PDA

View Full Version : Khoan 7 cái giếng cũng không có nước mà dùng



tieuvu1512
04-26-2010, 04:19 AM
Mùa hè chỉ mới bắt đầu. Để xem năm nay sẽ hạn hán và thiên tai ra sao ?!?! T_T

@@@@@@@@@@@@@@@@@@@@@@@@@@@@@@@@@@@

“Năm nay nắng hạn khắc nghiệt hơn năm trước rất nhiều. Đa số giếng khoan trong xã đều kiệt nước. Người dân phải đi mua nước sinh hoạt hằng ngày thì nói chi đến việc có nước để tưới tiêu cho nông nghiệp” – ông Trần Anh Tuấn, chủ tịch xã La Ngà, huyện Định Quán, Đồng Nai, nói.
Những mảnh vườn trên đồi, những xóm nhỏ nông dân dựa vào vách đá tại huyện Định Quán, Tân Phú (Đồng Nai) vốn dĩ đã đìu hiu nay càng quạnh quẽ hơn với những vườn cây héo rũ. Mới hơn 10 giờ sáng mà những nông dân đã phải bỏ vườn, bỏ ruộng vào nhà trốn nắng.

Hồ trơ đáy
Ông Đinh Văn Thang, nhà có hơn 2 ha trồng xoài, quýt tại ấp Phú Quý 1, xã La Ngà, huyện Định Quán, ngồi bên hiên nhà nhìn vườn cây héo, trái rụng, nói: “Cả vườn xoài và quýt đều đang mùa ra trái, nếu khoảng 1-2 tuần nữa trời không mưa thì khó cứu nổi những cây trái đang bắt đầu chết khô!”.
Dù nhà ông Thang chỉ cách con sông La Ngà chưa đến 500m, nhưng hai hồ nhân tạo của gia đình ông đều cạn khô đáy. Ông Thang cho biết trải qua ba năm ròng rã, tốn hàng ngàn ngày công, chi phí hết gần 100 triệu đồng để đào cái hồ rộng gần 1.000m2, sâu hơn 30m thế nhưng giờ đây cũng chẳng còn giọt nước nào. “Năm trước, mùa nắng nóng nhất cũng còn được nửa hồ nước, tưới cầm chừng cứu cây. Vậy mà năm nay hồ trơ đáy, nứt nẻ” – ông Thang chỉ xuống cái hồ khô, nói.
Khu công nghiệp Định Quán nằm ngay bên sông La Ngà cũng đang gặp cảnh khốn đốn do thiếu nước. Ông Trần Anh Tuấn cho biết khu công nghiệp này đã xây dựng từ năm 2004, rộng 54ha. Hạ tầng đã xây dựng xong thế nhưng đến nay cũng mới có bảy doanh nghiệp đăng ký vào hoạt động cầm chừng. Một trong những nguyên nhân không thu hút được đầu tư là do thiếu nước. Ông Tuấn nói thêm: “Khu công nghiệp, các công ty đã cho khoan hàng chục giếng khoan nhưng chưa tìm thấy nguồn nước…”.
http://tin180.com/wp-content/blogs.dir/2/files/2010/04/Khoan-7-gieng-cung-khong-co-nuoc_Tin180.com_001.jpg (http://tin180.com/wp-content/blogs.dir/2/files/2010/04/Khoan-7-gieng-cung-khong-co-nuoc_Tin180.com_001.jpg)
Ông Thang bên cái hồ mà ông đã đầu tư hơn 80 triệu đồng để đào nhưng giờ đã khô tận đáy – Ảnh: Đức Tuyên

