PDA

View Full Version : M - Mến Chúa Yêu Tha Nhân (Chúa Nhật 30 thường niên - Năm A)



Dan Lee
10-22-2008, 03:27 PM
Suy niệm Chúa Nhật 30 thường niên - Năm A


MẾN CHÚA YÊU THA NHÂN

Một em bé tuyên bố em yêu mẹ em hết sức của em. Người bác hỏi xem em nói điều đó có ý nghĩa gì. Em trả lời: “Thưa Bác, cháu và mẹ cháu sống ở tầng lầu thứ ba trong khu nhà thuê. Nhà này không có thang máy, và củi đống thì để ở dưới hầm nhà, dưới basement. Mẹ cháu bận rộn suốt ngày và người cũng không được khoẻ cho lắm. Vì thể bổn phận và trách nhiệm của cháu là đem củi tử dưới hầm lên lò sưởi trên nhà. Cháu đã phải dùng hết sức của cháu để có thể bê củi lên đến tầng lầu thứ ba. Như vậy chẳng phải là cháu yêu mẹ cháu hết sức đó sao?"

Là Kitô hữu, chúng ta thường tự hỏi: Đâu là mức độ chúng ta phải yêu Thiên Chúa và thân Nhân? Chúa Giêsu trong bài Tin Mừng hôm nay bảo chúng ta rằng, trước hết chúng ta phải yêu mến Thiên Chúa hết lòng, hết linh hồn, hết trí khôn, và thứ hai là thương yêu tha nhân như chính mình.

Chúa Giêsu trích hai điều luật này trong sách thánh Cựu ước. Điều luật thứ nhất về yêu mến Thiên Chúa trích ở sách Đệ Nhị Luật (Đnl 6,5) và điều luật thứ hai về yêu thương tha nhân trích sách Lêvi (Lv 19,18).

Như chúng ta đã biết căn bản của đạo Do thái gồm tóm trong 10 giới răn Chúa trao cho ông Maisen. Từ những giới răn này, các thầy thông giáo đã thêm thắt thành 613 luật riêng rẽ, chia ra 248 luật phải giữ và 365 luật cấm. Vì vậy thật khó mà nhớ hết tất cả các luật đó để giữ và chu toàn một cách tỉ mỉ trong cuộc sống hằng ngày. Do đó việc nhận biết khoản luật nào quan trọng hơn mà giữ là điều cần thiết.

Khi Chúa Giêsu nối kết hai khoản luật thành một, Ngài có ý cho chúng ta hiểu rằng mến Chúa yêu người đó là hai mặt của một đồng tiền.

Trong những thế kỷ đầu của Kitô giáo, nhiều người đã bỏ thế gian, trở thành những thầy dòng khổ tu, sống hãm mình khắc khổ trong sa mạc. Một dịp mùa chay nọ, một nhóm thầy dòng cùng với Đức Viện phụ Maisen quyết định ăn chay tuần lễ thánh. Tuy nhiên, vào khoảng giữa tuần, một vài thầy dòng ở một tu viện khác đến thăm chòi của Đức Viện phụ Maisen. Thấy họ đói, Đức Viện phụ thương hại và nấu cho họ chút đồ ăn, và để cho họ khỏi nghĩ ngợi, Đức Viện phụ cũng dùng chút ít.

Trong khi đó, các thầy dòng khác thấy khói bốc lên từ chòi của Đức Viện phụ. Điều đó chỉ có nghĩa là Đức Viện phụ đã nấu đồ ăn. Nói một cách khác, ngài đã vi phạm luật giữ chay. Họ sửng sốt và thương hại cho sự yếu đuối của Đức Viện phụ.

Họ đến chất vấn ngài. Đức Viện phụ bước ra khỏi chòi và hỏi: “Tôi đã phạm tội gì mà các thầy nhìn tôi một cách khủng khiếp quá như vậy?”. Họ trả lời: “Đức Viện phụ đã vi phạm luật chay mà chúng ta tình nguyện giữ vì yêu Chúa Kitô tử giá”. Đức Viện phụ đáp: “Phải, tôi đã vi phạm luật giữ chay. Tôi đã không giữ luật của con người, nhưng trong khi chia sẻ đồ ăn với những thầy dòng nầy, tôi đã giữ luật của Thiên Chúa. Các thầy không nghĩ là Chúa Giêsu cũng làm như vậy sao? Các thầy ạ, các thầy đã xé tin mừng của Chúa ra làm hai. Có hai giới răn trọng, chứ không phải chỉ có một. Chúa Giêsu bảo chúng ta rằng phải yêu mến Thiên Chúa hết lòng, hết linh hồn, và yêu tha nhân như chính mình. Chúng ta không vào sa mạc để xa tránh nhân loại và để sống một mình với Chúa. Chúng ta đến đây để tìm kiếm tha nhân và yêu thương họ trong Thiên Chúa”. Các thầy dòng ra về khiêm nhường và khôn ngoan hơn.

Có lẽ nếu không để ý chúng ta cũng đã phạm cùng một lầm lỗi các thầy dòng, các luật sĩ và biệt phái đã phạm, đó là nghĩ chỉ có một giới luật yêu mến Chúa. Chúng ta có thể chu toàn lề luật siêng năng đi lễ, ăn chay, đọc kinh cầu nguyện, đi hành hương Đất Thánh, hoặc nơi này nơi kia... mà quên đi giới luật yêu thương tha nhân.

Ngược lại, số người khác theo chủ thuyết duy nhân nhân bản, chú trọng giúp đỡ con người, nhưng lại không bao giờ nghĩ đến Thiên Chúa hay cầu nguyện với Ngài.

Thiên Chúa truyền dạy chúng ta yêu mến Chúa và yêu thương tha nhân. Yêu Chúa nhiều thì không dễ, và yêu tha nhân - những con người với nhiều khuyết điểm thiếu sót - lại càng không dễ hơn.

Lời Chúa hôm nay mời gọi chúng ta tự vấn lương tâm: Đạo chúng ta là đạo của tình thương, và phải chăng thước đo lòng đạo của chúng ta là những kinh kệ dài dòng và biểu dương tôn giáo, hay chính là tình yêu mà chúng ta thể hiện với tha nhân?

Lm Louis Minh Nhiên, CMC