PDA

View Full Version : V - Việt Nam chưa đạt mục tiêu giảm nghèo



Dan Lee
01-16-2009, 04:27 PM
Việt Nam chưa đạt mục tiêu giảm nghèo

http://newsimg.bbc.co.uk/media/images/44520000/jpg/_44520581_viet-rice203afp.jpg
Nhặt gạo Người nghèo chịu thiệt thòi nhất trong bối cảnh kinh tế suy giảm

Bộ Lao động Thương binh Xã hội cho hay tỷ lệ số hộ nghèo ở Việt Nam cuối 2008 là 13%, không đạt mục tiêu 12%, cho dù vẫn chưa áp dụng chuẩn nghèo mới.

Bộ này giải thích trên website của Chính phủ Việt Nam đây là "do hậu quả của thiên tai, bão lũ và lạm phát".

Hiện người có thu nhập dưới 200.000 đồng/tháng ở nông thôn và 260.000 đồng ở đô thị thì bị liệt vào diện nghèo.

Nghe tường thuật (http://www.bbc.co.uk/mediaselector/check/vietnamese/meta/dps/2009/01/090112_vietnam_poor?size=au&bgc=003399&lang=vi&nbram=1&nbwm=1&bbram=1&bbwm=1)

Tuy nhiên, nếu tính theo chuẩn nghèo mới đang được đề xuất có bao gồm tỷ lệ lạm phát, tỷ lệ người nghèo sẽ lên tới 17%; hay 3,3 triệu hộ.

Chuẩn nghèo mới được giải thích là thu nhập dưới 300.000 đồng/người/tháng ở nông thôn và 390.000 đồng ở đô thị.

Cũng có đánh giá nói rằng nếu theo chuẩn quốc tế thì Việt Nam có gần nửa dân số thuộc diện nghèo.

Khi chỉ còn chưa đầy nửa tháng nữa là Tết Nguyên đán, mối lo ngại về thu nhập, công ăn việc làm của người lao động lại tăng lên gấp bội.

Không sắm Tết

Không khí mua sắm những ngày trước Tết tại TP Hồ Chí Minh năm nay không sôi động bằng những năm trước.

Một trong các lý do chính là tình trạng kinh tế suy giảm.

Anh Cao Thanh Sơn, 44 tuổi, làm nghề chạy xe ôm tại trung tâm TP HCM, nói rằng thu nhập của anh năm nay giảm hơn nhiều so với năm ngoái.

"Thời gian giáp Tết này, còn giảm hơn nữa. So với trước, chắc cũng phải giảm tới 50%. Rất khó khăn đối với người lao động như tôi."

Anh Sơn tâm sự năm nay chắc phải tới 28 Tết anh mới về quê ở Khánh Hòa ăn Tết, vài ngày rồi lại lên thành phố tiếp tục đi làm.

http://www.bbc.co.uk/worldservice/images/2009/01/20090112080957maithao.jpg


Vợ chồng tôi chỉ ước ao có một ngôi nhà nhỏ của riêng mình, nhưng chắc chắn là chẳng bao giờ có nổi.

Chị Nguyễn Thị Mai Thảo

Trong khi đó, chị Nguyễn Thị Mai Thảo, sống ở quận 8, cho hay năm nay gia đình chị không về quê ăn Tết như mọi năm.

Chị Thảo, 41 tuổi, làm nghề mát xa dạo, trong khi chồng chị làm công nhân in. Nhà có hai đứa con trai đang tuổi đi học, chi phí ngày càng nhiều.

"Mấy năm còn dư ít tiền, năm nay thấy khó hơn năm ngoái. Không tiết kiệm được nên không nghĩ tới chuyện về quê nữa."

Cả hai vợ chồng một tháng thu nhập độ ba triệu đồng thì tiền thuê nhà đã mất triệu rưởi. Còn tiền học của hai đứa con, khiến cho vợ chồng chị "sống ngày nào biết ngày đó".

"Vợ chồng tôi chỉ ước ao có một ngôi nhà nhỏ của riêng mình, nhưng chắc chắn là chẳng bao giờ có nổi."

Lương thưởng

Có thể nói, người nghèo, thu nhập bấp bênh, lo lắng nhất là thời gian cận Tết.

