PDA

View Full Version : L - Liên Hiệp Quốc có thể đã châm ngòi cho việc kỳ thị tôn giáo



Dan Lee
04-01-2009, 08:23 PM
Thúc giục việc làm sáng tỏ khái niệm về sự xúc phạm

Geneva, Thụy Sỹ, ngày 30 tháng ba, 2009 (Zenit.org).- Quan sát viên thường trực của Tòa Thánh tại cơ quan Liên Hiệp Quốc nói rằng Tòa Thánh phản đối nghị quyết của Liên Hiệp Quốc về sự xúc phạm tôn giáo, rằng sáng kiến xem ra có vẻ tốt lành này có thể mang lại những hậu quả tiêu cực.

Đức TGM Silvano Tomasi giải thích rằng vào ngày 26 tháng ba, hội đồng LHQ về nhân quyền đã phê chuẩn một nghị quyết gây nhiều tranh cãi do Pakisan đề xuất. Nhân danh Tổ Chức Liên Đoàn Hồi Giáo, bản nghị quyết diễn tả “mối quan ngại sâu xa” đối với sự xúc phạm tôn giáo thường hay xảy ra, nhưng chỉ đề cập đến Hồi Giáo trong đó.

Đức TGM khẳng định rằng hiện tại cộng đồng Kitô giáo là cộng đồng bị phân biệt đối xử nhất trên thế giới. Ngài nói rằng ý niệm về “xúc phạm tôn giáo” phải được làm sáng tỏ, vì “nó có thể được dùng để bảo vệ những luật lệ chống lại sự phạm thượng mà như chúng ta biết rõ là những luật ấy được sử dụng tại một số quốc gia nhằm tấn công các nhóm tôn giáo thiểu số, bao gồm cả bạo lực.”

Bản tường trình mới nhất về tự do tôn giáo trên thế giới do tổ chức Hỗ Trợ Giáo Hội Đau Khổ phát hành đã chỉ ra rằng tại Pakistan, khí cụ tồi tệ nhất của sự bách hại tôn giáo là “luật phạm thượng”. Luật này tiếp tục gây ra các con số ngày càng tăng của các nạn nhân, tuyên án tử hình hoặc là bỏ tù đối với những xúc phạm chống lại kinh Koran.

Bản tường trình viết: “Theo vô số các nhà phân tích, thì nó là một trong những công cụ do các người theo trào lưu chính thống Hồi Giáo sử dụng nhằm tấn công các nhóm tôn giáo thiểu số và nhằm lèo lái đất nước tới chỗ Hồi giáo hóa cực đoan.

Sự khoan nhượng tôn giáo

Đức TGM Tomasi nói trên đái phát thanh Vatican rẳng khi bàn về cuộc đấu tranh chống lại sự xúc phạm tôn giáo, thì thách đố bao gồm việc tìm ra một sự cân bằng lành mạnh vốn làm hài hòa sự tự do của một người với sự kính trọng của người đó đối với cảm xúc của người khác, và lộ trình để đạt được mục tiêu này khởi đi từ sự đón nhận những nguyên tắc căn bản về tự do vốn được ghi trong các công ước quốc tế.

Trong bản tường trình của mình cho hội đồng, vị đại diện ĐTC đã đề cập đến sự gia tăng của việc bất khoan dung về tôn giáo, cụ thể là chống lại các nhóm Kitô giáo thiểu số.

Ngài nói: “Nếu chúng ta phân tích tình hình thế giới, thật sự chúng ta thấy rằng, như được trích dẫn trong vài nguồn tại liệu khác nhau, các Kitô hữu là nhóm tôn giáo bị ngược đãi nhiều nhất. Thậm chí có cuộc nói chuyện về việc hơn 200 triệu Kitô hữu thuộc nhiều niềm tin khác nhau đang ở trong những hoàn cảnh rất khó khăn, vì có những cơ cấu pháp luật và văn hóa vốn nhắm đến một sự kỳ thị nào đó chống lại họ.”

Đức TGM Tomasi cũng nêu lên rằng nhiều Kitô hữu ngày nay phải chịu sự kỳ thị thậm chí ngay trong một số quốc gia nơi họ chiếm đa số.

Ngài nói: “Có những trường hợp – bao gồm các bản tuyên bố nghị trường công khai – tấn công những khía cạnh khác nhau của niềm tin Kitô giáo, và điều này có khuynh hướng gạt các Kitô hữu ra bên lề xã hội và ngăn trở họ đóng góp giá trị của mình vào xã hội.”

Viết Chờ