PDA

View Full Version : CHO ĐẾN KHI MỎI MÒN...



Sông Xanh
02-16-2009, 11:06 PM
Anh ạ, hơi thở cô liêu
Làm sương trong suốt bao nhiêu biển ngàn...
-------------------------------------------------


CHO ĐẾN KHI MỎI MÒN...

"Hãy chấp nhận đau khổ vì thực hành giới hạnh cho đến khi mỏi mòn..."


http://cdn.fotocommunity.com/photos/3934446.jpg

Lotus by Georgiana Marian

Nhẫn nhục tự bản chất là tâm không bị dao động bởi bất cứ điều hại nào được gieo rắc cho mình hay bởi sự lo lắng vì đau khổ. Hành Bồ Tát Hạnh nói:

Chúng sinh cang cường khó hàng phục hết
Vì chúng nhiều như hư không
Nhưng người nhẫn nhục không nản chí,
Mà chỉ bị tư tưởng giận dữ đánh bại;
Nếu điều này xảy ra
Thì cũng như thất bại về tay tất cả mọi người.

Nói cách khác, nhẫn nhục bị cơn giận dữ đánh bại. Nhẫn nhục dễ bị đe dọa vì sân nhất. Shantideva nói:

Không có tội lỗi nào bằng hận thù
Không có khổ hạnh nào bằng nhẫn nhục

Có ba loại nhẫn.

1. Nhẫn: bình tĩnh trước những người tấn công

Khi những người khác như kẻ thù hại bạn, hãy kiên nhẫn đừng nỗi giận. Hãy ý thức những lỗi lầm của giận dữ, đấy là điều bất thiện tệ nhất. Người ta nói rằng mỗi khi bạn nỗi giận, bạn phá hũy những công đức căn bản trong một ngàn kiếp. Khi ta hiểu rõ những tai hại của giận dữ thì ta sẽ luôn luôn muốn kiên trì thực tập thiền định về nhẫn nhục. Bạn không thể biết ai là bồ tát. Nếu bạn nổi sân với một Bồ tát mà bồ đề tâm của bạn yếu hơn, thì bạn phá hủy công đức 100 kiếp. Nếu bản thân bạn không phải là Bồ tát và người bạn sân giận lại là Bồ tát, thì bạn phá hủy công đức 1000 kiếp. Điều này nói trong tác phẩm Hành Trung Đạo và Hành Bồ Tát Hạnh. Vậy những lỗi lầm quả thật nặng nề.

Bạn phải đào luyện sự nhẫn nhục, nhưng hãy làm việc này trước khi bạn nỗi tâm sân - Một khi bạn nỗi sân thì đã quá muộn. Bạn phải kiên nhẫn và nghĩ về những khuyết điểm của giận dữ. Nếu không bạn sẽ làm cho mọi người và cả chính bạn phải khổ sở. Ngoài hậu quả mà cơn giận gây trên người khác, nó còn có thể đẩy bạn đến chỗ tự sát, v.v… Cơn giận có hậu quả là làm cho bạn có nhiều kẻ thù.

Bạn có thể nghĩ rằng “Tất cả những điều này đúng thật, nhưng làm sao tôi có thể nhẫn nhục khi có quá nhiều đối tượng gây giận dữ?” Tác phẩm Hành Bồ Tát Hạnh nói:

Làm sao bạn tìm đủ da thuộc
Để lót khắp mặt đất?
Nhưng có được cái đế giày bằng da
Thì cũng như lót da toàn mặt đất.

Hãy xem thử bạn có thể hoàn toàn hàng phục kẻ thù hay không. Bạn sẽ thấy rằng mình không bao giờ thiếu kẻ thù hay hàng phục được tất cả kẻ thù cho đến khi không còn hữu tình nào trên mặt đất. Nhưng nếu bạn hàng phục cơn giận của mình thì bạn sẽ không có một kẻ thù nào cả, và điều ấy cũng như là hàng phục tất cả kẻ thù.

