PDA

View Full Version : KHÔNG BIẾT LẠY PHẬT - THẦY của QUÍ VỊ NGU DỐT



Sông Xanh
04-30-2009, 01:49 AM
Nguồn: http://www.dharmasite.net/sf/teach/teach2-2.html

KHÔNG BIẾT LẠY PHẬT - THẦY của QUÍ VỊ NGU DỐT

http://www.dharmasite.net/sf/photos/teach2-bow1.jpg

Khi quý vị lạy Phật, đừng đứng ở phía giữa, bởi vì đó là chỗ dành cho Thầy Trụ Trì. Hãy đứng lễ lạy ở một bên.

Bất cứ khi nào đi đến Chùa, quý vị nên khiêm tốn. Đừng kiêu ngạo. Quý vị nên cảm thấy rằng những người khác đều tốt hơn mình, và quý vị có nhiều điều để học từ họ. Ví dụ, khi quý vị lạy Phật, đừng đứng ở phía giữa, bởi vì đó là chỗ dành cho Thầy Trụ Trì. Hãy đứng lễ lạy ở một bên. Đừng làm người khác thấy quý vị và nghĩ rằng: Ồ, Thầy của quý vị thật ngu dốt. Ông ta không dạy cho quý vì cái gì cả. Ngay đến lạy Phật quý vị cũng không biết.”

HOÀ THƯỢNG TUYÊN HÓA
20 tháng 8, 1975
Phật Căn Điền

gioidinhhue
05-02-2009, 06:51 AM
Cẩm Nang Tu Ðạo

Hòa Thượng Quảng Khâm

http://www.dharmasite.net/bdh25/htquangkham.jpg

Hòa Thượng Quảng Khâm



2. Con Ðường Siêu Thoát Của Người Tu

A. Trước và Sau Khi Thọ Giới

anabull2.gif (133 bytes) Chưa hiểu thông Phật Pháp mà đã thọ Giới, thì rất dễ sanh tâm cống cao, ngã mạn.

anabull2.gif (133 bytes) Bạn chớ mù mù mờ mờ xuất gia, rồi mù mù mờ mờ thọ Giới. Thọ Giới là vì cầu sám hối, không phải là lết cái thây đi, lết cái thây về.

Khi ở Giới-đàn, bạn hãy ít nói, ít cùng người khác trao đổi (hay phan duyên). Hễ có thì giờ thì hãy lạy Phật, niệm Phật.

anabull2.gif (133 bytes) Ở Giới-đàn, người cầu thọ Giới tới từ mọi nơi, nên luôn luôn đông nghẹt. Phải nhớ rằng, mình đến đây không phải để thi đua với họ xem ai mặc đẹp hơn, ở tốt hơn, hay ăn ngon hơn!

anabull2.gif (133 bytes) Khi đi thọ Giới, nếu bạn chịu khó, nhẫn nại, thì sẽ nhập Ðạo được.

Phàm chuyện gì (ở Giới-đàn) cũng rất đơn giản; bạn chớ cùng kẻ khác so sánh xem ai ăn ngon, ngủ tốt, hoặc chuyện này ra sao, chuyện nọ thế nào... Thọ Giới là lúc học oai nghi, quy củ; chứ không phải là lúc bàn luận, nói chuyện thị phi, tạo khẩu nghiệp.

anabull2.gif (133 bytes) Sau khi đã thọ Giới, bạn phải hoàn toàn khác biệt so với lúc chưa thọ Giới--lấy Giới làm Thầy, làm thêm nhiều khổ-hạnh, quét sạch, sửa đổi hết mọi thói hư tật xấu, dứt tuyệt mọi ý nghĩ xấu ác.

anabull2.gif (133 bytes) Bạn phải luôn thường tụng Giới; như vậy mới không có những thứ ái tình yêu đương lăng nhăng.

anabull2.gif (133 bytes) Có Giới Luật câu thúc, kềm giữ, thì bạn mới không dễ làm điều sai, chuyện quấy.

anabull2.gif (133 bytes) Thọ Giới là thọ sự nhẫn nhục. Khi tai bạn nghe người ta chưởi rủa hay khiêu khích, chọc tức mình, mà bạn chẳng để tâm vào, thì đó chính là Giới.

anabull2.gif (133 bytes) "Giới" là giới nội (tự răn chế mình), chứ không phải là giới ngoại (kềm chế kẻ khác).

