PDA

View Full Version : BỎ THÂN MẠNG vì NỬA BÀI KỆ PHẬT PHÁP



Sông Xanh
05-13-2009, 12:22 AM
http://farm1.static.flickr.com/31/61062095_3e8b5ba563.jpg

Pad, Sweet Pad, Photo by Timothy K Hamilton

BỎ THÂN MẠNG vì NỬA BÀI KỆ PHẬT PHÁP

Khi Đức Phật còn đang ở trong nhân địa–có nghĩa là khi đang còn tu đạo, trước khi thành Phật–ngài gặp con quỷ dạ-xoa, nó nói:


Chư hành vô thường 諸行無常
Thị sanh diệt pháp. 是生滅法

(Các hành vô thường
Là pháp sinh diệt)

Nó chỉ nói chừng đó rồi ngừng. Đức Phật nhận ra đó là Phật pháp nên cầu khẩn, “Thưa Dạ-xoa, ngài vừa đọc bài kệ đúng với Phật pháp, nhưng ngài chỉ đọc có một dòng, còn một dòng nữa. Xin ngài cho tôi được nghe tiếp?”

Dạ-xoa nói, “Ông muốn nghe kệ. Nhưng đến lúc ta đói. Lâu nay chưa có gì để ăn. Ta rất muốn đọc bài kệ cho ông, nhưng chẳng còn chút sức lực nào để đọc.” Đức Phật liền hỏi, “Ngài muốn ăn thứ gì? Tôi sẽ mang đến ngay.”

Quỷ dạ-xoa đáp, “Ông không thể kiếm ra đồ cho ta ăn được đâu.”

Đức Phật hỏi, “Sao không?”

“Vì ta ăn thịt người, mà quanh đây chẳng có ai. Mà dù có người ở đây, ông cũng đâu có quyền đem họ đến cho ta ăn.”

Đức Phật nói, “À! Chỉ là như vậy, Được rồi, hãy nói pháp cho tôi nghe đi, tôi sẽ để cho ngài ăn thịt. Ngài có thể ăn thịt thân tôi.”

Quỷ dạ-xoa hỏi, “Ông có thể từ bỏ thân mạng mình?”

Đức Phật đáp, “Vì Phật pháp, tôi có thể quên thân mình. Dĩ nhiên, tôi có thể xả bỏ thân mạng. Ngài hãy nói câu kệ ấy đi. Khi ngài nói xong, ngài có thể ăn thịt tôi.”

Quỷ dạ-xoa nheo mắt lại. Hỏi, “Ông có lừa tôi không? Sau khi tôi nói kệ xong, ông không được đổi ý, phải giao thân mạng cho tôi ăn thịt.”

Đức Phật nói, “Tất nhiên rồi! Đừng lo. Sau khi ngài nói kệ xong, khi tôi đã thuộc lòng rồi, tôi sẽ giao thân mạng cho ngài.”

Rồi quỷ dạ-xoa nói hai câu kệ tiếp theo:


Sinh diệt diệt dĩ 生滅滅已
Tỉch diệt vi lạc 滅寂為樂

(Sinh diệt hết rồi
Tịch diệt là vui.)

Rồi quỷ dạ-xoa nói, “Tôi nói xong rồi đó. Hãy đến đây cho ta ăn thịt.”

Đức Phật nói, “Đợi một lát. Đừng ăn tôi vội.”

Quỷ dạ-xoa nói, “Sao? Ta biết ông nuốt lời hứa. Nhưng không thể như vậy được. Ta phải đối xử mất lịch sự với ông mất.”

Đức Phật nói, “Tôi không nuốt lời hứa. Hãy đợi khi tôi viết xong bài kệ này đã, rồi ông có thể ăn thịt tôi. Để khi tôi có mất mạng rồi, thì vẫn còn lưu lại Phật pháp cho người sau nương nhờ đó mà tu học. Thế xin ngài hãy đợi một lát.”

“Tốt!” quỷ dạ-xoa nói, “Hãy viết đi!”

Đức Phật khắc các dòng kệ nầy lên vỏ của thân cây.

Ngay khi quỷ dạ-xoa thấy Đức Phật vừa khắc xong, liền hỏi, “Nào bây giờ tôi có thể ăn thịt ông được rồi chứ?”

“Đợi thêm một lát nữa,” Đức Phật nói.

“Ông đã khắc bài kệ lên cây rồi, mọi người có thể đọc được. Ông còn nmuốn gì nữa? Còn bắt tôi đợi ông làm gì nữa?”

Đức Phật đáp, “Tôi nghĩ rằng bài kệ khắc trên vỏ cây không tồn tại lâu, Xin đợi một chút để tôi khắc lên đá, nó sẽ tồn tại lâu hơn. Rồi ông hãy ăn.”

Quỷ dạ-xoa nói, “Được rồi, ông viện thật nhiều lý do. Chỉ muốn trì hoãn đó thôi. Cứ làm đi.”

Đức Phật tìm một tảng đá và khắc bài kệ lên. Rồi mời dạ-xoa, “Tôi đã xong việc, ngài có thể sử dụng thân mạng tôi.”

Quỷ dạ-xoa nói, “Thực chứ? Ông thực sự để tôi ăn thịt ông đấy chứ?” Rồi dạ-xoa há miệng ra như để ăn, nhưng đột nhiên bay vào hư không và biến lên trời. Đó thực ra là thiện thần được phái đến để trắc nghiệm Đức Phật để xem lòng thành đối với giáo pháp của ngài. Và Đức Phật Thích-ca Mâu-ni đã chứng tỏ tâm thành của mình. Ngài thực sự không tiếc thân mạng mình để tìm cầu giáo pháp. Ngài đã hy sinh thân mạng mình để duy trì Phật pháp. Trong đời quá khứ, Đức Phật đã từng từ bỏ thân mình vì nửa bài kệ.

Hãy xem lại chúng ta ngày hôm nay. Chúng ta học kinh và nghe giảng pháp, nhưng chúng ta không hiểu được gì nhiều, thế nên nghĩ rằng tốt hơn là nên về nghỉ. Thật là lười biếng! Tại sao Đức Phật Thích-ca Mâu-ni thành Phật? Vì ngài dám quên thân mình để cầu pháp. Ngài bất chấp mọi thứ khác chỉ để vì Phật pháp, ngài chẳng cần gì cả. Nếu quý vị thực sự thành tâm với giáo pháp, quý vị sẽ thành tâm tìm cầu Phật pháp đến mức có thể bỏ qua mọi thứ–ngay cả những việc quý vị nghĩ rằng khó có thể làm được.

Trích từ

KINH THỦ LĂNG NGHIÊM cuốn 4
TUYÊN HÓA THƯỢNG NHÂN giảng thuật

TLN1: http://www.bodehai2.com/media/KinhThuLangNghiem/TLN1.doc
TLN2: http://www.bodehai2.com/media/KinhThuLangNghiem/TLN2.doc
TLN3: http://www.bodehai2.com/media/KinhThuLangNghiem/TLN3.doc
TLN4: http://www.bodehai2.com/media/KinhThuLangNghiem/TLN4.doc
TLN5: http://www.bodehai2.com/media/KinhThuLangN...m/TLN5_dICH.doc (http://www.bodehai2.com/media/KinhThuLangNghiem/TLN5_dICH.doc)
TLN6: http://www.bodehai2.com/media/KinhThuLangN...TLN_6_dICH1.doc (http://www.bodehai2.com/media/KinhThuLangNghiem/TLN_6_dICH1.doc)

AUDIO TLN1: http://www.lotuspro.net/MP3/Thulangnghiem-TH.htm