PDA

View Full Version : Hồi kỷ! Những trận đánh kinh điển trong Thế chiến II



suongkhoimay
09-01-2009, 12:44 PM
Thế chiến II khai màn

Cuộc đại chiến thế giới thảm khốc bắt đầu nổ ra ngày 1/9/1939 khi Đức Quốc xã đưa quân xâm lược Ba Lan. Chiến sự sau đó lan rộng khắp các châu lục, trừ châu Nam Cực. Đây là cuộc chiến rộng lớn và đẫm máu nhất trong lịch sử nhân loại.

Diễn biến Thế chiến II

Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ ở châu Âu, khi Đức xâm chiếm Ba Lan ngày 1/9/1939. Cuộc chiến lan rộng sang nhiều quốc gia và dân tộc trên toàn cựu lục địa. Khi thế chiến chấm dứt năm 1945, tổng cộng 27 triệu trong tổng số 110 triệu binh lính đã chết, khoảng 25 triệu thường dân thiệt mạng.

Cuộc chiến đã làm thay đổi sâu sắc cục diện chính trị toàn cầu. Đức và Nhật, cũng như Anh và Pháp mất sức mạnh chính trị hàng đầu. Các nước Đông Âu chuyển thành vệ tinh của hệ thống Xô viết. Mỹ vươn ảnh hưởng ra khắp thế giới và dần trở thành siêu cường. Liên Xô và Mỹ đối đầu trong hàng thập kỷ thời Chiến tranh lạnh.

Một trong những nguyên nhân gây nên thảm hoạ Thế chiến II là tư tưởng của phát xít Đức muốn tiêu diệt tất cả những người Âu gốc Do Thái, dẫn đến cái chết của 6 triệu người thuộc dân tộc này.

Dưới đây là những mốc quan trọng trong cuộc chiến:

Năm 1937

Ngày 7/7 - Binh lính Nhật đấu súng với quân nhân Trung Quốc trên cây cầu Marco Polo gần Bắc Kinh, lấy đó làm cớ khởi động cuộc chiến Trung - Nhật lần thứ hai (kết thúc ngày 9/5/1945).

Năm 1939

23/8 -- Hai ngoại trưởng Đức và Liên Xô - Ribbentropp và Molotov - ký hiệp ước không xâm phạm lẫn nhau tại Matxcơva. Một hiệp ước bí mật khác giữa Hitler và Stalin xác lập biên giới giữa hai bên.

1/9 -- Quân đội Đức xâm chiếm Ba Lan. Thế chiến II bắt đầu. Hai ngày sau, Anh và Pháp tuyên chiến với Đức. Ngày 5/9, Mỹ tuyên bố trung lập.

27/9 -- Chiến dịch chinh phục Ba Lan của Đức hoàn thành với việc quân đội quốc xã chiếm Vacsava.

12/10 -- Những người Do Thái đầu tiên bị trục xuất khỏi Đức và đưa tới Ba Lan. Hai tuần sau, cơ quan mật vụ SS quy định rằng người Do Thái phải đính các ngôi sao màu vàng trên quần áo để phân biệt.

8/11 -- Một kế hoạch ám sát Hitler tại Munch thất bại.

Năm 1940

27/3 -- SS Trưởng cơ quan mật vụ Đức SS Heinrich Himmler ra lệnh xây dựng trại tập trung Auschwitz.

9/4 -- Đức tấn công Đan Mạch và Na Uy mà không tuyên bố. Một tháng sau, nước này ra đòn nhằm vào Bỉ, Luxembourg, Hà Lan và miền bắc nước Pháp. Giai đoạn đầu của chiến dịch tấn công Tây Âu hoàn tất trong vài ngày. Đầu tháng 6, Đức mở cuộc không tập vào Paris và chiếm thành phố này 11 ngày sau đó.

17/6 -- Liên Xô chiếm các nước vùng Baltics.

13/8 -- Đức tấn công Anh bằng đường không.

13/9 -- Italy tấn công Bắc Phi và tiếp tục chiến dịch xâm chiếm Trung Đông.

23/9 -- Nhật Bản chiếm Đông Dương.

27/9 -- Đức, Italy, Nhật ký hiệp ước, chính thức lập trục quyền lực phát xít.

2/11 -- Tổng thống Mỹ Franklin D. Roosevelt đề nghị giúp đỡ các quốc gia bị xâm chiếm.

20/11 -- Hungary và sau đó là Bulgaria tham gia hiệp ước trục phát xít.

Năm 1941

14/1 -- Chính phủ Mexico tuyên bố bất kỳ cuộc tấn công nào nhằm vào các nước Liên Mỹ cũng bị coi là tấn công Mexico. Nước này bắt đầu trấn áp các phần tử thân phát xít.

