đều tan chảy , nếu các cực đều tan chảy , và rồi nếu biển bị hâm nóng , thì hơi ngạt sẽ được thoát ra từ đại dương , và chúng ta sẽ bị tẩm độc bởi hơi ngạt từ đại dương . Rất nhiều hơi ngạt . Đủ giết chết mọi người .

Nếu quý vị xem bài khai thị Tây Gia Ba , tôi đã cảnh báo rằng chúng ta phải thay đổi cách sống , bằng không thì quá muộn , đó là 10 hoặc 15 năm rồi . Hoặc trước đó , tôi thường nói về chúng ta phá rừng trên địa cầu ra sao , phải không ? Ăn thịt và mọi điều đó góp phần rất nhiều vào việc hủy hoại địa cầu , quý vị biết .

Các khoa học gia nói nhiều điều . Bây giờ họ đang lắng nghe , nhưng tôi chỉ hy vọng họ thực hiện nhanh . Chỉ hành động . Tất cả chính phủ trên thế giới hiện thật sự tiếp nhận nghiêm túc . Chỉ là tôi lo lắng hành động có thể là quá chậm , chỉ vậy thôi .

Vì băng đá phản chiếu mặt trời , quý vị thấy , cho nên gửi trở lại vào không gian , nhưng băng đá hiện tan chảy rất nhanh , không có đủ phản chiếu , và vì biển đã ấm , và vì biển ấm , làm tan chảy băng đá và vì băng đá tan chảy , biển ấm hơn . Quý vị hiểu ý tôi nó không , trong chu trình ?

Theo cách đang diễn ra , nếu họ không sửa chữa , 4 hoặc 5 sau , chấm dứt . Không còn nữa . Điều này thật sự khẩn cấp .

http://www.independent.co.uk:80/news/science/exclusive-the-methane-time-bomb-938932.html
http://www.sciencedaily.com/releases/2008/09/080918192943.htm

http://www.suprememastertv.com/au/runaway-methane-global-warming/?wr_id=294&page=1#v

Nhím Hoàng Kim
01-12-2011, 10:42 PM
Bắc Cực tan chảy ngay cả vào mùa đông

Băng biển Bắc Cực tan chảy ngay cả vào mùa đông . Trong một nghiên cứu do Trung tâm Quan sát Cực thực hiện , tài liệu vệ tinh được sưu tập bởi nhà nghiên cứu Anh quốc Tiến sĩ Kathrine Giles đã phát hiệu rằng băng đá tiếp tục tan chảy trong lúc bình thường mùa đông ở Bắc Cực đông cứng .


Thêm vào đó , nguyên nhân tan chảy rất đáng sợ . Bởi vì nhiệt độ không khí đủ lạnh để băng đá đông đặc , băng đá tan chảy qua mùa đông dường như là do dòng nước ấm hoặc thay đổi trong sự lưu thông của đại dương , có nghĩa là chỏm băng Bắc Cực có thể biến mất nhanh hơn dự đoán trước đây .

http://www.timesonline.co.uk/tol/news/environment/article5014744.ece

http://www.suprememastertv.com/au/runaway-methane-global-warming/?wr_id=314&page=1#v

Nhím Hoàng Kim
01-13-2011, 08:27 PM
Nghiên cứu mới về tầng đất đóng băng vĩnh cửu tiết lộ vấn đề hâm nóng toàn cầu lớn hơn - 16 tháng 11 , 2008

Nghiên cứu mới về tầng đất đóng băng vĩnh cửu nêu lên nguy cơ hâm nóng toàn cầu vượt khả năng kiềm chế . Giáo sư Chien-Lu Ping và các đồng nghiệp ở Đại học Alaska , Hoa Kỳ , vừa đưa ra kết quả của nghiên cứu dài 10 năm , phân tích hơn 100 mẫu đất nằm sâu dưới 1 thước của lớp đất đóng băng ở Bắc Mỹ , hoặc tầng đất đóng băng vĩnh cửu . Họ phát hiện thấy chỉ riêng tầng đất đóng băng vĩnh cửu ở Alaskan và Gia Nã Đại thôi đã chứa 137 tỷ khí nhà kính , khoảng gấp 2 lần lượng khí ước đoán trước đó . Nếu nhiệt độ ở Bắc Cực tăng lên 2 – 3 độ thì có thể làm tan tầng đất đóng băng vĩnh cửu , phóng thích lượng khí tích trữ vào không khí và khiến nạn hâm nóng toàn cầu vượt khả năng kiềm chế .

Cám ơn Tiến sĩ Chien-Lu Ping và đồng sự đã nỗ lực xác định sự đe dọa của tầng đất đóng băng vĩnh cửu hiện đang tan chảy . Với hồng ân của Thiên Đàng , mong chúng ta mau chuyển sang lối sống bền vững ủng hộ mọi sự sống trên tinh cầu yêu qu ý.

Thanh Hải Vô Thượng Sư đã nói về ảnh hưởng của việc sông băng tan chảy trong hội nghị truyền hình với Trung tâm Seattle Washington , Hoa Kỳ , vào ngày 6 tháng 7 , 2008 :

Hội nghị truyền hình với Thanh Hải Vô Thượng Sư tại Trung tâm Seattle , Washington , Hoa Kỳ – 6 tháng 7 , 2008

Nếu không lạnh thì thậm chí tất cả các tầng đất , đó là các lớp bùn đông cứng , cũng sẽ tan chảy , và rồi khí từ tầng đất đóng băng vĩnh cửu cũng sẽ thoát ra . Đó là lý do có lẽ quý vị cảm thấy mệt mỏi hơn . Một vài nơi có thể có nhiều bệnh tâm thần hơn và đủ loại bệnh khác , và bệnh tật sẽ lan đến những nơi mà trước giờ chưa từng xảy ra . Như muỗi chẳng hạn , chúng di chuyển tới nhiều nơi khác nhau mà trước giờ chưa từng đến , vì khí hậu ấm hơn .

Mọi người phải tham gia vào việc ăn chay và chấm dứt sát sinh , chấm dứt gây hại cho người khác và thú vật , và tiết kiệm năng lượng bằng mọi cách có thể làm , và chuyển xanh bất cứ nơi nào làm được . Vậy thì chúng ta vẫn còn có thể cứu vãn địa cầu .

http://www.suprememastertv.com/au/runaway-methane-global-warming/?wr_id=559&page=1#v

Nhím Hoàng Kim
01-13-2011, 08:38 PM
Sự tăng mạnh khí mê-tan không thể giải thích đưa đến thêm nhiều lo lắng


Sự tập trung khí mê-tan tại đài thiên văn Mauna Loa. Điểm tài liệu xám là sơ kết . Hình ảnh : NOAA .

Thứ bảy , 8 tháng 11 , 2008 in Newsletter #11 by Chris Goodall

Chúng ta dường như biết rất ít về khí thải khí mê-tan hơn chúng ta nghĩ . Sau một thập niên ổn định , tập trung khí mê-tan trong khí quyển đã tăng mạnh trong 18 tháng vừa qua .

Công việc nghiên cứu lúc đầu đề nghị rằng sự tăng này đã được tập trung vĩ độ phía bắc của Bắc bán cầu và phù hợp với lượng khí thải lớn hơn sự suy giảm vật chất hữu cơ trong lớp hàn băng đang tan chảy hoặc từ sự tan chảy của băng biển Bắc Cực .

Hiện giờ kết quả này đã nảy sinh thắc mắc của việc công bố một nghiên cứu mới cho thấy tập trung khí mê-tan đang tăng gần như ở mọi nơi . Vì khí mê-tan cần chút thời gian để khuếch tán khắp toàn cầu , công việc sau này cho thấy sự tăng trưởng khí mê-tan có thể không được trực tiếp vì khí thải tăng cường từ các nguồn sinh học .
........

Cuộc tranh khoa học luận về nguyên nhân gây ra sự tăng khí mê-tan rất quan trọng , bởi vì điều đó gợi ý rằng chúng ta chưa có một mô hình tốt cho những gì xác định thay đổi trong sự tập trung khí . Một trong những lo lắng chính về hâm nóng toàn cầu là cuối cùng nó sẽ kích hoạt sự phun trào hàng triệu tấn khí mê-tan từ đáy biển sâu . (Điều này thường được biết là giả thuyết ‘súng clathrate’.)

Khí độc hiện được khóa kín trong một liên kết ổn định với dòng nước cực lạnh dưới đáy đại dương . Sự tăng nhiệt độ thế giới liên tục sẽ cuối cùng khiến khí mê-tan vỡ tung từ ổ khóa hóa chất trong nước lạnh và nổi lên trên mặt biển . Điều này có lẽ đã xảy ra vào những lúc có sự hâm nóng nhanh chóng trong quá khứ xa xôi .

Trọn bài trên carboncommentary.com

http://www.suprememastertv.com/au/runaway-methane-global-warming/?wr_id=574&page=1#v

Nhím Hoàng Kim
01-13-2011, 08:56 PM
Nghiên cứu cực của Đại học Stockholm tạo nên làn sóng quốc tế

Örjan Gustafsson , một phụ tá giáo sư tại ITM chuyển thông tin đến tạp chí Independent (Anh quốc) từ trên chiếu thuyền nghiên cứu của Nga Jacob Smirnitskyi qua điện thư : “Một khu vực rộng lớn chứa nhiều khí mê-tan thoát ra được tìm thấy . Tại các địa điểm trước đó , chúng tôi đã tìm thấy mức khí mê-tan hòa tan tăng .

“Lần đầu tiên , chúng tôi dẫn chứng tài liệu về một lĩnh vực mà sự thoát khí quá mạnh đến nỗi khí mê-tan không có thời gian để hòa tan trong nước biển nhưng nổi lên trên mặt biển như bong bóng mê-tan.”

Gustafsson , cùng với hai sinh viên học vị tiến sĩ từ ITM , Vanja Alling và Jorien Vonk , đã ở trên tàu Smirnitskyi 45 ngày như một phần của dự án Nghiên cứu Tảng băng Siberia Quốc tế (ISSS-08), cũng được các nghiên cứu từ Nga và Hoa Kỳ tham gia .

Mục tiêu của cuộc thám hiểm là để hiểu rõ hơn dòng chảy khổng lồ gồm thán khí , vật chất và nước đi qua lãnh nguyên Siberia vào bên trong Bắc Băng Dương ảnh hưởng đến khí hậu ra sao .

Như báo chí quốc tế tường trình , sự khám phá của đội này là mới lạ .

