PDA

View Full Version : S - Sống sung mãn trong một đất nước sống mòn



Dan Lee
01-17-2009, 01:54 PM
Sống sung mãn trong một đất nước sống mòn

“Sống mòn” là tựa một truyện dài (1944) của Nam Cao (1915-1951).

http://www.vietcatholic.org/Pics/NhaNgheoVietnam.jpg
Sống sung mãn trong một đất nước sống mòn

Ai cũng biết: nói tới Nam Cao là nói tới mô-típ sống mòn. Đặt chân vào thế giới nghệ thuật của Nam Cao ta phải luôn luôn đối mặt với tình thế cùng quẫn, khốn khó, trong đó cuộc sống của con người hiện ra bi đát thê thảm. Với người có lương tâm, đó là một sự sỉ nhục. Các nhân vật của ông như Chí Phèo, Thị Nở được sử dụng trong ngôn ngữ hàng ngày cũng như Tú Bà, Sở Khanh của Nguyễn Du. Cả đời Nam Cao hầu như nằm gọn trong thời gian Pháp đô hộ Việt Nam (1887-1945). Tác phẩm của ông mang tính văn học hiện thực về cuộc sống thống khổ nhân dân.

Thứ, nhân vật chính của Sống Mòn là một thanh niên mới vào đời tràn đầy hăm hở, nồng nhiệt đã nhanh chóng bị cơm áo gạo tiền biến thành một nhà giáo lù đù, tính toán chi li, cầu an. Những ước mơ cao rộng của anh dần dần bị lụi tắt; mọi suy tính của anh không vượt ra nổi vòng vây áo cơm cứ bóp nghẹt anh, gia đình anh, suy rộng ra là làng quê, xóm nhỏ ngoại ô, và cả đất nước mà trong đó anh đang sống. Kiếp chúng mình tức lạ. Sao mà cái đời nó tù túng, nó chật hẹp, nó bần tiện thế! Không bao giờ dám nhìn cao một tí. Chỉ những lo ăn lo mặc. Hình như tất cả nguyện vọng, tất cả ước mong, tất cả mục đích của đời chúng mình, chỉ là mỗi ngày hai bữa. Bao nhiêu tài trí, sức lực, lo tính đều chỉ dùng vào việc ấy. Khổ sở cũng vì thế, nhục nhã cũng vì thế, mòn mỏi tài năng trí óc, giết chết những mong muốn đẹp, những hy vọng cao xa cũng vì thế nốt. Lúc nào cũng lo chết đói, lúc nào cũng lo làm thế nào cho khỏi chết đói! Như vậy thì sống làm gì cho cực?”

Ngót 300 trang truyện dài lê thê, không có cốt, không có truyện, không có gay cấn và ly kỳ; nhưng sao lại có sức gắn bó với cả cuộc đời rộng lớn; tiếng thì thầm của tác phẩm đeo bám nhiều lớp người trong hành trình cuộc sống, giữa bao thăng trầm của lịch sử. Đó là một cuộc đối thoại lớn giữa cái sống và cái đang mất dần sự sống; giữa sống và chết; và cuối cùng là sự toàn thắng của cái chết – cái chết mòn. Cái chết mòn của một lớp người, và cũng là của cả một dân tộc.

Tác phẩm của Nam Cao như những câu hỏi cứ xoáy sâu vào tâm trí người đọc, không phải câu hỏi “To be or not to be” (tồn tại hay không tồn tại, sống hay không sống), mà là sống như thế nào cho ra sống, sống thế nào cho có phẩm giá, có tư cách, và muốn như vậy con người phải làm gì? Tư tưởng nhân văn ở đây không đơn thuần là lòng thương người, sự cảm thông với những bất hạnh, mà thức tỉnh danh dự làm người, buộc con người phải suy nghĩ về thực trạng mình đang sống, tìm cách để thoát ra khỏi kiếp sống thừa, sống mòn vô nghĩa. Trong Sống Mòn, Nam Cao nói đến cái Chết Mòn, nó là “cái chết ngay trong lúc sống” – cái chết của những người sống sờ sờ ra đấy mà không biết dùng sự sống của mình vào việc gì.