12/2 -- Thống chế Đức Erwin Rommel nhận chức tư lệnh Quân đoàn châu Phi, sau khi đưa quân vào Libya.

6/4 -- Đức tấn công Nam Tư và Hy Lạp.

9/4 -- Anh bắt đầu chiến dịch không kích Berlin, sử dụng bom của Mỹ. Mặc dù Mỹ duy trì trung lập, chính sách "tiền và hàng" cho phép các nước Đồng minh, đặc biệt là Anh, được dùng tiền mặt mua vũ khí và chở về bằng tàu của Anh. Sau khi tái cử tháng 11/1940, Roosevelt tăng cường hỗ trợ Đồng minh. Theo luật của Mỹ, Washington được phép cho vay vũ khí và vật chất khác cho các nước, nếu cuộc chiến tranh của những nước này nằm trong phạm vi lợi ích của Mỹ trên trường quốc tế.

1/6 -- Quân đội Anh chiếm Baghdad và tấn công Syria một tuần sau đó. Nửa tháng sau, Mỹ đóng cửa tất cả các lãnh sự quán Mỹ.

22/6 -- Không tuyên bố chiến tranh, Đức tấn công Liên Xô. Hungary, Italy, Romania và Slovakia đứng về phe Đức chống Liên bang Xô viết. Hai ngày sau, Đại hội Giám mục Đức ủng hộ chính phủ đánh Liên Xô.

12/7 -- Anh và Liên Xô ký hiệp ước hỗ trợ.

Sept. 11/9 -- Hải quân Mỹ được lệnh bắn bất kỳ tàu chiến nào của Đức xâm phạm lãnh hải. Trước đó, một tàu khu trục Mỹ và tàu ngầm Đức đã đọ súng ở phía bắc Iceland.

30/9 -- Đức mở màn cuộc tấn công Matxcơva.

5/12 -- Anh tuyên bố chiến tranh chống Phần Lan, Hungary và Romania. Hồng quân Liên Xô bắt đầu chiến dịch phản công Đức ở Matxcơva. Quân đội Đức, từ chỗ chỉ cách thủ đô Liên Xô 30 km, đã lùi về phía sau 250 km trong vòng vài tuần. Matxcơva không còn bị đe doạ.

7/12 -- Nhật bất ngờ tấn công căn cứ quân sự của hải quân Mỹ tại Trân Châu cảng, Hawaii. Ngay hôm sau, Mỹ tuyên chiến với Nhật.

11/12 -- Trung Quốc tuyên chiến với Đức, Italy và Nhật Bản.

12/12 -- Đức và Italy tuyên chiến với Mỹ.

Năm 1942

1/1 -- Tại Washington, 26 quốc gia ký hiệp ước không chấp nhận hoà bình riêng rẽ với trục phát xít.

20/1 -- Các đại diện cấp cao của SS, đảng phát xít và các bộ trong chính phủ Đức quốc xã họp tại Berlin ra quyết định trục xuất và tiêu diệt người Do Thái ở châu Âu, coi đó là "giải pháp cuối cùng cho vấn đề người Do Thái".

8/3 -- Quân đội Đan Mạch trên đảo Java đầu hàng, Nhật kiểm soát toàn bộ Indonesia. 10 ngày sau, Mỹ bắt đầu không kích Tokyo. Đến cuối tháng 4, máy bay Đức được lệnh đánh bom các cơ sở văn hoá đáng chú ý trên đất Anh, bất kể những vị trí này có tầm quan trọng chiến lược hay không.

8/6 -- Tàu ngầm Nhật nã đạn vào thành phố Newcastle của Australia.

13/9 -- Trận chiến Stalingrad bắt đầu.

Năm 1943

14/1 -- Hội nghị 10 ngày ở Casablanca khai mạc. Thủ tướng Anh Winston Churchill và Tổng thống Mỹ Theodor Roosevelt đề ra chiến lược chiến tranh.

2/2 -- Trận chiến Stalingrad kết thúc, quân Đức bị bao vây và đầu hàng.

19/4 -- Cuộc nổi dậy bên trong trại tập trung ở Vacsava bắt đầu. Lính SS tiến vào nhằm bao vây nhưng sau đó bị những người kháng chiến Ba Lan đánh trả. SS và quân đội Đức lập tức đàn áp, và giết chết 56.000 người Do Thái trong vòng 4 tuần.

13/5 -- Quân đoàn châu Phi của Đức quốc xã đầu hàng quân Anh và Mỹ ở Tunis.