Một khi bạn đã hoàn toàn hiểu Đạo sư rằng những loại nhẫn nhục được xếp hạng theo bản chất của chúng, và những lỗi lầm của giận dữ v.v… thì bạn có còn để cho toàn thân bạn bị cơn giận tóm lấy hay không? Một lần có vị lạt ma cố gắng can đệ tử của mình và một tên trộm đang đánh nhau. Ngài không thành công, người đệ tử cứ đánh người kia. Vị Lạt ma đặt ngón tay lên mũi đệ tử và nói: “Nhẫn nhục, nhẫn nhục” tức thì người đệ tử nhớ lại mình đã mất sự nhẫn nhục. Khi cơn giận đã làm công việc của nói rồi thì có ích gì để giả vờ nhẫn nhục.

Lúc đầu có thể khó thực hành nhẫn nhục; chỉ về sau, khi đã quen nhờ thiền định ta mới có được nhẫn nhục. Có những lý do tại sao không nên giận dữ với người nào làm hại mình. Chẳng hạn có người đánh vào đầu bạn bằng một con roi. Hãy nghĩ như sau để ngăn bạn đừng giận dữ: “Nếu tôi giận với cái khí cụ thực sự gây ra đau đớn thì đáng lẽ tôi nên giận dữ con roi, nhưng con roi nó không có năng lực, nó chỉ được sử dụng.” Con người đánh bạn cũng không có năng lực. Anh ta bị trói buộc bởi những vọng tưởng ở trong anh. Tất cả đều đi đến một điều: Sự việc bạn cư xử sai lầm là yếu tố trực tiếp nhất cho việc bạn bị đánh bằng roi. Tuy nhiên căn bản chính là ác nghiệp bạn đã gây nên như đánh người ta trong quá khứ v.v… Bởi thế khi việc này là quả báo thuần thục của nghiệp bạn đã làm, thì bạn nên giận ai?

Tác phẩm Bốn Trăm Bài Kệ nói:

Đấng Mâu ni có thể thấy được vọng tưởng
Những người có vọng tưởng thì không thấy

Nói cách khác một bệnh nhân điên có thể đánh vào y sĩ hoặc một người con trai điên đánh cha, nhưng y sĩ và người cha không giận bệnh nhân hay người con, mà trái lại cố gắng để chữa khỏi bệnh điên. Những người làm hại bạn cũng thế, như đã bị điên vì vọng tưởng. Họ không phải là những tác nhân có tự do, nên bạn không nên giận họ. Thay vì thế bạn phải cố gắng dùng vài phương tiện để diệt trừ vọng tưởng cho họ. Nếu lửa làm bỏng tay bạn thì chính là lỗi tại bạn đã động vào lửa. Không nên giận lửa. Cũng thế lỗi của bạn là đã khiêu khích người kia, nên thật không đúng để giận anh ta. Vì hữu tình bản chất là vọng tưởng, nên thật sai khi giận họ cũng như khi thật sai lầm khi giận lửa mỗi lúc bạn bị bỏng, vì bản chất của lửa là làm bỏng da. Nhưng bạn vẫn nghĩ rằng: “Có thể bản chất của chúng như vậy, nhưng tôi giận chúng vì chúng làm một điều bất ngờ đối với tôi.” Nếu thế thì cũng nên giận bầu trời khi thình lình nổi giông bão, nhưng điều ấy thật vô ích. Như vậy, thật sai lầm khi ta giận những người như thế. Khi bạn bị đánh, bị lăng nhục v.v… hậu quả là bạn bị đau khổ về thể xác hoặc tinh thần, thì đừng đáp lại sự sai quấy, vì điều ấy sẽ tạo nhân cho bạn tái sinh vào những đọa xứ. Ngược lại bạn nên áp dụng những biện pháp chữa trị cơn giận dữ của mình và hãy nhẫn nhục. Tác phẩm Hành Bồ Tát Hạnh nói:

Hiện tại tôi không chịu nỗi đau khổ;
Thế mà giận dữ lại là nhân của địa ngục,
Thì tại sao không dứt trừ giận dữ?