Gustafsson nói : “Ý tưởng thông thường vốn là ‘nắp’ lớp hàn băng trên lớp trầm tích dưới biển trên tảng băng Siberia nhất định được đậy kín và giữ nhiều bể cạn chứa trầm tích khí mê-tan khổng lồ.”

“Bằng chứng phát triển về sự thoát khí mê-tan trong vùng không thể đến này có thể đề nghị rằng nắp lớp hàn băng bắt đầu bị khoang thủng , vì vậy khí mê-tan rỉ ra.”

Chỉ điều này có ý nghĩa cho địa cầu có thể quan trọng ra sao khi hàng triệu tấn khí mê-tan thoát ra từ bên dưới đáy biển Bắc Cực có thể tăng tốc hâm nóng toàn cầu nhanh chóng .

Các đồng nghiệp và sinh viên tại ITM đã có thể đi theo những phát hiện của nhóm nghiên cứu Stockholm qua diễn đàn của họ : http://isss08.wordpress.com/ .

Giáo sư Hans Borg và Trưởng phòng tại ITM nói : “Rất thú vị khi thấy công việc của họ được báo chí quốc tế chọn . Đây là nghiên cứu rất quan trọng và đại diện một đóng góp chủ yếu của Thụy Điển vào Năm Cực Quốc tế 2007-2008.”

Năm Quốc tế Cực là một khởi xướng nghiên cứu khoa học lớn rộng gồm hơn 200 dự án và hàng ngàn khoa học gia từ hơn 60 quốc gia , phấn đấu để tạo những tiến bộ chủ yếu trong khoa học cực . Chương trình vận hành từ tháng ba 2007 đến tháng ba 2009.

Những phát hiện sơ kết của Nghiên cứu Tảng Băng Siberia Quốc tế 2008 sẽ được xuất bản bởi Hiệp hội Địa vật lý Hoa Kỳ .

Văn bản : Jon Buscal

Cuộc thám hiểm nghiên cứu cực của Đại học Stockholm 2008 :

http://www.su.se/english/research/expeditions

Nghiên cứu cực của Đại học Stockholm trong báo chí quốc tế :

www.independent.co.uk
www.telegraph.co.uk
www.dailymail.co.uk
www.guardian.co.uk

http://www.suprememastertv.com/au/runaway-methane-global-warming/?wr_id=575&page=1#v

Nhím Hoàng Kim
01-13-2011, 09:19 PM
http://img74.imageshack.us/img74/1246/aulaceseloisongmoizg9.jpg

Sự bùng nổ khí mê-tan hâm nóng địa cầu tiền lịch sử , có thể trở lại - Nghiên cứu của NASA

Ngày 10 tháng 12 , 2001

Một nghiên cứu gần đây của NASA xác nhận , 55 triệu năm về trước , sự thoát ra nhiều khí mê-tan đông lạnh dưới đáy đại dương , đã hâm nóng địa cầu đến 13 độ F (7 độ C). Các khoa học gia NASA đã dùng những tài liệu từ một mô phỏng điện toán của cổ khí hậu để có thể hiểu rõ hơn vai trò của khí mê-tan trong khí hậu thay đổi . Trong khi đa số các nghiên cứu về khí nhà kính tập trung vào thán khí , khí mê-tan mạnh hơn gấp 20 lần như một loại khí giữ nhiệt trong khí quyển .

Đồ họa này cho thấy băng mê-tan được biết hiện tại , hoặc khí mê-tan đông lạnh , tích tụ trên toàn thế giới . Băng mê-tan xảy ra trong trầm tích đại dương dọc theo rìa lục địa dưới đáy biển , nơi độ sâu của nước hơn 300 đến 500 mét (khoảng 1.000 đến 1.600 bộ Anh), và nhiệt độ lạnh cùng áp suất cao giữ khí mê-tan ở đó ổn định . Băng mê-tan cũng có trong lớp hàn băng . Chất đặc biệt này hình thành khi các phân tử của nước đông lạnh bao bọc các phân tử khí mê-tan . Chính khí mê-tan được tạo ra bằng cách phân hủy vật chất hữu cơ trong trầm tích đại dương . Các khoa học gia hiện đang cố gắng tìm cách làm sao để gõ vào những kho khổng lồ chứa nhiên liệu hóa thạch , mà không phải bị thoát khí mê-tan vào khí quyển mà sẽ làm tăng hâm nóng toàn cầu .

Bài viết từ : Phòng thí nghiệm Nghiên cứu Hàng hải

Trong 200 năm qua , khí mê-tan trong khí quyển đã tăng nhiều hơn gấp đôi do sự phân hủy vật liệu hữu cơ ở vùng đất ngập nước và đầm lầy và khí thải do con người gây ra từ đường ống dẫn khí , mỏ than đá , sự tăng cường trong thủy nông và thải hơi của gia súc .

Tuy nhiên , có một nguồn khí mê-tan khác , được hình thành từ việc phân hủy vật chất hữu cơ trong trầm tích đại dương , bị đông lạnh ở các trầm tích dưới đáy biển .

Gavin Schmidt , tác giả chính của cuộc nghiên cứu này và là nhà nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu Không gian Goddard của NASA tại Nữu Ước , NY và Trung tâm Nghiên cứu Hệ thống Khí hậu của Đại học Columbia , nói : “Chúng tôi hiểu rằng những khí nhà kính khác ngoài thán khí cũng rất quan trọng đối với khí hậu thay đổi ngày nay . Công trình này nhất định giúp định lượng tầm quan trọng của chúng trong quá khứ , và giúp đánh giá ảnh hưởng của chúng trong tương lai.”

Cuộc nghiên cứu sẽ được trình bày vào 12 tháng 12 , 2001 , tại Cuộc họp Mùa thu của Hiệp hội Địa Vật lý Hoa Kỳ (AGU), tại San Francisco , CA .

Trong khi đa số nghiên cứu khí nhà kính chú trọng vào thán khí , khí mê-tan mạnh hơn gấp 20 lần như một loại khí giữ nhiệt khí quyển . Biểu đồ tròn này cho thấy nguồn thiên nhiên và nhân tạo và số lượng khí mê-tan khá lớn hiện đang thoát ra vào trong khí quyển .

Các nguồn thiên nhiên bao gồm đầm lầy , mối đất , phân hủy vật chất hữu cơ trong biển và nước ngọt , và băng mê-tan . Những nguồn bị ảnh hưởng do con người bao gồm sự thả hơi từ gia súc , đồng lúa , sự đốt sinh khối , bãi rác , mỏ than đá , và sản xuất khí đốt , với đồng lúa và sự thả hơi của chăn nuôi đang là nguồn khí mê-tan chính .

Trong 200 năm qua , khí mê-tan trong khí quyển có nhiều hơn gấp đôi phần lớn do ảnh hưởng của con người . Một số khoa học gia suy đoán hâm nóng toàn cầu hiện tại cuối cùng có thể hâm nóng đại dương đủ để làm tan chảy khí mê-tan bị đóng băng dưới đáy biển , dẫn đến sự tăng khí mê-tan trong khí quyển . Những phát hiện của cuộc nghiên cứu này cho thấy rằng khi số lượng lớn khí mê-tan bị thoát ra 55 triệu năm về trước , tinh cầu bị hâm nóng lên đến 13 độ F (7 độ C).

Bài viết từ : Phòng thí nghiệm Công nghệ Năng lượng Hoa Kỳ , Chương trình Băng Mê-tan Quốc gia

Nói chung , nhiệt độ lạnh và áp suất cao giữ khí mê-tan ổn định dưới đáy biển , tuy nhiên , điều đó có thể không phải luôn luôn như vậy . Một giai đoạn hâm nóng toàn cầu , gọi là Kỳ Nhiệt Cực đại Hậu Cổ (LPTM), xảy ra khoảng 55 triệu năm về trước và kéo dài khoảng 100.000 năm . Lý thuyết hiện nay cho rằng sự kiện này liên quan đến sự thải khí mê-tan đông lạnh rộng lớn từ sát đáy biển , dẫn đến việc hâm nóng địa cầu như một kết quả của việc khí nhà kính tăng trong khí quyển .

Một sự di chuyển của các khối lục địa , như tiểu lục địa Ấn Độ , có thể đã khởi đầu một sự thoát khí dẫn đến Kỳ Nhiệt Cực đại Hậu Cổ , Schmidt nói . Hôm nay , chúng ta biết rằng khi tiểu lục địa Ấn Độ di chuyển vào trong lục địa Âu-Á , dải Hy Mã Lạp Sơn bắt đầu hình thành . Sự nâng cao thềm kiến tạo này đã giảm áp suất dưới đáy biển và có thể gây ra việc thải khí mê-tan quy mô lớn . Schmidt nói thêm , một khi khí quyển và các đại dương bắt đầu hâm nóng , có thể thêm nhiều khí mê-tan tan ra và tạo thành bọt khí thoát ra ngoài . Một số khoa học gia suy đoán hâm nóng toàn cầu hiện tại có thể cuối cùng dẫn đến viễn cảnh tương tự trong tương lai nếu các đại dương ấm lên .

Khi khí mê-tan (CH4) đi vào khí quyển , nó phản ứng với các phân tử dưỡng khí (O) và hydrogen (H), gọi là gốc OH . Gốc OH kết hợp với khí mê-tan và phân hóa , tạo ra thán khí (CO2) và hơi nước (H2O), trong đó có cả hai là khí nhà kính . Trước đây , các khoa học gia cho rằng tất cả khí mê-tan thoát ra sẽ chuyển hóa thành thán khí và nước sau khoảng một thập niên . Nếu điều đó xảy ra , sự gia tăng thán khí sẽ là tác nhân mạnh nhất gây sự hâm nóng địa cầu . Nhưng khi các khoa học gia cố gắng tìm thấy bằng chứng về mức độ tăng thán khí để giải thích sự hâm nóng nhanh chóng trong Kỳ Nhiệt Cực đại Hậu Cổ , họ không tìm thấy một bằng chứng nào .

Các mô hình được dùng trong nghiên cứu mới cho thấy rằng khi tăng lượng khí mê-tan lên nhiều , các OH mau chóng bị tiêu hao hết và khí mê-tan dư thừa còn lại đến hàng trăm năm , đủ mang lại hâm nóng toàn cầu để giải thích hiện tượng khí hậu Kỳ Nhiệt Cực đại Hậu Cổ .

Schmidt nói : “Mười năm thoát khí mê-tan là một hiện tượng thoảng qua , nhưng hàng trăm năm khí mê-tan trong khí quyển đủ để hâm nóng khí quyển , làm tan băng đá trong đại dương , và thay đổi toàn bộ hệ thống khí hậu . Như vậy , có thể chúng ta đã giải quyết được một vấn đề hóc búa.”