Ngay lúc lòng bạn vừa dấy lên một ý niệm xấu ác, bạn hãy dùng Giới Luật để ngăn chận nó lại. Ðó gọi là lấy Giới làm Thầy.

anabull2.gif (133 bytes) Cần phải học thuộc Tỳ-Ni Nhật Dụng và ứng dụng hằng ngày.

B. Vất Bỏ Danh Lợi

anabull2.gif (133 bytes) Khi chưa thọ Giới, vì không biết quy củ, Giới Luật, nên bạn có phạm Giới; đó là không cố ý. Nay đã thọ Giới; hiểu Giới mà phạm Giới, thì đó là cố ý. Tội này nặng lắm. Thọ Giới rồi thì phải giữ Giới, hảy y theo Giới Luật mà tu hành.

anabull2.gif (133 bytes) Thọ Giới không phải là thọ mấy cái giới-ba (cái dấu đốt trên đầu). Giới là ở tâm. Do đó, khi biết mình làm điều gì sai quấy, hãy lập tức sám hối. Khi bạn trì Giới đàng hoàng, thì sẽ không còn tướng (hay quan niệm về) nam nữ nữa.

anabull2.gif (133 bytes) Thọ Giới rồi thì phải đem Giới ra thực hành. Không phải thọ Giới xong là lên chức Ðại Ðức, Ðại Pháp-sư. Giữa người tu với nhau không hề có sự phân chia cao thấp.

anabull2.gif (133 bytes) Có nhiều kẻ đi thọ Giới lại học được thêm lòng tham lam. Ðến khi về chùa thì trở nên ham hưởng thụ, thích ăn ngon, mặc đẹp, ở chỗ tốt; không còn biết gì về dũng mãnh, tinh tấn nữa.

anabull2.gif (133 bytes) Trong Giới Luật có dạy rõ quy củ của mọi việc, đến cả việc của Thầy Chấp-sự. Bạn phải học, đọc cho thấu đáo, thì mới không dễ phạm sai lầm; và sau này nếu có ra làm chấp-sự, bạn mới làm việc tốt đặng.

anabull2.gif (133 bytes) Giới là để răn chính mình; do đó, cầu sám hối cũng là Giới.

anabull2.gif (133 bytes) Giữ Giới, nhưng đừng đi tới chỗ cực đoan, chấp trước. Nếu không, tuy mình có ý giữ Giới mà kết quả lại là bị Giới đẩy văng đi. Bởi vì, giữ Giới thì không sanh phiền não (làm cho mình hoặc người khác phiền não, đau khổ) và không xung đột với kẻ khác.

anabull2.gif (133 bytes) Khi bạn có tướng mình, tướng người (phân biệt ranh giới giữa tôi và anh, của tôi và của anh), chắc chắn bạn sẽ dễ gặp tranh chấp. Tới chùa xuất gia, không phải là để đấu tranh, cãi vã. Xuất gia thì phải "thống lý đại chúng", hòa hợp với mọi người; được vậy thì ai cũng tốt.

anabull2.gif (133 bytes) Tới chùa xuất gia, không phải là để tranh chấp coi ai đúng ai sai. Thái độ đó rặt là thứ thế tục, lúc nào cũng chia ra mình và người.

anabull2.gif (133 bytes) Ðã xuất gia tu hành thì không cạnh tranh, ganh đua, cũng không cãi vã hơn thua, ít nhiều, đúng sai...; mấy thứ đó toàn là "mùi" danh lợi.

anabull2.gif (133 bytes) Khi Hòa-Thượng nói: "Người xuất gia không được tham danh hám lợi. Vì hễ có lợi tất sẽ có hại, do đó, không được nuôi dưỡng lòng ham muốn danh lợi"; thì có người hỏi: "Vậy như hiện nay, danh tiếng của Sư-Phụ vang lừng bốn biển thì sao?"

Hòa-Thượng trả lời: "Ta cũng không hề hay biết gì tới nó, vì chúng đều là huyễn hóa. Không ai biết gì về mình là hay nhất!"

Người hỏi gật gù: "Ðó mới chính là công phu chân thật!"

