PDA

View Full Version : N - Năm thánh Phaolô: Tạ Thế và Phục Sinh cùng Chúa Kitô



Dan Lee
03-21-2009, 03:28 PM
NĂM THÁNH PHAOLÔ: TẠ THẾ VÀ PHỤC SINH CÙNG CHÚA KITÔ

Lá thư (Tân ước) thứ hai của Paul gửi dân Corinth nhấn mạnh đến sự đe dọa thường xuyên về nỗi đau khổ sắp xảy ra của cái chết trong cuộc đời Tông đồ và, bằng cách mở rộng trong đó kể cả những tín đồ Ki-tô giáo.

Trong lúc phức tap – và có lẽ một sự kết hợp vài thông báo ngắn hơn – dưới hình thức trình bày, đó là lá thư an ủi mà nó chứng minh sự tạ thế và phục sinh của Chúa Ki-tô huyền bí như thế nào đối với việc làm thể hiện bên trong sự sống của mỗi Ki-tô hữu (2 Corinthians 1:3-7).

Khi Paul được Chúa Jesus cứu vớt khỏi cảnh thập tử nhất sinh (1:8-11), ông đã trải qua sự mường tượng: Thiên Chúa sẽ chiến thắng một ngày nào đó cho ông vượt qua để đến với sự phục sinh.

Paul nói có một lần ông để ý nhìn Chúa Jesus “từ quan điểm của con người.” Tuy nhiên, giờ đây, sau nhiều lần bắt gặp việc Chúa Jesus phục sinh, ông đã rút kinh nghiệm một phương thức mới trong cuộc sống mà có thể do đức tin mang lại. Cách duy nhất để diễn tả thực tế mới này như bởi một công thức “môt sự tân tạo.”

“Mọi thứ già nua, cũ kỹ,” Paul tuyên bố: “Đã qua đi, nhìn mọi thứ đã trở nên mới mẻ” (5:16-17).

Những thay đổi này không chỉ đối với nhận thức của con người, mà còn là cách ứng xử, hành vi của con người; để các môn đệ “có thể sống không còn cho chính mình mà cho Người, người mà đã chết và đã sống lại vì họ” (5:14-15).

Paul đã kết luận mối thương cảm của Chúa Jesus đối với sự yếu đuối và không hiểu biết của con người trong một nghịch lý, sự bày tỏ hành động hóa thân độ lượng, bao dung của Chúa Jesus Ki-tô con Thiên Chúa, “dù Người phong phú (địa vị thiêng liêng, cao cả), nhưng vì những lợi ích, mục đích của bạn, Người đã trở nên nghèo nàn, hèn mọn, đáng thương (điều kiện con người), để bằng sự nghèo khổ của Người, bạn có thể trở nên giàu có” (8-9).

Điều gì đó mà đã quyến rũ Ki-tô hữu hằng bao nhiêu thế kỷ là ý nghĩa của nỗi buồn đau Paul đề cập đến gần phần kết của Lá thư thứ hai gửi dân Corinth (11:16-12:10).

Trong lúc nói về những hồng ân mà Thiên Chúa ban cho ông ( “một người trong Christ ‘the Messiah of Jewish prophecy, the title – now treated as name – of Jesus, regarded as fulfilling this prophecy’, người mà cách 14 năm đã được theo tới thiên đường thứ ba”), Paul tiếp tục nói rằng, để giữ người này khỏi bị quá phấn chấn “một nỗi lo đến với tôi, một sứ giả của Satan giày vò tôi” (12-7).

Những nhà bình luận đã thừa nhận bản tính của Paul là “nỗi lo âu.” Những đồng nhất hóa về điều này bao gồm từ bệnh tật thể chất (động kinh, đau đầu, đau mắt, sốt rét, nói lắp) đến tình trạng trí tuệ nào đó (những lần buồn chán, một trải nghiệm tuyệt vọng), hoặc thậm chí tinh thần (một hình thức cám dỗ nào đó). Một tổ hợp từ gây chú ý “sứ giả của Satan” và sự phỏng đoán về Paul nghĩa là những người truy hại ông hoặc là ông.

