PDA

View Full Version : DĐ - Đức tin phải đến từ bên trong



Dan Lee
09-20-2009, 05:47 PM
Chúa Nhật XXIV Thường Niên – Năm B

(Isaiah 50: 5-9; Psalm 116; James 2: 14-18; Mark 8: 27-25)

ĐỨC TIN PHẢI ĐẾN TỪ BÊN TRONG



Hình ảnh người Đầy Tớ Đau Khổ trong Isaiah tiêu biểu cho sự đau khổ ảm đạm trước hình ảnh của những anh hùng trong nền văn hóa riêng của chúng ta. Vì quá nhiều, anh hùng hoàn hảo này là một trong những người mà đáp lại sự bác bỏ, ngược đãi hoặc tấn công cá nhân với một biểu lộ bàng hoàng của sức mạnh và bạo lực. Những phim ảnh và chương trình TV hiện hành tuyển chọn kỹ càng về sự đo lường một anh hùng: những tính toán và những phát triển cơ thể.

Nhưng anh hùng của Isaiah đáp trả bằng sự im lặng, nhẫn nhục và cuối cùng đi tới một quyết định đanh thép. Người Đầy tớ Đau khổ này biết rằng mình đã được hướng dẫn và tạo niềm tin bởi Thiên Chúa. Điều này ban cho Người sự can đảm và kiên nhẫn để đối mặt với mọi hình thức tai họa vì Người biết rằng Thiên Chúa sẽ là nguồn sức mạnh của mình.

Sự khác nhau giữa một người cuồng tín và một người nào đó được tạo niềm tin bởi Thiên Chúa là gì? Người hoài nghi có thể trả lời: “Không người nào!” Nhưng không một điều gì có thể rời xa chân lý. Một người hoài nghi yếm thế thì chỉ biết có mình và sẵn sàng dùng áp lực, bạo lực và hận thù để tác động mạnh đến những mơ tưởng thuộc chân lý của riêng họ. Mọi điều tùy thuộc vào họ. Con người này duy chỉ tín thác vào Thiên Chúa, nói một cách khác, chỉ biết vào Thiên Chúa và không có ý định làm hổ thẹn những quyết tâm bạo lực và hận thù của họ. Nhưng thậm chí ở phía bên kia đây là sự tin cậy họ đã có trong Thiên Chúa. Đó là bày tỏ của Thiên Chúa; sức mạnh và thành công của họ chỉ đến từ Thiên Chúa. Họ sẽ đứng vững với những lý tưởng và để sức mạnh của chân lý tự nó dành chiến thắng. Không cần phải đưa ra chân lý một bàn tay giúp đỡ đáng nghi ngờ - Thiên Chúa là đủ.

Thư của Thánh James là một khiển trách đáng ngưỡng mộ cho tất cả những hình thức sùng bái mà chỉ liên quan đến sự cứu vớt cá nhân cùa con người – tính cách “tôi và Giê-su”. Mặc dù đức tin mang lại từ sâu thẳm của trái tim mỗi chúng ta, nó luôn phải được biểu lộ bằng những cách cụ thể, một cách đặc biệt nhất trong sự quan tâm và tham gia vì phúc lợi và hạnh phúc của tha nhân. Bất kỳ một hình thức tôn giáo hoặc thần học nào mà ngoảnh mặt làm ngơ trước sự đau khổ của người khác hoặc lập luận theo thần học để lấp liếm đó là người vị kỷ và thiếu bác ái, đội lốt những lời nhạt nhẽo đạo đức giả. Đức tin cũng như đức ái phải được biểu lộ chân thành.

Giê-su là ai? Có hàng trăm ý kiến ngày nay có thể hiểu rằng biến đổi từ suy tư và làm sáng tỏ đến sự thực bí ẩn, lập dị và làm náo động dư luận. Nhưng có lẽ cũng đã có sự thay đổi rộng rãi về những ý kiến trong thời đại của Chúa Giê-su. Các tông đồ đã theo Chúa Giê-su trong một thời gian nào đó. Chúa Giê-su đã hỏi họ một câu đơn giản có vẻ bề ngoài: lời trên đường phố nói về ta là gì? Họ nghĩ ta là ai và nghĩ ta xảy ra chuyện gì? Có thể có hàng trăm ý kiến trong không gian, và những tông đồ hầu hết như mâu thuẫn và bối rối về điều này như mọi người khác. Trước tiên có thể có sự im lặng hoàn toàn và sau đó mỗi người ngập ngừng lưỡng lự vài đề tài và ý kiến đã được nghe trong cuộc hành trình của họ.

Không có sự ngạc nhiên: Gioan, Elizah, một trong những tiên tri. Chúa Giê-su đưa ra ngay câu hỏi – câu hỏi nổi tiếng, Mọi người nói ta là ai. Phê-rô đã im lặng với một phong cách không bình thường như tính cách đặc trưng, trầm tư mặc tưởng với sự lắng đọng và phần thầm kín của linh hồn mình. Ông đã buột miệng trả lời: “Người là Đức Ki-tô.” Không giống như bản dịch của Mat-thêu trong câu chuyện, đã tràn đầy lời ca ngợi dạt dào và sự ban tặng những nghi thức ngôn ngữ và đề tài. Lời thú tội về đức tin của ông chỉ là chào mừng với một khuyến cáo nghiêm khắc để giứ nó im lặng. Rồi Chúa Giê-su đưa ra một trạng thái bối rối hoàn toàn mới để hỏi điều đó nghĩa là gì ta là Đức Ki-tô hay là Messiah. Điều đó nói về sự đau khổ, phỉ báng và cái chết – nhưng Phê-rô và những người khác không muốn nghe lấy một lời. Chúa Giê-su đang là mục tiêu cáo buộc của Phê-rô: Người đang suy nghĩ khi con người thực hiện! Và con người nghĩ về sự an toàn, thanh thản và tiếng tăm. Lôi cuốn thập giá của con người muốn nói một điều – sự sống sẵn sàng để tập trung vào ý định của Thiên Chúa với một chùm sáng đơn sắc mạnh – như cường độ, mặc cho sự tổn thất cá nhân.

Điều đó đến một lần khi mà chúng ta phải tạo ra Chúa Giê-su Ki-tô cho riêng mình. Chúng ta có thể không còn lập lại những công thức thần học hoặc ý kiến của những người khác – chúng ta phải trả lời từ những nơi sâu thẳm của trái tim và linh hồn Đức Ki-tô người vì chúng ta và rồi chúng ta sống bởi trái tim và linh hồn đó. Đây là khi người ta bước qua ngưỡng cửa mà phân chia là những môn đệ của một tôn giáo từ những ai có thể gọi mời một cách chân thành tự họ những tông đồ. Chúng ta có thể thừa hưởng tôn giáo của chúng ta từ gia đình và nền văn hóa nhưng chúng ta không thể thừa hưởng đức tin.

Đức tin phải đến từ bên trong. Giê-su là ai? Duy nhất chúng ta có thể trả lời câu hỏi đó.

(Nguồn: Regis College – The school of Theology)
Jos. Tú Nạc, NMS