PDA

View Full Version : N - Những Sợi Dây Và Những Chiếc Cầu (Suy niệm Chúa Nhật XXVII thường niên - Năm A)



Dan Lee
10-02-2008, 01:48 PM
Suy niệm Chúa Nhật XXVII thường niên - Năm A

NHỮNG SỢI DÂY VÀ NHỮNG CHIẾC CẦU

Chủ đề:“Dụ ngôn chủ vừơn nho là một bản tóm lược lịch sử Chúa cứu độ chúng ta.”

Chiếc cầu treo Melrose bắc trên sông Niagara ở Nữu Ước nối liền Gia Nã Ðại và Hiệp Chủng Quốc. Người ta nói rằng chiếc cầu này đã được thiết kế như sau:
Trước tiên người ta thả một cái diều cho nó bay ngang qua sông. Cái diều đó được cột vào một sợi dây, tiếp theo, sợi dây này được cột lại vào một sợi thừng và đến lượt sợi thừng này lại được cột vào một sợi cáp bằng thép. Như thế, dây cáp bằng thép này được dùng để giúp cho phần còn lại của chiếc cầu đứng vững.

Câu chuyện cầu Melrose thừơng được dùng để minh hoạ cho thấy các sự việc lớn lao thường được khởi đầu bằng những việc rất khiêm tốn.
Thuật kể chuyện rất phổ biến ngay từ khi con người biết liên kết từ với nhau để tạo thành câu. Thời xưa rất ít người biết đọc hoặc viết. Khi muốn dạy một điều gì quan trọng, người ta thường dựng lên một câu chuyện về điều muốn dạy, nhờ thế không những dễ học mà còn dễ nhớ nữa.

Có lẽ Chúa Giêsu đã kể chuyện nhiều hơn phần lớn các Tôn Sư khác. Câu chuyện Ngài kể được gọi là dụ ngôn. Có người đã khéo léo mô tả dụ ngôn như là một câu chuyện bàn về thế trần hàm chứa một ý nghĩa thiên quốc. Nhằm mục đích thực tiễn hoàn toàn, các dụ ngôn của Chúa Giêsu thừơng là một trong hai dạng sau: dụ ngôn "Cửa sổ" và dụ ngôn "kiếng soi mặt".
Dụ ngôn "cửa sổ" là một chuyện đơn sơ nói về Chúa hay về Nứơc Chúa. đây là một "cửa sổ bằng lời nói" qua đó chúng ta có thể hiểu rõ hơn về Thiên Chúa hoặc Nước Chúa. Dụ ngôn dạng này thường bắt đầu với những từ sau: "Nước Trời giống như..."

Một ví dụ về dụ ngôn dạng "Cửa sổ" là câu chuyện con chiên lạc của Chúa Giêsu. Câu chuyện này so sánh mối quan tâm của người mục tử đối với một con chiên lạc và sự quan tâm của Cha Ngài đối với kẻ tội lỗi. Người mục tử ra đi tìm kiếm con chiên lạc đường. Khi tìm thấy nó, ông đã không cột chiên con vào một cái dây rồi trừng phạt nó mà lại âu yếm đặt nó trên vai mang về nhà. Chủ ý Chúa Giêsu là tỏ cho thấy Cha Ngài trên trời cư xử với kẻ tội lỗi cũng y hệt như thế. Như thế các dụ ngôn dạng "cửa sổ" là những câu chuyện giúp chúng ta hiểu rõ Thiên Chúa và Nước Ngài.

Còn ngược lại các dụ ngôn dạng "kiếng soi" là những câu chuyện có tác dụng như "chiếc gương soi bằng lời" Nghĩa là, chúng giúp chúng ta hiểu rõ chính mình. Chúa Giêsu đã xây dựng các dụ ngôn này khéo léo đến nỗi các nhân vật trong dụ ngôn đại diện cho cả đám cử toạ đang nghe Ngài. Nói cách khác, đám người đang nghe Chúa Giêsu có thể nhận ra chính mình là một trong những nhân vật được nêu ra trong dụ ngôn.

Dụ ngôn chủ vườn nho hôm nay là một ví dụ rất hay thuộc dạng này, Chúa Giêsu ám chỉ trực tiếp và đặc biệt đến các trưởng tế và biệt phái. Hãy nhìn vào các nhân vật đóng vai trong dụ ngôn sẽ thấy ngay Chúa Giêsu có ý định để cho các nhân vật này đại diện đám người nào trong cuộc sống thực tế ngoài đời.