C. Ðiều Cái Tâm Này!

anabull2.gif (133 bytes) Bây giờ các bạn tuy đã xuất gia, song các bạn giống như ở tại biển cả mênh mông, tìm không ra lối thoát vậy.

anabull2.gif (133 bytes) Người xuất gia cần phải vô sở cầu (không có mong cầu gì cả) và vô sở trụ (không để cho tâm vướng vào bất kỳ chuyện gì, việc gì, hay quan niệm, tâm trạng, tình cảm gì).

anabull2.gif (133 bytes) Bạn phải tu tánh; tức là sửa đổi tánh nết, thói quen xấu; cũng tức là tu Phật-tánh. Mỗi người, ai cũng có Phật-tánh thanh tịnh; Phật-tánh này chính là Ðạo.

anabull2.gif (133 bytes) Bạn nên tùy thuận tánh tình của kẻ khác (chớ sinh xung đột), hòa hợp với mọi người.

anabull2.gif (133 bytes) Xuất gia là để trị cái tâm lăng xăng như khỉ, sửa cái ý chạy rông như ngựa.

anabull2.gif (133 bytes) Xuất gia thì phải dụng công làm việc trong mọi thời mọi lúc, phải niệm Phật để điều phục cái tâm.

anabull2.gif (133 bytes) Người xuất gia nên niệm Phật cho nhiều, không nhất định là cứ phải ngồi Thiền; bởi vì khi công phu Thiền chưa chín muồi, bạn dễ bị dính vào ma sự.

anabull2.gif (133 bytes) Người xuất gia cần phải xả thân--ai chưởi rủa, hạ nhục, chê bai, dằn vặt, xử tệ..., bạn phải dửng dưng như không. Phải quét sạch sành sanh mọi quan niệm về tự ngã (cái "tôi", của "tôi") thì mới tu hành nổi.

anabull2.gif (133 bytes) Ðã xuất gia rồi, bạn phải dẹp sạch lòng tham lam ăn uống, ngủ nghỉ, ở sướng; như vậy thì bạn mới tu đặng phước, huệ. Ðừng như kẻ tại gia; đầy thứ tham luyến. Tăng là một trong ba viên ngọc (Tam Bảo--Phật, Pháp, Tăng). Do vậy, là Tăng (Ni), bạn phải tu cho giỏi cho tốt; mà duy chỉ có đạm bạc, đơn sơ thì mới có thể tu hành Giới, Ðịnh và Huệ.

anabull2.gif (133 bytes) Chùa là đạo tràng công cộng. Những Tăng, Ni từ các chùa khác lại, nếu họ giữ được quy luật thì đều có thể ở lại chùa để tu.

anabull2.gif (133 bytes) Công hạnh của người xuất gia là tu ở sắc, thọ, tưởng, hành, thức--năm Ấm; tu để khiến chúng đều "không." Do đó, hãy mặc áo vải thô, ăn cơm đạm bạc. Ðiều này không có nghĩa là bạn tuyệt thực, mà nghĩa là ăn đủ no, mặc đủ ấm là tốt rồi; không được tham lam, đua đòi.

anabull2.gif (133 bytes) Về chuyện ăn uống; đối với người xuất gia thì ai cho gì, nấu gì, thì ăn nấy. Không được chấp trước, kén chọn; không được ham ăn, thích ngon. Ðồ ăn ít một tí, hư thiu một chút cũng vẫn ăn. Nếu cứ ham ăn, thích ngon, thì nghiệp của bạn không dễ tiêu trừ đâu. Nếu bạn còn khởi lòng tham ăn, thì luân hồi thoát không lọt! Kỳ thật, thức ăn gì nếu đem thử nghiệm thì cũng có thể tìm ra độc tố. Khi đại-chúng ăn thức gì thì bạn ăn thức nấy là đủ rồi; đừng sinh bực dọc, khó chịu quái ngại đủ chuyện.

anabull2.gif (133 bytes) Người xuất gia đừng bao giờ sợ chết. Chết thì về Tây phương, càng tốt chớ sao!

Người tu cần phải có sức mạnh "biến vạn sự thành vô sự" mới được!

anabull2.gif (133 bytes) Khoác trên mình tấm cà-sa rồi, bạn phải tu đến chỗ không còn bị việc gì làm quái ngại, bận tâm. Không quái ngại, bận tâm về chuyện thế sự; không vướng lòng vào việc nhân tình... Hết thảy mọi sự, hễ quái ngại là thừa.

3. Tự Ðộ

A. Chùa Thập Phương

anabull2.gif (133 bytes) Chùa thì ai cũng có thể tới ở để tu được. Kẻ tới trú phải giữ nội quy do chùa đặt ra. Bạn không được coi mặt người tốt xấu, rồi tự tiện làm theo ý mình, muốn cho ai trú thì trú.

anabull2.gif (133 bytes) Khi có người tới trú ở chùa, bạn không được có tâm phân biệt, so sánh, chuyên môn kể lể chuyện xấu, lỗi lầm của người ấy. Làm vậy, bạn sẽ khiến người tu khó tu. Chỉ cần y tôn trọng, tuân theo nội quy của chùa là đủ rồi.

