PDA

View Full Version : Những người Việt muốn nhập cư vào Anh đọc tin nầy



suongkhoimay
11-11-2009, 01:09 AM
thứ ba, 18 tháng 8, 2009

Những người Việt Nam muốn nhập cư vào Anh Quốc,
Nhưng họ bị gài vào thể không! đừng!


32 năm tù cho vụ án cần sa

http://www.bbc.co.uk/worldservice/assets/images/2009/08/18/090818103404_canabis1.jpg
Các bị cáo bị lãnh tổng cộng 32 năm tù


Cảnh sát Anh quốc hi vọng sẽ bắt và khởi tố thêm nhiều tội phạm sau khi một băng 12 người Việt Nam bị bỏ tù về tội trồng 8 khu vườn cần sa ở mạn bắc xứ Wales.

Các bị cáo bị tòa tuyên tổng cộng 32 năm tù vào hôm thứ Hai, sau khi tòa ở Mold nghe thấy con số lợi nhuận cho phi vụ này vào khoảng 3,5 triệu bảng.

Đa số các bị cáo bị các băng nhóm tội phạm gài bẫy, đưa họ vào Anh bất hợp pháp.

Cảnh sát North Wales nói băng đảng này "tinh vi và tổ chức cao".

Nhân viên sở cảnh sát Anthony Harvey nói bản án là kết quả của quá trình điều tra kéo dài ba tháng.

Ông nói thêm: "Vụ án này đã phá vỡ một tổ chức tội phạm rõ ràng là tinh vi và chặt chẽ, liên quan đến ba khu vực cảnh sát ở miền bắc xứ Wales và thiết lập một mạng lưới toàn quốc.

"Ở tầm quốc gia, vấn đề các mạng lưới tội phạm tổ chức cao, kiểm soát các điểm trồng cần sa một cách chuyên nghiệp đang được coi là nhiệm vụ hàng đầu, và với kết quả hôm nay, cảnh sát North Wales hi vọng sẽ chuyển ra thông điệp là chúng tôi coi chuyện này đặc biệt nghiêm trọng."

"Ảnh hưởng của tội phạm loại này là rất lớn, nguy cơ cháy nổ rất cao ở các khu vườn, và các chủ nhà lỡ cho thuê phải tốn kém hàng chục ngàn bảng để sửa nhà."

"Đang có thêm điều tra để bắt và khởi tố các đối tượng có liên quan đến vụ án này."

Thuê nhà

Tòa án cũng được nghe trình bày vụ việc liên quan đến qui trình trồng và chế biến cần sa ở các địa chỉ ở Anglesey, Gwynedd, Conwy và Flintshire.

Các công ty bảo hiểm đã phải trả 102.920 bảng Anh để các chủ nhà sửa chữa thiệt hại.


Cần sa
http://www.bbc.co.uk/worldservice/assets/images/2009/08/18/090818103440_canabis2.jpg
Nhà ở bị biến thành vườn cần sa

Công tố viên Elen Owen nói: "Các căn nhà được thuê từ những chủ hộ tư nhân, mà họ không hề biết nhà của mình sẽ được sử dụng vào việc gì."

Mỗi phòng sẽ được chia thành các khu tách biệt, hệ thống thông gió sẽ xuyên qua mái, còn hệ thống điện và nước cũng được lắp đặt lại, bà nói.

Tòa nghe thấy là những kẻ chủ mưu phát triển ngành trồng cần sa ở North Wales không bị bắt, nhưng có ba bị cáo được xác định là người điều hành hay quản lý trong đường dây này.

Đa số bị cáo là người nhập cư bất hợp pháp, trả tiền vượt biên vào Anh với hi vọng sẽ tìm được cuộc sống tốt hơn.

Nhưng đến đây thì họ bị các băng đảng tội phạm gày bẫy, đưa họ vào Anh trông nom các vườn cannabis để "trả nợ".

Một vài người không nói được tiếng Anh, sống trong nhà để chăm sóc cây, ít ra ngoài, và đơn giản là được cho ăn và có nơi để sống, tòa được cho biết.

Hai người được nêu tên là cô Hoan Tran 24 tuổi, cùng người tình Doah Thai 28 tuổi từ Rhyl, cùng một phụ nữ khác là Huong Mai Pham 24 tuổi, không có địa chỉ cố định, được quan tòa phán rằng ông cho rằng họ giữ vai trò quan trọng trong phần thuê nhà.

Mỗi người nhận bản án 4 năm rưỡi tù giam.

Người cùng chung sống với cô Pham la Thuong Tran 31 tuổi, cũng không có chỗ ở nhất định, nhận bản án 3 năm tù, về tội cũng tham gia "làm vườn" và lái xe. Tất cả bốn người này đều nhận tội.

Thuy Nguyen 28 tuổi, không có địa chỉ rõ ràng, nhận hai tội liên quan đến chế biến cần sa.

Một thiếu niên 16 tuổi nhận án 4 tháng giam giữ và huấn luyện về tội chăm sóc các cây cần sa này.

