Log in

View Full Version : C - Chúa Nhật 2 Mùa Chay C - Ba câu hỏi về Chúa biến hình



Dan Lee
02-28-2010, 07:43 PM
Ba câu hỏi về Chúa biến hình

1) Tại sao Chúa lại cấm Phêrô, Gioan, và Giacôbê không được nói cho ai biết về sự kiện Chúa biến hình (Mc 9: 9)?

Tại vì dân Do Thái vẫn có lối suy nghĩ rất sai lạc về Ðấng Cứu Thế. Với họ, vai trò của Ngài là sẽ giải phóng dân thoát khỏi ách thống trị của đế quốc Rôma và còn ban cho họ những đặc ân về phương diện lợi lộc trần thế. Có lần, mẹ của Gioan và Giacôbê đã “áp phe” xin Chúa cho hai người con được làm tướng tá khi Ngài làm vua. Vì lối suy nghĩ trần tục như thế, việc ba môn đệ loan tin Thầy của mình biến hình sáng láng sẽ gây hiểu lầm cho người khác. Chúa bảo các ông đừng báo cho ai biết cho tới khi Con Người từ cõi chết sống lại. Ðiều ấy ám chỉ Chúa muốn họ chứng kiến một Ðấng Cứu Thế chịu hy sinh, đau khổ, bị giết chết và sau đó phục sinh. Phải có như thế thì các môn đệ và dân chúng mới có cơ may hiểu được rằng Ðấng Cứu Thế đến để cứu chuộc loài người thoát khỏi tội lỗi bằng giá máu và hy sinh chứ không phải bằng cuộc cách mạng đổ máu.

2) Tại sao Chúa không cho phép các ông cắm lều để ở trên núi lâu thêm một chút mà lại ra lệnh cho họ đi xuống?

Vì Chúa không muốn các ông và chúng ta hiểu sai rằng vinh quang đạt được là chuyện dễ dàng như cơm bữa. Ý Chúa muốn nói với ba ông rằng dù muốn dù không cũng phải trở về với cuộc sống thường nhật của mình và phải trả giá cho cuộc sống niềm tin. Ðã sống niềm thì không có chuyện đi theo con đường tắt; không có chuyện cứ nằm ì một chỗ để hưởng đời cho cá nhân mình, hoặc mãi ngây ngất trong thành công vui sướng. Nhưng là phải bước xuống khỏi ngọn núi an toàn êm ấm của cá nhân mình, để chu toàn những bổn phân sống đạo làm chồng, làm vơ, làm cha, làm me, làm con, làm một giáo dân cho thật tốt. Phải có hy sinh qua cuộc đời phục vụ như là tốn thời giời, tiền bạc, sức khỏe vì mến Chúa và yêu người để rồi mỗi Chúa Nhật chúng ta đến nhà thờ là ngọn núi thánh của Chúa. Lúc đó, chúng ta mang theo những lễ vật không phải chỉ là năm mười đồng hoặc một bó hoa, nhưng chính là những hy sinh vất vả chúng ta có được trong một tuần sống Lời Chúa. Những lễ vật hy sinh ấy hiệp với lễ vật Chiên Thiên Chúa là Ðức Giêsu Kitô chết đi và sống lại, sẽ là của lễ mà Chúa Cha hài lòng nhất, đến độ Người cất lên, “Ðây là Con Cha yêu dấu, đẹp lòng Cha mọi đàng.” Mỗi khi tham dự buổi tĩnh tâm sốt sắng hoăc tham dự thánh lễ trọn vẹn, vinh quang của Chúa Phục Sinh có thể làm cho ta ngây ngất trong tình yêu và vẻ huy hoang của Ngài. Tuy vây, sau buổi tĩnh tâm hoặc cuối thánh thánh lễ, Chúa lại “đuổi” chúng ta về để yêu thương và phục vụ Chúa qua tha nhận. Mỗi khi nghe câu kết thúc cuối lễ, “Lễ xong chúc anh chị em ra về binh an” ta phải hiểu rằng Chúa mời gọi ta xuống núi đấy.

3) Tại sao trong biến cố Chúa chịu phép rửu, Chúa Cha chỉ nói, “Ðây là Con Cha yêu dấu, đẹp lòng Cha mọi đàng” (Mc 1:11) trong khi trên núi biến hình, Chúa Cha lại thêm câu,”Các ngươi hãy nghe Lời Ngài” (Mc 9: 7)?

Trong biến cố Chúa được rửa tội bởi Gioan Tẩy Giả, Chúa mới chuẩn bị bắt đầu cho cuộc đời rao giảng công khai của Ngài. Chúa chưa hoàn thành sứ mệnh cứu độ qua cuộc đời rao giảng, phục vu và hy sinh. Lúc này, Chúa Cha chưa buộc chúng ta lắng nghe Lời Con của Người. Tuy nhiên, trong biến cố biến hình, một biến cố tiên báo về sự chết và sống lại của Ðức Kitô, thì Chúa Cha đã buộc loài người phải nghe Lời Con của Người. Nói cho dễ hiểu, Chúa Cha chỉ buộc chúng ta phải nghe Lời Con của Người khi người Con ấy đã sống rao giảng và làm gương hy sinh. Những lời rao giảng được kèm theo hàng loạt hành động yêu thương và hy sinh đến độ chịu chết đau thương trên thập giá thì phải được đón nhận và lắng nghe nơi những người tin Chúa. Cũng giống như một người mẹ yêu con vô bờ bến nhưng con cứ tiếp tục đi trên con đường hư đốn. Người me đã cầu nguyện và hy sinh đêm ngày cho con trở về, đến độ bà đã lâm bệnh và chết vì nó. Nếu người con ấy biết mẹ mình đã đau khổ và hy sinh chịu chết vì mình mà vẫn không chịu trở về thì không còn gì để mà nói về người con vô lương tri này nữa. Như vậy, việc nghe Lời Chúa Giêsu phuc sinh và đồng thời biết noi gương “nói và làm” nơi Ngài chính là mệnh lênh của Chúa Cha. Tác giả Luca trong câu mở đầu của sách Tông Ðồ Công Vụ, đã cho người đọc biết rằng ông tường thuật những điều Ðức Giêsu đã LÀM và DẠY (TDCV 1: 1). Ước chi chúng ta cũng biết cố gắng làm và day như Ngài, hay ít ra cũng dạy và làm.

Lm. Trịnh Ngọc Danh