PDA

View Full Version : N - Năm thánh Phaolô: Chúa Giêsu đến trong vinh quang



Dan Lee
03-14-2009, 03:25 PM
NĂM THÁNH PHAOLÔ: CHÚA JESUS ĐẾN TRONG VINH QUANG

Vào một đêm, trong chuyến hành trình truyền giáo lần thứ hai của mình, Paul đã có một tầm nhìn. Một người Hy-lạp lớn tiếng gọi ông: “Hãy đến thăm Macedonia và giúp đỡ chúng tôi!” (Acts 16:9). Đó là khoảnh khắc quan trọng trong công cuộc truyền bá Tin Mừng từ châu Á tới châu Âu.

Paul mạnh dạn tuyên bố trước dân Thessalonica (modern Salonica) rằng Thiên Chúa đã phục sinh Chúa Jesus từ cõi chết và họ đã tin lời loan báo của ông, hãy nhớ điều ấy vì là lời Chúa. Họ “từ bỏ những tranh tượng thờ cúng để phụng sự sự sống và Thiên Chúa thật” (1 Thessalonians 1: 9-10).

Lòng chân thành của họ để trở thành những tín đồ là đích thực: Paul kết mối thân hữu đậm đà với họ. Nhưng đột nhiên sự truy hại khởi phát và chỉ sau vài tuần ông phải lìa xa họ. Paul buồn rầu lo lắng không biết họ phải làm thế nào khi không có sự hiên diện và giảng huấn của ông; Timothy đã thông báo họ hay biết một cách đầy đủ và dễ dàng.

Trong lúc chờ đợi, paul gửi cho họ một lá thư, lá thư Tân ước đầu tiên tới dân Thessalonica. Các học giả xác tín đó là tài liệu Tân ước đầu tiên thể hiện bằng văn bản thành văn, vào khoảng năm 51sau Thiên Chúa giáng sinh. Paul đã nghe dân Thessalonica đang đau buồn trước những cái chết của bạn bè họ.

Người Ki-tô giáo có niềm tin vào Thiên Chúa và sự phục sinh của chúa Jesus. Tuy nhiên sự chia ly với người thân yêu – hoặc nhìn người thân chịu khổ đau hoặc mất một người nào đó trở về cõi chết – tất cả những điều này mãi là những trải nghiệm buồn đau đối với chúng ta. Câu hỏi, sau đó, thế nào là đức tin của chúng ta, hy vọng và yêu thương có thể giúp chúng ta tiếp cận những thực tế. đây là sự phấn đấu của những người Thessalonica khi Paul viết thư cho họ.

Một đề tài quan trọng về dân Thesslonica đầu tiên là “đáo diện” (parousia) của Thiên chúa (cf. 1:10; 2:19; 3:13; 4: 13-18; 5: 4, 9, 23). Ngôn ngữ văn chương Hy-lạp có nghĩa “sự hiện diện” (presence) là ngụ ý Chúa Jesus đến trong vinh quang vào khoảnh khắc cuối cùng (hoặc ngày tận thế). Paul đã nói rõ về sự kiện này như một sự hoàn tất của những sự kiện đầy kịch tính bắt đầu bởi cuộc tử nạn của Chúa Jesus, phục sinh, thăng thiên, và tôn vinh bên hữu Thiên Chúa.

Có thể Paul đã ngụ ý sự trở lại sẽ diễn ra rất sớm. Trong thực tế ông có thể nói như vậy một cách rằng dân Thessalonica của ông thay đổi mong chờ để tham gia vào sự việc vinh quang xảy ra chính mình. Và – có thể - một số người có thể nghĩ rằng những người đã chết trước “sự trở lại vinh quang” này bị phán xét, không xứng đáng sẻ chia trong thời điểm quan trọng lịch sử ơn cứu rỗi này.