Trong một phiên xử khác, có 6 bị cáo bị tù sau khi quan tòa nói rằng họ là người làm vườn, chạy việc hoặc lái xe cung cấp hàng.

Luong Manh 37 tuổi, Ha Tran 34 tuổi, và Khai Vuong 33 tuổi sống ở Rhosesmor gần Mold, nhận tội và mỗi người lãnh hai năm tù.

Duy Thai 33 tuổi từ Rhyl, và Thai Trang 37 tuổi không có địa chỉ cố định, mỗi người lãnh hai năm tù về tội chế biến, và Quy Le 19 tuổi từ Rhyl chịu 20 tháng cải tạo dành cho thanh niên.

Quan tòa John Rogers QC phán rằng tất cả tài sản tịch thu được trong vụ án sẽ được dành để bồi hoàn lại cho các công ty bảo hiểm đã trả tiền sửa nhà.

Các ngôi nhà được thuê để trồng cần sa nằm ở các địa điểm Valley, Holyhead, Llangefni, Llandegfan và Llanddaniel ờ̉ Anglesey và Prestatyn cùng Bontnewydd ở Denbighshire.

suongkhoimay
11-11-2009, 01:19 AM
- thứ tư, 19 tháng 8, 2009

Wales cảnh báo chủ nhà về tội phạm cần sa




http://www.bbc.co.uk/worldservice/assets/images/2009/08/19/090819101100__46225726_cannabis466.jpg
Nhà bị dùng để trồng cần sa bị hư hại mất nhiều ngàn bảng.

Cảnh sát khuyến cáo người có nhà cho thuê đề phòng cảnh giác nhà của họ bị dùng để sản xuất ma túy.

Cảnh báo được đưa ra sau khi 12 người Việt trồng cần sa tại 8 cơ sở ở phía bắc xứ Wales bị tòa xử tổng cộng 32 năm tù.

Một loạt các căn nhà tại Anglesey, Gwynedd và Denbighshire bị thiệt hại hàng ngàn bảng và một chủ nhà nói ông tưởng người thuê nhà của mình là sinh viên.

Một người phát ngôn của cảnh sát nói: "Thường thì các băng nhóm tội phạm có tổ chức, đặc biệt là những đối tượng tham gia sản xuất ma túy, tìm cách tách khỏi các hoạt động phi pháp để tránh bị bắt."

Bảo hiểm

"Một trong những cách họ hay làm là thuê nhà cho các hoạt động phi pháp này”, người phát ngôn cảnh sát nói.

Cảnh sát cũng nói thêm chủ nhà nên đề phòng và để ý tới các dấu hiệu để đảm bảo rằng nhà họ cho thuê không bị dùng để sản xuất ma túy.

Vào ngày thứ Hai, Tòa Mold Crown ra phán quyết yêu cầu các công ty bảo hiểm phải bồi thường hàng ngàn đôla thiệt hại cho chủ sở hữu của các căn nhà bị dùng để sản xuất ma túy.




Dấu hiệu khả nghi

* Người thuê dùng nhiều tiền mặt trả tiền thuê
* Người thuê thường tránh tiếp xúc với chủ nhà
* Người thuê không để chủ nhà tới nhà
* Cửa sổ thường bị bị kín
* Có mùi hăng tỏa ra từ căn nhà
* Hộp điện bị sửa hoặc hóa đơn điện cao


Nhà bị hư hại khi các phòng được dùng làm nơi trồng cần sa.

Khoảng cách giữa trần nhà và sàn được dùng để thông gió và dẫn nước tưới cây.

Người phát ngôn cảnh sát nói thêm: "Giới kinh doanh bất động sản, chủ nhà phải đề phỏng rủi ro thiệt hại lớn về tài sản từ hoạt động sản xuất này.”

Một trong những người cho thuê nhà bị dùng trồng cần sa nói nhà ông bị hư hại và phải sửa chữa mất 3.000 bảng Anh.

Một chủ nhà muốn ẩn danh nói: "Tôi tưởng tôi cho bốn sinh viên thuê nhà và họ đã trả tiền thuê trước ba tháng. Chỉ khi cảnh sát thông báo thì tôi mới biết chuyện.”

Cảnh sát Bắc xứ Wales nói băng đảng bị xử tù vào hôm qua là nhóm "tinh vi và tổ chức cao", có qui mô rộng trên toàn quốc, và bản án là kết quả của quá trình điều tra kéo dài ba tháng.

suongkhoimay
11-11-2009, 01:26 AM
Cần sa(cannabis) được trồng trong nhà ở Anh
http://newsimg.bbc.co.uk/media/images/45511000/jpg/_45511963_cannabis512.jpg
Police have seized uncovered cannabis plants worth more than £100,000 at a house in Caister-on-Sea in Norfolk.

suongkhoimay
11-11-2009, 02:08 AM
Thứ Năm, 19 Tháng 3, 2009

Người di trú phải trả thêm tiền visa

Người di trú và sinh viên từ các nước ngoài EU sẽ phải trả thêm 50 bảng nữa khi lấy visa vào nước này, và khoản tiền này là để hỗ trợ cho các cộng động đang phải đương đầu với lượng người di trú.