24/7 -- Đồng minh thực hiện những cuộc không tập quy mô lớn nhất tính đến thời điểm đó nhằm vào Hamburg. Bom các loại giết chết 30.000 người trong đó có 5.000 trẻ em, phá huỷ nửa thành phố.

10/7 -- Quân đồng minh đổ bộ Sicily dưới sự yểm trợ của không quân. Số phận của độc tài Benito Mussolini sắp được định đoạt. Đến cuối tháng 7, chế độ phát xít ở Italy chấm dứt.

13/10 -- Italy tuyên chiến với Đức.

28/11 -- Tại Tehran, bộ ba Churchill, Roosevelt và Stalin gặp nhau lần đầu tiên. Sau đó tổng thống Mỹ và thủ tướng Anh gặp riêng tại Cairo, thuyết phục Thổ Nhĩ Kỳ tham chiến nhưng không thành. Ankara duy trì trung lập.

Năm 1944

6/6 -- D-Day: Quân đồng minh đổ bộ lên Normandy ở miền bắc nước Pháp, mở mặt trận thứ hai với 5.000 tàu chiến và hơn 14.000 máy bay ném bom và chiến đấu.

20/7 -- Một kế hoạch nữa nhằm ám sát Hitler thất bại.

25/8 -- Rumania tuyên chiến với Đức. Tại Paris, tướng Đức Dietrich von Choltitz đầu hàng tướng Pháp Philipp Leclerc. Gần một tháng sau, Phần Lan ký thoả thuận đình chiến với Liên Xô.

21/10 -- Quân đội Mỹ chiếm Aachen, thành phố đầu tiên của Đức rơi vào tay quân Đồng minh. Dân chúng xem quân đội Mỹ như những người giải phóng. Cuối năm đó, chính phủ lưu vong của Hungary tuyên chiến với Đức.

Năm 1945

27/1 -- Hồng quân Liên Xô giải phóng trại tập trung lớn nhất của Đức quốc xã Auschwitz, khi đó vẫn đang giam giữ 7.000 người. Auschwitz là biểu tượng của chế độ diệt chủng phát xít Đức, nguyên nhân của 6 triệu cái chết của người Do Thái. Nơi đây từng giam 1,3 triệu người, khoảng 900.000 bị giết bằng cách tống vào phòng hơi ngạt hoặc xử tử ngay sau khi đặt chân đến. Hơn 200.000 người khác chết vì bệnh tật, đói, tra tấn, bị biến thành vật thí nghiệm.

4/2 -- Churchill, Roosevelt và Joseph Stalin hội đàm tại Yalta. Khi chiến thắng đang tới gần, bộ ba bàn bạc về thế cân bằng quyền lực ở châu Âu sau chiến tranh, và cách thức nhằm nhanh chóng chấm dứt cuộc chiến ở châu Á.

13-14/2 -- Sau cuộc không kích vào ngày 3/2 ở Berlin giết chết 22.000 người, Đồng minh đánh bom Dresden. Số thương vong trong vụ này không rõ ràng, ước tính từ 60.000 đến 245.000 người chết.

10/3 -- Tokyo bị tấn công đường không. 80.000 người chết và 20 km2 của thành phố bốc cháy.

12/4 -- Harry S. Truman nhậm chức tổng thống, sau khi Roosevelt qua đời.

16/4 -- Liên Xô bắt đầu tấn công Berlin. Ngày 25/4, thành phố này bị bao vây hoàn toàn. Bất chấp nguy cơ thất bại rõ ràng, SS buộc binh lính lựa chọn hoặc chiến đấu tiếp hoặc bị treo cổ.

25/4 -- Lần đầu tiên Mỹ và Liên Xô hội quân ở Torgau, Đức.

28/4 -- Độc tài Mussolini bị quân kháng chiến treo cổ.

30/4 -- Adolf Hitler tự sát trong hầm ngầm ở Berlin. Trong vòng 4 ngày sau đó, quân Đức đầu hàng ở Hà Lan, tây bắc Đức và Đan Mạch. Ngày 7, chúng đầu hàng vô điều kiện ở Reims, Pháp.

8/5 -- Đức ký tuyên bố đầu hàng vô điều kiện tại Berlin. Toàn bộ quân đội Đức ngừng chiến kể từ 11h01 đêm 8/5. Sau đó nước Đức được chia thành 4 khu vực. Thủ đô Berlin cũng được chia làm 4.

6/8 -- Mỹ thả một quả bom nguyên tử xuống Hiroshima, giết chết hơn 100.000 người. Ngày 9, máy bay Mỹ thả bom xuống Nagasaki, giết 36.000 người và làm bị thương khoảng 40.000. Sau đó 5 ngày, Nhật đầu hàng vô điều kiện.

