PDA

View Full Version : M - Mười truyện đơn sơ về Giáo lý và Giáo dục (73)



Dan Lee
02-13-2009, 08:08 AM
Mười truyện đơn sơ về Giáo lý và Giáo dục (73)

731. Chúa Giêsu với người bệnh phong cùi

Trong đạo Do Thái, người mắc bệnh phong cùi bị gạt ra ngoài lề xã hội. Họ không được sống chung với thân nhân trong xóm làng, nhưng bị xua đuổi ra ngoài đồng ruộng, hoặc vào rừng núi hay trong sa mạc. Họ phải ăn mặc rách rưới.
Tiếp xúc với với người bệnh phong cùi, ắt bị coi là ô uế, nên chẳng ai dám đến gần họ.
Loại bệnh nhân nầy không những bị đau đớn vì những vết thương hành hạ trên thân xác, mà còn đau đớn vì bị nhục trong tâm hồn.
Chúa Giêsu đã vượt qua những biên giới cấm kỵ khi dám đến gần người bệnh phong nầy, đưa tay chữa lành họ.
Lòng yêu thương đã khiến Chúa Giêsu dám làm tất cả. (Dẫn Vào Thánh Lễ và Lời Nguyện Tín Hữu)

732. Thân phận người phung hủi

Thân xác người phung hủi bị hư nát lần lần: trước, lở loét ngoài da, sau, đến thịt lởm chởm, thật ghê tởm. Mắt thì bị khoét sâu; mũi thị bị lủng một lỗ to, thấy rõ nơi cuống họng; tai sứt hết; lưỡi đỏ hoét và đầy những mụt nhọt; mặt méo mó, đầy những lỗ; móng tay, móng chân lóc ra khỏi thịt, rớt lã chã xuống đất; tóc và râu rụng hết.
Người phung hủi xông ra mùi thúi tha, không ai chịu nổi, và xác chết của họ, con vật nào cũng chê, không thèm ăn.
Người phung hủi tuy sống, nhưng bị xem như chết. Họ chẳng qua chỉ là “một mồ mả đang đi”. Và ngày trước, đi đâu, họ cũng phải hô to cho người ta tránh: “Tôi nhớp! Tôi nhớp!” hoặc phải rung chuông.

733. Một giám mục phung cùi

Năm 1955, Ðức cha Cassaigne từ chức tổng giám mục Sàigòn để lên phục vụ người cùi ở Di Linh, một nơi rừng sâu nước độc.
Đức Cha muốn sống âm thầm bên cạnh những con người bất hạnh và đau khổ nhất trên đời nầy. Những người phung nầy, khi ung nhọt lở loét đầy mình, quá kinh tởm, thì bị người trong làng đưa vào rừng. Nơi đây, họ phải sống cô độc một mình, để rồi phải chết dần chết mòn một cách rất đau đớn.
Sống giữa những người phung tại trại cùi Di Linh, cuối cùng, Đức Cha Cassaigne cũng mắc bệnh phung mà chết.

734. Một linh mục phung cùi

Cha Đamiên, người Bỉ, tình nguyện đến đảo Molokai để phục vụ người phong cùi.
Khi cha đến đảo của người phung nầy, các người phung đến sờ chạm cha để xem cha có phải là phung như họ không. Lý do là vì họ không thể nào tin được một người lành mạnh, không mắc bệnh phung như họ, lại tình nguyện đến giúp họ. Và khi biết cha Đamiên là một người trẻ tuổi, khoẻ mạnh, đẹp trai, thông minh, trình độ văn hoá cao, toàn thể các người phung đều chảy nước mắt.
Cha Đamiên ở lại nơi đảo phung nầy để phục vụ những người bất hạnh nhất trên đời. Và cuối cùng, cha cũng mắc bệnh phung mà qua đời tại đây. Giáo Hội tôn vinh cha Đamiên: “Cha thánh người phung”.

735. Một giáo dân phung cùi

Vì mắc bệnh phung, thi sĩ Hàn Mặc Tử phải vào ở trại cùi Quy Hoà năm 1937, và qua đời tại đây năm 1940.
Quá đau khổ vì bệnh ghê tởm dày vò nơi thân xác, và giữa những nổi buồn tê tái trong tâm hồn, thi sĩ Hàn Mặc Tử đã tìm được an ủi nơi Chúa và Mẹ Maria qua những vần thơ thật hay và nhiệm lạ.

