PDA

View Full Version : C - Cơn Khát Núi Sọ (tiếp Theo #2)



Dan Lee
08-16-2008, 07:37 AM
Biệt Tặng Các Hồn Nhỏ

của Tình Yêu Nhân Hậu Chúa Giêsu
http://www.thoidiemmaria.net/THANHTHE/Con%20Khat%20Nui%20So/main_files/image002.jpg

CƠN KHÁT NÚI SỌ



Chỉ khi nào con người cảm nghiệm được

Lòng Thương Xót Chúa,

bấy giờ họ mới có thể thực sự hiệp thông với nhau.

Thánh nhân và tội nhân đều gặp nhau nơi

Lòng Thương Xót Chúa.

MỤC LỤC
Thánh Tâm Chúa Giêsu - Ân Tình Thánh Tuyệt Vời
Xa Cha Phung Phá - Gần Cha Hoang Đàng……
Chúa Giêsu đã Viết Những Gì Trên Đất?
Giakêu, Người Thu Thuế lên Đền Thờ Cầu Nguyện
Satan và Ngụy Thần cũng Tin Có Thiên Chúa
Hai Lời Tuyên Tín với Đấng Tử Nạn Phục Sinh
Cho Đến Tận Cùng Yêu Thương…….
Cốt Lõi Yêu Thương - Tột Đỉnh Trọn Lành
Thiên Chúa Trừng Phạt là Người Cha Tội Nghiệp
Bàn Tay Kẻ Thù - Cỏ Lùng Trong Ruộng
Hỏa Ngục Chỉ Lượm Được Cặn Bã Thế Gian
Ánh Mắt Giêsu – Con Tim Maria
Đụn Cát Lún của Một Bãi Bùn Lầy
Ngươi Đang Ở Đâu?
Khiết Tâm Maria: Nơi Nương Náu - Đường Đến ChúaĐaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL


Chương 3

Chúa Giêsu
Đã Viết Những Gì Trên Đất?



Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Gioan (8:1-11).

Khi ấy, Chúa Giêsu lên núi cây dầu. Và từ sáng sớm, Người lại vào trong đền thờ. Toàn dân đến cùng Người, nên Người ngồi xuống và bắt đầu giảng dạy. Lúc đó, luật sĩ và biệt phái dẫn đến Người một thiếu phụ bị bắt quả tang phạm tội ngoại tình và họ đặt nàng đứng trước mặt mọi người. Họ hoœi Chúa Giêsu: “Thưa Thầy, thiếu phụ này bị bắt quả tang phạm tội ngoại tình, mà theo luật Môisen, hạng phụ nữ này phải bị ném đá. Còn Thầy, Thầy dạy sao?” Họ nói thế có ý gài bẫy Người để có thể tố cáo Người. Nhưng Chúa Giêsu cúi xuống, bắt đầu lấy ngón tay viết trên đất. Vì họ cứ hoœi mãi, nên Người đứng lên và bảo họ: “Ai trong các ngươi sạch tội, hãy ném đá chị này trước đi”. Và Người ngồi xuống và lại viết trên đất. Nghe nói thế họ rút từng người một, bắt đầu là những người nhiều tuổi nhất, và còn lại một mình Chúa Giêsu với người thiếu phụ vẫn đứng đó. Bấy giờ Chúa Giêsu đứng thẳng dậy và bảo nàng: “Hỡi thiếu phụ, những người cáo chị đi đâu cả rồi? Không ai kết án chị ư?” Nàng đáp: “Thưa Thầy, không có ai”. Chúa Giêsu bảo: “Ta cũng thế, Ta không kết tội chị. Vậy chị hãy đi và từ nay đừng phạm tội nữa”.

Trong bài Phúc Âm Thánh Gioan được Giáo Hội chọn đọc ở chu kỳ Năm C cho Chúa Nhật Thứ V Mùa Chay trên đây, thái độ Chúa Giêsu đối với người đàn bà bị bắt quả tang đang phạm tội ngoại tình là trường hợp rất thực tế để chúng ta có thể thực sự thấy được ý nghĩa của những gì Chúa Giêsu muốn nói trong dụ ngôn về người con phung phá cũng là dụ ngôn người cha vô cùng nhân ái xót thương trong bài Phúc Âm ở tuần Thứ IV Mùa Chay Năm C (như được chia sẻ trong chương 2).

Thật vậy, đứa con phung phá đây chính là người đàn bà ngoại tình, đứa con cả đây là thành phần tự cho mình công chính, tức luôn ở bên cha và làm theo ý cha, qua việc kỹ lưỡng tuân giữ lề luật, đòi ném đá chị ta, và lòng yêu thương của người cha đối với cả hai đứa con đây được thể hiện sống động nơi thái độ Chúa Giêsu tỏ ra cho cả người nữ ngoại tình và nhóm tố cáo chị.