14/11 -- Toà án tội phạm chiến tranh Nuremberg bắt đầu xử các trùm phát xít.


(Theo DW)

suongkhoimay
09-01-2009, 12:47 PM
Ba Lan tưởng nhớ trận mở màn Thế chiến II

Rạng sáng ngày 1/9/1939, cậu bé Eugeniusz Kolodziejczyk 13 tuổi bồn chồn đứng trên sân ga Wielun tiễn cha lên đường bảo vệ biên giới.

Giữa lúc mối đe dọa từ phát xít Đức đến gần kề, cha của Eugeniusz được gọi tòng quân bảo vệ biên giới Ba Lan phòng khi chiến sự xảy ra. Và cuộc chiến đã nổ ra - dữ dội, bất ngờ và với sức hủy diệt khủng khiếp, bằng những loạt đạn pháo mở màn cho Thế chiến II tại châu Âu.

Nghe thấy tiếng gào rú trên bầu trời, Eugeniusz ngẩng đầu lên và thấy một đàn máy bay, những phi cơ ném bom Stuka đang sà xuống thấp.

Và bom bắt đầu rơi xuống.

Kolodziejczyk nhìn đồng hồ, 4:40 phút sáng. Những tiếng nổ mở màn cho một cuộc chiến trên toàn thế giới và khiến hơn 40 triệu người thiệt mạng bắt đầu.

"Tôi nhìn thấy khói và lửa, những tiếng nổ chói tai và những tiếng thét vang lên", Kolodziejczyk, giờ đã 83 tuổi, giọng run run kể lại khi ký ức từ 70 năm trước dội về. "Tôi đã sốc", ông kể lại với AP.

Thành phố Wielun của Ba Lan là mục tiêu đầu tiên của phát xít Đức trong Thế chiến II ở châu Âu, thậm chí trước cả căn cứ quân sự của nước này tại Westerplatte trên bờ biển Baltic. Nơi này bị đạn pháo của Đức nã chỉ sau đó 5 phút.

Westerplatte là nơi diễn ra hoạt động chính thức kỷ niệm 70 năm ngày Thế chiến II mở màn nhưng Wielun cũng có những hoạt động riêng để bảo vệ vai trò của họ trong lịch sử.

6 triệu người Ba Lan, tức là khoảng một phần tư dân số khi đó, đã chết trong thời gian nước này bị Đức chiếm đóng. Hơn một nửa số nhà máy, bảo tàng, thư viện, làng mạc của họ bị phá hủy. Ba Lan đã bị sử dụng làm căn cứ để phát xít vươn những chiếc vòi diệt chủng.

Hiện chưa rõ tại sao Đức chọn Wielun, chỉ cách biên giới của họ chỉ 20 km làm điểm mở màn.

"Không có binh sĩ hay chỉ huy nào ở đấy cả, cũng không cơ sở công nghiệp quan trọng nào. Có lẽ họ muốn khiến dân thường hoảng loạn", Jan Ksiazek, người phụ trách bảo tàng địa phương bình luận.

Trong cuốn sách xuất bản tại Berlin năm 1939, giới chức không quân Đức nói rằng họ nghĩ quân Ba Lan đóng trong thành phố Wielun.

Ngày nay, những ngôi nhà hiện đại được xây dựng trên nền những tòa nhà cổ kính từng bị bom phá hủy. Không còn dấu vết nào gợi nhớ về những loạt bom của phát xít Đức trừ bức tượng đá tại nhà thờ được xây dựng từ thế kỷ 14 ở trung tâm thành phố.
Kolodziejczyk nhớ lại khi bom rơi xuống, ông đã chạy lại giúp một bé gái nằm trên đất, khuôn mặt đầy máu. Nhưng khi Kolodziejczyk nâng cánh tay cô bé lên, nó rơi thõng xuống, không còn sự sống.

Sau đó cùng với cha, Kolodziejczyk đưa hai cô gái và hai phụ nữ bị thương vào trạm cấp cứu rồi chạy về nhà ở ngoại ô thành phố rồi kể cho bà nghe những gì đã xảy ra. "Tôi không thể tin nổi người Đức, những người đầy văn hóa và có giáo dục, lại có thể làm thế", ông nhớ lại.

Ở trung tâm thành phố, cô bé Zofia Blaszynska 11 tuổi đang ngủ bỗng choàng dậy vì tiếng bom. Lúc đầu, Blaszynska nghĩ đó là tiếng bò kêu. Không một lời giải thích, mẹ của Blaszynska bảo cô bé mặc quần áo. "Bỗng nhiên tôi thấy trần nhà nứt và cửa kính rơi xuống sàn. Chúng tôi nhảy qua cửa sổ chạy ra ngoài", Blaszynska giờ đây là bà lão 81 tuổi nhớ lại.

