PDA

View Full Version : CHỨNG NGỘ KHI BỐI RỐI CỰC ĐIỂM



Sông Xanh
03-18-2009, 12:17 AM
http://farm1.static.flickr.com/200/483913698_fc83c99ee3.jpg?v=1178292785

Water Lily by Maki

KINH
ĐẠI PHẬT ĐẢNH
NHƯ LAI MẬT NHƠN
TU CHỨNG LIỄU NGHĨA
CHƯ BỒ TÁT VẠN HẠNH
THỦ LĂNG NGHIÊM

TUYÊN HÓA THUỢNG NHÂN giảng thuật

TLN1: http://www.bodehai2.com/media/KinhThuLangNghiem/TLN1.doc
TLN2: http://www.bodehai2.com/media/KinhThuLangNghiem/TLN2.doc
TLN3: http://www.bodehai2.com/media/KinhThuLangNghiem/TLN3.doc
TLN4: http://www.bodehai2.com/media/KinhThuLangNghiem/TLN4.doc
TLN5: http://www.bodehai2.com/media/KinhThuLangNghiem/TLN5_dICH.doc
TLN6: http://www.bodehai2.com/media/KinhThuLangNghiem/TLN_6_dICH1.doc

AUDIO TLN1: http://www.lotuspro.net/MP3/Thulangnghiem-TH.htm

Một phần từ TLN1:


CHỨNG NGỘ KHI BỐI RỐI CỰC ĐIỂM

Tiểu giáo có nghĩa là giáo lý Tiểu thừa. Thủy giáo nghĩa là giáo lý khởi đầu của Đại thừa, giáo lý này được giảng nói cho những căn cơ chỉ có khả năng hiểu được nhân không, mà chưa có khả năng tiếp nhận được pháp không. Chung giáo là pháp Đại thừa. Pháp này dành cho những người đã nhận ra được nhân không và pháp không. Đó là giáo lý Đại thừa.

Tôi nhớ câu chuyện trong một tắc công án:

Thời Đức Phật còn tại thế, mọi người thường thỉnh Đức Phật đến để cúng dường trai phạn. Sau khi thọ trai xong, trai chủ thường đến trước Đức Phật, đảnh lễ thỉnh cầu Đức Phật giảng pháp. Nếu Đức Phật không tham dự thì trai chủ cung thỉnh các đệ tử lớn đến để cúng dường và rồi các vị ấy sẽ giảng pháp cho gia đình trai chủ nghe.

Một hôm Đức Phật và các trưởng lão tỷ-khưu rời Tinh xá Kỳ- hoàn trong thành Xá-vệ để đến nơi thọ trai theo lời thỉnh cầu của trai chủ. Chỉ còn lại một chú sa-di nhỏ tuổi ở lại trông tịnh xá. Sau khi Đức Phật đi rồi, có một cư sĩ đến tinh xá thỉnh cầu chư Tăng đến nhà để gia đình được dịp cúng dường trai tăng. Nhận thấy Đức Phật cùng chư tỷ-khưu đã rời tinh xá hết rồi, vị cư sĩ thỉnh cầu vị sa-di còn lại: “Thế thì tôi xin mời chú, xin chú hãy đến cho gia đình tôi được cúng dường.” Chú sa-di nhỏ bối rối nhận lời cùng đi với vị cư sĩ. Bối rối vì từ trước đến nay chú chưa từng đi thọ trai cúng dường bên ngoài một mình cả mà thường đi với những vị tỷ-khưu lớn. Nay chú đi theo trai chủ, người rất thành tâm thỉnh chú đến nhà để cúng dường trai phạn. Sau khi thọ trai xong, chuyện không may lại xảy ra. Trai chủ rất cung kính hướng về vị sa-di nhỏ tuổi đảnh lễ thỉnh cầu giảng pháp. Khi nhận ra mình có nhiệm vụ giảng pháp, chú thấy mình không biết nói điều gì cả, mặc dù điều này quan hệ rất mật thiết với chú. Để thể hiện lòng cung kính của mình, trai chủ đã quỳ xuống, cúi lạy dập đầu sát đất trước chân của sa-di, trông chờ chú giảng pháp. Chú sa-di ngồi đó, nhìn chăm chăm vào vị trai chủ đang cung kính đảnh lễ mình. Quý vị đoán thử việc gì sẽ xảy ra?

