PDA

View Full Version : K - Kitô hữu và cầu nguyện



Dan Lee
05-03-2009, 10:12 PM
Kitô hữu và cầu nguyện


Cầu nguyện là sự gắn bó trong mối quan hệ giữa con người và Thiên Chúa. Đó cũng là sự biểu đạt tình yêu Thiên Chúa nơi mỗi người. Cầu nguyện là căn tính của đời sống Kitô hữu. Đối với một tín hữu, nếu không có cầu nguyện, đời sống sẽ rơi vào tình trạng khô khan. Tuy nhiên, cầu nguyện không phải là dễ dàng. Nỗi buồn phiền, sự chán nản, việc lặp đi lặp lại, hay dường như một thói quen có thể làm cho chúng ta khó cầu nguyện.

Việc trò chuyện với Thiên Chúa được ví như cuộc trò chuyện của nhân loại: không phải là vô bổ. Những ai cầu xin tưởng rằng Thiên Chúa không nhận lời kêu xin của mình, trái lại Thiên Chúa nhìn họ một cách trìu mến. Lặp đi lặp lại một lời cầu nguyện, suy gẫm trong lòng, cảm nghiệm nó với tất cả sự thích thú, rung cảm với lời cầu nguyện ấy để nó trở thành hơi thở, khi đó sẽ bước vào sự huyền nhiệm của sự đối thoại giữa Thiên Chúa và con người. Đó là tự để được dẫn dắt theo từng nhịp bước vào trong một tri thức của màu nhiệm Thiên Chúa. Thông thường cuộc đối thoại với Thiên Chúa là hành vi trong thinh lặng, đấy không phải là thử thách. Tuy nhiên, thánh Têrêsa nói rằng chính trong sự thinh lặng mang lại cho chúng ta sự mau mắn,

sự từ bỏ theo đức tin và trong tinh thần phó thác, và qua đó chúng ta mới có thể đến gần được với Thiên Chúa.

Cầu nguyện mang những dạng thức khác nhau tùy thuộc vào thời gian, không gian, công việc và những mối bận tâm của mỗi người, nền văn hóa và kinh nghiệm sống. Có thể là cầu nguyện tự phát mỗi ngày, có thể mượn những tâm tình trong Kinh Thánh. Người ta có thể cầu nguyện cách cá nhân hay tham dự cùng với cộng đoàn.

Các đan sĩ cũng như những nữ tu chiêm niệm cách riêng, và các bậc tu sĩ, linh mục, giáo dân nói chung, duy trì nhịp độ cầu nguyện theo từng thời khắc khác nhau trong ngày bằng ý cầu nguyện của Giáo Hội hay là bằng các Giờ Kinh Phụng Vụ.

Được phân chia thành bốn tuần, các thánh vịnh và thánh ca Cựu Ước là lời cầu nguyện của Giáo Hội. Trước khi được viết ra, lời thánh vịnh là tiếng kêu xin. Đó là tiếng gọi, lời thầm thĩ, sự van nài thốt lên từ một cõi lòng khi gặp thử thách. Trong các thánh vịnh, dân Israel nói với Thiên Chúa mỗi khi họ sa ngã phạm tội, hay khi bị ngập tràn thử thách hay khi trong tâm trạng vui mừng sau một chiến thắng.

(dịch từ: La prière pour les Catholiques)

La prière pour les catholiques

La prière dit l'attachement de la relation entre l'homme et Dieu. Elle est l'expression de l'amour de Dieu en chaque homme. La prière est essentielle à la vie des chrétiens.

Pour un chrétien, une vie sans prière prend le risque de devenir aride. Mais prier, ce n'est pas simple. L'ennui, le découragement, la répétition ou l'habitude peuvent rendre la prière difficile.

La communication de Dieu est souvent comparée à la communication humaine: il n'en est rien. Celui qui prie, pense que Dieu reste sourd à sa prière, alors que Dieu le regarde toujours avec amour. Répéter une prière, la méditer, en éprouver toute la saveur, vibrer avec elle, pour qu'elle devienne comme une respiration, c'est entrer dans le mystère du dialogue entre Dieu et l'homme. C'est se laisser guider pas à pas dans une meilleure connaissance du mystère de Dieu. Souvent, le dialogue avec Dieu est surtout fait de silence, ce qui n'est pas très gratifiant. Pourtant, Sainte Thérèse nous dit que c'est dans le silence que l'on se rend disponible, qu'en s'abandonnant avec confiance et foi, on peut s'approcher de Dieu.

La prière prend une forme différente selon le temps, les lieux, les occupations et préoccupations de chacun, la culture et les expériences vécues. La prière peut naître spontanément avec des mots de tous les jours; elle emprunte également ceux des Écritures. Elle peut être personnelle ou communautaire.

Les moines et moniales, mais aussi les religieux (ses), prêtres, laïcs, chrétiens ordinaires, rythment leurs journées par la prière de l'Église ou "Liturgie des Heures".

Répartis sur quatre semaines, les psaumes constituent le cœur de la prière de l'Église. Le psaume, c'est un cri avant d'être un écrit. C'est une voix qui appelle, murmure, invoque, c'est un corps qui plie sous le poids de l'épreuve. Dans les psaumes, le peuple d'Israël parle à Dieu quand il est plongé dans la culpabilité après une faute, submergé par des épreuves et quand il est dans la joie après une victoire.

Lm. Giuse Vũ Tiến Tặng