Dĩ nhiên, Chủ vườn nho không ai khác hơn là ngoài Thiên Chúa. vườn nho, theo như bài đọc thứ nhất hôm nay cho thấy, là dân tộc Israel. Tá điền vườn nho là các vị lãnh đạo Israel. Nhóm đầy tớ đầu tiên được chủ vườn sai đến là các tiên tri thuở xưa được Chúa phái đến với Israel. Nhóm nô lệ thứ hai là các tiên tri kế tiếp cũng do Chúa phái đến với Israel. Con trai chủ vườn, tức kẻ bị giết, là Chúa Giêsu. Ðám nông gia tá vườn mới mà chủ vườn giao vườn nho lại là các Tông Ðồ của Chúa Giêsu. Họ là các nhà lãnh đạo mới của dân Chúa.

Phần cuối dụ ngôn, không được trưng ra trong bài đọc hôm nay kể lại rằng: "Các tư tế và biệt phái đều hiểu rằng Chúa Giêsu đang nói về họ". Nói cách khác, họ nhìn vào dụ ngôn "kiếng soi" này và trông thấy chính mình. nhưng thay vì hoán cải, họ vẫn cứ tiếp tục bước đi trong đường nẻo sai lạc của mình.

Ðiều này dẫn chúng ta đến một vấn nạn quan trọng, phải chăng Chúa Giêsu dùng dụ ngôn này chỉ nhằm tác động đến các trưởng tế và biệt phái mà thôi không? Hoàn toàn không phải thế. Ngài còn nhắm cả đến chúng ta nữa. Như thế dụ ngôn này nói lên với chúng ta điều gì? Tôi xin đưa ra bốn điểm sau:

- Trước hết, dụ ngôn tóm lược toàn bộ Thánh Kinh nói về ơn cứu độ, nêu rõ những qui chiếu rõ rệt về Giao ước và Giao ước mới. Lần giao ước vườn đầu tiên ám chỉ đến Cựu ước. Lần giao vườn thứ hai ám chỉ đến Tân ước.
- Thứ đến, dụ ngôn này xác nhận Chúa Giêsu là Con Thiên Chúa. nhân vật cuối cùng được sai đến với các tá điền không phải là một đầy tớ nào khác mà chính là con trai của chủ vườn.
- Thứ ba, dụ ngôn xác nhận các Tông Ðồ của Chúa Giêsu là những nhà lãnh đạo mới của dân Chúa.
- Cuối cùng, dụ ngôn nói với chúng ta về lòng nhẫn nại mà Chúa dành cho chúng ta cũng như trách nhiệm của chúng ta đối với Chúa.
Chủ vườn nho đã cố gắng tới ba lần để giúp các tá vườn thay đổi đường lối. Khi ông ta thấy rằng có kiên nhẫn hơn nữa cũng vô ích, ông ta mới ra tay xét xử đám này và bắt họ phải chịu trách nhiệm về hành vi của họ.
Thiên Chúa cũng cư xử với chúng ta y như thế. Cha trên trời của chúng ta vô cùng kiên nhẫn. Nhưng rồi sẽ đến lúc sự kiên nhẫn của Chúa sẽ nhường bước cho sự xét xử. Và chúng ta cũng sẽ phải chịu trách nhiệm về hành vi của mình.

Như thế, dụ ngôn hôm nay không chỉ nói với các trưởng tế và biệt phái thời Chúa Giêsu mà còn nói với chúng ta nữa. Dụ ngôn tóm lược câu chuyện Thánh Kinh về ơn cứu độ, cho chúng ta biết Chúa Giêsu là Con Thiên Chúa, các Tông đồ Chúa là những vị lãnh đạo mới của dân Chúa, và cuối cùng dụ ngôn ấy còn dạy chúng ta về lòng kiên nhẫn lớn lao của Chúa dành cho chúng ta, đồng thời trách nhiệm riêng chúng ta phải chịu trước mặt Ngài.
Chúng ta hãy kết thúc bằng một tư tưởng có tính cách cầu nguyện mà Richard Wilson viết ra cách đây nhiều năm. Tư tưởng này được viết thành những vần thơ trữ tình như sau:

Ðức Giêsu là người ưa kể chuyện
Ngài hình dung trong tâm trí những bức tranh
Ngài chỉ cho thiên hạ cũng như chỉ cho bạn và tôi
Cách thức sự việc xảy ra như thế nào.
Ngài đã dùng bầu trời
Ngài đã dùng biển cả
Ngài đã dùng chim muông
Ngài đã dùng cây cối
Ngài đã dùng bất cứ những gì Ngài có thể trông thấy,
Ngài là Người kể chuyện à ?
Phải, Chúa Giêsu là người ưa kể chuyện
Ngài hình dung trong tâm trí những bức tranh
Ðó là phương cách Ngài dùng
Chỉ cho thiên hạ, cho bạn cho tôi
Biết sự việc sẽ xảy ra thế nào.
Nhân danh Cha và Con và Thánh Thần. Amen

Lm Mark Link SJ