Lương thưởng thấp khiến nhiều công nhân tại các khu công nghiệp không thể nghĩ tới chuyện mua sắm hay về thăm gia đình.

Các công ty, nhất là trong lĩnh vực xuất khẩu, đều ghi nhận một năm 2008 đầy khó khăn. Nhiều doanh nghiệp đưa ra giải pháp tình thế là giảm lương thưởng, giảm giờ làm và thậm chí sa thải công nhân.

Từ cuối năm ngoái tới thời điểm hiện tại, đã hàng chục ngàn công nhân mất việc làm

__________________________________________________________


Lele, Saigon
Tôi thật sự tâm đắc với ý kiến của Mr hay Ms Quynh! Muốn dân đen VN hết nghèo thì theo ý tôi mỗi đảng viên cộng sản từ trên xuống dưới bảo trở cho vài chục hộ nghèo (tùy thứ tự đảng viên cộng sản cấp cao hay cấp thấp) thì chắc chắn 100% sau 1 đêm thôi, Việt Nam sẽ không còn người nghèo. Ví dụ đảng viên trung ương thì lo cho khoảng 1.000 hộ, đảng viên trung cấp thì 500 hộ, ... cứ như vậy mà tính tới căn cứ theo số đảng viên mà đảng có.

Việc tính toán nầy nên giao cho cục thuế nhà nước tính toán vì tôi thấy họ tính vấn đề thuế thu nhập cá nhân hay quá nên đề cử luôn cho tiện! Đặc biệt lưu ý là mỗi đảng viên cộng sản phải tự bỏ tiền túi ra làm chuyện này chứ cứ lấy ngân sách quốc gia ra mà xử thì dân nghèo càng nghèo thêm!

Quốc Huy, Australia
Không hiểu bạn Nguyễn Nhật Nam lấy đâu ra chứng cớ để nói rằng xã hội VN ngày nay phát triển gấp "95" lần cách đây 10 năm. Tôi vẫn không biết bằng cách nào bạn lại lấy con số 95 mà không phải 100 hay 90!!!

Khoan hãy nói về tính chính xác của các con số, tôi chỉ tự hỏi liệu quê nhà của bạn ở đâu và liệu bạn có dịp được (hay bị) chứng kiến những cảnh nghèo khổ ở khắp vùng miền đất nước mà có lẽ tôi cũng không cần kể ra ở đây. Cái họ thiếu ở đây không đơn giản là thiếu một mái nhà "gạch mái ngói" mà là đồ ăn, quần áo và những vật dụng thiết yếu hàng ngày.

Hi vọng bạn Nam cũng như những quan chức ở VN hãy thực tế và khách quan hơn trong việc đánh giá sự phát triển của xã hội, đừng để "sự xa hoa bao bọc bởi đói nghèo và khổ đau"!

New Yorker
Gửi Nobody, những lý do của bạn nêu ra "nghèo đẻ ra nghèo, dốt nát nên nghèo, nghiện ngập sinh ra nghèo, lười biếng phải chịu nghèo" tôi thấy có vài điều cần nói đến.

Sao bạn lại nỡ chụp mũ những người nông dằm mưa dãi nắng làm ra từng hạt gạo cho bạn ăn là "lười biếng, nghiện ngập". Họ lấy đâu ra tiền trong khi miếng ăn còn chẳng đủ no. Nghèo đẻ ra nghèo và dốt nát sinh ra nghèo thì hoàn toàn đúng.

Nhà nước chỉ lo đục khoét, bóc lột, đàn áp chỗ này, bắt bớ chỗ kia chứ quan tâm gì đến người dân. Nên người nông dân cứ chịu cái kiếp nghèo từ thế hệ này sáng thế hệ sau. Và như tôi đã nói, ăn còn không có lấy tiền đâu cho con đi học. Cứ như thế người thì có Ferrari, kẻ chẳng có đến đôi dép mà đi.

Nobody
Tôi có dịp đến một số nơi nông thôn Đăk Lăk, Quảng Nam. Tôi cũng tiếp xúc nhiều người, nhiều gia đình. Phải nói rằng nghèo do nhiều nguyên nhân như nghèo đẻ ra nghèo, dốt nát nên nghèo, nghiện ngập sinh ra nghèo, lười biếng phải chịu nghèo.