Chỉ biết cầu trời
Ở xã Phú An, huyện Tân Phú, tình hình hạn hán diễn ra gay gắt hơn. Rất nhiều vườn tiêu, sầu riêng, quýt ở đây đang rụng trái kín cả gốc. Đàn heo 500 con của vợ chồng ông Nguyễn Minh Trưởng ở ấp 2 cũng đang ngắc ngoải vì thiếu nước. Đã hàng chục năm nay người dân nơi đây luôn thiếu nước trầm trọng khi vào mùa nắng. Hành trình đi tìm nước của những người dân nơi đây kéo dài ròng rã cũng từng ấy thời gian nhưng vẫn “khát” và họ vẫn đang tiếp tục đi tìm nguồn nước.
Ngay từ đầu mùa khô, ông Nguyễn Minh Trưởng đã gọi thợ vào đào hồ, khoan giếng nhưng đến nay vẫn chưa tìm thấy nước. Ban đầu ông Trưởng leo lên quả đồi gần nhà tìm mạch nước. Khi thấy có mạch nước rỉ ra từ khe đá, ông Trưởng kêu thợ khoan giếng tới, thuê khoan một cái giếng ngay vùng đó. Ba người thợ hì hụi khoan gần tháng trời. Mũi khoan đã cắm vào lòng núi sâu hơn 80m thế nhưng chẳng có giọt nước nào.
Mất đứt hơn 50 triệu đồng nhưng chẳng lấy được giọt nước nào, ông Trưởng tiếp tục đi tìm nước với cái giếng thứ hai ngay bên trại heo. Thế nhưng ròng rã hơn một tuần, các thợ khoan giếng vật lộn với giàn khoan từ sáng đến tối, mũi khoan cắm xuống hơn 16m và cũng không tìm thấy nước.
Hành trình vật vã đi tìm nguồn nước ngầm của ông Trưởng chưa dừng lại ở đó vì theo ông: “Tốn kém cũng phải tìm cho ra nguồn nước dù ít chứ không có nước, bầy heo thịt 500 con kia chết thì thiệt hại sẽ lớn lắm. Chúng tôi đang phải đi xin, đi mua nước từ những nhà hàng xóm quanh đây. Nhưng giếng khoan của họ cũng kiệt nên gom mỗi nhà một ít”.
Và ông Trưởng tiếp tục thuê khoan cái giếng thứ ba, mũi khoan đã cắm sâu vào lòng đất được hơn 12m, chưa thấy nước. “Giờ chỉ còn biết cầu trời cho trúng mạch nước thôi” – ông Linh Hoàng Thế, chủ giàn khoan giếng, đầy vẻ lo lắng nói.

Tốn hơn 100 triệu đồng
Ông Linh Hoàng Thế cho biết nhu cầu khoan giếng của người dân trong vùng hiện nay rất lớn dù khoan giếng cũng hên xui, nhà nào may mắn thì tìm được nguồn nước đủ xài, còn không mất tiền mà cũng chẳng có nước. “Mực nước ngầm ở đây trong năm nay giật xuống sâu, thất thường, nhiều khi khoan cả 60-70m cũng không thấy nước”.
Trở lại xã La Ngà, ông Trương Thế Tình, ngụ ấp Mít Nài, nguyên năm rồi đã phải kêu thợ khoan đến sáu cái giếng để lấy nước tưới cho 1,5ha đất trồng xoài Thái và quýt. Thế nhưng vừa bước vào đầu mùa khô được hơn tháng, cả sáu giếng khoan sâu từ 50-60m của ông đều kiệt nước. Môtơ điện chạy đến cháy khét, nước cũng chỉ chảy ri rỉ không đủ tưới cho một gốc cây. Đến nước ấy, ông Tình đành phải gọi thợ khoan tiếp tục khoan giếng thứ bảy nhưng cũng không có nước.
“Riêng tiền khoan giếng cũng hết hơn 100 triệu đồng – ông Tình giãi bày – Cả quýt và xoài đều đang bị rụng trái thê thảm. Tôi chẳng còn biết tìm đâu ra nước. Thôi thì chỉ còn biết phó mặc cho trời, sắp tới có mưa thì cứu được vườn cây, không thì biết sao giờ!…”.

(theo tintuconline)

NEP
04-28-2010, 07:09 PM
Có cách nào bắc ống nước dẫn nước từ nơi khác tới không?