Schmidt cho biết nghiên cứu này nhất định giúp hiểu rõ vai trò của khí mê-tan trong hâm nóng nhà kính hiện tại .

Schmidt nói : “Nếu muốn nghĩ về việc giảm khí hậu thay đổi trong tương lai , người ta cũng phải nhận biết các khí nhà kính khác ngoài thán khí , như khí mê-tan và chlorofluorocarbon . Như vậy mang lại một cách nhìn bao quát hơn , và trong thời gian ngắn hạn , có thể giảm khí mê-tan trong khí quyển với phí tổn ít hơn so với việc giảm thán khí."

Đồ họa này mô tả vận chuyển của khí mê-tan đông lạnh tích tụ sát đáy biển đến khí quyển . Nói chung , nhiệt độ lạnh và áp suất cao giữ khí mê-tan ổn định sát đáy biển . Nhưng trong hiện tượng khí hậu Kỳ Nhiệt Cực đại Hậu Cổ (LPTM), khoảng 55 triệu năm về trước , các khoa học gia tin sự di chuyển thềm kiến tạo giảm áp suất dưới đáy biển và thoát ra khí mê-tan . Khi việc đó đó xảy ra , khí mê-tan tạo thành bọt khí thoát ra ngoài khí quyển , nơi mà nó thực hiện vai trò như một khí nhà kính , hâm nóng địa cầu đến 13 độ F (7 độ C). Điều đó cũng có thể là , một khi khí quyển và đại dương bắt đầu ấm lên , thêm nhiều khí mê-tan tan ra và tạo thành bọt khí thoát ra ngoài .

Bài viết từ : Debbi McLean ,

Để biết thêm chi tiết , xin xem :

http://www.gsfc.nasa.gov/topstory/20011212methane.html

Chú thích của biên tập : Thời gian và địa điểm AGU
Thứ tư , 12 tháng 12 , 2001 , 1 giờ 30 trưa , Moscone Center Hall D

###

Liên lạc :

Timothy R. Tawney
Trung tâm Bay Không gian Goddard , Greenbelt , Md.
Điện thoại : 301/614-6573 hay AGU Press Room 415/905-1007
ttawney@pop100.gsfc.nasa.gov

Krishna Ramanujan
Trung tâm Bay Không gian Goddard , Greenbelt , Md.
Điện thoại : 301/286-3026 hay AGU Press Room 415/905-1007
Kramanuj@pop900.gsfc.nasa.gov

http://www.suprememastertv.com/au/runaway-methane-global-warming/?wr_id=576&page=1#v

Nhím Hoàng Kim
01-13-2011, 09:45 PM
Khí mê-tan đang tràn ngập vào trong khí quyển từ lãnh nguyên nhanh hơn dự đoán nhiều

4 tháng 12 , 2008

Có thêm khí mê-tan đang thải ra vào trong khí quyển từ lãnh nguyên tại đông bắc Greenland nhiều hơn các nghiên cứu cho thấy trước đây . Những con số mới tiết lộ rằng những số lượng lớn khí nhà kính đang thải ra vào bầu khí quyển , không chỉ trong tháng mùa hè ấm áp , mà còn trong tháng mùa thu lạnh hơn . Đương nhiên , điều này đưa ra những thắc mắc mới liên quan đến sự hiểu biết về hệ thống khí hậu của địa cầu . Khoa học gia tại Đại học Copenhagen đang cộng tác với khoa học gia từ Đại học Lund tại Thụy Điển và Viện Nghiên cứu Môi sinh Quốc gia (DMU), Đại học Aarhus , gần đây đã trình bày những con số mới và ngạc nhiên trong tập san khoa học , Thiên Nhiên .

Khí mê-tan là một khí nhà kính hữu hiệu hơn , và phần lớn khí mê-tan trong khí quyển đến từ khí thải từ những khu vực lãnh nguyên khắp thế giới , một phần đáng kể đến từ những vùng cực . Cho đến nay , khoa học gia tin rằng lãnh nguyên thải ra phần lớn khí mê-tan vào khí quyển trong những tháng ấm . Tuy nhiên , kết quả mới cho thấy rằng thiên nhiên có một kiến thức bí mật . Khoa học gia đã biết rằng sự bắt đầu đông đá những tháng mùa thu cũng ép số lượng khổng lồ khí nhà kính thoát ra khỏi lãnh nguyên . Số ghi được thực hiện tại trạm nghiên cứu Zackenberg ở đông bắc Greenland .

Charlotte Sigsgaard , phụ tá nghiên cứu tại Ban Địa lý & Địa chất , Đại học Copenhagen , nói : “Thật ra , khí thải khí mê-tan vào tháng 9 và tháng 10 năm 2007 tương đương với tổng số khí thải khí mê-tan trong ba tháng mùa hè.”

Những con số này rất ngạc nhiên , và các khoa học gia của chúng tôi hài lòng rằng thời gian đo lường được kéo dài , vốn được khởi động bởi Năm Địa cực Quốc tế 2007 , đã mang lại nhập liệu mới đối với hiểu biết chung của chúng ta về hệ thống khí hậu và , đặc biệt là những thay đổi khí hậu mãnh liệt tại vùng Bắc Cực .

Charlotte Sigsgaard nói và cho biết thêm về những con số mới , nhấn mạnh tầm quan trọng của những hoạt động giám sát mãnh liệt tại vùng Bắc Cực trên cao : “Giám sát trong môi trường dưới 20°C có thể phần nào là vấn đề , nhưng trong trường hợp này việc đó thật tuyệt vời và khá ngạc nhiên khi giám sát khí thải khí mê-tan từ lãnh nguyên bỗng nhiên tăng mạnh khi kết nối với sự bắt đầu đông đá tại Zackenberg.”

Charlotte Sigsgaard dành vài tháng lạnh mùa thu vừa qua trong lãnh vực Zackenberg , giám sát mỗi ngày , điều hành và sử dụng thiết bị để thâu thập mẫu tài liệu từ lãnh nguyên . Việc làm của cô hiện có thể mang đến cho khoa học những hiểu biết mới lạ và chưa từng biết trước đây đối với vấn đề nan giải lớn của khí hậu .

Đại học Copenhagen
Liên lạc : Communications Division +45 35 32 42 61
Nørregade 10 , P.O. Box 2177
kommunikation@adm.ku.dk
DK-1017 Copenhagen K

http://www.suprememastertv.com/au/runaway-methane-global-warming/?wr_id=612&page=1#v

Nhím Hoàng Kim
02-09-2011, 10:17 PM
Melting Arctic Ocean Raises Threat of ‘Methane Time Bomb’

Nguồn: Yale Environment 360

Scientists have long believed that thawing permafrost in Arctic soils could release huge amounts of methane, a potent greenhouse gas. Now they are watching with increasing concern as methane begins to bubble up from the bottom of the fast-melting Arctic Ocean.
by susan q. stranahan

30 Oct 2008: Report

For the past 15 years, scientists from Russia and other nations have ventured into the ice-bound and little-studied Arctic Ocean above Siberia to monitor the temperature and chemistry of the sea, including levels of methane, a potent greenhouse gas. Their scientific cruises on the shallow continental shelf occurred as sea ice in the Arctic Ocean was rapidly melting and as northern Siberia was earning the distinction — along with the North American Arctic and the western Antarctic Peninsula —of warming faster than any place on Earth.

Until 2003, concentrations of methane had remained relatively stable in the Arctic Ocean and the atmosphere north of Siberia. But then they began to rise. This summer, scientists taking part in the six-week International Siberian Shelf Study discovered numerous areas, spread over thousands of square miles, where large quantities of methane — a gas with 20-times the heat-trapping power of carbon dioxide — rose from the once-frozen seabed floor.

These “methane chimneys” sometimes contained concentrations of the gas 100 times higher than background levels and were so large that clouds of gas bubbles were detected "rising up through the water column," Orjan Gustafsson of the Department of Applied Environmental Science at Stockholm University and the co-leader of the expedition, said in an interview. There was no doubt, he said, that the methane was coming from sub-sea permafrost, indicating that the sea bottom might be melting and freeing up this potent greenhouse gas.

Gustafsson said he makes no claims that the methane release “is necessarily driven by global warming.”

The route of the Jacob Smirnitskyi, a Russian research vessel that traveled along the Russian Arctic coast this summer as part of the International Siberian Shelf Study. Scientists detected extremely high levels of methane in the sea during the six-week voyage. The purple grid shows areas where researchers sampled gases.

But a growing body of data showing that more methane is emanating from the rapidly thawing Arctic Ocean has caught the attention of many climate scientists. Could this be the beginning, they wonder, of the release of vast quantities of sub-sea Arctic methane long trapped by a permafrost layer that is starting to thaw?

In recent years, climate scientists have been concerned about a so-called “methane time bomb” on land, which would be detonated when warming Arctic temperatures melt permafrost and cause frozen vegetation in peat bogs and other areas to decay, releasing methane and carbon dioxide. Now come fears of a methane time bomb, part two, this one bursting from the sea floor of the shallow Arctic continental shelf. The Arctic sea floor contains a rich, decayed layer of vegetation from earlier eras when the continental shelf was not underwater.

So little data is available from the Arctic Ocean that no scientists dare say with certainty whether the world is watching the fuse being lit on a marine methane time bomb. But researchers such as Natalia Shakhova —a visiting scientist at the University of Alaska in Fairbanks and a participant in some of the Siberian Shelf scientific cruises — are concerned that the undersea permafrost layer has become unstable and is leaking methane long locked in ice crystals, known as methane hydrates.

"Now come fears of a methane time bomb, part two, this one bursting from the sea floor of the shallow Arctic continental shelf."

One thing is certain: the shallow Siberian Shelf alone covers more than 1.5 million square kilometers (580,000 square miles), an area larger than France, Germany, and Spain combined. Should its permafrost layer thaw, an amount of methane equal to 12 times the current level in the atmosphere could be released, according to Shakhova. Such a release would cause “catastrophic global warming,” she recently wrote in Geophysical Research Abstracts. Among the many unanswered questions is how quickly — over years? centuries? — methane releases might occur.

Said Gustafsson, “The conventional view is that the permafrost is holding these large methane reservoirs in place. That is a view that we need to rethink and revise.”

What concerns some scientists is evidence from past geological eras that sudden releases of methane have triggered runaway cycles of climate upheaval. Martin Kennedy, a geologist at the University of California at Riverside and lead author of a paper published in Nature in June, speaks in near-doomsday terms, warning that rising methane emissions — from land and sea — threaten to radically destabilize the climate. Ice core studies in Greenland and Antarctica have shown that Earth’s climate can change abruptly, more like flipping a switch than slowly turning a dial.