Cuối cùng là sự quan tâm chủa Nhà Nước trong xóa đói giảm nghèo. Nhà nước đã rất quan tâm về vốn, khuyến nông, giáo dục, gây quỹ xóa đói giảm nghèo, y tế... và các chính sách ưu tiên khác nhưng vì sao tỷ lệ nghèo vẫn còn cao? Có thể sự quan tâm chưa đủ mạnh, chưa nhiều vốn, chưa đến nơi nhưng chính sự cố gắng của hộ ngèo, người nghèo cũng cần phải xem xét.

Pessimist
Bác Nguyễn Nhật Nam ơi! Người dân nào cũng có cái nhìn "lạc quan tếu" như bác thì có ngày VN "đội sổ" như thống kê của quốc tế về các quốc gia nghèo, lạc hậu trên thế giới.

Lẽ dĩ nhiên, ngày nay với sự tương trợ của các quốc gia giàu có, đâu còn cảnh chết đói như miền Bắc năm 1945? Khoa học kỹ thuật tiến bộ sau 10, 20 năm đã giúp ích cho cuộc sống người dân rất nhiều. Nói không chết đói đâu có nghĩa là no đủ?

Chỉ cần thức ăn dư thừa mứa trong các bửa tiệc sang trọng ở nhà hàng của các người giàu có cũng đủ "cứu đói" một lượng lớn người nghèo khổ rồi. Quốc gia nào cũng có người giàu người nghèo. Nhưng hãy nhìn kỹ lại thực trạng đất nước mình, đừng lấy sự ấm no riêng của gia đình và bản thân mình mà đánh giá lệch lạc tình trạng xã hội.

Oanh Lê
Nhìn tấm hình chị Nguyễn Thị Mai Thảo mà ký giả BBC chụp trong phóng sự này thật tội, nét mặt thể hiện nỗi nghẹn ngào, lo âu, tuyệt vọng chung của những phụ nữ nghèo trên đất nước hiện nay. Nhất là với người Việt mình,Tết nhất đến nơi, nợ nần dù chưa trả được cũng phải lo quà cáp; cúng giỗ tổ tiên dù tiện tặn cũng phải có con gà, đĩa xôi; chồng, con cũng cần có thêm manh áo mới.

So với hình ảnh các hoa hậu đi làm việc thiện, cùng các doanh gia, chức sắc tháp tùng,lên xe xuống ngựa; hình ảnh những người mẫu thời trang với Âu phục kiêu sa, lộng lẫy, bận rộn tiệc tùng; thì bức hình chị đối với tôi thật gây cảm động, thể hiện hình ảnh người phụ nữ VN với bản chất cần cù, kiên nhẫn, chịu đựng mọi gian nan thử thách.

Ước mong sao những số phận nghèo, sớm có cơ hội đủ no, đủ ấm, có mái nhà nhỏ gọn, che gió che mưa; cho dù khoảng cách giầu nghèo mỗi ngày quá cách biệt.

Nguyễn Nhật Nam, TP HCM
Tôi không nhìn vào số liệu thống kê. Chỉ nhìn với con mắt trực quan so sánh xã hội VN cách đây 10 năm tôi có thể khẳng định :"VN ngày nay phát triển gấp 95 lần so với VN cách đây 10 năm". 10 năm trước đây, ở quê tôi. Cứ 100 căn nhà thì chỉ có vài căn nhà xây gạch mái ngói. Ngày nay hầu như 100% nhà xây.

Trước đây cả làng quê tôi lác đác có vài chiếc xe Cup 50 thì ngày nay hầu như nhà nào cũng có vài chiếc xe máy (kể cả xe hơi trong làng). Ở quê tôi ngày nay, nhà nào cũng có tivi, tủ lạnh và đầy đủ mọi thứ công cụ sinh hoạt mà trước đây những thứ đó chỉ có ở đô thị. Ở quê tôi ngày nay có nhà giữ trẻ, trường mẫu giáo đạt chuẩn, đường xá trong làng được trải nhựa, đúc bê tông . . .

