PDA

View Full Version : Cúm A/H1N1:



suongkhoimay
05-06-2009, 12:07 PM
06/05/09

Cúm heo lan truyền ở Mỹ


http://www.bbc.co.uk/worldservice/assets/images/2009/05/04/090504094156_swineflu_masksales_466262.jpg
Hai nước láng giềng Mexico và Hoa Kỳ có nhiều ca mắc bệnh nhất

Các quan chức y tế Hoa Kỳ khẳng định nước này đã có khoảng 226 ca cúm heo tại 30 tiểu bang, và người ta dự kiến số ca mắc bệnh còn gia tăng.

Họ cho biết đa phần các ca bệnh là nhẹ và việc lan truyền cũng không tồi tệ hơn so với việc lây lan bệnh cúm thông thường.

Tổ chức Y tế Thế giới, WHO, nói mối nguy chưa phải đã qua.

Mexico, nơi dịch cúm bùng phát, nói các ca nhiễm mới đã giảm và giới chức sẽ quyết định có cho phép mở cửa lại các trường học hay không.

Trung Quốc đã cách ly hơn 70 người Mexico, làm bùng lên tranh cãi giữa hai nước.

Tuy không nêu đích danh Trung Quốc, Tổng thống Mexico Felipe Calderon nói các nước "đang có các biện pháp mang tính phân biệt đối xử chỉ vì không hiểu biết".

Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói biện pháp này là "thuần túy chỉ là vấn đề cách ly y tế" chứ không phải hành động phân biệt.

Hầu như trên toàn nước Mỹ bây giờ đã có virus này lan truyền. Điều này không có nghĩa là tất cả mọi người đều bị lây bệnh

Bác sĩ Anne Schuchat

Khoảng hơn 100 người Mexico được cho là đã thiệt mạng vì cúm heo, mặc dù cho tới nay người ta mới khẳng định 25 ca.

Tổ chức Y tế Thế giới nói hôm thứ Hai là đã có 985 trường hợp nhiễm cúm được báo cáo chính thức từ 20 quốc gia.

Việc lan truyền từ người sang người mới chỉ được khẳng định tại sáu quốc gia.

Trong các diễn biến khác:

* Truyền thông Thổ Nhĩ Kỳ cho biết một bệnh nhân đã thiệt mạng vì cúm heo ở tỉnh Antalya ở miền nam, nhưng người phát ngôn của bệnh viện bác bỏ tin này với hãng Reuters.
* Ai Cập nói họ sẽ tiếp tục giết lợn để phòng ngừa dịch cúm, sau khi có các vụ đụng độ hôm Chủ Nhật với các nông dân nuôi lợn làm 12 người bị thương.
* Hãng AFP cho biết Pháp mới khẳng định có thêm hai ca cúm heo.

"Chưa hết nguy hiểm"

Tại Mỹ, số lượng các ca nhiễm cúm heo đã tăng từ 160 lên 226. Các quan chức nói đó là do kết quả xét nghiệm bây giờ mới được đưa ra, chứ không phải số lượng các ca mắc bệnh đột nhiên tăng.

Tuy nhiên, một chuyên gia từ trung tâm phòng ngừa và kiểm soát bệnh của Mỹ nói virus cúm heo lan truyền tương đối nhanh.

http://www.bbc.co.uk/worldservice/assets/images/2009/05/04/090504094148_swineflu_beach226ap.jpg
Nhiều người dân dùng khẩu trang đề phòng

Bác sĩ Anne Schuchat nói: "Hầu như trên toàn nước Mỹ bây giờ đã có virus này lan truyền.

"Điều này không có nghĩa là tất cả mọi người đều bị lây bệnh, mà virus chỉ đến từng cộng đồng".

Bà nói tin tốt lành là đa phần các ca mắc bệnh đều nhẹ, mặc dù một em bé đến từ Mexico đã thiệt mạng.

Bác sĩ Schuchat nói mặc dù bà cho rằng các ca bệnh sẽ trở nên nghiêm trọng hơn và có thể dẫn đến tử vong, điều này là không quá bất thường vì mỗi năm, trên toàn nước Mỹ có khoảng 36 ngàn người chết vì cúm thông thường.

Tuy nhiên, bà cảnh báo rằng nước Mỹ chưa phải đã qua khỏi cơn nguy hiểm.