Vẫn trong những bộ đồ ngủ và đi chân trần, họ chạy qua những ngôi nhà đang cháy đến một hầm rượu nơi nhiều người đang trú ẩn. Tiếng người khóc, tiếng cầu nguyện vang lên.

Đối với Blaszynska và Kolodziejczyk, cũng như những người Ba Lan khác, đó chỉ là những phút mở màn của nỗi thống khổ kéo dài suốt 5 năm sau đó. Dù ký ức và sự kinh hoàng vẫn rõ mồn một trong tâm trí, Kolodziejczyk nói rằng ông không hận thù người Đức. "Trong Thế chiến II, người Đức tạo ra địa ngục không chỉ cho chúng tôi mà cả dân Đức nữa. Tôi không thù ghét họ", ông nói.


http://www.vnexpress.net/Files/Subject/3B/A1/30/00/bl1.jpg
Eugeniusz Kolodziejczyk đứng tại nơi cách đây 70 năm ông nhìn thấy máy bay Đức tiến vào Ba Lan. Ảnh: AP.


Theo Mai Trang

suongkhoimay
09-01-2009, 12:52 PM
Trận đánh Stalingrad
Đức Quốc xã đưa quân tấn công thành phố Stalingrad, miền nam Nga, và vấp phải sự kháng cự kiên cường của Hồng quân Liên Xô. Trận đánh giữa cao trào Thế chiến II năm 1942-1943 này khiến khoảng 1,5 đến 2 triệu người thiệt mạng.



Stalingrad 1942-1943
DzVrfuywDcw

suongkhoimay
09-01-2009, 01:24 PM
Nhật dội bom Trân Châu Cảng

Ngày 7/12/1941, Nhật bất ngờ ra đòn tấn công nhằm vào căn cứ quân sự Mỹ ở Trân Châu Cảng, Hawaii, nhằm ngăn việc Mỹ can thiệp vào cuộc chiến mà Nhật chuẩn bị ở Đông Nam Á. Động thái này của Nhật khiến Mỹ quyết định tham gia Thế chiến II.

eJ8e8e_PhWY

Pearl Harbor 7/12/1941 : les survivants de la Flotte du Pacifique se souviennent
http://i24.servimg.com/u/f24/11/45/06/31/capt_511.jpg
http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/9/9b/Carrier_shokaku.jpg
http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/6/60/Pennsylvania-cassin-downes.jpg/478px-Pennsylvania-cassin-downes.jpg
http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/1/1e/Pearlharborcolork13513.jpg
http://www.geocities.com/CapeCanaveral/Cockpit/5520/usa/nevada1.jpg

suongkhoimay
09-05-2009, 12:44 PM
Đồng minh đổ bộ lên Normandy
(D-Day Normandy 1944 INVASION)

YvYXGPE103U

Ngày 6/6/1944, hơn 150.000 lính đồng minh đổ bộ lên bãi biển vùng Normandy, Pháp, lúc này do Đức Quốc xã chiếm đóng. Sau nhiều ngày chiến đấu, Đồng minh đã đẩy được quân Đức ra khỏi căn cứ ở Normandy, từ đó khởi đầu cuộc tiến công giải phóng châu Âu.

Chiến tranh kết thúc ở châu Âu vào tháng 5/1945, khi quân của Liên Xô và đồng minh tiến vào Đức. Trùm phát xít Hitler tự sát.

http://images.wwiiarchives.net/images/photos/111-SC-189901.jpg

suongkhoimay
09-05-2009, 01:13 PM
Vụ ném bom nguyên tử xuống Hiroshima và Nagasaki

Vụ ném bom nguyên tử Hiroshima và Nagasaki là sự kiện hai quả bom nguyên tử được Quân đội Hoa Kỳ, theo lệnh của Tổng thống Harry S Truman, sử dụng trong Chiến tranh thế giới lần thứ hai vào những ngày gần cuối của Đệ nhị thế chiến tại Nhật Bản. Ngày 6 tháng 8 năm 1945, quả bom nguyên tử thứ nhất mang tên "Little Boy" đã được thả xuống thành phố Hiroshima, Nhật Bản. Sau đó 3 hôm, ngày 9 tháng 8 năm 1945, quả bom thứ hai mang tên "Fat Man" đã phát nổ trên bầu trời thành phố Nagasaki.