Paul giảng dạy những người Thessalonica một cách đầy đủ và chi tiết hơn về người Ki-tô giáo như thế nào để thấy được huyền bí của sự chết. Ông cho biết những tín đồ thương tiếc trước sự qua đời của những người chị, người anh mình nhưng không giống như những người khác “những người không có hy vọng” (4: 13). Đối với người Ki-tô giáo, sự chết sẽ giống như giấc ngủ về đêm. Nó là cái gì đó mà từ một cách tự nhiên người ta tỉnh giấc (hoặc sống lại) vào buổi sáng: điều này là lý do tại sao Paul lại dùng “ngày” (the day) để diễn tả thời gian Chúa Jesus “đến”(arrival) (5:4).

Dân Thessalonica những người đã chết, Paul nói, “đã đi ngủ” sự tin tưởng cả hai trong Chúa Jesus và trong huyền bí về cái chết của mình cùng sự sống lại (4: 14). Vì vậy cái chết của người Ki-tô giáo không phải là bản án thiêng liêng chống lại họ. Trong thực tế, những Ki-tô hữu, những người đã chết và những ai còn sống đáo diện được hiệp nhất trong cùng một niềm tin nơi Thiên Chúa, người mà phục sinh Chúa Jesus từ cõi chết. Vậy bất kỳ Ki-tô hữu nào còn sống vào ngày trở lại của Chúa Ki-tô sẽ không có một lợi thế trội hơn những ai đã chết.

Paul đã dùng một số hình ảnh để rao giảng thực tế của ngày trở lại. Ông đã dùng kinh nghiệm của thế giới Hy-lạp trong chuyến viếng thăm của một vị hoàng đế đến từ thành phố Hellenistic để chỉ ra cách mà những Ki-tô hữu sẽ vượt qua để gặp gỡ Chúa Ki-tô khi Người đến để khai mạc điều luật vương quốc của Người đời đời.

Những hình ảnh khác Paul đã dùng được rút ra từ ý niệm Cựu ước cùa cuôc “thánh chiến” mà Thiện Chúa đến trợ giúp dân Israel đánh bại kẻ thù những người được lựa chọn. Trong quan điểm này, kẻ thù cuối cùng bị đánh bại hoàn toàn là “Tử thần” (mặc dù sự thất bại của Tử thần đã được đoan kết qua chiến thắng của Chúa Ki-tô trong sự phục sinh của ông – Paul).

Do đó “lời mệnh lệnh,” “tiếng nói của tổng lãnh thiên thần” và lời “phán truyền của Thiên Chúa” (4: 16) là những hình ảnh được lấy từ truyền thuyết “thánh chiến” chống lại Tử thần, đó là Chúa Ki-tô, người đại diện Thiên Chúa để cứu vớt cả hai những tín đồ đã chết và hiện đang sống khỏi quyền lực của Tử thần.

Hình ảnh cuối cùng của Paul để lại cho độc giả của mình là cái mà tất cả các tín đồ tồn tại cùng Thiên Chúa và cùng nhau “trong không trung” hoặc “trên những đám mậy.” Những mô tả này chỉ ra một cách đơn giản tới một nơi mà người ta đã xác định vị trí một cách tự nhiên nơi cư ngụ của thiên chúa, đặt tên “trên trời.” Từ đó về sau, Paul đã kết luận chúng ta sẽ ở cùng với Đức Chúa Trời mãi mãi (4:17).

Với sự trở lại của Chúa Ki-tô, sự đau đớn ly biệt những người thân yêu sẽ vĩnh viễn không còn. Sự thuyết phục này có ý nghĩa là một nguồn ủi an cho tất cả Ki-tô hữu (4:18). Theo quan điểm Paul, sau đó, thiên đàng là nơi tái hợp những người thân yêu và hiệp nhất cùng Thiên Chúa. Ở đâu đó trong Kinh thánh những hình ảnh khác của thiên đàng đã được đưa ra, nhưng ông hình dung rằng sự tái hợp ông đã hy vọng có với dân Thessalonica sẽ là sự nhắc lại cho cuộc sống vĩnh cửu tất cả sẽ được chia sẻ sau khi chết.

Nguồn: the Catholic Register
Jos. Tú Nạc