Không nói một lời, chú sa-di lặng lẽ rời khỏi ghế, nhanh chân chạy về tịnh xá Kỳ-hoàn. Tự nhiên chú ta thấy xấu hổ vì đã ăn một bụng no nê rồi bỏ về mà không nói được một lời pháp nào.

Vị trai chủ quỳ một hồi lâu, cúi đầu sát đất chờ đợi, nhưng vẫn không nghe thấy gì cả, ông ta bèn ngẩng đầu lên liếc nhìn trộm, ông ta thấy chẳng còn ai ngồi trước mặt mình nữa. Chú sa-di đã biến mất. Vừa khi ông ta nhận ra vị sa-di đã đi, cũng là lúc ông ta bừng ngộ. Ông ta nhận ra nhân không và pháp không, Ông ta la lên: “A! thì ra là như vậy.”

Ngay tức khắc, ông ta muốn kiếm người để ấn chứng cho ngộ giải này. Tự nhiên ông ta hướng về Tinh xá Kỳ-hoàn để tìm vị sa-di trẻ.

Phút chốc, vị sa-di trẻ lo sợ vị trai chủ sẽ đuổi theo mình để đòi nghe pháp, nên khi trở lại tinh xá, vào ngay phòng mình khóa chặt cửa lại. Chú lại nghe tiếng gõ cửa. Chú đứng trân người với sự sợ hãi, đứng im lìm sau cánh cửa, chú vô cùng sửng sốt. Dù sao chú đã nạp thọ phẩm vật trai chủ cúng dường rồi, bây giờ họ đến để yêu cầu chú ban bố pháp thí. Sự bối rối của chú đã lên đến cực điểm. Đột nhiên chú giải ngộ, chú ta cũng nhận ra nhân không và pháp không.

Chuyện này minh họa rằng không phải chỉ với một trường hợp nhất định nào đó, người ta mới chứng ngộ được. Có người được giải ngộ vào lúc đang căng thẳng, hoặc khi có niềm vui cũng sẽ tạo nên sự giải ngộ. Bất kỳ sự thực chứng bất ngờ gặp phải đều có thể khiến cho quý vị giải ngộ. Có người nghe gió mà ngộ. Có người nghe tiếng nước chảy và ngộ. Có người nghe tiếng chuông ngân mà ngộ. Có người nghe tiếng gió rung mà ngộ.

Quý vị sẽ hỏi: “Tôi đã từng nghe âm thanh này nhiều lần rồi, tại sao tôi không thấy ngộ?.” Làm sao mà tôi có thể biết được tại sao quý vị chưa được khai ngộ. Quý vị phải đợi thức ăn chín trước khi ăn vậy.

Quý vị phải đợi giây phút chín muồi, khi giây phút chín muồi đó đã đến, mọi điều mà quý vị vấp phải đều có thể khiến cho quý vị được khai ngộ. Các Tổ sư thiền Trung Hoa hồi xưa đã chứng ngộ qua rất nhiều tình huống khác nhau.

Điều cần thiết là quý vị phải công phu liên tục, tham cứu Phật pháp với tâm kiên định và nỗ lực tinh cần. Nếu quý vị công phu như vậy, có ngày sẽ được khai ngộ. Nếu quý vị đã ngộ rồi, thì quá tốt. Còn nếu chưa khai ngộ, quý vị phải công phu từng bước và kiên định, đừng nóng vội, đừng quá căng thẳng đến nỗi không ăn không ngủ được.