Có nhiều nguyên nhân khiến con số chính xác người thiệt mạng không thống nhất. Các số liệu khác nhau bởi được được thống kê vào các thời điểm khác nhau. Rất nhiều nạn nhân chết sau nhiều tháng, thậm chí nhiều năm bởi hậu quả của phóng xạ. Cũng có những áp lực làm con số bị phóng đại hoặc giảm thiểu vì lý do tuyên truyền chính trị. Theo ước tính, 140.000 người dân Hiroshima đã chết bởi vụ nổ cũng như bởi hậu quả của nó. Số người thiệt mạng ở Nagasaki là 74.000. Ở cả hai thành phố, phần lớn người chết là thường dân.
Hơn nửa thế kỷ qua, hình ảnh này vẫn là một trong những ký ức hãi hùng về chiến tranh và sự tàn bạo của con người

Vai trò của hai vụ nổ đối với việc nước Nhật đầu hàng, cũng như hậu quả và các giải thích cho việc thả bom vẫn là chủ đề còn bàn cãi. Ở Mỹ, quan điểm đa số cho rằng hai quả bom đã chấm dứt chiến tranh sớm hơn nhiều tháng và hạn chế thiệt hại sinh mạng các bên tham chiến. Với nước Nhật, dư luận cho rằng chúng là không cần thiết và hành vi chống lại dân thường là vô đạo đức.

Ngày 15 tháng 8 năm 1945, Đế quốc Nhật Bản đầu hàng vô điều kiện Khối Đồng minh và ký vào văn kiện đầu hàng ngày 2 tháng 9 năm 1945, chính thức chấm dứt Thế chiến thứ hai.


i3fmPaWyA7U

http://www.warchat.org/pictures/hiroshima_and_nagasaki_victims_nuclear_bombing.jpg
http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/e/e0/Nagasakibomb.jpg/502px-Nagasakibomb.jpg
Hơn nửa thế kỷ qua, hình ảnh này vẫn là một trong những ký ức hãi hùng về chiến tranh và sự tàn bạo của con người

suongkhoimay
09-05-2009, 01:32 PM
Độc Tài Benito Mussolini
http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/4/43/Benito_Mussolini_in_Yugoslavia_crop.JPG
Sinh 29 tháng 7, 1883
Dovia di Predappio, Predappio, tỉnh Forlì-Cesena,
Emilia-Romagna, Ý

Mất 28 tháng 4 năm 1945 (61 tuổi)
Giulino di Mezzegra, Mezzegra,
tỉnh Como, Lombardy, Ý


Benito Amilcare Andrea Mussolini (29 tháng 7, 1883 – 28 tháng 4, 1945) là thủ tướng độc tài cai trị phát xít Ý với một thể chế quốc gia, quân phiệt và chống Cộng sản dựa trên hệ thống tuyên truyền và kềm kẹp khắc nghiệt. Mussolini đưa Ý vào liên minh khối Trục của Adolf Hitler chống lại quân Đồng Minh trong đệ nhị thế chiến. Khi khối Trục thua trận, Mussolini toan bỏ trốn sang Thụy sĩ nhưng ông và vợ bị quân cộng sản kháng chiến Ý bắt giết tại hồ Como.
__________

Trước khi gặp Hitler
Ba của Mussolini là một người hăng hái ủng hộ chủ nghĩa xã hội, hành nghề thợ rèn; mẹ Mussolini là nhà giáo. Mussolini học ở trường một vài năm rồi trốn sang Thụy Sĩ để trốn nghĩa vụ quân sự. Sau thế chiến thứ nhất, ông bất ngờ chuyển từ chủ nghĩa dân tộc sang phe liên minh. Trong đảng Xã hội, những thành viên nào từng phản đối cuộc chiến đều trục xuất ông. Rồi ông tìm được tờ báo của chính mình, tờ Popolo D'Italia, được nhận trợ cấp từ Pháp do ủng hộ việc Ý gia nhập khối Hiệp ước. Ông gia nhập quân đội năm 1915 và lên chức hạ sĩ.

_________

Lãnh đạo phát xít
Trong thời kỳ hậu chiến hỗn loạn, ông tìm kiếm những người ủng hộ ông, đa số là cựu chiến binh. Trong tờ Fasci di combattimento, ông biện hộ cho sự gây chiến của chủ nghĩa dân tộc, kịch liệt phản đối đảng cộng hòa và đảng xã hội. Giữa những cuộc đình công, lo âu về xã hội và sự tuột dốc của nghị viện, Mussolini đã ép buộc nhiều người tham gia khủng bố. Năm 1921, Mussolini được bầu vào nghị viện của nhà nước phát xít. Năm 1922, Mussolini đưa quân Đức hành quân qua Rome. Hoàng đế Victor Emmanuel III Đã nhượng bộ cho phép họ đi vào thành phố.