Sự nhẫn nhục bằng cách bình thản trước những người tấn công (Nại oán hại nhẫn) là điều mà bạn đào luyện đối với những người thường làm hại mình, chứ không phải những người thường giúp mình. Vậy càng có nhiều người muốn hại bạn, thì bạn càng có cơ hội thực hiện hạnh nhẫn nhục. Bởi thế bạn phải nghĩ rằng những người này làm cho bạn tăng thêm hạnh nhẫn nhục. Atìsha thường được một người hề của vua Asangavyaya theo hầu, y là một người rất khó chịu. Khi người ta yêu cầu Atìsha bỏ người hầu ấy, ngài trả lời: “Có anh ta thì hạnh nhẫn nhục của tôi mới có cơ hội phát triển toàn vẹn.”

Tóm lại, hãy nghĩ: “Nếu những Thanh văn chuyên tự lợi mà còn không tức giận khi gặp những kẻ nghịch, huống gì tôi là người đã thề theo Đại thừa.” Bạn cần phải học câu chuyện về tiên nhẫn nhục.

(CT. Một trong những tiền kiếp của Phật Thích Ca khi còn làm Bồ tát. Ngài làm một vị tiên nhân tu hạnh nhẫn nhục, bị một ông vua chặt hết tay chân trong một cơn ghen tức, nhưng Ngài vẫn giữ thái độ bình thản.)

2. Nhẫn nhục trong sự chấp nhận đau khổ

(kham thọ khổ nhẫn)

Không những bạn cần phải có thái độ không bám víu hạnh phúc, mà bạn còn nên xem đau khổ như một kiểu trang hoàng, và sử dụng đau khổ như một phương thuốc; như trong chương trước nói về các pháp luyện tâm. Mõi khi bạn bị đau khổ trong lúc tu khổ hạnh, hoặc bị đau ốm, hoặc bị kẻ thù quấy rối, hoặc gặp ác mộng - hãy chuyển tất cả thành những pháp giúp bạn tu tập. Hãy nghĩ rằng chúng sẽ làm tiêu bớt ác nghiệp của bạn, tăng trưởng tâm từ bi nơi bạn, khiến bạn nghĩ về những lỗi lầm của sinh tử v.v… và hãy nhẫn nhục. Khi bạn gặp đau khổ, hay nghĩ như sau: “Nỗi khổ này sẽ thay thế cho nỗi khổ mà tôi đáng lẽ phải trải qua trong các đọa xứ.“ Điều này sẽ làm cho bạn sung sướng. Giả sử một người sắp bị hành hìnhh nhưng sau đó lại chỉ bị chặt tay, thì y phải cảm thấy sung sướng vì thoát chết. Cũng như người ta có thể chịu đựng nỗi khổ của sự chảy máu hay nhúng nước nóng để làm lắng dịu một con bệnh. Thế nên khi bạn tu hành gặp khó khăn thì hãy nghĩ: “Tốt, điều này sẽ thay thế cho các nỗi khổ ở các đọa xứ.” Và lúc ấy, hãy nhớ đến những lợi ích của đau khổ. Tác phẩm Hành Bồ Tát Hạnh nói:

Đức tính của khổ đau là
Nó tẩy trừ kiêu mạn,
Nó làm ta phát tâm đại bi
Đối với những hữu tình trong sinh tử,
Làm ta tránh tội lỗi, và vui vì điều lành.

Lại nữa bạn phải chấp nhận khổ đau, và tạo cho mình một trạng huống để có thể tăng trưởng những việc lành. Hãy làm những việc như thực hành hỷ túc và ít muốn. Khi thực hành những pháp khổ hạnh này hãy nghĩ như sau: “Vì đã xuất gia, tôi không nên mong đợi chổ ở tốt, thực phẩm ngon, áo quần đẹp. Như vậy tôi hy vọng có thể luyện mình trong 4 việc thích hợp với bậc thánh, như hài lòng với những vật kém phẩm chất về ăn, mặc, ở, bệnh.” Nếu không làm như vậy, bạn sẽ muốn ăn ngon, muốn giàu có, và luôn luôn tìm cách tăng gia của cải. Bạn sẽ không nghĩ gì về Pháp, không vượt qua những thứ vô nghĩa của đời người.