“I’m very concerned that we’re near the threshold and we’re going to see the tipping point in 20 years,” Kennedy warns. Temperature increases in the Arctic of a just few degrees could unleash the huge storehouse of methane, which some have estimated would be comparable to burning all recoverable stocks of coal, oil, and natural gas.

"What concerns some scientists is evidence from past geological eras that sudden releases of methane have triggered runaway cycles of climate upheaval."

Kennedy’s Nature article bases his warnings on a long-ago event. Sediment samples gathered in south Australia led Kennedy’s team to theorize that a catastrophic era of global warming was triggered some 635 million years ago by a gradual — and then abrupt — release of methane from frozen soils, bringing an end to “Snowball Earth,” when the entire planet was encrusted in ice. He sees similarities in the mounting threats of thawing terrestrial and marine permafrost today. The question, he asks, is what will set the process in motion and when.

“Do we have a substantial risk of crossing one of these thresholds?” he asked in an interview. “I would say yes. I have absolutely no doubt that at the current rate of [greenhouse gas emissions] we can cross a tipping point, and when that occurs it’s too late to do anything about it.”

As with much climate research, the science is complex and opinions can vary dramatically. David Lawrence of the National Center for Atmospheric Research in Boulder, Colorado, is concerned, but not alarmed. Lawrence was lead author of a paper in Geophysical Research Letters, also published in June, that documented the consequences of the record loss of Arctic sea ice in 2007. Based on climate models, Lawrence and his team theorized that during periods of rapid sea-ice loss, temperatures could increase as far as 900 miles inland, accelerating the rate of terrestrial permafrost thaw. From August to October of 2007, they reported, temperatures over land in the western Arctic rose more than 4° F above the 1978-2006 average.

“If you give it [the land] a pulse of warming like that it could lead to increased degradation of permafrost,” Lawrence said in an interview. “It’s not quite a runaway situation, but it does accelerate once it starts to thaw and accumulates heat.”

Arctic soils hold nearly one-third of the world’s supply of carbon, remnants of an era when even the northern latitudes were covered with lush foliage and mammoths ranged over grassy steppes. Scientists estimate that the Siberian tundra contains as much buried organic matter as the world’s tropical rain forests.

Disappearing Arctic sea ice — summer ice extent was at its lowest level in recorded history in 2007 and almost hit that level in 2008 — also will warm the Arctic Ocean, since a dark, ice-free sea absorbs more solar radiation than a white, ice-covered one. In addition, warmer waters are pouring in from rivers in rapidly warming land regions of Alaska, Canada, and Russia, also increasing sea temperatures.

"Scientists are stepping up their monitoring of the land and the sea in the Arctic."

Rising ocean and air temperatures mean not only the continuing disappearance of Arctic sea ice — many scientists now think the Arctic Ocean could be ice-free in summer within two decades — but also mean that permafrost on the sea floor could thaw more quickly. Scientists are unsure how rapidly the subsurface permafrost is thawing, or the exact causes. One possible cause could be geothermal heat seeping through fault zones. In any case, scientists agree that Arctic sub-sea permafrost — with a temperature of 29° F to 30° F— is closer to thawing than terrestrial permafrost, whose temperature can drop as low as 9.5° F.

At this point, scientists are stepping up their monitoring of the land and the sea in the Arctic, watching to see if either time bomb — terrestrial or marine — is showing signs of going off. So far, data are scarce and monitoring networks don’t exist. “That makes it very difficult to understand and evaluate the future,” Lawrence said. Although scientists know that methane has been released in the region’s water for eons, they are unsure if the new findings represent a short-term spike or long-term trend.

Pending more research, Orjan Gustafsson shares Lawrence’s caution. When he was asked how close Earth may be to a tipping point of irreversible climate change, he replied: “Everyone would like to know the answer to that. I don’t think anyone can say.”

the article is reprinted from Yale Environment 360 e360.yale.edu

http://www.suprememastertv.com/au/runaway-methane-global-warming/?wr_id=726&page=1#v

Nguồn: Yale Environment 360

Scientists have long believed that thawing permafrost in Arctic soils could release huge amounts of methane, a potent greenhouse gas. Now they are watching with increasing concern as methane begins to bubble up from the bottom of the fast-melting Arctic Ocean.
by susan q. stranahan

30 Oct 2008: Report

For the past 15 years, scientists from Russia and other nations have ventured into the ice-bound and little-studied Arctic Ocean above Siberia to monitor the temperature and chemistry of the sea, including levels of methane, a potent greenhouse gas. Their scientific cruises on the shallow continental shelf occurred as sea ice in the Arctic Ocean was rapidly melting and as northern Siberia was earning the distinction — along with the North American Arctic and the western Antarctic Peninsula —of warming faster than any place on Earth.

Until 2003, concentrations of methane had remained relatively stable in the Arctic Ocean and the atmosphere north of Siberia. But then they began to rise. This summer, scientists taking part in the six-week International Siberian Shelf Study discovered numerous areas, spread over thousands of square miles, where large quantities of methane — a gas with 20-times the heat-trapping power of carbon dioxide — rose from the once-frozen seabed floor.

These “methane chimneys” sometimes contained concentrations of the gas 100 times higher than background levels and were so large that clouds of gas bubbles were detected "rising up through the water column," Orjan Gustafsson of the Department of Applied Environmental Science at Stockholm University and the co-leader of the expedition, said in an interview. There was no doubt, he said, that the methane was coming from sub-sea permafrost, indicating that the sea bottom might be melting and freeing up this potent greenhouse gas.

Gustafsson said he makes no claims that the methane release “is necessarily driven by global warming.”

The route of the Jacob Smirnitskyi, a Russian research vessel that traveled along the Russian Arctic coast this summer as part of the International Siberian Shelf Study. Scientists detected extremely high levels of methane in the sea during the six-week voyage. The purple grid shows areas where researchers sampled gases.

But a growing body of data showing that more methane is emanating from the rapidly thawing Arctic Ocean has caught the attention of many climate scientists. Could this be the beginning, they wonder, of the release of vast quantities of sub-sea Arctic methane long trapped by a permafrost layer that is starting to thaw?

In recent years, climate scientists have been concerned about a so-called “methane time bomb” on land, which would be detonated when warming Arctic temperatures melt permafrost and cause frozen vegetation in peat bogs and other areas to decay, releasing methane and carbon dioxide. Now come fears of a methane time bomb, part two, this one bursting from the sea floor of the shallow Arctic continental shelf. The Arctic sea floor contains a rich, decayed layer of vegetation from earlier eras when the continental shelf was not underwater.

So little data is available from the Arctic Ocean that no scientists dare say with certainty whether the world is watching the fuse being lit on a marine methane time bomb. But researchers such as Natalia Shakhova —a visiting scientist at the University of Alaska in Fairbanks and a participant in some of the Siberian Shelf scientific cruises — are concerned that the undersea permafrost layer has become unstable and is leaking methane long locked in ice crystals, known as methane hydrates.

"Now come fears of a methane time bomb, part two, this one bursting from the sea floor of the shallow Arctic continental shelf."

One thing is certain: the shallow Siberian Shelf alone covers more than 1.5 million square kilometers (580,000 square miles), an area larger than France, Germany, and Spain combined. Should its permafrost layer thaw, an amount of methane equal to 12 times the current level in the atmosphere could be released, according to Shakhova. Such a release would cause “catastrophic global warming,” she recently wrote in Geophysical Research Abstracts. Among the many unanswered questions is how quickly — over years? centuries? — methane releases might occur.

Said Gustafsson, “The conventional view is that the permafrost is holding these large methane reservoirs in place. That is a view that we need to rethink and revise.”

What concerns some scientists is evidence from past geological eras that sudden releases of methane have triggered runaway cycles of climate upheaval. Martin Kennedy, a geologist at the University of California at Riverside and lead author of a paper published in Nature in June, speaks in near-doomsday terms, warning that rising methane emissions — from land and sea — threaten to radically destabilize the climate. Ice core studies in Greenland and Antarctica have shown that Earth’s climate can change abruptly, more like flipping a switch than slowly turning a dial.

“I’m very concerned that we’re near the threshold and we’re going to see the tipping point in 20 years,” Kennedy warns. Temperature increases in the Arctic of a just few degrees could unleash the huge storehouse of methane, which some have estimated would be comparable to burning all recoverable stocks of coal, oil, and natural gas.

"What concerns some scientists is evidence from past geological eras that sudden releases of methane have triggered runaway cycles of climate upheaval."

Kennedy’s Nature article bases his warnings on a long-ago event. Sediment samples gathered in south Australia led Kennedy’s team to theorize that a catastrophic era of global warming was triggered some 635 million years ago by a gradual — and then abrupt — release of methane from frozen soils, bringing an end to “Snowball Earth,” when the entire planet was encrusted in ice. He sees similarities in the mounting threats of thawing terrestrial and marine permafrost today. The question, he asks, is what will set the process in motion and when.

“Do we have a substantial risk of crossing one of these thresholds?” he asked in an interview. “I would say yes. I have absolutely no doubt that at the current rate of [greenhouse gas emissions] we can cross a tipping point, and when that occurs it’s too late to do anything about it.”

As with much climate research, the science is complex and opinions can vary dramatically. David Lawrence of the National Center for Atmospheric Research in Boulder, Colorado, is concerned, but not alarmed. Lawrence was lead author of a paper in Geophysical Research Letters, also published in June, that documented the consequences of the record loss of Arctic sea ice in 2007. Based on climate models, Lawrence and his team theorized that during periods of rapid sea-ice loss, temperatures could increase as far as 900 miles inland, accelerating the rate of terrestrial permafrost thaw. From August to October of 2007, they reported, temperatures over land in the western Arctic rose more than 4° F above the 1978-2006 average.

“If you give it [the land] a pulse of warming like that it could lead to increased degradation of permafrost,” Lawrence said in an interview. “It’s not quite a runaway situation, but it does accelerate once it starts to thaw and accumulates heat.”

Arctic soils hold nearly one-third of the world’s supply of carbon, remnants of an era when even the northern latitudes were covered with lush foliage and mammoths ranged over grassy steppes. Scientists estimate that the Siberian tundra contains as much buried organic matter as the world’s tropical rain forests.

Disappearing Arctic sea ice — summer ice extent was at its lowest level in recorded history in 2007 and almost hit that level in 2008 — also will warm the Arctic Ocean, since a dark, ice-free sea absorbs more solar radiation than a white, ice-covered one. In addition, warmer waters are pouring in from rivers in rapidly warming land regions of Alaska, Canada, and Russia, also increasing sea temperatures.