Với vai trò là thủ tướng mới, Mussolini dần dần chuyển chế độ chính trị sang chủ nghĩa phát xít. Năm 1924, người đại diện cho chủ nghĩa xã hội, Matteotti, bị ám sát. Quốc hội Ý bị tan rã vào năm 1928, và chế độ độc tài lại được thiết lập theo con đường phát xít. Cuộc xung đột giữa giáo hội và tiểu bang được chấm dứt bởi hiệp ước Lateran (1929).

Mussolini được người đời gọi là Duce dựa vào những người ủng hộ ông ta, chức vụ đứng đầu quốc hội, thủ tướng và những khoản đầu tư khổng lồ ở ngân hàng.
_________

Quyết định của phe Đồng Minh với Đức

Mussolini là thân hữu của Hitler cùng nhau tạo kế hoạch để Đức tấn công Áo. Năm 1936, Hitler và Mussolini giúp Francisco Franco trong cuộc nội chiến Tây Ban Nha. Khối phát xít Đức-Ý được tăng cường sức mạnh bởi 1 đạo quân hùng hậu (1939) do con nuôi của Mussolini, Ciano, giúp đỡ.

Năm 1938, Mussolini bảo Hitler sát nhập Áo và lập ra hiệp ước Munich. Tháng 4, năm 1939, Mussolini ra lệnh cho quân Ý xâm chiếm Albania. Dưới sự thúc ép của Đức, Mussolini tổ chức lễ công bố chính sách bài Do Thái. Cuộc nội chiến ở Ethiopia và Tây Ban Nha đã bị dập tắt. Mussolini tránh không tham gia thế chiến thứ hai cho tới khi Pháp thất thủ vào tháng 7, năm 1940.

Thất bại của quân Ý ở Hi Lạp và châu Phi và sự xâm lược thấy rõ của phe Đồng minh và đại quân Ý đã tạo ra 1 cuộc nổi loạn trong lòng quân phát xít. Tháng 7 1943, hội đồng tối cao phát xít từ chối giúp đỡ chính sách của Mussolini do Hitler soạn thảo. Musolini bị chính phủ Ý cầm tù nhưng trốn thoát 2 tháng sau nhờ cuộc cướp tù táo bạo do toán cảm tử quân Đức của Otto Skorzeny.

Trong sự suy sụp của quân khối Trục (tháng 4 1945), Mussolini bị bắt và lập tức được đưa vào toà án binh, sau đó ông bị treo cổ với người tình, Clara Petacci. Thi thể của họ được đưa tới Milan, để ở quảng trường công cộng một vài ngày rồi chôn tại 1 nghĩa trang bí mật. Riêng xác của Mussolini sau đó được dời sang hầm mộ của gia đình năm 1957.

http://upload.wikimedia.org/wikipedia/vi/thumb/e/ee/Benito_Mussolini_1.jpg/180px-Benito_Mussolini_1.jpg
Nhà Độc tài của nước Ý

Mussolini và sự đền tội của một độc tài phát xít

Benito Mussolini là lãnh đạo phong trào phát xít đầu tiên ở châu Âu rồi cầm quyền tại Italy từ năm 1922 đến 1943 và gây ra nhiều tội ác. Nhưng vào ngày 28/4 của 60 năm trước, ông ta bị du kích quân hành quyết rồi treo xác trên quảng trường cho mọi người phỉ nhổ.

Xây dựng quyền lực

Benito Mussonili sinh tại Forli năm 1883 và thời trẻ từng là một giáo viên. Năm 1902 ông ta bỏ sang Thuỵ Sỹ để trốn quân dịch và mãi 2 năm sau mới trở về nước. Trong 10 năm tiếp theo, Mussolini hoạt động với tư cách là phóng viên và trở thành tổng biên tập một tờ báo. Năm 1919, Mussolini lập ra phong trào phát xít đầu tiên tại châu Âu mang tên Fasci di Combattimento và được nhiều người ủng hộ.

Sau Chiến tranh thế giới thứ I, bạo lực bùng phát giữa chính phủ Italy và các nghiệp đoàn thương mại. Năm 1922, Mussolini tổ chức một cuộc tuần hành tại Rome với sự tham gia của 26.000 người ủng hộ. Cuộc phô trương chính trị này đã khiến Quốc vương Italy Victor Emmanuel III bị uy hiếp và trao cho Mussolini chức thủ tướng.