736. Đừng làm mất thể diện của người khác

Mười năm trước, tôi (Herb Cohen) quen một nhân viên điều hành.
Anh rất bất ngờ khi bị công ty cho nghỉ việc sau nhiều năm anh trung thành làm việc cho công ty.
Anh không cho gia đình hay bạn bè biết về việc nầy. Hàng sáng, vẫn đúng giờ đi làm, anh lại cắp cặp đi ra ga xe lửa, lên chuyến tàu đi Manhanttan. Ở đó, anh đi lang thang khắp nơi quanh quảng trường Thời Đại hay các thư viện công cộng, và chờ đợi cho đến lúc hết giờ làm việc, rồi lại lên tàu về nhà.
Sau gần hai tháng, mọi chuyện vỡ lở khi vợ anh, vốn vẫn không hay biết gì, vô tình gọi điện thoại đến nơi anh từng làm việc.
Một kết thúc đáng buồn, nhưng nó chỉ cho chúng ta thấy mọi người đều có những ảo tưởng to lớn không ngờ trong việc cố gắng giữ gìn hình ảnh của mình trong mắt những người mà họ quan tâm…
Khi bạn đã hiểu được rằng mỗi cá nhân đều có tâm lý giữ thể diện cho mình một cách vô lý và tuyệt vọng như vậy, thì chúng ta luôn luôn phải tránh gây ra bất cứ sự xúc phạm nào với những người mà mình tiếp xúc, nhất là ở những nơi đông người.
Bạn phải tự rèn luyện bản thân để có thể nói chuyện thẳng thắn với các đối thủ khác biệt với mình về quan điểm mà không làm mất thể diện của họ. (Bạn Có Thể Đàm Phán Bất Cứ Điều Gì)

737. Nghe biện luận từ hai phía trước khi đưa ra phán quyết cuối cùng

Tổng thống Hoa Kỳ Roosevelt được coi là người rất biết vận dụng những ý kiến khác nhau. Mỗi khi gặp sự kiện trọng đại cần ra quyết sách, ông thường trước tiên mời một trợ lý đến, nói:
- “Ông hãy nghiên cứu vấn đề nầy, nhưng ông hãy giữ bí mật.”
Sau đó, ông lại mời thêm mấy trợ lý khác, biết rõ các trợ lý nầy luôn có ý kiến khác với trợ lý thứ nhất, nhưng vẫn yêu cầu họ nghiên cứu cùng một vấn đề và cũng yêu cầu họ “giữ bí mật”.
Như thế, Roosevelt có thể thu thập các loại ý kiến khác nhau, có thể nhìn cùng một vấn đề từ góc độ khác nhau, từ đó, đưa ra quyết sách chính xác.
… Nhiệm vụ chủ yếu của ông không phải là duy trì chính quyền, mà là đưa ra quyết sách chính xác. Mà muốn có quyết sách chính xác, thì cách làm tốt nhất, là lắng nghe những ý kiến phản đối, phỏng theo cách làm phán quyết của tòa án, làm rõ chân tướng của sự thật từ sự biện luận của hai phía, đưa ra phán quyết cuối cùng. (Lòng Tự Tin)

738. Không ai một mình làm nên mọi chuyện.

Lần nọ, sau khi tôi (Keith D.Harrell) hoàn thành cuộc nói chuyện trước một nhóm cử tọa là các doanh nhân, một người ăn mặc sang trọng tiến lên và nói rằng anh ta rất thích bài thuyết trình của tôi, rằng anh ta sẽ áp dụng nó trong việc kinh doanh của mình.
Tôi hỏi anh ta làm nghề gì. Anh ta ưỡn ngực nói: “Tôi là một người tự thành đạt.”
Tôi không bình phẩm gì thêm về câu trả lời trên, nhưng thiết nghĩ không ai một mình làm nên mọi chuyện.
Chúng ta cần đến tất cả mọi người để đi hết cuộc đời mình. Chúng ta cần tiền đồ của họ, cần sự khôn ngoan, sự trung thực và cả sự ủng hộ của họ đối với chúng ta. (Thay Thái Độ - Đổi Cuộc Đời)