Theo kế hoạch này sẽ thu được 70 triệu bảng Anh, theo bà Hazel Blears, Bộ trưởng Cộng đồng cho biết và số tiền này sẽ dùng để cung cấp thêm giáo viên, cảnh sát và người phiên dịch.

Nhiều hội đồng đã cảnh báo vì tình trạng khó khăn khi có nhiều người mới tới dùng các dịch vụ của họ tại khu vực.

Tuy nhiên các nhà chỉ trích nói số tiền này sẽ không ảnh hưởng được là bao và cũng cảnh báo rằng quyết định này sẽ có thể gây tâm lý phản cảm với những người di trú.




http://www.bbc.co.uk/worldservice/assets/images/2009/03/090319100235_hazel_blears_getty_226.jpg
Bà Hazel Blears biện hộ cho lệ phí mới áp dụng với người di trú


Bà Blears nói với đài BBC rằng kế hoạch này sẽ đòi hỏi người di trú và sinh viên từ các nước ngoài EU phải trả thêm một khoản tiền ngoài lchi phí cơ bản cho việc xin visa.

'Giảm nhẹ gánh nặng"

Bà Blears công nhận là những người di trú vì lý do kinh tế đã đóng góp vào các dịch vụ qua việc đóng thuế của họ nhưng bà nói rằng quỹ thu từ phí visa sẽ cung cấp thêm tiền để "giảm nhẹ gánh nặng" ở những khu vực đang chịu tình trạng dân số tăng đột ngột.

"Làm như vậy nói răng những nơi đang chịu ảnh hưởng đối với các cộng đồng địa phương do việc người di trú tới ở, chúng tôi cho rằng công bằng ra thì người di trú phải được yêu cầu đóng góp một phần trước những ảnh hưởng này để bảo đảm là người dân địa phương không cảm thấy họ thực sự đang phải chịu hậu quả," bà nói.

Bà Blears nói số tiền này sẽ được chia ra trên cơ sở từng vùng và các Hội đồng địa phương, lực lượng cảnh sát và các giới chức y tế sẽ cùng làm việc để làm sao chi tiêu ngân sách này cho khu vực của họ một cách có hiệu quả.

Phóng viên chính trị đài BBC Carole Walker cho biết các thứ trưởng đã nêu rõ từ cách đây một năm là người di trú sẽ phải đóng góp vào chi phí cho các dịch vụ công cộng mà họ sử dụng.

Năm 2007, bà Blears công nhận là con số người di trú gia tăng đã gây ra tình trạng có xung đột và căng thẳng tại một số thị trấn của Anh.

Trong khi con số người thất nghiệp gia tăng và con số công ăn việc làm giảm, thì ngày càng có những quan ngại về việc người di trú có thể trở thành mục tiêu của tình trạng bất ổn xã hội.

'Tìm cách xoay xỏa'

Giới chức địa phương đã nói họ cần 250 triệu bảng thêm vào những nguồn lực sẵn có để có thể đương đầu với lượng người di trú và với những thánh thức về hòa nhập tại cộng đồng.

Cựu thứ trưởng Lao động, Frank Field, người hiện đang là đồng chủ tịch của nhóm Liên đảng về vấn đề cân bằng di trú, thì nói rằng hầu hết mọi người ngay từ đầu đã muốn thấy ít người di trú tới Anh hơn.

"Đại đa số các cử tri, kể cả các công dân mới, thực sự muốn có những giới hạn," ông nói.

"Tại sao chính phủ lại không giải quyết vấn đề này thay vì loay hoay tìm cách xoay xỏa, với tin tưởng rằng có thể áp dụng một loại thuế mà thậm chí nếu có thànhcông thì cũng chỉ thu được một phần rất nhỏ so với những tốn kém chi phí cho những người mới tới đem lại?"

Việc những hợp đồng được giao cho công nhân nước ngoài đã khiến gây ra tình trạng tức giận trong nước và dẫn tới một loạt các cuộc biểu tình toàn quốc hồi tháng trước.

Bộ Cộng đồng và Chính quyền địa phương vẫn đang tư vấn cho các giới chức địa phương từ vài năm nay về cách thức quản lý người di trú như một phần trong nỗ lực cải thiện sự hài hòa trong xã hội.

Họ đã gửi các chuyên gia tới vài thị trấn để tư vấn về việc xây dựng quân hệ giữa các cộng đồng khác nhau và cách tốt nhất để hòa nhập những người mới tới.

Hồi năm ngoái, các thứ trưởng đã đưa ra một hệ thống tính điểm mới cho những người di trú từ các nước ngoài EU, mà theo đó có giới hạn con số công nhân không có kỹ năng cao vào Anh.

Đảng Bảo thủ nói làm như vậy là chưa đủ và kêu gọi cần phải đặt mức hạn chế tối đa con số người di trú từ các nước ngoài châu âu, một điều mà đảng Lao động nói sẽ làm thiệt hại cho nền kinh tế.