Mussolini củng cố quyền lực của mình bằng cách giành ưu thế kiểm soát đối với cả Quốc vương và Giáo hoàng. Đến năm 1928 ông ta đã thực sự trở thành một kẻ độc tài ở Italy. Mussolini rất chú ý đến việc tự xây dựng hình ảnh bản thân như một biểu tượng của sự mạnh mẽ. Ông ta lao vào những cuộc chiến tranh thực dân như chiếm Ethiopia năm 1935 và thôn tính Albania năm 1939. Ngoài ra, Mussonili còn dính líu tới cuộc nội chiến tại Tây Ban Nha.

Đến năm 1937 ông ta quyết định liên minh với chế độ Đức Quốc xã của Hitler và Nhật hoàng Hirohito để tạo thành Trục phát xít. Năm 1940, Mussolini lãnh đạo và đẩy Italy tham gia vào cuộc Chiến tranh thế giới II.

Sụp đổ

Sau khi bị đánh bại tại Hy Lạp, Balkans, Bắc Phi và Nga, Mussolini mất dần sự ủng hộ của người dân. Sau đó, ngày 9/7/1943 quân Đồng minh đổ bộ lên đảo Sicily và đe doạ chiếm vùng phía nam Italy. Mussolini không được Đức ủng hộ đầy đủ để đẩy lùi cuộc tấn công của quân Đồng minh.

Do đó, những lãnh đạo trong đảng phát xít Italy quay ra chống lại Mussolini và ngày 25/7/1943, lệnh của Quốc vương Italy cho phép bắt ông ta đã được thực thi. Thống chế Pietro Badoglio được bổ nhiệm làm thủ tướng thay thế chính quyền do Mussolini đứng đầu và các tổ chức phát xít tại Italy cũng bị giải tán. Bên cạnh đó, chính quyền Italy còn thương thuyết với phe Đồng minh về một thoả thuận đình chiến.

Nhưng Đức Quốc xã đã không bỏ rơi ông ta vì khoảng 6 tuần sau, chúng cho mở một chiến dịch giải cứu đặc biệt. Ngày 13/9/1943, một chỉ huy phát xít Đức là Otto Skorzeny cầm đầu lực lượng biệt kích bằng đường không đã giải cứu Mussolini khỏi nơi giam giữ đặc biệt ở Abruzzi Apennines. Ngay sau đó, ông ta được dựng lên đứng đầu nước cộng hoà bù nhìn Salo ở miền bắc Italy khi Đức Quốc xã chiếm khu vực này tháng 9/1943. Ngày 11/10/1943, chính phủ Italy do Badoglio lãnh đạo tuyên chiến với Berlin.

Đoạn kết nhục nhã

Ngày 27/4/1945, Mussolini bị du kích quân phát hiện tại trạm kiểm soát ở Dongo, gần hồ Como, khi đang cùng người tình là Clara Petacci trốn sang Thuỵ Sỹ. Ông ta mặc một chiếc áo bành tô kiểu Đức để che đi bộ quân phục của mình và ngồi sau một chiếc xe tải lẫn trong đoàn xe Đức.

Một ngày sau, du kích quân thuộc Lực lượng kháng chiến Italy quyết định hành quyết Mussolini và Petacci cùng 16 thuộc hạ. Ngày 29/4, họ cho chuyển xác những người này tới Milan và treo ngược trên quảng trường để mọi người chứng kiến. Sở dĩ xác Mussolini được đưa về Milan vì thành phố này là nơi ông ta lập ra phong trào phát xít đầu tiên tại châu Âu mang tên Fasci di Combattimento năm 1919.

Một phụ nữ đã cầm súng bắn 5 phát đạn vào xác Mussolini để trả thù cho 5 đứa con bị sát hại của bà. Nhiều người qua đường khác thì nhổ nước bọt vào những cái xác đang bị treo ngược để bày tỏ sự khinh bỉ.

Khi chính quyền Mussolini sụp đổ, sự xung đột giữa các đảng phái chính trị tại Italy đã dẫn đến một cuộc nội chiến từ 1943 đến 1945. Cuộc chiến này vẫn chưa kết thúc và kéo dài thêm 3 năm kể từ sau khi Mussolini bị hành quyết và Chiến tranh thế giới lần thứ hai đã chấm dứt. Năm 1946, người Italy bỏ phiếu quyết định giải tán chế độ quân chủ và một đến năm 1948 thì cuộc bầu cử chính trị đầu tiên trong lịch sử được tổ chức, mở ra một kỷ nguyên mới tại Italy.

http://10.img.v4.skyrock.net/106/melsphk04/pics/2149339829_1.jpg
Xác Mussolini và người tình bị treo tại Milan.

Đình Chính (theo Enigma, BBC)