CSVN thường lợi dụng các tác phẩm của Nam Cao để vênh váo nhờ có đảng ta nên đất nước và nhân dân ta sau một thế kỷ lâm vào tình trạng sống mòn trong tăm tối vật vờ mới nhìn thấy được mặt trời:

Vừng trời đông ánh
hồng tươi sáng bừng lên.
Đàn bồ câu trắng bay
về trong nắng mới.
Ngàn triệu dân siết
tay nhau đứng quanh Đảng CSVN…

Nhạc sỹ văn nô Đỗ Minh, người sáng tác bài hát ca tụng đảng hết sức mù quáng lố bịch này còn phát biểu đáng kinh tởm hơn:

Tôi lớn lên từ quê hương nghèo đói. Có Đảng, đi theo Đảng người dân có được cuộc sống đổi đời. Tôi hướng theo Đảng như một người trong kiếp nô lệ lầm than hướng theo ánh sáng: Tôi lớn lên từ quê hương nghèo đói. Có Đảng, đi theo Đảng người dân có được cuộc sống đổi đời. Tôi hướng theo Đảng như một người trong kiếp nô lệ lầm than hướng theo ánh sáng. http://www.sggp.org.vn/vanhoavannghe/nam2005/thang1/33573/

Không cần cãi cọ lý luận dài dòng lôi thôi vô ích, thực tế phũ phàng hiện ra sờ sờ trước mắt mọi người là nếu năm 1945 không có sự xuất hiện của Hồ Chí Minh và Đảng Cộng Sản, thì chắc chắn Dân Tộc Việt đã thoát được cảnh núi xương sông máu và sự chậm tiến suốt 75 năm qua, khi phải sống dưới ách thống trị của chủ thuyết Mác-Lênin, được ngụy trang qua cái quái thai gọi là ‘tư tưởng HCM.’

VN ngay thời kỳ chiến tranh hay bị Pháp đô hộ, vẫn nằm ngoài danh sách 20 quốc gia nghèo đói trên hoàn vũ. Nay nước ta bị các cơ quan quốc tế tài trợ như IMF, WB… xếp vào số 10 nước thiếu ăn cùng khổ nhất thế giới. Trong búa và lưỡi liềm của đảng, VN đã trở thành một xã hội trộm cướp phi luân, từ trong cung đình trung ương đảng ra tới hè phố mà thủ phạm không ai khác hơn là cán bộ đảng. Cả nước ngày nay như một nhà tù với mạng lưới công an đen nghịt vây bũa. Để sống còn nhiều người đã học theo guơng đảng nói láo và lừa bịp nhau. Mọi tầng lớp đồng bào, nhất là giới thanh niên chỉ còn biết sống mòn, sống cũng như chết. Ngôi nhà văn hiến VN bị chế độ và chủ nghĩa CS phá sập để thay vào đó bằng mớ luận thuyết thối tha sặc mùi đấu tranh giai cấp, chia rẽ mọi người để đảng thao túng cai trị.

Những ai từng sống ở VN trong những năm qua đều nhìn ra bản thân mình trong nhân vật Thứ của Sống Mòn. Nhưng dù có phải sống mòn như thế Thứ cũng còn được sống thật, dám nghĩ dám nói và dám làm những gì Thứ cho là đúng và cần thiết cho bản thân và gia đình mình. Toàn dân Việt hiện nay không những phải sống mòn mà còn phải sống giả. Tuy mọi người đều kinh tởm đảng nhưng để tồn tại trong cuộc sống mòn ai cũng phải tâng bốc đảng. Tất cả mọi đơn từ văn bản trong bất cứ việc lớn bé nào cũng phải bắt đầu bằng những từ sáo rỗng CHXHCNVN, Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc. Chỉ có linh mục Nguyễn Văn Lý mới dám viết thật là “không Độc Lập – chẳng Tự Do – mất Hạnh Phúc” thì phải chịu ngay một hậu quả là bị bịt miệng và đi tù. Nghịch lý bi đát nhất của đất nước là người ta chỉ có thể thoát khỏi kiếp sống mòn, sống cũng như chết, bằng cuộc sống dồi dào, sống thật ở trong một nhà tù bé (nhà tù lớn là toàn thể đất nước).

Người dân phải tìm mọi cách loay hoay xoay xở để thoát khỏi kiếp sống mòn vật vờ. Sau hơn 30 năm khoác lác độc lập, tự do, hạnh phúc của CSVN, hàng dài người xếp hàng xin visa trước tòa lãnh sự Hoa Kỳ tại Saigon có vẻ như không bao giờ kết thúc, mỗi lúc mỗi dài hơn đông hơn. Hàng dài các cô gái xếp hàng cho các ông Tầu ông Hàn chọn lựa cũng dài hơn đông hơn. Hàng dài dân oan khốn khổ lê lết đi khắp chốn tìm công lý cũng dài hơn đông hơn.