Tổ chức Y tế thế giới nói giới chức các nước không được lơ là phòng vệ và đối phó với dịch cúm bùng phát

suongkhoimay
05-06-2009, 01:26 PM
Người thứ 2 tử vong ở Mỹ, Hàn Quốc có ca lây từ người sang người

(Dân trí) - Chính quyền Mỹ vừa thông báo có ca thứ hai chết do cúm A/H1N1, trong khi ở châu Á, Hàn Quốc xác nhận ca nhiễm bệnh thứ hai và cũng là trường hợp lây từ người sang người đầu tiên tại châu Á.

http://images7.dantri.com.vn/Uploaded/2009/05/06/cuma659.jpg

Trường hợp lây từ người sang người đầu tiên tại châu Á

Đây là trường hợp một nữ tu đã tiếp xúc với bệnh nhân thứ nhất, vốn bị nhiễm virus cúm A/H1N1 khi từ Mexico trở về. Trường hợp này đã được các quan chức Hàn Quốc chính thức xác nhận hôm qua.

Các xét nhiệm đối với nữ tu 44 tuổi này, người không hề đến Mexico, cho thấy bệnh nhân đã nhiễm cúm A/H1N1. Nữ tu này ở cùng phòng với trường hợp được khẳng định nhiễm bệnh đầu tiên tại Hàn Quốc hôm 2/5. Như vậy, hiện Hàn Quốc đã có 2 ca nhiễm bệnh và một ca “nhiều khả năng dương tính”.

Anh cũng ghi nhận 9 bệnh nhân mới trong đó có 7 người không hề đặt chân đến Mexico mà bị lây từ các bệnh nhân khác. Trong tuyên bố đưa ra hôm qua, bác sĩ Keiji Fukuda, Trợ lý Tổng giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), nhấn mạnh lợn chưa phải là sự nguy hiểm cho con người trong lúc này. Mối nguy nằm ở chỗ bệnh này lan truyền từ người này sang người khác.

Theo thống kê mới nhất của WHO, số bệnh nhân bị nhiễm virus cúm A/H1N1 trên toàn cầu đã tăng lên hơn 1.300 người trên 22 quốc gia. Mexico vẫn là nước có số bệnh nhân cao nhất với hơn một nửa số người bị nhiễm.

Tin mừng là sau khi xác nhận 26 trường hợp tử vong do virus cúm này, không có thêm trường hợp nào tử vong ở Mexico từ hôm 29/4. Tuy nhiên, dịch bệnh đã gây thiệt hại cho nước này ít nhất 2,2 tỷ USD, nặng nhất là đối với doanh nghiệp nhỏ và ngành du lịch. Mexico vừa công bố gói kích thích kinh tế 1,3 tỷ USD.

Trong khi đó, Bộ trưởng Y tế Mexico Jose Cordova tin tưởng rằng hầu hết các sinh hoạt kinh tế của Mexico sẽ trở lại bình thường vào ngày hôm nay, 6/5, và dịch cúm A/H1N1 đang dịu bớt.

Ca tử vong thứ hai ở Mỹ

Trường hợp này là tại bang Texas. Các quan chức y tế địa phương xác nhận một phụ nữ nhiễm cúm A/H1N1 đã chết hồi đầu tuần này.

“Một phụ nữ từ hạt Cameron, người trong tình trạng sức khoẻ rất xấu, đã chết trong tuần này”, Cơ quan Y tế Texas công bố trên trang web của bang. Đây là trường hợp tử vong thứ hai do dịch cúm A/H1N1 kể từ sau ca đầu tiên là một trẻ sơ sinh người Mexico đến Mỹ hồi đầu tháng này.

WHO nói rằng có những e ngại là virus A/H1N1 có thể di chuyển từ vùng Bắc bán cầu xuống vùng Nam bán cầu, nơi bệnh cúm thường hoành hành vào lúc mùa đông đang đến gần.

Theo bác sĩ Keiji Fukuda, đa số các ca cúm A/H1N1 xảy ra ở Bắc Mỹ như Mexico, Mỹ và Canada, nhưng có vài trường hợp loại virus này đi về hướng nam, và một vài trường hợp lây lan đã xảy ra tại châu Âu và châu Á do có sự di chuyển của người du hành. Virus này đã lan tới Colombia, lần đầu tiên được xác nhận tại khu vực Nam Mỹ.

Bác sĩ Fukuda khuyến cáo tất cả các quốc gia trên thế giới cần cảnh giác và tiếp tục theo dõi tình hình, trong khi trong tuyên bố mới nhất, các nhà khoa học ủng hộ khuyến cáo của WHO, cho rằng cúm A/H1N1 có thể lại bùng phát với mức độ nguy hiểm hơn.

Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki-Moon cũng cảnh báo là nên tránh những phản ứng thái quá đối với virus A/H1N1, kể cả chuyện hạn chế không cần thiết việc đi lại hoặc cấm bán một số loại thức ăn nào đó. Ông nhấn mạnh những phản ứng thái quá như vậy gây tai hại cho kế sinh nhai và an sinh của nhiều triệu người trên thế giới. Nhưng mặc dù đã có thông tin này, vẫn có đến 20 quốc gia cấm nhập thịt heo và các loại thịt khác.

Nguyễn Viết
Tổng hợp

suongkhoimay
05-06-2009, 01:31 PM
Bí ẩn cúm A/H1N1: Vì sao hầu hết các trường hợp tử vong đều ở Mexico?

Sau nhiều ngày dịch cúm A/H1N1 bùng phát ở Mexico và hiện đang lây lan sang nhiều nước trên thế giới, một câu hỏi vẫn làm đau đầu các chuyên gia: Đó là vì sao hầu hết các trường hợp tử vong lại chỉ ở Mexico?

http://images7.dantri.com.vn/Uploaded/2009/05/04/mexico040509.jpg
Người Mexico City xếp hàng để chờ xét nghiệm virut cúm A/H1N1 tại một bệnh viện di động.

Mexico dường như đang phải gánh chịu đợt bùng phát dịch rất khác và đáng sợ hơn nhiều so với phần còn lại của thế giới. Hơn 2.000 trường hợp bị nghi nhiễm cúm đã được thông báo ở rất nhiều bang trên khắp đất nước Mexico, và với hơn 150 người tử vong. Những con số này tuy nhiên chỉ là sơ bộ và ước tính sẽ tăng lên khi các mẫu máu của bệnh nhân Mexico tiếp tục được xét nghiệm. Do thiếu các phòng thí nghiệm có đủ khả năng nên cho đến nay nhiều trường hợp bị tình nghi ở Mexico chưa thể khẳng định được.

Hôm thứ ba vừa qua, chính quyền Mexico City đã yêu cầu các phòng tập, sàn nhảy, rạp chiếu phim và tất cả các quán ăn tại chỗ (loại trừ các quán bán đồ ăn mang đi) phải đóng cửa cho tới ngày 6/5 này, trong nỗ lực nhằm hạn chế sự tập trung đông người ở nơi công cộng và lây lan của virut cúm.

Và trong khi các nhà dịch tễ học đổ về Mexico để “lần theo dấu chân” của loại virut cúm gây chết người này, thì một câu hỏi lớn vẫn còn đó: Vì sao dịch bệnh này có vẻ như gây tử vong ở Mexico lớn hơn nhiều bất kỳ nơi nào trên thế giới? “Đây sẽ là vấn đề chính cần phải nghiên cứu và tập trung đến”, Keiji Fukuda, quyền tổng giám đốc về y tế, an toàn, và môi trường của Tổ chức y tế thế giới (WHO) cho hay. “Nhưng cho đến nay chúng ta vẫn chưa thể nói vì sao lại có sự khác biệt”.

Ngày 29/4, WHO triệu tập một đoàn chuyên gia nhằm tìm ra câu trả lời cho vấn đề này. Tuy nhiên, có một cách để bắt đầu, đó là nhìn vào nơi virut xuất phát. Các nhà dịch tễ học có vẻ như đã tìm ra nơi “khởi nguồn”. Đó là thị trấn Perote, ở bang Veracruz, dọc Vịnh Mexico. Nơi đây có một trang trại lợn rộng lớn, thuộc quyền sở hữu của công ty Smithfield Foods của Mỹ. Các trường hợp giống nhiễm cúm đã bắt đầu xuất hiện tại đây từ đầu tháng 4, trước khi trường hợp đầu tiên được khẳng định tại Mexico vào ngày 13/4.

Nhưng có một sự thật là, mặc dù loại virut mới được ám chỉ đến cúm lợn, các nhà nghiên cứu cho đến giờ vẫn chưa biết chắc virut A/H1N1 có thực sự bắt nguồn từ lợn hay không. Cho đến nay không có bằng chứng nào cho thấy lợn bị nhiễm bệnh ở cả Mexico và Mỹ. Và mới đây nhất, Canada công bố đàn lợn đầu tiên ở một trang trại bị nhiễm virut A/H1N1 là do lây từ một công nhân trong trang trại bị nhiễm bệnh.

