PDA

View Full Version : DĐ - Đổi Dạng



Dan Lee
03-07-2009, 12:03 AM
Đổi Dạng


Cuộc sống con người là những chuỗi ngày biến đổi. Sinh ra là một em bé. Em bé đó lớn dần tới tuổi thiếu niên, thanh niên rồi người lớn. Biến đổi âm thầm xảy ra từng phút giây nhưng ta không nhận ra. Ta chỉ nhận ra từng giai đoạn. Ngày nào là em bé bồng trên tay, mấy năm sau thành một thiếu niên. Bỗng đi một thời gian, người thiếu niên đó trở thành chàng thanh niên chững chạc, cô thôn nữ yêu kiều. Rồi thời gian sau gặp lại họ thành cha, thành mẹ, nắm giữ những vai trò lớn nhỏ trong xã hội.

Dĩ vãng

Thời nhỏ chỉ biết sống, biết nghịch. Ở tuổi khôn, may mắn có buổi hội ngộ giúp nhau gợi nhớ lại, hồi tưởng dĩ vãng vàng son. Những lần bạn bè thân thiết xưa gặp nhau. Ngồi lại bên chén chà, li rượu, thay nhau kể lại kỉ niệm vui buồn, khôn dại, thời xa xưa. Có những nuối tiếc thời thơ ấu, tuổi niên thiếu, ước ao muốn sống lại những ngày tháng êm đềm, xa xưa ấy. Nuối tiếc để nuối tiếc, không tài nào được sống lại lần thứ hai vì giai đoạn đó đã qua rồi. Dĩ vãng trong tiềm thức, nhớ nhung thời xa xưa thành kỉ niệm trong đời. Lịch sử đời người đã sang trang. Có thể lật từng trang coi lại nhưng không thể tái tạo lịch sử.

Dấu chỉ

Thời gian qua đi, con người biến hình, đổi dạng. Tâm tính cũng đổi thay. Qua cách sống, xử thế, giao tiếp ta cảm nghiệm được phần nào đổi thay, đoán biết tâm tính người đó. Kẻ đóng kịch giỏi làm ta nhận xét sai lầm.

Đức tin thay đổi: trưởng thành, ngủ yên, tin lơ lửng, dậm chân tại chỗ; đức tin còi, thui chột, sống đạo nửa vời, khi nóng, khi lạnh, khi ngả chiều này, xiêu chiều kia. Nói đạo đức chưa đủ mà cần hành động bác ái, yêu thương biểu lộ tình trạng đức tin mỗi người.

Kiềng ba chân

Lối sống đạo của đức tin thể hiện qua ăn chay, cầu nguyện và thực thi bác ái. Bộ ba này luôn sánh vai bên nhau. Để trở thành việc bác ái, việc đó phải làm với tinh thần cầu nguyện. Làm việc tốt mà thiếu cầu nguyện việc đó trở thành công tác từ thiện xã hội. Ăn chay mà thiếu cầu nguyện việc ăn chay trở thành kiêng ăn cho chính mình, có lợi cho sức khoẻ, nhan sắc, không có lợi cho đời sống tâm linh vì thiếu cầu nguyện, nối kết giữa chay tịnh và bác ái. Để đạt hiệu quả tối đa, cầu nguyện, chay tịnh và bác ái cần đi chung với nhau.

Đức tin càng sâu đậm, lòng mến Chúa và tha nhân càng nhiều và bản tính càng khiêm nhu. Kẻ giầu tình yêu Chúa không coi trọng vật chất, của cải vì thế họ rộng rãi ban phát, bố thí. Coi trọng vật chất là dấu chỉ đức tin nông cạn, còi đẹt, co cụm lại vì lòng họ nghèo đức ái. Thiên Chúa là tình yêu, tâm hồn nghèo tình người sao gọi là mến Chúa được. Như thế đức tin và bác ái luôn đi song hành, không thể tách rời.

Phiêu lưu

Một trong những biến đổi ở lứa tuổi thanh niên là sức mạnh, sức khoẻ dồi dào, sung mãn. Thanh niên thường mang những hoài bão, giấc mơ thay đổi thế giới và xã hội. Họ hiếu động, náo nhiệt với óc mạo hiểm, phiêu lưu. Với kiến thức, chức vụ trong tay họ muốn đổi mới xã hội. Sau thời gian thử lửa cảm xúc mãnh liệt này giảm dần, nhạt nhoà khi đụng chạm thực tế xã hội. Nhận biết mình nhỏ bé, yếu đuối và bất lực hơn những gì giấc mơ cống hiến. Cá nhân học khôn biết tự mình không làm được mà cần sức mạnh của đại chúng.

http://vietcatholic.net/pics/the_tree.jpg

Đức tin bám rễ

Tương tự như cành cây. Cuộc sống đức tin cũng biến đổi một cách âm thầm như thân cây. Bao lâu thân cây chưa bám rễ, cây không có cành vươn dài, tươi mát. Cho đến khi cây bám trụ vào đất, đủ sức nuôi cành lúc đó cành mới mọc, vươn dài, trải rộng. Đức tin cũng vậy, biết hướng ra, thôi thúc hồn ta cho đi, nghĩ đến người khác là dấu chỉ đức tin đang lớn, đang trưởng thành. Chỉ có trưởng thành, lớn mạnh, tự tin mới dám vươn ra để hiến dâng. Nhờ bám rễ sâu vào Lời Chúa nên việc hiến dâng cũng qui về Chúa, về Đức Kitô. Đời tận hiến bao gồm đời sống gia đình, độc thân, tu trì, truyền giáo, việc bác ái và phục vụ cộng đoàn. Thực hiện những ước mơ không vụ lợi là dấu hiệu một đức tin bám trụ, bám rễ vững chắc, đủ sức xoa dịu đau khổ cuộc đời. Người phục vụ thường gặp đau khổ, chống đối vì như thế mới thực sự chia sẻ nỗi khổ, niềm đau của người họ phục vụ. Tương tự người leo núi. Đạt đỉnh núi mới hưởng được không khí trong lành, cảnh trời bao la, hùng vĩ. Bản chất của phục vụ là cho đi. Cho đi là mất mát. Mất mát nên tiếc thương, đau xót. Vượt qua được thương tiếc này sẽ đạt bến bình an. Muốn đạt được cần ơn Chúa. Nhận ơn Chúa qua cầu nguyện và chay tịnh. Lại trở về lối sống đạo kiềng ba chân.

Các tông đồ

Trên núi thánh các tông đồ sau kinh nghiệm chứng kiến Chúa biến hình và đàm đạo với các tổ phụ. Các ngài đột nhiên thấy tâm hồn sốt sắng, hăng say như tâm tính chàng chai trẻ, đầy nhựa sống. Lửa tâm hồn cháy bừng, thôi thúc tông đồ thực thi đức ái. Các ông nghĩ ngay tới Thầy và các tổ phụ liền xin xây ba lều. Thầy bảo các ông khoan đã. Xuống núi rồi quyết định vẫn chưa muộn. Các ông xuống núi chạm thực tế. Dưới chân núi các ông bỏ ý định xây lều trên đỉnh núi. Cùng nhau suy gẫm lời Thầy nói:

Không được kể cho ai nghe những điều vừa thấy, trừ khi Con Người đã từ cõi chết sống lại Mc 9,9.

Bác ái cao trọng nhất là cho cả mạng sống mình. Cho hết nên đau khổ tột cùng. Cho cuộc sống tạm thời; Chúa ban sự sống đời đời.


Lm Vũđình Tường