Người Ki-tô giáo, những người mà đã coi ông như một người theo dị giáo. Bất kỳ đó là gì đi chăng nữa, sự lo lắng, phiền muộn của Paul dường như đã bắt đầu trong khoảng thời gian về sự từng trải sáng suốt của mình cho đến thời điểm ông viết lá thư này. Có lẽ ông cần phải mang xuống Trần gian sau cảm giác “mê ly” của mình (13:1-5).

Tuy nhiên, Paul đã không nhận thấy điều đó là như vậy. Nên, ông đã cầu nguyện ba lần để được giảm bớt những gì đã làm bẽ mặt ông và dường như ngăn cản hiệu quả vai trò phụng vụ của mình. Câu trả lời cho việc cầu nguyện của Paul đã chỉ bảo ông rằng giống như Thiên Chúa, người đã mang đến cho ông một kinh nghiệm thông minh, sáng láng, và cũng mang đến cho ông nỗi phiền muộn, lo âu.

Paul biết rằng nhiều người Corinth giống như những người khác trong thế giới cổ đại và ngay cả đối với một số người hôm nay – mong chờ những người lãnh đạo tôn giáo của họ để đón nhận sự đoái thương, bộc lộ và biểu hiện phúc lành của Thiên chúa. Với kỳ vọng này, dân Corinth có thể đã không nghĩ đến người mà đã thấy trước chúng ta cũng bị sỉ nhục bởi bởi sự đớn đau, khổ hạnh, một kinh nghiệm mà chúng ta có thể biểu thị bằng đặc trưng như sự hổ thẹn của Thập Giá.

Paul đã lãnh nhận tri thức cùng những khám phá của mình ở thiên đàng thứ ba hoặc thiên đàng cao nhất, đôi khi còn được gọi là chốn bồng lai (paradise), Paul đã không làm bất cứ điều gì để mang đến một kinh nghiệm thông linh như thế. Đúng hơn, điều này đã được trao ban bởi Thiên Chúa. Paul không được phép tự mình khoe khoang nói ra. Vì ông đã “nghe những điều mà không được phép kể lai, điều mà người ta không được phép nhắc lại.” (12:4)

Cuộc hành trình huyền bí của Paul diễn ra hoàn toàn bởi ơn Thiên Chúa. Đáng chú ý là, nỗi lo lắng của ông có cơ hội để bộc lộ một lần nữa. Lời cầu nguyện của Paul được hồi âm, “Đấng Tối cao” – có khả năng điều này đề cập đến Chúa Jesus – đã dạy Paul một bài học thâm thúy: “Ân huệ của ta ban cho con đầy đủ, vì nghị lực được kiên toàn trong nhu nhược” (12:8-9).

Từ đau khổ, Paul đã thấm nhuần nhiều bài học: đó là nhẫn nại chịu đựng khổ đau để tạo ra tính cách hoặc nội tâm mạnh mẽ, mà người ta có thể tìm thấy khả năng hồi phục tiềm ẩn để đạp bằng những gian nan mà bước vào cuộc sống. Thay vào đó, tuy nhiên, Paul đã được mời gọi để tự suy xét bản thân, và để nhìn vào quyền năng của Thiên Chúa trong việc làm với thân phận con người.

Không hiểu rõ nỗi lo sợ của Paul là gì, người Ki-tô giáo mọi lúc có thể đồng cảm với sự thất vọng và nhu cầu giúp đỡ thiêng liêng của Paul khi mà họ phải trực diện với “nỗi đau” ngoài ý muốn của riêng mình. Tương tự, các môn đệ thấy mình được mời gọi để thể hiện kết quả của Paul cho riêng bản thân họ, “tôi sẽ tự hào với tất cả nỗi niềm vui sướng hơn thế nữa về sự yếu đuối của tôi, để quyền năng của Thiên chúa có thể sống trong tôi” (12:9). Thật vậy, lòng nhân từ của Thiên Chúa có thể giúp cho nhiều người trong mọi thời đại để đi đến kết luận với Paul và, tuyên bố: “Bất cứ khi nào tôi yếu đuối, sau đó tôi trở nên mạnh mẽ.” (12: 10).

Nguồn: The Catholic Register
Jos. Tú Nạc