“Khởi thủy” cho các virut cúm trên thực tế đều là từ chim hoang dã, những loài có thể truyền bệnh sang chim nhà và người, giống như chúng ta đã chứng kiến ở cúm gia cầm H5N1 tại châu Á, và sang lợn. Và theo các chuyên gia, lợn lại là “chất liệu” đặc biệt tốt cho sự pha trộn về mặt sinh học, bởi chúng có thể bị nhiễm cả virut cúm gia cầm, lợn và cúm người; cung cấp môi trường tốt cho những virut này biến đổi gen, tạo ra những dòng hoàn toàn mới.

Và đó có thể là những gì đã xảy ra với virut cúm A/H1N1, virut chứa các gen của cả virut cúm lợn, cúm gia cầm và cúm người. “Khi có sự tập trung lớn của các trang trại lợn, người, chim hoang dã và gia cầm, những điều như thế này chắc chắn xảy ra”, Peter Daszak, chủ tịch của Wildlife Trust và là một chuyên gia về bệnh dịch mới cho biết.

Trong những năm gần đây, kể từ khi cúm gia cầm H5N1 đầu tiên xuất hiện, giới chức y tế đã tập trung chủ yếu vào châu Á, như là “nguồn sản sinh” ra virut cúm có thể gây ra đại dịch tiếp theo đối với thế giới. Nhưng Daszak chỉ ra rằng Mexico, nơi người, lợn và gia cầm có thể sống quá gần nhau, là một điểm nóng cho virut mới đã bị bỏ sót.

Khi có sự khác biệt về mức độ nguy hiểm giữa các trường hợp nhiễm cúm ở Mexico và Mỹ, nhiều người cho rằng có thể có những loại virut khác nhau ảnh hưởng tới hai nước. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu đã nghiên cứu virut ở cả các nạn nhân tại Mỹ và Mexico và đi đến kết luận: “Chúng tôi không thấy sự khác biệt nào ở các virut cúm gây ảnh hưởng ở những người nhiễm bệnh nặng và những người nhiễm bệnh nhẹ hơn”, Fukuad cho hay. Và thậm chí nếu có sự khác biệt về gen, thì tình hình cũng không sáng sủa hơn, vì các nhà khoa học hiện vẫn không biết chính xác các gen đó có tác động gì đối với virut cúm.

Hầu hết trường hợp tử vong xảy ra ở Mexico cũng có thể được quy cho một số vấn đề y tế hoặc một nhân tố đồng ảnh hưởng chưa biết khác, không có ở các trường hợp tại Mỹ. Howard Markel, bác sỹ, giám đốc trung tâm lịch sử y khoa ở Đại học Michigan cho rằng những người đã chết ở Mexico có thể đã có “một đồng nhân tố khác”, ví dụ như uống thuốc hay có sự lây nhiễm sẵn có từ trước, khiến cho họ mắc bệnh nặng hơn. Và cũng có thể những người tử vong có một nhân tố về gen nào đó. Ngoài ra, cũng có “những nhân tố làm phực tạp thêm” như chế độ ăn ở kém, đông đúc. Và ông nhấn mạnh “vào thế kỷ 19 cúm được gọi là bệnh do đông người”. Nhưng điều này cũng cần phải tìm hiểu thêm.

Một khả năng nữa xảy ra là, virut cúm A/H1N1 bắt đầu xuất hiện ở Mexico đặc biệt nguy hiểm, rồi virut này tiến hóa trở thành loại virut ít nguy hiểm hơn vào thời điểm nó vượt qua biên giới sang Mỹ cùng các nước khác. Đây không phải là một cách thức tiến hóa bất thường, bởi virut gây chết nhiều người không thể sống sót nếu nó giết chết “vật chủ” của mình trước khi có cơ hội lây lan. “Điều này hoàn toàn bình thường. Trong các đại dịch thường thấy sự trao đổi, thỏa thuận giữa khả năng gây tử vong cao và khả năng truyền bệnh”, Steven Kleiboeker, một nhà virut học và quan chức khoa học cấp cao của Các phòng thí nghiệm ViraCor, cho biết.

Virut A/H1N1 có thể tự suy yếu dần khi nó truyền từ người này sang người khác, để trở nên dễ lây nhiễm hơn nhưng cũng ít nguy hiểm hơn.