"Scientists are stepping up their monitoring of the land and the sea in the Arctic."

Rising ocean and air temperatures mean not only the continuing disappearance of Arctic sea ice — many scientists now think the Arctic Ocean could be ice-free in summer within two decades — but also mean that permafrost on the sea floor could thaw more quickly. Scientists are unsure how rapidly the subsurface permafrost is thawing, or the exact causes. One possible cause could be geothermal heat seeping through fault zones. In any case, scientists agree that Arctic sub-sea permafrost — with a temperature of 29° F to 30° F— is closer to thawing than terrestrial permafrost, whose temperature can drop as low as 9.5° F.

At this point, scientists are stepping up their monitoring of the land and the sea in the Arctic, watching to see if either time bomb — terrestrial or marine — is showing signs of going off. So far, data are scarce and monitoring networks don’t exist. “That makes it very difficult to understand and evaluate the future,” Lawrence said. Although scientists know that methane has been released in the region’s water for eons, they are unsure if the new findings represent a short-term spike or long-term trend.

Pending more research, Orjan Gustafsson shares Lawrence’s caution. When he was asked how close Earth may be to a tipping point of irreversible climate change, he replied: “Everyone would like to know the answer to that. I don’t think anyone can say.”

the article is reprinted from Yale Environment 360 e360.yale.edu

http://www.suprememastertv.com/au/runaway-methane-global-warming/?wr_id=726&page=1#v

Nhím Hoàng Kim
02-10-2011, 11:18 PM
Hydrogen Sulfide Eruptions Along the Coast of Namibia (NASA Images)

Metadata
* Sensor Terra/MODIS
* Start Date 2004-05-12
* Event Start Date2004-05-15
* NH Image ID 12123
* NH Event ID 10367
* NH Posting Date 2004-05-13

Credit NASA GSFC image courtesy Jacques Descloitres, MODIS Rapid Response Team

People living along Namibia's desert coast have long been familiar with the rotten egg smell that periodically emanates from the Atlantic Ocean whenever hydrogen sulfide erupts from the ocean. This MODIS image shows one such eruption on May 12, 2004.

People living along Namibia’s desert coast have long been familiar with the rotten egg smell that periodically emanates from the Atlantic Ocean. With an economy that is largely based on fishing, the locals are also used to seeing millions of fish die whenever the unpleasant scent fills the air. The smell and the fish die-off are caused by hydrogen sulfide erupting from decaying plants on the sea floor.

In the southeast Atlantic Ocean, strong ocean currents carry nutrient-rich deep-ocean water to the surface. The waters nourish free-floating microscopic plants,called phytoplankton, and other sea life. When the plants die, they sink to the ocean floor where bacteria begin to break them down. The oxygen is quickly used in the decay process, and anaerobic bacteria take over. These bacteria emit hydrogen sulfide gas as a by-product.

The gas builds on the ocean floor until it erupts suddenly. When it reaches the surface, the hydrogen combines with oxygen to form water,allowing solid white sulfur to precipitate into the ocean. Of itself,hydrogen sulfide gas is toxic to fish, but this reaction with oxygen also creates deadly low-oxygen conditions in the ocean.

The reaction at the surface also makes hydrogen sulfide eruptions visible in satellite imagery. The
white sulfur reflects light, tinting the water bright green along the Namibian coast. On May 12, 2004, the Moderate Resolution Imaging Spectroradiometer (MODIS) on NASA’s Terra satellite captured this image of a hydrogen sulfide eruption in progress. Along the coast, milky green sections of ocean show where hydrogen sulfide gas is coming up. Offshore, a phytoplankton bloom forms a bright green swirl in the ocean water, proof of the productivity that triggers the deadly eruptions.

Both the image above and the full image are at MODIS’ maximum resolution of 250 meters per pixel. The image is available in additional resolutions.

Source: http://visibleearth.nasa.gov/view_rec.php?id=19276

http://www.suprememastertv.com/au/runaway-methane-global-warming/?wr_id=727&page=1#v

Nhím Hoàng Kim
02-11-2011, 07:51 PM
Methane gas released from lakes in Arctic region - 9 Sep 2009

US and Canadian scientists in northwestern Canada have found alarming signs of permafrost melt in the form of “seeps,” which are leaking pure methane gas from the floorbed of Arctic lakes.

With permafrost, or frozen tundra soil, covering almost one fifth of the Earth’s surface and containing massive stores of embedded carbon, permafrost expert Canadian Chris Burn has stated, “If we lost just 1 percent of the carbon in permafrost today, we'd be close to a year's contributions from industrial sources.”

The researchers’ concern is amplified since it has been found that the Arctic region is warming many times faster than the rest of the world. Thus, these ancient deposits could quickly decompose, releasing carbon dioxide, along with the more powerfully warming gas methane. We are grateful for the dedication of the US and Canadian scientists whose studies in these remote regions show just how rapidly the Arctic is changing. May this eye-opening research lead to our own swift actions to stabilize our climate.

In the following excerpt from a June 2008 videoconference with our Association members in England, Supreme Master Ching Hai addresses the tolls of the meat industry in affecting the melting permafrost.

Supreme Master Ching Hai: The permafrost layer is melting each day. And the methane gas, or other gases even, are releasing into the atmosphere. Methane and nitrous oxide is made by stock raising, stock keeping, animals keeping. They are far more poisonous, far more dangerous than CO2. So the effect is immense. Because the methane gas,
it has been trapped all these centuries, because of stockbreeding, into the lakes, into the permafrost, into the ocean, and now if it’s melting then the gas will be released also.
On top of that, if we have daily more animal breeding, more methane gas, then we will never stop. So just stop killing animals, stop raising animals anymore. And we don’t produce anymore methane gas, then it is a perfect picture.

Reference:
http://news.yahoo.com/s/ap/20090830/ap_on_sc/cn_climate_09_troubling_bubbles
http://2020science.org/2009/09/01/geoengineering-the-climate-a-clear-perspective-from-the-royal-society/#

http://www.suprememastertv.com/au/runaway-methane-global-warming/?wr_id=1056&page=1#v

Nhím Hoàng Kim
02-13-2011, 09:54 AM
Rapid warming is increasing global impact - 12 Sep 2010

The World Wildlife Fund (WWF) has published a comprehensive report intended to provide leaders at the upcoming climate change meeting in Denmark with solid research in support of urgent action.

Among its many findings were that the rapid Arctic melt and release of poisonous methane from melting permafrost could lead to dangerously irreversible climate change.

The report also stated that sea level rise would be twice that cited in the most recent UN Intergovernmental Panel on Climate Change figures, due to the rapid melting of Greenland and the Antarctic.
Dr. Martin Sommerkorn, senior climate change advisor for WWF’s Arctic program said, "This report shows that it is urgently necessary to rein in greenhouse gas emissions while we still can. …

Simply put, if we do not keep the Arctic cold enough, people across the world will suffer the effects.” Our sincere appreciation Dr. Sommerkorn, World Wildlife Fund and all participating researchers for this in-depth evaluation of human-caused global warming.

We pray that leaders across the globe unite in commitment to sustainable lifestyles that protect our planet.
Supreme Master Ching Hai has on many occasions encouraged humanity’s quick response to the urgent facts being presented by the world’s scientists, as in this July 2008 videoconference in Tokyo, Japan.

Supreme Master Ching Hai: I think we’d better heed the warning of the scientists because otherwise it’s not just the ice melt, maybe we will melt also.
I hope not! And we are working frantically toward saving the planet. So if we be vegetarian, our good karma of saving lives will in turn reward us with our lives saved. That’s all I can say.

Reference
http://www.upi.com/Energy_Resources/2009/09/02/WWF-Arctic-melting-has-global-effects/UPI-41181251909643/
http://www.reuters.com/article/environmentNews/idUSTRE5812AJ20090902
http://www.google.com/hostednews/canadianpress/article/ALeqM5iE7SWnayJRleAwmpEZS4oXbJG82A

http://www.suprememastertv.com/au/runaway-methane-global-warming/?wr_id=1512&page=1#v

Nhím Hoàng Kim
02-14-2011, 04:28 PM
Siberian Arctic temperatures and methane emissions sharply increased - 13 Jan 2010

Scientists from the University of Alaska at Fairbanks in the USA have reported that the shallow undersea permafrost in Siberia, which until recent years was stable, is now noted as releasing significant amounts of methane, even more than the record highs from Summer 2008.

According to lead scientist Professor Igor Semiletov, who is also head of the International Siberian Shelf Study (ISSS), the region is experiencing the fastest temperature rise of the planet.

Springtime air is currently measured at an average of 4 degrees Celsius higher than in the last three decades of the 20th century. Sudden releases of methane gas are linked to runaway global warming and are considered a factor in the past mass extinction of species.

The Alaskan researchers state that if the current warming conditions continue, the melting of underwater Siberian permafrost would release catastrophic amounts of methane.

Dr. Sergey Kirpotin – Tomsk University (Quote in Russian): As more permafrost melts, more greenhouse gases are released into the atmosphere. It is absolutely evident. We could be uncertain in quantitative terms, but the fact that this process has a global character, global importance and global scale is absolutely evident.

Vladimir Chuprov – Greenpeace Russia Representative (Quote in Russian):It is essential to come up with a new international agreement that could guarantee the reduction of greenhouse gas emissions – the causes of the global climate change.

Only then could we slow down these negative processes that take place also in the Russian Arctic. Professor Semiletov and University of Alaska colleagues, we appreciate this clarion call about the dire signals being conveyed by our Earth.

May we all deeply realize the grave nature of climate change and act now to protect our shared planetary home. As on many occasions, Supreme Master Ching Hai explained during an October 2009 videoconference in Hong Kong the urgent situation of methane gas release, while offering the surest solution.

Supreme Master Ching Hai: There are massive quantities of gases, poisonous and explosive, such as under the permafrost. The gas released then causes more warming, which causes even more gas to be released. This is like a vicious circle. They even call this vicious feedback cycle a so-called “climate time bomb.” We are running out of time, we must wake up soon; we must make a small sacrifice and changes.

I am hopeful. I’m having a positive feeling that it won’t happen to Earth, but we all must work; we cannot sit there and wait for a miracle to happen. God needs us to represent Hirm in compassion, in merciful heart, in the way we live a godly life, befitting God’s children. If we all become vegan and live a virtuous, compassionate life, it won’t happen.

http://news.bbc.co.uk/2/hi/science/nature/8437703.stm

http://www.suprememastertv.com/au/runaway-methane-global-warming/?wr_id=1513&page=1#v

Nhím Hoàng Kim
02-15-2011, 10:46 PM
Melting tundra releases immense carbon stores - 20 Jan 2010

A study recently conducted by Dr. Sofia Hjalmarsson of the Department of Chemistry at Sweden’s University of Gothenburg found that the permafrost layer stretching across the vast reaches of the Arctic contains an additional global warming hazard.