Ðừng nên so sánh, phân biệt vị này là đệ tử của ai, vị kia là đệ tử của ai. Hễ người nào tuân giữ Giới Luật, quy củ, thì đều giống nhau hết. Ai ai cũng là đệ tử của Phật. Nếu bạn cứ chia ra rành mạch rằng: "Thầy là kẻ ở ngoài tới, tôi là đệ tử của Sư-phụ ở chùa này..."; thì bạn chẳng phải là thầy tu!

Là người xuất gia, bạn chỉ cần tu hành cho đúng với giới Luật. Hễ bạn tu đàng hoàng thì đi tới đâu bạn cũng được mọi người cung kính, đến cả Thiên, Long, Bát Bộ cũng ủng hộ, bảo vệ bạn, và chùa ở nơi nào cũng đều là nhà của bạn!

B. Chỗ Lầm Lẫn

anabull2.gif (133 bytes) Khi bạn tu hành, nhất định bạn phải tu ở chùa lớn (đại tùng-lâm). Tu ở những nơi có đại-chúng đông đúc thì mới có thể rèn luyện thành bậc nhân tài.

anabull2.gif (133 bytes) Khi tu, cần phải tu ở chùa lớn, đông chúng. Bởi vì chỉ ở chốn nhiều người bạn mới biết và học được kinh nghiệm từ những điểm xấu. Những kẻ xấu ác trong chùa đều là những kẻ chỉ đường để bạn biết mà tu tiến bộ hơn. Ða số các Tổ-sư đều xuất thân từ chỗ làm bếp, trồng rau, chẻ củi... trong chùa. Chính những chỗ không ai thèm chú ý tới, không ai giành làm, mới là nơi để bạn tu hành!

anabull2.gif (133 bytes) Khi bạn tu ở chùa lớn, hãy chịu kham khổ về chuyện ăn, ở, mặc. Mắt bạn hãy làm như chẳng thấy gì, tai bạn làm như không nghe gì, giống hệt tên khờ. Cứ vậy mà tu thì Ðức Hộ Pháp Vi-Ðà chắc chắn sẽ bảo vệ bạn. Sau này khi bạn đi đến đâu, ai thấy cũng kính trọng bạn như Phật vậy. Bấy giờ, bạn muốn xây chùa thì lập tức sẽ có kẻ ủng hộ ngay.

anabull2.gif (133 bytes) Ngày nay chúng ta đã có một ngôi chùa tốt, một đạo-tràng lý tưởng để tu hành; bạn chớ có vọng tưởng, tính toán coi ở chỗ nào còn có chùa tốt hơn.

Khi lòng bạn không an định thì không cách gì bạn có thể tu hành được!

anabull2.gif (133 bytes) Hỏi: Tôi muốn rời chùa này tới chùa khác tu, hiện nay có ba chỗ; không biết ý Hòa-thượng thì chỗ nào có nhân duyên với tôi?

Ðáp: Bạn ra đi là vì tâm bạn không an ổn hay là vì chùa không an ổn?

Nếu tâm bạn không an thì dù bạn có chạy tới Tây Phương, bạn vẫn không an tâm.

Khi tâm bạn lăng xăng, bứt rứt, chạy rông, mà bạn chuyển nó ngay tức thời, thì tâm sẽ an định. Do đó, giữ Giới Luật là việc cực kỳ quan trọng. Hễ bạn giữ Giới thanh tịnh thì tâm sẽ thanh tịnh. Khi tâm bạn không an ổn, nhìn việc gì bạn cũng có ngã-tướng (chấp chặt vào quan niệm về mình và của mình); do đó bạn phải nhìn mỗi một sự việc đều không phải là ta, và cũng không phải là của ta.

Muốn tới Tây Phương, bạn phải tu tới chỗ tâm không còn loạn, tức là vọng tưởng không ùn ùn nổi lên nữa. Khi đối diện với bất kỳ chuyện gì, lòng bạn cũng chỉ có một niệm thanh tịnh, thì đó chính là Tây Phương.

Tâm không an, thì vọng tưởng cứ lăng xăng mãi. Do vậy, bạn phải lấy tâm để an tâm; nếu không vậy thì làm sao "an"? Khi tâm bạn muốn chạy rông, hảy tự hỏi rằng nó muốn chạy đi đâu.