Chỉ vậy thôi tôi có thể khẳng định xã hội VN ngày nay đổi thay theo hướng tích cực rất lớn. Dẫu rằng đâu đó vẫn còn người nghèo khó nhưng đó là lẽ tất nhiên, nước Mỹ còn có người đói nói chi VN. Không vì đó mà cho rằng xã hội VN không phát triển.

Tuan Pham, Saigon
Các số liệu thống kê XH ở VN không bao giờ khách quan chứ đừng nói gì đến chính xác. Từ trước tới nay, các số liệu này đưa ra chỉ nhằm phục vụ cho mục tiêu chính trị và được sự "chỉ đạo" khá sâu sát của giới chức hữu quan chứ nó không phản ánh đúng thực tại.

Sapa, CH Czech
Cái cần nói ở đây là cách thức giảm nghèo như thế nào, chứ con số 12% hay 13% có ý nghĩa gì đâu. Với đà khai thác tài nguyên vô tội vạ, tàn sát môi trường, tranh thủ vay vốn nước ngòai để "chấm mút", thì dù có hạ số nghèo (thực chất chỉ là chưa chết đói) xuống còn 10% đi nữa cũng chớ có mừng. Nhưng nếu cái nghèo là tiền đề cho Tổ quốc nay mai thì dù có 50% cũng chẳng lo. Nhưng mà thôi, chúng ta là dân, không cần "no", có đảng độc quyền "no" hộ rồi.

Quang
Thu nhập 200.000-390.000/tháng thì phải liệt vào diện đói trầm trọng, đói triền miên chứ sao lại nghèo. Thử hỏi với đà lạm phát như hiện nay, 3-4 trăm ngàn sống được mấy ngày trong tháng? Thử hỏi những người ấn định chuẩn nghèo này, với số tiền đó họ có sống nỗi 1 ngày không?

New Yorker
VN có đến hơn 70% là nông dân mà chỉ có 13% là nghèo? Hóa ra nông dân bây giờ giàu sụ rồi.

Cám ơn Đảng và NN đã giúp những mái nhà tranh xiêu vẹo che chở cho những người nông dân đói ăn khốn cùng một tấm bằng công nhận "Hộ xóa nghèo". Nay mai xin cấp thêm luôn Phường, xã, ấp, thôn, huyện, tỉnh xóa nghèo luôn cho bà con có thêm phong trào thi đua giống như kiểu "Khu phố văn hóa" ở trên thành thị cho oai với thiên hạ.

Hoàng Trung, Canada
Đảng CS phải đổi chủ trương đấu tranh giai cấp mới hợp thời. Thời trước, vận động giai cấp nghèo đói, lao động đấu tranh giai cấp, chống những người giàu có. Ngày nay, nếu vẫn giữ mục tiêu đấu tranh này có nghĩa là đảng CS hô hào đảng viên mình chống lại đảng!

Poorman
Mục tiêu hộ nghèo 12%, thực tế 13% là hay quá rồi còn "làm bộ" than vãn chi ông Bộ LĐTBXH? Tỉ lệ theo báo cáo 13% là đáng nghi ngờ, có thể không trung thực.

Nếu quả thực tỉ lệ hộ nghèo chỉ cần đạt 30% cũng là mừng rồi, vì 70% kia là khá-giàu-giàu sụ, đủ sức giúp đỡ 30% hộ nghèo khổ kia.

Nhưng việc đời đâu thể nghĩ đơn giản được, tài sản của ai thì người ấy hưởng, cho dù đó là tài sản do hối lộ, tham nhũng, do đầu cơ, do nâng giá hàng hóa, do làm ăn bất chính để bóc lột đám dân nghèo.

Hãy "cắt bớt" 1/3 chiếc máy bay du lịch, hãy "xén" 1/2 chiếc xe hơi delux, hãy "nhịn" ăn chơi 15 ngày trong một tháng, hãy "bớt" nhận bao thơ khi làm việc...thì xã hội này sẽ có thêm nhiều trường học công lập, nhiều bệnh viện miễn phí, nhiều nhà tình thương, tình nghĩa cho dân nghèo và chắc chắn tỉ lệ hộ nghèo chẳng những đạt mục tiêu mà mục tiêu sẽ chỉ còn 1 con số một ngày không xa!