Có lần một người buôn gỗ nghe bậc Đạo sư nói: “Kho tàng chôn dấu đã tìm ra, thì nó liền nhiễm đầy độc tố. Chất độc ấy thực mạnh!” Về sau anh ta tìm được một kho tàng và đâm ra giàu có. Vua bắt phải khai nguyên nhân sự phát phú này, anh ta nói dối và bị hành quyết. Thương gia kêu lên: “Quả thực nó liền nhiễm độc rất nhanh. Chất độc này thật mạnh!” Vua hỏi lý do, và thương gia kể câu chuyện.

Tài sản cũng là một chất độc. Nếu những người tu chúng ta ít muốn biết đủ, thì mọi sự sẽ tốt cho ta. Khi đức Tsongkapa từ giả vùng Jadrael, ngài và các đệ tử có rất ít của cải. Nhưng họ ít nhu cầu và hài lòng với những gì mình có. Thực phẩm y phục không làm hại cho sự tu tập của họ. Cũng thế bạn nên hài lòng với những gì mình sở hữu, vì những thứ ấy tương xứng với công đức của bạn. Hãy kham nhẫn khi gặp điều khó chịu như bị chỉ trích v.v… Hãy chấp nhận đau khổ trong các hoạt động bình thường như phải ngồi thẳng lưng v.v… Hãy chấp nhận những đau khổ vì bảo trì chính pháp như cúng dường tam bảo v.v… Hãy chấp nhận đau khổ vì phải từ bỏ dục lạc, từ bỏ khoe khoang. Có sao hay vậy, dù bạn có thể xấu xí, áo quần tồi v.v… Hãy chấp nhận đau khổ vì thực hành giới hạnh cho đến khi mỏi mòn. Hãy chấp nhận đau khổ do việc lợi lạc hữu tình như khi tu nhẫn nhục, khi cứu người khỏi chết v.v… Hãy chấp nhận đau khổ của sự sống chật vật sau khi từ bỏ những phương tiện tăng gia tài sản bằng nghề buôn bán trồng trọt. Vân vân.

Như vậy, sự nhẫn nhục bằng cách chấp nhận khổ đau là một đề tài rộng lớn.

3. Sự nhẫn nhục để có được bảo đảm về pháp (pháp nhẫn)

Lam-rim Con Đường Nhanh nói chi tiết về điểm này. Bạn được bồ đề về Pháp bằng cách: (1) thiền định về những điểm then chốt của giới; (2) tập thay đổi lối hành xử nhờ học và tụng kinh; (3) phân tích ý nghĩa những thiện đức của Tam Bảo, ý nghĩa những mục tiêu giác ngộ của bạn, con đường đưa đến mục tiêu ấy, ý nghĩa của vô ngã và ý nghĩa của ba tạng giáo lý sâu rộng… Hoặc nếu nói về Lam-rim thì bảo đảm về Pháp là hiểu rõ ý nghĩa những danh từ trong Lam-rim này chẳng hạn. Loại nhẫn nhục này giống như sự thấu đạt có được nhờ tranh luận.

Hình thức nhẫn nhục đầu tiên thì chỉ luyện được khi bạn bị những đối thủ khiêu khích. Hai hình thức còn lại (kham thọ khổ nhẫn và pháp nhẫn) phải được thực hành luôn luôn. Bạn phải nhẫn nhục trong sự học pháp, chẳng hạn bất kể buổi học có kéo dài bao lâu, hãy lắng nghe với sự nhất tâm, suy tư ý nghĩa. Hãy thận trọng về cách hành xử khi bạn tham gia những buổi thảo luận: Hãy chịu đựng đói khát. Tâm bạn hãy chuyên nhất khi học bài hay tụng kinh. Hai loại nhẫn nhục sau cùng áp dụng khi bạn đi vào làng để làm lễ trong nhà người.

Trích @: http://www.thuvienhoasen.org/giaithoattronglongtay-00.htm

GIẢI THOÁT TRONG LÒNG TAY
Pabongka Rinpoche
Việt dịch: Thích Nữ Trí Hải