Besides the melting of methane hydrate crystals, which have already been observed as gaseous bubbles rising from an increasing number of Siberian lakes and other water bodies, the thawing tundra also releases stored carbon.

Dr. Hjalmarsson’s studies of the Laptev, East Siberian and Chukchi Seas of north Siberia as well as the Baltic Sea revealed elevated carbon dioxide levels in all of them, meaning that organic carbon released from the permafrost is being carried by the rivers out into the coastal waters.

Dr. Hjalmarsson warned that the danger of the permafrost thawing is that it cannot be stopped once it advances beyond a certain stage, meaning that the melting of the vast carbon stores must be stopped now.

Our appreciation, Dr. Sofia Hjalmarsson for this important research showing the ever-increasing dangers of global warming. May findings as these spur us all toward sustainable practices such as the Earth-saving vegan diet. During an international gathering with our Association members in February 2008, Supreme Master Ching Hai spoke of toxic gases such as methane being released with atmospheric warming, as she urged for the solution that addresses the root cause.

Supreme Master Ching Hai: You see, the gases are fuming from the ocean and from the land that’s been defrosting. It’s fuming everywhere. It’s just that at the moment, it’s not so intense.

Everybody knows by now, from the UN report that meat eating, animal raising, it’s one of the worst factors, or even the worst factor of global warming. And nobody talks about it.

Everybody says, new energy, biofuel, hybrid car, dig a hole and store the carbon.” As if it will not bust one day. And before that you have to breathe in already, as if will not affect you.

What is so difficult, to put down one piece of meat, and replace it with one piece of tofu? Which is exactly the same, better nutrition. Better for your health. More economized.

http://www.physorg.com/news182430651.html
http://www.alphagalileo.org/ViewItem.aspx?ItemId=65756&CultureCode=en
http://news.softpedia.com/news/Tundra-Meltdown-Triggers-Carbon-Spills-131761.shtml

http://www.suprememastertv.com/au/runaway-methane-global-warming/?wr_id=1514&page=1#v

Nhím Hoàng Kim
02-18-2011, 09:12 PM
Methane emissions foretell runaway climate change - 27 Jan 2010

Scientists at Edinburgh University in Scotland have observed a 31% increase in methane emitted by high latitude permafrost, or Arctic tundra, in just the past five years. They also note that global warming in the Arctic is occurring at twice the rate as anywhere else on Earth, with some regions having already warmed by 2.5 degrees Celsius.

Dr. Phillippe Ciais with the Laboratory for Climate Sciences and the Environment in France reported in 2009 that vast stores of methane could be released with just a 2 degree Celsius average global rise. As Arctic soils store billions of tons of the gas, which has far more warming potential than carbon dioxide, the thawing of this region could create what has been called a “ticking timebomb” that would overwhelm any human efforts to halt it.

Dr. Ciais and University of Edinburgh researchers, we appreciate your observations and their resounding call to action. Let us step urgently while we still have time toward sustainable solutions that preserve our planet.

Supreme Master Ching Hai has often emphasized the critical danger of triggering such a methane release, as well as what we can do to halt it, as during September 2009 videoconference in South Korea.

Supreme Master Ching Hai: I would say that the most serious one is the frightening prospect of runaway global warming, described by scientists as the conditions that will trigger out-of-control climate change effects.
This runaway warming of the climate could easily be caused by melting permafrost, which is the frozen soil extending across the vast expanse of the Arctic tundra.

As the permafrost melts, it releases methane stored underground. Since 2007, scientists have seen more and more evidence of methane from permafrost melt, with recent discoveries of pure methane gas bubbling up from the bottom of the Arctic lakes in both northern Canada and Russia.

The more people who eliminate meat and, indeed, all animal products from their lives, the more we have a chance to save the planet and not only that, to actually restore our earthly home to her original grace and beauty and even more so, more than what we have known, more beautiful, more abundant, more peace, more gladness than what we have known up to now.

http://www.guardian.co.uk/environment/2010/jan/14/arctic-permafrost-methane
http://news.bbc.co.uk/2/hi/uk_news/scotland/edinburgh_and_east/8459770.stm
http://www.news.com.au/arctic-greenhouse-gas-emissions-jump-30pc/story-e6frflrr-1225820280873

http://www.suprememastertv.com/au/runaway-methane-global-warming/?wr_id=1515&page=1#v

Nhím Hoàng Kim
02-20-2011, 12:15 PM
Permafrost receding northward - 26 Feb 2010

In two concurring studies, researchers from Canada’s Université Laval and Sweden’s Lund University have found that the permanently frozen ground known as permafrost is melting at southern latitudes.

In the case of Canada’s James Bay region, the permafrost layer now begins 130 kilometers north of where it had been 50 years ago. In Sweden, scientists found over a several-year period that the permafrost in one peat mire region completely disappeared. The Canadian researchers also noted a temperature rise of some 2 degrees Celsius over the last two decades, saying that if this continues, permafrost in the James Bay region will vanish.

Not only is the melting of permafrost a sign of acute global warming, scientists have warned previously that its effects include the collapse of entire communities, which has already been seen in Arctic locations like Alaska, USA.

Worse yet are the vast underground stores of methane that are released as the permafrost melts, with tipping points beyond which runaway global warming is inevitable.

We thank you for your careful observations, Canadian and Swedish scientists, despite our alarm at what they foretell. May everyone turn to harmonious lifestyles that sustain our environment while there is still time.

As in a September 2009 videoconference held in Peru, Supreme Master Ching Hai has frequently spoken of such warning signs as permafrost melt, along with the way we can all act to halt it.

Supreme Master Ching Hai: US and Canadian scientists traveling to the Arctic have noted increased methane gas being released from the Earth’s melting permafrost, which is storing immense amounts of methane beneath the frozen surface. Other research has also highlighted how quickly the temperature is rising in the Arctic, much faster than in the rest of the world.

This means a vast quantity of methane could be released from the previously frozen soil very quickly, which would be a complete disaster for life on Earth.

One fact is clear: if we stop meat consumption and livestock raising, we will also eliminate one of the most heat-trapping gases, which is methane.

And since this gas disappears more quickly from the atmosphere, the planet will cool almost immediately.
This will also address problems like the melting permafrost, which will otherwise emit more methane if nothing is done to halt it.

http://www.sciencedaily.com/releases/2010/02/100217101129.htm
http://ca.reuters.com/article/domesticNews/idCATRE61G5BG20100217?sp=true
http://www5.fsa.ulaval.ca/
http://www.sciencedaily.com/releases/2009/02/090218081629.htm

http://www.suprememastertv.com/au/runaway-methane-global-warming/?wr_id=1516&page=1#v

Nhím Hoàng Kim
02-21-2011, 09:56 PM
Sulfur dioxide pollution highlights methane as key to global warming - 11 Mar 2010

With countries such as China and India now reducing pollutants containing sulfur dioxide, Dr. Frank Raes, head of the Climate Change Unit of the European Commission Joint Research Center in Italy reports that the planet is likely to heat more quickly in response.

Sulfur dioxide, which is emitted in the processing of coal, oil and other industrial processes, has already been significantly reduced in many developed nations.

Although it is harmful to health, sulfur aerosols create an atmospheric cooling effect that offsets the heat emitted by the CO2 released in these same processes.

This suggests that the heat from coal, oil and industry in developing nations has played a smaller role in global warming than previously thought. Such a finding corresponds with the conclusions of Dr. Drew Shindell from the US National Aeronautics and Space Administration, who estimated that because of sulfur dioxide’s cooling effect, methane, which is generated primarily by activities related to meat production, is heating the atmosphere much more than previously thought.

Our appreciation Dr. Raes and European Commission Joint Research Center fellow scientists, for this insightful finding. Let us choose the fastest way to return to health and cool the planet, namely, through the safe and Earth-friendly vegan diet.

As mentioned on previous occasions, Supreme Master Ching Hai reminded once again during a September 2009 videoconference in South Korea that the most urgent global warming threat lies in sources other than carbon dioxide.

Supreme Master Ching Hai: If the goal is to be a truly carbon-free society, we should consider all the major sources of greenhouse gases emissions. You see, we are emitting greenhouse gases not just through the fumes from factories, houses, and cars, but also through the products that we choose to consume. Besides, CO2 is cancelled out by aerosols, which are released at the same time from burning fossil fuels.

Even though aerosols are very detrimental to our health, they actually have a cooling effect that cancels out the CO2 heat in the atmosphere.

So the warming climate problem is not from CO2 I repeat, it’s not from carbon dioxide. It is from other sources, mainly methane.

Supreme Master Ching Hai: First and foremost, eliminate the single largest source of human-caused methane, namely, livestock. Stop animal products, then we stop global warming.

http://www.newscientist.com/article/mg20527481.400-smoke-bomb-the-other-climate-culprits.html
http://www.timesonline.co.uk/tol/news/science/earth-environment/article6895907.ece

http://www.suprememastertv.com/au/runaway-methane-global-warming/?wr_id=1517&page=1#v

Nhím Hoàng Kim
02-24-2011, 09:11 PM
Seabed methane could spell climate disaster - 27 Mar 2010

In a new study published in the journal “Science,” a team of researchers from Russia, United States and Sweden have found that thawing permafrost is causing 8 million tons of methane to be released from the seabed of the East Siberian Arctic Shelf each year.

This alarming amount from just one location is equivalent to the total that had been previously estimated for all the world’s oceans and causes concern that a tipping point may have already been reached.

Lead researcher, Dr. Natalia Shakhova of the University of Alaska-Fairbanks in the USA noted that current average methane concentrations in the Arctic are already the highest in 400,000 years.

Of equal concern is the fact that, averaged over a 20-year period, methane is 72 times more heat-trapping than CO2; however, these potentially vast permafrost methane emissions are not included in climate change prediction models.

Dr. Shakhova and international colleagues, we are grateful for your sharing of such factually urgent observations. Let us act in accordance with their dire implications and move swiftly toward sustainable ways to save our ecosphere.

Supreme Master Ching Hai has spoken with concern on several occasions about the risks of melting permafrost, as during a September 2009 videoconference in South Korea.

Supreme Master Ching Hai: Since 2007, scientists have seen more and more evidence of methane from permafrost melt, with recent discoveries of pure methane gas bubbling up from the bottom of the Arctic lakes in both northern Canada and Russia. This situation is so alarming that

UN Intergovernmental Panel for Climate Change Chairman Dr. Pachauri has referred to the potential for “abrupt, irreversible climate change” from the melting permafrost. This irreversible effect, we want to avoid at all costs, especially since it may not be as far away as we would like to think.