Tuy nhiên, WHO cho biết cho đến nay, virut A/H1N1 có vẻ như khá ổn định trong suốt quá trình lây truyền, vì vậy có thể nó không bị suy yếu nhiều. Song mức độ khá yếu hiện nay của virut A/H1N1 không có nghĩa là sau này nó không trở lại và không nguy hiểm nữa. Bằng chứng là đại dịch cúm năm 1918 đã cướp đi sinh mạng của ít nhất 50 triệu người trên khắp thế giới. Khi mùa cúm kết thúc ở bắc bán cầu, các trường hợp nhiễm cúm mới ở Mỹ giảm một cách tự nhiên. Nhưng dòng cúm mới có thể tiếp tục lây lan mạnh ở nam bán cầu, hiện đang vào mùa cúm, và sau đó sẽ trở lại bắc bán cầu vào mùa đông tới. Song trong thời điểm hiện nay, bất kỳ kết luận nào cũng được cho là quá sớm.


Phan Anh
Theo Time, CNN

suongkhoimay
05-12-2009, 01:27 PM
WHO cảnh báo dịch cúm A/H1N1 sẽ mạnh hơn bao giờ hết

(Dân trí) - Người đứng đầu Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cảnh báo dịch cúm A/H1N1 có thể tái phát trở lại “nguy hiểm hơn bao giờ hết”, cho dù những thông tin trong hai ngày nay cho thấy mối nguy hiểm của nó dường như có chiều hướng giảm dần.

http://images7.dantri.com.vn/Uploaded/2009/05/04/e35cuma459.jpg
Cảnh sát bên ngoài một khách sạn ở Mexico.

Cảnh báo trên được đưa ra ngay trước khi kênh truyền hình CNN hôm nay cho biết có một ca tử vong nghi là do dịch cúm này ở tỉnh Antalya thuộc miền Nam Thổ Nhĩ Kỳ. Tuy nhiên, cơ quan y tế Thổ Nhĩ Kỳ đã bác bỏ tin này.

Trả lời phỏng vấn tờ Financial Times của Anh, Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Magaret Chan cảnh báo dịch cúm A/H1N1 có thể tái bùng phát mạnh mẽ hơn bao giờ hết.

Theo bà Chan, tỷ lệ các ca tử vong giảm không có nghĩa là thời kỳ tồi tệ nhất đã qua, mà đợt bùng phát thứ hai của dịch bệnh này “sẽ là sự bùng phát trở lại khủng khiếp nhất của mọi sự bùng phát mà thế giới đã đối mặt trong thế kỷ 21. “Tôi hy vọng virut cúm đã "xì hơi", vì nếu không, chúng ta sẽ phải đối đầu với một đợt bùng phát lớn”.

Bà cảnh báo dịch cúm theo mùa tại Bắc Bán cầu kết thúc có nghĩa là đợt bùng phát ban đầu có thể ở mức nhẹ, nhưng đợt bùng phát tiếp theo sẽ gây chết chóc nhiều hơn. Bà kêu gọi các chính phủ cảnh giác trước nguy cơ nghiêm trọng này.

Bà Chan đưa ra tuyên bố trên gần như cùng lúc Tổng thống Mexico Felipe Calderon lạc quan loan báo nước này đã có thể khống chế dịch cúm A/H1N1. “Chúng ta đang ở vị thế chiến thắng virut cúm A/H1N1”, ông nói trên truyền hình. “Chúng ta có thể ít nhất là đã giảm tốc độ lây nhiễm của virut này để kiềm chế dịch bệnh”.

Cúm A/H1N1 đến giờ này đã khiến 23 người chết và lây nhiễm sang 1.024 người trên khắp thế giới. Riêng tại Mexico, 590 đã bị ốm và 22 người đã được xác định tử vong do dịch cúm này. Canada đứng thứ ba sau Mỹ và Mexico với 101 người nhiễm bệnh.

Vấn đề hiện nay là dịch cúm A/H1N1 cũng còn nhiều bí ẩn ngay với cả các nhà khoa học ở Mexico và Mỹ. Một số nhà dịch tễ học của Anh còn nêu giả thiết là việc nhiều trường hợp cúm được phát hiện trước khi dịch bệnh bùng phát ở Mexico cho thấy là có thể ổ virut cúm mới không phải xuất phát từ Mexico, mà thật ra là từ Mỹ.

Nguyễn Viết
Theo AFP, Reuters