PDA

View Full Version : Bị sốc nặng, cô dâu chạy trốn trong đêm tân hôn!(st)



lait
03-27-2010, 06:56 AM
Bị sốc nặng, cô dâu chạy trốn trong đêm tân hôn


http://ttvh.vcmedia.vn/Images/Uploaded/Share/2009/05/25/Co-dau-chay-tron.jpg
Ảnh minh họa


"Nghe mẹ tôi kể trước đây, ông chú họ cũng mang căn bệnh này, nhưng vẫn lấy vợ. Kết quả là cô dâu đã bị sốc nặng khi chứng kiến "hiện thực thê thảm" của chồng..."
Rất nhiều câu chuyện éo le, thương tâm xuất hiện trong gia đình xuất phát từ những căn bệnh di truyền quái ác. Loạt bài: “Bệnh di truyền nguy hiểm cho hôn nhân” sẽ cung cấp cho quý độc giả những thông tin bất ngờ...

“Thằng nhỏ” bị nữ hóa

“Hạt lạc” bị nữ hóa là một dị tật trong hội chứng lưỡng giới hay giới tính không phân định. Bệnh nhân là nam thực sự nhưng có biểu hiện nửa nam nửa nữ. Đây là căn bệnh di truyền gây nên nỗi đau khổ truyền khiếp cho không ít người trong một số dòng họ.

Người đàn ông có cả nhũ hoa và “thằng nhỏ”

Những nam giới chẳng may bị thừa kế căn bệnh nữ hoá này thường có biểu hiện ở hai tâm trạng hoàn toàn khác nhau
Những người sống ở vùng nông thôn có nhận thức thấp, lại đã ở độ tuổi 40- 50, thì thường lặng lẽ chấp nhận số phận.

Nhưng những người trẻ chẳng may bị thừa hưởng căn bệnh này, lại muốn nổi loạn.

Anh Nguyễn Hồng T, 30 tuổi, sống ở chợ Cổ Điển, thị trấn Đông Anh, huyện Đông Anh, Hà Nội tâm sự: “Người ta được thừa kế sự giàu có, nhà lầu, xe hơi, gen thông minh từ cha mẹ. Còn tôi số chả ra gì thừa hưởng một căn bệnh quái dị, nam chẳng ra nam nữa chẳng ra nữ, có cả “nhũ hoa” lẫn “thằng nhỏ” nhưng hình thù chẳng ra gì.

Tôi đã phải lòng một cô gái nhưng không dám ngỏ lời dù biết cô ấy cũng có tình ý với mình. Nhưng chắc chắn là tôi không có phúc được sống trong mái ấm riêng của mình”.

Vẫn giọng đều đều anh T tiếp lời: “Tôi đã phải sống chung với nó trong nỗi đau khổ từ khi sắp học hết cấp 1.

Các anh chị khoá trên thường gọi tôi là Ái. Lúc đầu chưa biết thế nào là Ái tôi không phản ứng gì. Nhưng sau khi tôi biết được thì rất xấu hổ. Hỏi mẹ, mẹ chỉ biết ôm chầm lấy tôi, lặng lẽ gặt nước mắt. Những lúc bức bối tôi chỉ muốn được hét lên thật to, đạp đổ tất cả và phá vỡ mọi thứ”.

Những câu hỏi chết điếng

Anh Nguyễn Thịnh Y, Tổ 17 xã Xuân Phương, huyện Từ Liêm, Hà Nội nặng nề tâm sự: “Tôi ước gì mình không được sinh ra. Trước đây trong họ nhà tôi cũng có hai người mang căn bệnh này. Nhưng tôi có cảm giác là họ chấp nhận số phận đã an bài do suốt đời chỉ biết sống quanh quẩn trong luỹ tre làng. Còn với tôi, tôi muốn phá bỏ, muốn đập tung tất cả vì phải nén mình bởi căn bệnh chết tiệt này”.

Ông Nguyễn Văn B, thị trấn Diêm Điền, huyện Thái Thuỵ, tỉnh Thái Bình thì lặng lẽ trút bầu tâm sự: “Trong họ nhà tôi có hai anh em chịu cảnh bất hạnh này.

Tôi và anh ấy cũng đã từng có mối tình riêng của mình. Nhưng nghe mẹ tôi kể trước đây, ông chú họ cũng mang căn bệnh này, nhưng vẫn lấy vợ. Kết quả là cô dâu đã bị sốc nặng khi chứng kiến "hiện thực thê thảm" của chồng và lập tức chạy trốn trong đêm tân hôn. Nên chúng tôi đều không đủ can đảm để kết hôn rồi làm khổ người mình yêu.

Tôi chấp nhận sống độc thân và lấy nhà mình làm chỗ cho bọn trẻ đến chơi cho vui nhà. Nhưng nhiều lúc sự vô tình của chúng cũng khiến tôi đau lòng. Có đứa hỏi: “Sao ông không lấy vợ?” hay “bác ế rồi à?” hoặc: “Kén chọn làm gì hả anh?”".


sưu tầm