Đức Giê-su đã xót thương cho thân phận sống mòn của con người. Người mở ra một lối thoát cho họ: tin vào Người. Tôi đến để cho chiên được sống và sống dồi dào (Ga 10,10). Có vẻ như tin vào Đức Giê-su thì nhìn bên ngoài cuộc sống ta vẫn thế, vẫn long đong trong cuộc mưu sinh, thân phận vẫn bị bầm dập bởi các tai ương bệnh tật của kiếp người, hay nói theo ngôn ngữ của thi sĩ Tú Xương, là vẫn luôn bị “ba cái lăng nhăng nó quấy ta”.

Thật ra Đức Giê-su không mở ra một lối thoát về mặt chính trị, kinh tế, hay xã hội cho kiếp sống mòn của con người. Những người đi tìm những thứ đó nơi Người sẽ phải thất vọng. Trái lại, một đòi hỏi gay gắt nhất của Người khiến cho việc đi theo Người trở nên vô cùng khó khăn là phải chấp nhận mất đi mọi thứ mà con người thường quý trọng nhất. “Đức Giê-su đáp: ‘Nếu anh muốn nên hoàn thiện, thì hãy đi bán tài sản của anh và đem cho người nghèo, anh sẽ được một kho tàng trên trời. Rồi hãy đến theo tôi.’ Nghe lời đó, người thanh niên buồn rầu bỏ đi, vì anh ta có nhiều của cải” (Mt 19,21-22).

Cốt lõi của Tin Mừng là người tin sẽ được trở thành con Thiên Chúa như Đức Giê-su. Làm con thì khác với nô lệ. “Mà kẻ nô lệ thì không được ở trong nhà luôn mãi, người con mới được ở luôn mãi. Vậy, nếu người Con có giải phóng các ông, thì các ông mới thực sự là những người tự do” (Ga 8,35-36). Bản năng sinh tồn khiến cho con người luôn phải xoay xở tìm kiếm miếng cơm manh áo cho bản thân và gia đình. Nhưng không có ai và không có nơi chốn nào trên đời này có thể mang lại một giải pháp tối hậu theo như cách của Đức Giê-su. Người có một thứ nước giải khát khác với cách suy nghĩ của con người. “Ai uống nước này, sẽ lại khát. Còn ai uống nước tôi cho, sẽ không bao giờ khát nữa. Và nước tôi cho sẽ trở thành nơi người ấy một mạch nước vọt lên, đem lại sự sống đời đời” (Ga 4,13-14).

Nhiều người khi đến định cư tại các nước giầu có phương Tây phải vỡ mộng vì tuy được ăn ngon mặc đẹp ở sang hơn họ lại vật lộn gay gắt hơn để sinh tồn. Ăn uống thừa mứa gây nên nhiều chứng bệnh thể lý, lối sống phương Tây cũng gây nên nhiều ưu sầu mới cho họ. Rất nhiều người dù sống tại nước ngoài trong hàng chục năm vẫn còn bị shock trầm trọng bởi những khác biệt về văn hóa. Nhiều người thường hoài niệm về những năm đói khổ ở quê nhà với nhiều tiếc nuối vì họ cảm thấy vào lúc xa xưa đó trong lòng họ vẫn còn có những niềm vui dào dạt mà bây giờ họ lại trống vắng.

Trên khắp chiều dài đất nước VN luôn có vô số người tin vào Đức Giê-su được sống dồi dào một cách huyền nhiệm. Họ không bon chen bỏ đạo vào đảng để hưởng lộc đời, không lọc lừa để làm giàu, con cái họ chẳng làm được ông này bà nọ. Nhưng nhờ tin vào Đức Giê-su họ vẫn được sống dồi dào. Họ không có tiền của quyền lực bằng ai nhưng biết chia sẻ những cái ít oi mà họ có cho những người nghèo hơn, khốn khổ hơn, theo như lời dạy của Đức Giê-su. Họ luôn nghiệm ra mình được những ơn rất đặc biệt trong những thăng trầm của kiếp người. Quan trọng nhất, đi theo Đức Giê-su, họ biết đường mình đi và biết mình sẽ đi về đâu ở cuối con đường. “Thầy ở đâu, anh em cũng ở đó. Và Thầy đi đâu, thì anh em biết đường rồi.” (Ga 14,4).

Trần Giang