The more people who eliminate meat and, indeed, all animal products from their lives, the more we have a chance to save the planet and not only that, to actually restore our earthly home to her original grace and beauty and even more so, more than what we have known, more beautiful, more abundant, more peace, more gladness than what we have known up to now.

So please, be a part of the solution and join in first by being vegan yourself and helping to spread this message as much, as quickly as possible: Be Veg, Go Green, Save the Planet.

http://www.timesonline.co.uk/tol/news/environment/article7050312.ece
http://esciencenews.com/articles/2010/03
/04/methane.releases.arctic.shelf.may.be.much.larger.and.faster.anticipate d
http://www.theage.com.au/national/seabed-methane-leaks-cause-alarm-20100305-pox2.html

http://www.suprememastertv.com/au/runaway-methane-global-warming/?wr_id=1518&page=1#v

Nhím Hoàng Kim
02-26-2011, 12:11 PM
Thawing permafrost releases nitrous oxide - 15 Apr 2010

A recent study by scientists at the University of Copenhagen in Denmark has found that the greenhouse gas nitrous oxide is released as permafrost in the Northern Hemisphere thaws. Identified as the third most predominant greenhouse gas by the United Nations after carbon dioxide and methane, nitrous oxide is 310 times more warming than carbon dioxide and its release into the atmosphere creates a feedback loop that accelerates global warming.

Previously, scientists had thought that permafrost thawing did not release nitrous oxide in large amounts, but this most recent study, conducted on core samples from Greenland, indicates that as the soil is re-saturated with melt-water, nitrous oxide production increases to 20 times it natural levels, with a third entering the atmosphere.

University of Copenhagen scientists, we are grateful for your observations that add to our knowledge about climate change. May such awareness motivate us all to act now while we still can protect our precious planet.

Supreme Master Ching Hai has often expressed her concern regarding the melting of the Arctic permafrost, also urging actions to halt it, as in this July 2008 videoconference with our Association members in the US.

Supreme Master Ching Hai: And you see, if it is not cold then even all the permafrost, which is the cold hard mud layers, will be melted also, and then the gas from the permafrost also will be released. So it depends on how many people join the vegetarian diet.

The more vegetarian people, the less killing of the animals, the more time we have to rescue the planet and the lives on the planet. So everybody has to join to into the vegetarian diet, and stop the killing, stop the harm to other people and the animals and save energies every way possible and go green wherever possible.

THEN WE STILL CAN SAVE THE PLANET

http://abcnews.go.com/Technology/wireStory?id=10290840
http://www.triplepundit.com/2010/04/nitrous-oxides-global-warming-impact-no-laughing-matter/

http://www.suprememastertv.com/au/runaway-methane-global-warming/?wr_id=1519&page=1#v

Nhím Hoàng Kim
02-27-2011, 01:27 PM
Focus on reducing short-lived methane to cool the planet faster - 16 Jun 2010

The US-based environmental group, Clean Air Task Force (CATF) has been researching ways to decrease both air pollution and global warming, by focusing primarily on the so-called “basket” of shorter-lived climate forcers.

According to CATF scientist Dr. Ellen Baum, reducing substances like black carbon, tropospheric ozone, and methane would be more effective in quickly cooling the planet than prioritizing carbon dioxide mitigation.

Dr. Ellen Baum – Researcher, Clean Air Task Force, USA; Vegetarian (F): You would get both the air quality benefit and you’d get a much faster climate response from reductions than you would get by being able to cut carbon dioxide. And we don’t seem to be cutting carbon dioxide either.

VOICE: In particular, Dr. Baum explained why a focus on reducing human-caused methane is urgently needed. Whereas carbon dioxide can take hundreds or even thousands of years to stop heating the atmosphere, methane dissipates in a small fraction of that time.

Dr. Ellen Baum (F): Methane has a much shorter lifetime than CO2, and therefore it is something we think needs immediate attention. It’s also a precursor to tropospheric ozone, and probably one of the best ways to reduce the part of tropospheric ozone that has the most climate impact.

VOICE: Among all global human sources of methane, the livestock industry is by far the largest at 37%, according to the United Nations Food and Agriculture Organization, and even more in certain countries.
Dr. Baum, a vegetarian herself, explained the implications of removing this major source of planetary warming.

Dr. Ellen Baum (F): If we ate no meat, it would have a beneficial effect on the climate in all sorts of ways. You would have a much smaller population of ruminant livestock, so you wouldn’t have methane emissions.
You wouldn’t have to have the conversion of land to grazing land so that you would have beef operations. So, I don’t have any question if the whole population worldwide, 7 billion people stopped eating meat, it would make a difference.

VOICE: Dr. Baum and Clean Air Task Force, we appreciate your efforts in calling attention to these atmospheric agents that account significantly toward global warming. May we all do our part to curb such harmful effects through the simple and humane change to meat-free fare.

Supreme Master Ching Hai has frequently advocated a focus on eliminating short-lived greenhouse gases like methane, as during an interview published in the December 16, 2009 edition of The Irish Dog Journal.

Supreme Master Ching Hai: Methane, the potent, greenhouse gas whose largest human-created source is the livestock industry, traps a hundred times more heat than carbon dioxide over a 20-year period.

Until now most studies used the fact that methane is 23 times more heat trapping than CO2, over 100 years, which gives a less accurate picture about methane in its actual life span.

Therefore, the powerful methane is actually a greater cause of the warming than previously estimated. The good news is that methane dissipates from the atmosphere in approximately 12 years, whereas it takes carbon dioxide thousands of years to disappear.

So, if we want to make a rapid, effective difference now, we must stop the methane generation at its largest, original source: that is, the livestock industry.

http://www.htap.org/meetings/2009/2009_04/Presentations/Day%202/03%20Wilson/AMAP%20Efforts%20on%20Short-Lived%20Climate%20Forcing%20Agents.pdf
http://www.fao.org/ag/magazine/0612sp1.htm
http://www.nature.com/climate/2008/0812/full/climate.2008.122.html

http://www.suprememastertv.com/au/runaway-methane-global-warming/?wr_id=1619&page=1#v

Nhím Hoàng Kim
03-05-2011, 03:42 PM
Short-lived greenhouse gases heating the planet - 26 Jun 2010

As government climate efforts continue to focus on reducing carbon dioxide as a major greenhouse gas, a growing number of scientists and leaders have begun calling attention to other climate forcing agents whose warming effects are many times shorter-lived than CO2.

Along with methane, a potent greenhouse gas primarily generated by the livestock industry whose effects can dissipate in as few as ten years, other agents have similarly have intense warming influences that could quickly be halted. Dr. Andreas Stohl from the Norwegian Institute for Air Research explains.

Andreas Stohl (M): The short-lived climate forcers are anything that has a shorter lifetime than say, 10, 15 years, starting at methane, which has a lifetime of about 10 years. Which means that, if you reduce the emissions of these substances, then the concentrations in the atmosphere would almost immediately go down. And that means that climate impacts would also be reduced almost immediately, which we don’t get for the CO2.

VOICE: One of the aerosols that acts as a short-lived climate forcer is black carbon, or soot. Soot is released through the incomplete combustion of burning substances such as biofuels, fields, or forests.

The black air-borne particles absorb solar radiation both while in the atmosphere and after being deposited on snow or ice, resulting in regional warming.

Andreas Stohl (M): It darkens the snow surface and then the snow starts absorbing more solar radiation, and that means that the snow is probably melting away quicker in the spring. And if it’s a glacier, then it could also cause additional melting.

VOICE: We thank Dr. Stohl and all scientists and governments for your consideration of this significant warming source. Let us join in acting now to address such short-lived agents as black carbon and methane to bring swift and necessary planetary cooling. Supreme Master Ching Hai has frequently urged for the most effective actions in halting climate change, as during an interview published in the December 16, 2009 edition of The Irish Dog Journal.

Supreme Master Ching Hai : The powerful methane is actually a greater cause of the warming than previously estimated. The good news is that methane dissipates from the atmosphere in approximately 12 years, whereas it takes carbon dioxide thousands of years to disappear.

So, if we want to make a rapid, effective difference now, we must stop the methane generation at its largest, original source: that is, the livestock industry. The livestock sector is the top driving force behind rainforest destruction. Forest burning for making pasture is also a major source of black carbon, which is soot, particles capable of trapping 2,000 times more heat than CO2.

The super hot particles end up on the world’s ice caps and accelerate their melting. I pray that our world’s leaders will take swift actions to ban the destructive meat production and, instead, use subsidies for organic vegan farming which helps absorb emissions. Then, we can have an immediate effect on climate change and have more time to develop and perfect our green technology to address CO2.

http://www.suprememastertv.com/au/runaway-methane-global-warming/?wr_id=1621&page=1#v

Nhím Hoàng Kim
03-08-2011, 12:53 PM
Global methane from the livestock industry underestimated - 5 Jul 2010

Through recalculations based on a new approach, US researchers from the University of Missouri have concluded that the amounts of methane emitted from the waste on dairy and pig farms could be underestimated by as much as 65%.

US factory farms, which house thousands of animals at a time in one building, are often forced to dispose of the overwhelming quantities of waste in manure “lagoons,” open and untreated cesspits holding up to millions of gallons of liquid waste.

Although these livestock waste lagoons generate toxic methane gas as a byproduct, they are rarely measured due to the technical difficulty and high costs. As a result, the US Environmental Protection Agency (EPA) had been estimating the emissions of this potent greenhouse gas based on a certain United Nations formula. However, the scientists found that the lagoons generated methane more rapidly than calculated by the UN formula.

This, combined with other equation updates, suggested the current methane emissions could be up to two-thirds higher than estimated. In addition, the report stated that other farmed animal operations may in fact be producing methane pollution beyond the threshold currently required for reporting to the EPA such as livestock farms with less than 3,200 dairy cows or 34,100 pigs.The harmful effects of livestock manure on environment and health due were further described by US investigative journalist David Kirby in an interview.

David Kirby – Award winning US investigative journalist, author of “Animal Factory” (M): There are all the gases that come up off the lagoons, that come out of the barns themselves, and that come from the spray fields, where when they have to get rid this liquid waste. Of course, if the wind comes, well that’s great for the farmer, because he’s just gotten rid of several hundreds of gallons of liquid that just flew away out in the air.

The lagoons themselves give off gas, and they emit methane, which is very hazardous to human health; hydrogen sulfide, which can cause neurological disorders, depression, anxiety, even suicide, aggression – hydrogen sulfide is a horrible thing to be exposed to; and ammonia.