Dan den
Phương thức xóa nghèo nhanh nhất là: "giao cho những người nghèo một chức vụ nào đó trong chính quyền". Thật vậy, thành phần "tôi tớ" của nhân dân chẳng thấy ai nghèo cả!

Quynh
Mỗi đảng viên Đảng Cộng Sản VN chịu trách nhiệm chăm lo cho một hộ nghèo, thì ngủ một đêm thức dậy VN sẽ không còn hộ nghèo nữa.

Dan Thien, Cà Mau
Nếu ai còn đi làm mướn,x a quê cầu thực, xin đừng mơ ước một ngôi nhà nhỏ như Chị Thảo. Nhưng hãy để giành dụm tiền mua bằng cấp.

Sau đó mua đại cái ghế quan nào ở cơ quan nhà nước không cần lương cao chỉ hai hoặc ba triệu đồng tháng. Thì chẳng bao lâu sẽ có căn nhà lớn hơn căn nhà Chị thảo mơ ước... Cái chuẩn mà ĐCSVN đưa ra, tôi tin là ở TPHCM hoặc nông thôn sẽ không có người nghèo nhưng sẽ có nhiều người đói.

Rocket
Nghe đến chuyện giàu nghèo mà xót xa thay. Chính phủ VN đúng là chuộng thành tích hay để cố tình chứng minh cho khả năng lãnh đạo đất nước nên mới sinh ra chuẩn nghèo mới. Trong khi thế giới đã quy định rõ ràng về chuẩn nghèo thì VN lại sáng tác ra một chuẩn riêng và tính số dân nghèo của VN trên chuẩn nội địa. Điều này cực kỳ phi lý khi giá USD tăng cao nhưng chuẩn nghèo ở VN lại tính bằng VND và không thay đổi trong một thời gian dài.

Thử hỏi quý vị có thể tồn tại ở thành thị (Ví dụ ở HN) với thu nhập 400 nghìn không? Câu trả lời chắc chắn là không. Tôi nghĩ người ta không thể tồn tại với dưới 1,5tr mỗi tháng ở đô thị như HN, TP HCM. Điều này đồng nghĩa những người thu nhập từ 390ngh đến 1.5tr tuy chính phủ mình nói họ là người không nghèo nhưng thực tế họ là những người đói ăn. Xin nhắc lại là nếu tính tỷ lệ đói nghèo theo chuẩn thế giới thì 1 nửa dân VN là nguời nghèo.

Nguyen Hong Phong, Hanoi
Theo tiêu chuẩn hộ nghèo Việt Nam giai đoạn 2001-2010 là thu nhập bình quân đầu người hộ gia đình từ 200.000đ/tháng ở nông thôn và 260.000đ/tháng trở xuống ở thành phố là hộ nghèo. Hãy so sánh giai đoạn 2001-2005 chuẩn nghèo thu nhập bình quân đầu người từ 80.000đ/tháng ở miền núi, hải đảo, 100.000đ/tháng ở nông thôn và 150.000đ/tháng trở xuống ở thành thị.

Nhớ rằng người nghèo chỉ chủ yếu là chi tiêu cho lương thục, thực phẩm mà giá cả lương thực, thực phẩm tăng ra sao trong thời gian qua? Vì vậy cách tính như Bộ Lao động TBXH là chưa phù hợp với thực tế xã hội. Có thể nói rằng tỉ lệ hộ nghèo càng xoá càng tăng, mà tại vì sao thì ai cũng hiểu.

Nam, Hanoi
"Người ăn không hết kẻ lần chẳng ra" - theo chuẩn số hộ nghèo tại việt Nam không dưói 80% còn 20% là giới thượng lưu và đại gia thuộc quan chức và con ông cháu cha. Hiện nay đã phân cấp giầu nghèo một cách công khai.

Pham Anh
Lại là những mục tiêu, con số giảm nghèo. Cũng bởi những con số thành tích này mà nhiều người dân mang tiếng thoát nghèo nhưng vẫn phải sống dưới mức nghèo. Thành tích đã là 1 bản chất của chính quyền Việt Nam.

Nguồn
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/story/2009