PDA

View Full Version : TRỊ BỆNH CÚM - HÒA THƯỢNG TUYÊN HÓA dạy



Sông Xanh
04-27-2009, 03:39 PM
Nguồn http://www.dharmasite.net/VeViecTriBenhCum.htm

VỀ VIỆC TRỊ BỆNH CÚM

HÒA THƯỢNG TUYÊN HÓA

Vì dịch bệnh cúm vẫn chưa giảm, mọi người tốt nhất là không nên uống nước lạnh hay ăn các thức ăn sống như là món xà lách.

Hãy nấu sữa (đậu nành) nóng trước khi uống, ăn nhiều cháo hơn và uống nhiều nước đa đuợc đun sôi. Bằng cách đó, quý vị có thể vô hiệu hóa các độc tố đa xâm nhập vào trong trong cơ thể mình.

Viên thuốc “Yin qiao jie du pian” (Ngân Kiều Giải Độc Phiến*) là một loại thuốc dược thảo chống cảm cúm của Trung Hoa rất hiệu nghiệm. Theo hướng dẫn sử dụng quý vị uống 4 viên mỗi lần nhưng khi bệnh nặng thì có thể uống 8 viên. Quý vị có thể uống nhiều nhất là 12 viên mỗi lần thì bệnh cúm sẽ khỏi.

(Dịch từ sách "Timely Teachings" )  

Ghi chú: * “Yin qiao jie du pian” (Ngân Kiều Giải Độc Phiến*): Ngân và Kiều là 2 cây thuốc dùng để giải độc http://www.itmonline.org/arts/yinqiao.htm .

Xin Lưu Ý: Bài này nói vào đầu thập niên 1970, lúc đó hàng hóa Trung Quốc chưa nhập cảng vào Hoa Kỳ, các thuốc dược thảo Trung Hoa vào thời đó đa số bào chế tại Đài Loan, Hương Cảng và các nuớc Á Châu khác. Với tình trạng báo động về tính độc hại của các sản phẩm của Trung Quốc hiện nay, xin lưu ý nếu muốn mua thuốc Ngân Kiều Giải Độc Phiến phải xem cẩn thận là thuốc không phải chế tạo tại Trung Quốc hoặc xuất xứ từ chi nhánh tại nước khác nhưng thuộc hãng chế tạo tại Trung Quốc.

gioidinhhue
05-02-2009, 08:04 AM
Nếu ngoài tâm thấy có chúng sanh mình nguyện độ, có Phật đạo nguyện thành : Giả như ở bên ngoài tâm của mình thấy có chúng sanh có thể độ, thấy Phật đạo có thể thành, bèn nguyện độ thoát chúng sanh ở ngoài tâm, nguyện thành tựu Phật ở ngoài tâm. Công phu không xả : Cho rằng độ chúng sanh thành Phật thì có công đức, thường không quên ; liền mong muốn thành Phật, sanh ra tâm chấp trước. Thấy biết không tiêu mất : Không thể diệt trừ tà tri tà kiến, chính là không có trừ bỏ đi.



Phát tâm như vậy gọi là thiên : Phát tâm như thế, trong tâm thường chấp trước vào một vật, đó gọi là thiên. Vì ông không hiểu rõ đạo lý, vẫn còn thiên kiến.



Nếu biết tự tánh là chúng sanh nên nguyện độ thoát : nếu biết tự tánh chính là chúng sanh, chúng sanh không lìa tự tánh, tất cả chúng sanh đều ở trong tự tánh. Nếu có thể nhìn thấu suốt như thế, thì tự tánh chúng sanh thệ nguyện độ, tự tánh phiền não thệ nguyện đoạn, tự tánh pháp môn thệ nguyện học, tự tánh Phật đạo thệ nguyện thành. Tự tánh là Phật đạo nên nguyện viên thành : Vì thành tựu tự tánh Phật đạo, không lìa tự tánh, nên mong muốn thành Phật. Không thấy một pháp nào lìa tâm mà riêng có : không có pháp nào mà có thể chấp trước, bạn không nên sanh ra pháp chấp nào. Nếu cảm thấy có pháp để học, thì đó là bạn ở ngoài tâm học pháp, ngoài tâm cầu pháp, đó là ngoại đạo. Vậy thì phải như thế nào ? Lấy cái tâm hư không : giống như hư không vậy. Phát cái nguyện như hư không : Nguyện của ông cần rộng lớn như hư không. Làm cái hạnh như hư không : Các hạnh nguyện của mình cũng phải giống như hư không vậy. Chứng cái quả hư không : Chứng đắc quả vị rộng lớn như hư không. Cũng không có cái tướng hư không có thể đắc được : nhưng vẫn không chấp trước, không chấp trước hư không có tướng gì ; nếu chấp trước có một tướng tồn tại thì đã là chấp trước. Vì thế phát tâm như vậy gọi là viên : phát tâm như thế gọi là viên.



Biết tám tướng trạng khác nhau trên đây là biết quán xét kỹ càng : đã biết tám tướng trạng khác nhau này, thì nên cẩn thận quán xét kỹ càng. Biết quán xét kỹ càng thì biết lấy bỏ, biết lấy bỏ thì có thể phát tâm : Biết quán xét kỹ càng thì biết bỏ cái gì, lấy cái gì ; như thế mới có thể phát tâm.



Quán xét như thế nào? Quán xét như thế nào ? Là xem sự phát tâm của ta, trong tám tướng trạng trên đây : chính là xem sự phát tâm của ta, trong tám loại phát tâm này, là tà hay chánh, chân hay ngụy, đại hay tiểu, thiên hay viên : là tà, hay là chánh ? là chân hay là ngụy ? là lớn hay là nhỏ ? là thiên hay là viên ? Tự hỏi lấy mình. Lấy bỏ như thế nào? Sau khi quán sát kỹ càng, đã biết rồi, thì nên bỏ cái gì, lấy cái gì ? chính là Là bỏ tà, bỏ ngụy, bỏ tiểu, bỏ thiên : cái tà, cái ngụy thì cần phải boả đi ; cái nhỏ, cái thiên cũng cần phải bỏ đi. lấy chân, lấy đại, lấy viên ; cần phải lấy chánh, lấy chân, lấy đại, lấy viên. Phát tâm như vậy mới được gọi là chân chánh phát Tâm Bồ đề : Phát tâm như thế, mới có thể gọi là chân chánh hiểu rõ phát Tâm Bồ đề, sau này mới có thể viên mãn Bồ đề rộng lớn như hư không.