VOICE: Our appreciation, Mr. Kirby and University of Missouri researchers for your factual observations that help quantify this harmful greenhouse gas. With such serious considerations as these, may governments and individuals make the urgent and necessary shift to low-emission, humane plant-based agriculture to save the planet.

Supreme Master Ching Hai has conveyed on many occasions her concern for the environmental impact of animal farming, as during this September 2009 videoconference in South Korea.

Supreme Master Ching Hai: The animals and their waste also produce very potent greenhouse gases, like methane and nitrous oxide, even other toxic gases. Methane is up to 100 times more potent than carbon dioxide. And nitrous oxide is 300 times more potent than carbon dioxide. Respected scientists recalculated and found that the meat industry is actually producing more than 50% of global greenhouse gas emissions.

Meat is the number one cause of global warming. So, the number one solution is to stop producing it. Logical, yes? So, we all have to be vegan. That is what the science is clearly telling us right now.

http://www.physorg.com/news196618186.html
http://www.redorbit.com/news/science/1884745
/scientists_question_epa_estimates_of_greenhouse_gas_emissions/

http://www.suprememastertv.com/au/runaway-methane-global-warming/?wr_id=1671&page=1#v

Nhím Hoàng Kim
03-11-2011, 11:11 PM
Nitrous oxide and methane emissions recalculated - 20 Jul 2010

Although CO2 emissions are typically believed to be the primary source of global warming, a study conducted by Dutch government researcher Dr. Petra Kroon has found that non-CO2 emissions, specifically those from methane and nitrous oxide, have in fact been underestimated due to inaccurate measuring methods.

By devising an innovative technique to measure the emission of these gases, Dr. Kroon, who was conducting research on behalf of the Netherlands’ Energy Research Center and Delft University of Technology, was able to calculate their contributions more accurately.

She found that the previous methods used by the UN Intergovernmental Panel on Climate Change for measuring these gases would account in the Netherlands for 14% percent of overall greenhouse gas emissions, and 23% globally.

However, Dr. Kroon’s newly available technology and methods that allowed measurements across several hectares continuously yielded vastly different measurements, which were also calculated with a much higher degree of certainty.

Using this technique, Dr. Kroon found, for example, that 70% of the annual greenhouse gas emissions in a peat pasture area used for intensive dairy farming were attributed to methane and nitrous oxide. Nitrous oxide and methane are known to be linked to agriculture, with the methane mostly released from cattle and nitrous oxide emitted primarily by their manure as well as fertilizers. These two gases are also known to have a much higher global warming potential than CO2, which could change other calculations considerably.

Our appreciation, Dr. Kroon, the Netherlands and Delft University of Technology for this insightful research.
May individuals and governments alike quickly adopt more sustainable ways such as organic vegan farming to cool and restore our planetary balance. During a November 2009 videoconference in the United States, Supreme Master Ching Hai discussed research findings that also confirmed the significance of nitrous oxide and methane and their main source in animal agriculture.

Supreme Master Ching Hai: Now, the United Nations Food and Agriculture Organization reported that livestock raising is the single largest human use of land, the biggest source of water pollution, the number one cause of biodiversity loss, and the top producer of human-caused methane and nitrous oxide.

Furthermore, NASA announced that methane actually contributes much more to global warming than previously understood and it traps 100 times the atmospheric heat over 20 years.
And the largest source of methane is? You know - livestock. There is an advantage of time here, because one aspect of methane is that it dissipates in around 12 year’s time, whereas carbon dioxide, CO2, stays in the atmosphere for up to thousands of years.

So, we remove the livestock-generated methane, and the planet cools fast!
I am positive we will do it. Yes? We can make it – just a little change, just a little change. Just a little piece of animal meat, change to vegetable protein.

http://www.sciencedaily.com/releases/2010/07/100701090330.htm
http://www.ecn.nl/nl/nieuws/item/date/2010/07/01/emissies-van-broeikasgassen-methaan-en-lachgas-onderschat/

http://www.suprememastertv.com/au/runaway-methane-global-warming/?wr_id=1679&page=1#v

Nhím Hoàng Kim
03-15-2011, 05:05 PM
Antarctic melt is speeding methane releas - 23 Sep 2010

On a recent trip to the Antarctic Peninsula, Argentine geologist Dr. Rodolfo del Valle witnessed continuous bubbling under certain areas of the water’s surface. Measurements revealed that the bubbles were 99% methane gas.

With ice shelves in Western Antarctica and the Peninsula already noted to be melting due to climate change, the additional release of methane could, due to its potency, accelerate global warming beyond what scientists have described as an irreversible tipping point, leading then to immense Earth changes.

Dr. del Valle is now working to determine the potential impact of this greenhouse gas as he stated, “We believe there is a huge amount of destabilized methane deposits that may leak into the atmosphere and ramp up warming.”

He went on to speak of the changes seen throughout significant periods of geologic history, saying, “Of seven major mass extinctions that erased 90% of the species at the time, five are attributable to climate change, and one in particular – at the Permo-Triassic boundary – could be directly attributable to mass methane release in the Upper Paleozoic.”

Dr. del Valle, we appreciate your work alerting us to this most recent evidence of continued climate change. Let us join in a rapid response to preserve a habitable ecosystem for all beings while we still have time.
Supreme Master Ching Hai has cautioned on previous occasions about the risks of methane release due to global warming, while also highlighting an effective way to stop it, as during a September 2008 interview on the US-based Environmentally Sound Radio.

Supreme Master Ching Hai: You look all that and you see already because the methane gas and hydrogen sulfide are resulted from animal raising, and that produces a lot of toxic gas into the air and it warms the atmosphere, and then the atmosphere melts the ice and the ocean will be warm, and then more methane and other toxins will be released from the bottom of the ocean and permafrost and all that. And then it will be like a devil’s circle. I hope we stop it quick.

If we do not do anything, then we will goto the point of no return. But luckily, because due to many new vegetarian people joining the vegetarian diet, now we have delayed the point of no return.

http://www.wired.com/wiredscience/2010/03/antarctic-methane-lakes/

http://www.suprememastertv.com/au/runaway-methane-global-warming/?wr_id=1767&page=1#v

Nhím Hoàng Kim
03-19-2011, 09:20 PM
Antarctic melt is speeding methane releas - 23 Sep 2010

On a recent trip to the Antarctic Peninsula, Argentine geologist Dr. Rodolfo del Valle witnessed continuous bubbling under certain areas of the water’s surface. Measurements revealed that the bubbles were 99% methane gas.

With ice shelves in Western Antarctica and the Peninsula already noted to be melting due to climate change, the additional release of methane could, due to its potency, accelerate global warming beyond what scientists have described as an irreversible tipping point, leading then to immense Earth changes.

Dr. del Valle is now working to determine the potential impact of this greenhouse gas as he stated, “We believe there is a huge amount of destabilized methane deposits that may leak into the atmosphere and ramp up warming.”

He went on to speak of the changes seen throughout significant periods of geologic history, saying, “Of seven major mass extinctions that erased 90% of the species at the time, five are attributable to climate change, and one in particular – at the Permo-Triassic boundary – could be directly attributable to mass methane release in the Upper Paleozoic.”

Dr. del Valle, we appreciate your work alerting us to this most recent evidence of continued climate change. Let us join in a rapid response to preserve a habitable ecosystem for all beings while we still have time.

Supreme Master Ching Hai has cautioned on previous occasions about the risks of methane release due to global warming, while also highlighting an effective way to stop it, as during a September 2008 interview on the US-based Environmentally Sound Radio.

Supreme Master Ching Hai: You look all that and you see already because the methane gas and hydrogen sulfide are resulted from animal raising, and that produces a lot of toxic gas into the air and it warms the atmosphere, and then the atmosphere melts the ice and the ocean will be warm, and then more methane and other toxins will be released from the bottom of the ocean and permafrost and all that. And then it will be like a devil’s circle. I hope we stop it quick.

If we do not do anything, then we will goto the point of no return. But luckily, because due to many new vegetarian people joining the vegetarian diet, now we have delayed the point of no return.

http://www.wired.com/wiredscience/2010/03/antarctic-methane-lakes/

http://www.suprememastertv.com/au/runaway-methane-global-warming/?wr_id=1767&page=1#v

Nhím Hoàng Kim
03-22-2011, 09:46 PM
Permafrost at Mt. Fuji and in Siberia melting at alarming rate - 28 Sep 2010

A study by researchers at Shizuoka University and the National Institute of Polar Research in Japan studying permafrost loss on Mt. Fuji has revealed that the thaw rate is much faster than expected.

In 1976, the layer of permafrost, or permanently frozen soil, existed at elevations of 3,100 meters and above. Today, the scientists find permafrost only in patches around the 3,776 meter peak, along with an increase in average August temperatures from 4.2 degrees Celsius in 1976 to 6.6 degrees in 2009. In a related study, a team of scientists from the University of Nevada, Reno in the USA led by Dr. Sudeep Chandra have been collecting permafrost samples in Siberia, Russia.

There, they discovered earth that had been frozen for the past 10,000 years is now releasing methane gas into the atmosphere. This is a concern because the permafrost layer contains immense stores of methane, which as a greenhouse gas has 100 times the warming potential of CO2. This gaseous release then traps more heat in the atmosphere, which in turn melts more permafrost, creating a cycle that could set off an irreversible warming process, with catastrophic consequences.

International scientists, we appreciate your research on this aspect of global warming, despite its disturbing implications. Let us engage in rapid actions to renew our harmony with nature and restore conditions that are conducive to human survival.
During an August 2009 videoconference with Supreme Master Television staff in California, USA, Supreme Master Ching Hai addressed this alarming aspect of global warming and spoke of the one way to halt the release of methane into the atmosphere.

Supreme Master Ching Hai: If we don’t turn around and walk in the opposite direction, then we are heading toward destruction of all kinds. You see planetary warming, methane gas from all sides: from all sides now, not just from livestock. But because of livestock, it triggers methane gas from all sides: from the river bed or from the permafrost,
from the bed of the ocean, from the mountains, from the dying forests, do you understand?

So we are surrounded by trouble. There’s only one escape route that I have told you already. I wish there were several. There’s only one: Be Veg. That’s the path to go, then maybe we still can have time.

http://www.asahi.com/english/TKY201009090330.html
http://www.time.com/time/health/article/0,8599,1969767,00.html
http://x-journals.com/2010/researchers-find-receding-permafrost-in-siberian-arctic/

http://www.suprememastertv.com/au/runaway-methane-global-warming/?wr_id=1769&page=1#v