739. Thành công ở quanh chúng ta. Kiên trì đi tìm thì sẽ thấy.

Có một ông chủ, trong lúc đi kiểm tra nhà kho, không cẩn thận, đã làm rơi chiếc đồng hồ vàng ở đó.
Ông ta tìm mãi mà không thấy, bèn thông báo và hứa thưởng 100 đôla cho ai tìm thấy chiếc đồng hồ.
Mọi người, vì phần thưởng lớn nầy, đều cố hết sức tìm kiếm, bới hết mọi đống rơm rạ để tìm kiếm chiếc đồng hồ.
Mọi người tìm đến lúc mặt trời lặn mà không thấy. Họ không cho rằng chiếc đồng hồ quá nhỏ, mà đổ tại cái kho quá lớn, rơm rạ nhiều, nên không tìm được. Chỉ có một đứa bé, mặc xiêm váy rách nát, vẫn cố gắng tìm kiếm cho dù mọi người đã bỏ cuộc hết.
Trời tối dần.
Đứa trẻ vẫn kiên trì tìm kiếm. Đột nhiên, nó phát hiện sau khi các tiếng ồn khác lắng xuống, thì có một âm thanh “tich tắc, tích tắc” không ngừng vang lên. Càng yên tĩnh, tiếng “tích tắc” càng rõ ràng hơn.
Đứa trẻ, cuối cùng, đã tìm được chiếc đồng hồ, lấy được 100 đôla tiền thưởng.
Thành công cũng giống như chiếc đồng hồ trong nhà kho, vẫn tồn tại quanh chúng ta. Chỉ cần kiên trì đi tìm kiếm, thì nhất định sẽ tìm thấy. (Truyện Nhỏ - Đạo Lý Lớn)

740. Ích lợi của sự nói nghịch lại, nói ngược lại

Jules Vageret nói:
- “Nếu tôi không có cách nào tư tưởng khác hơn tờ báo của (tôi), thì tôi không thể bảo đảm rằng tư tưởng của tôi là đúng.”
Ai cũng thèm khát chân lý. Và chân lý luôn thèm khát khách quan. Vậy mà phần đông chúng ta thích chủ quan khi tư tưởng.
Cái hũ chủ quan nó nhốt tinh thần ta, làm cho ta là nạn nhân của câu: “Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài.”
Ta trở thành người lười tư tưởng và nhờ kẻ khác trong đạo, đảng, trong môn phái, tư tưởng thế ta.
… Socrate, trước khi nói nghịch các đối thủ, đã tự nói nghịch.
… Aristote cũng theo phương pháp nói nghịch. Đụng vấn đề gì, ông tự nói: “Khó khăn đây rồi!”
Đọc bộ Thần Học Tổng Luận của thánh Tôma, bạn gặp đầy công thức nầy: “Sed contra est: Mà ngược lại.” Tức ông liệt kê lý nghịch, rồi đánh tỉa cho đến hết.
… Nói nghịch cũng là một trong những quy luật để phát minh.
Thiếu chân lý toán học, vật lý học bước đầu là những điều đối nghịch. Toán vi phân, độ cong không gian của Einstein, cơ học ba động của Louis de Broglie chẳng hạn. Những phát minh như máy hơi nước, đường sắt không gợi cho bạn tàn tích đối nghịch về ý nghĩa của các từ ngữ và ý tưởng buổi ban đầu sao.
Edison nói với một cộng sự viên của ông là Rosanoff khi ông nầy chán nản trước các thí nghiệm liên miên thất bại của ông, rằng: chính cái phi lý gợi ra cái hữu lý.
Tiền thân của giây trong bóng đèn là miếng pho-mát. Có cuốn học thuyết nào cắt nghĩa tại sao pho-mát dùng được cho đèn điện không.
… Ba định luật của Guitton để luyện tư tưởng, là:
Lựa chọn: để tìm cái nhất chỉ quán chi.
Phân biệt: để thấy tinh nghĩa trong các danh từ như đồng nghĩa.
Nói nghịch: để làm nẩy ra chân lý. (Chảy Mồ Hôi Tim Óc)

LM Nguyễn Vinh Gioang