Ở đây Chúa Giêsu đã bắn 1 phát súng nhưng trúng hai con chim một lúc. Con chim thứ nhất là thành phần muốn ném đá người đàn bà bị bắt quả tang đang phạm tội ngoại tình, tức là làm cho thành phần này tự kiểm và tự rút lui không dám ném đá chị ta nữa. Nghĩa là Người làm lợi ích thiêng liêng cho họ. Con chim thứ hai là người đàn bà bị bắt quả tang phạm tội ngoại tình khỏi chết, dù chị thực sự đáng chết theo luật Moisen. Nhưng nhờ thoát chết về phần xác ấy mà chị đã tỉnh ngộ trước lòng nhân từ của Chúa mà được sống phần hồn.

Thế nhưng, vấn đề được đặt ra ở đây là, tại sao người đàn bà ngoại tình này, biết trước được rằng, hậu quả của việc ngoại tình mình phạm, theo lề luật Moisen, chắc chắn sẽ làm cho mình bị ném đá chết, mà còn cứ phạm? Phải chăng, một là vì chị tin rằng việc làm tội lỗi của chị không ai có thể nào biết được? Hai là vì chị bị nhóm luật sĩ và biệt phái gài bẫy để họ có thể bắt quả tang chị, nhờ đó họ có thể dùng chị như một con mồi để nhử bắt lỗi Chúa Giêsu, như bài Phúc Âm đề cập đến.

Nếu thực sự người đàn bà ngoại tình này không bị nhóm luật sĩ và Pharisiêu gài bẫy, thì câu truyện của nàng cho chúng ta thấy được hai điểm tâm lý hết sức chân thực sau đây: thứ nhất, đó là tình yêu mạnh hơn sự chết, vì dù biết mình có thể bị ném đá chết theo lề luật, nàng cũng cứ phạm, nghĩa là không thể nào không trao thân cho người mình yêu, dù bất chính; và thứ hai, đó là, lề luật không thể cản trở tự do của con người, hay nói cách khác, con người muốn được sống tự do thoải mái chứ không muốn bị ràng buộc bởi lề luật là những gì làm con người không thể đạt đến sự sống viên mãn hơn. Đó là lý do Thánh Phaolô đã xác tín và khẳng định trong Thư gửi Giáo Đoàn Galata ở đoạn 4 câu 4 như sau: “Đến thời gian ấn định, Thiên Chúa đã sai Con Ngài đến, sinh ra bởi một người phụ nữ, sinh ra theo lề luật để giải cứu khỏi lề luật những ai bị lụy thuộc lề luật, để nhờ đó chúng ta được trở thành những đức con thừa nhận”. Tuy nhiên, ở đây tôi muốn chia sẻ về những gì tôi đã gợi ý từ đầu liên quan giữa sự kiện người đàn bà ngoại tình trong bài Phúc Âm hôm nay với dụ ngôn người con phung phá trong bài Phúc Âm tuần trước.

Thật vậy, người đàn bà ngoại tình này quả thực là tiêu biểu cho những đứa con phung phá. Phung phá ở chỗ nàng đã tự hủy bỏ lề luật là phương tiện giúp con người nên tốt lành hơn; phung phá ở chỗ nàng đã làm tổn hại trầm trọng đến nhân phẩm làm người cao quí của nàng; phung phá ở chỗ nàng đã làm ô uế cả thân xác của nàng, một thân xác mà nếu đã lập gia đình, nàng càng cần phải giữ gìn trong sạch theo bậc sống hôn nhân của nàng, đối với chồng nàng cũng như con cái của nàng; chưa hết, hành động vụng trộm ngoại tình yêu cuồng sống vội của nàng này còn làm phung phá cả gia tài hạnh phúc của gia đình người khác nữa.

Tuy nhiên, nếu người đàn bà ngoại tình bị bắt quả tang này là người con phung phá như thế, thì thành phần luật sĩ và biệt phái dẫn nàng đến với Chúa Giêsu để tố cáo nàng trước khi ném đá nàng đóng vai người con cả, người con tưởng mình và tự cho mình là công chính vì lúc nào cũng giữ trọn lề luật, không làm gì sai trái, lại chính là người con hoang đàng. Tại sao? Tại vì, theo Mạc Khải Cựu Ước, tội lỗi tự bản chất chính là một hành động “ngoại tình”, là hành động tôn thờ ngẫu tượng, là bỏ Chúa là Thiên Chúa chân thật duy nhất của mình mà đi tôn thờ ngẫu tượng hay ngoại tình với ngẫu tượng. Và đã là người thì không ai là không có tội, bằng không, như Thánh Gioan khẳng định trong Thư Thứ Nhất, đoạn 1 câu 8: “Nếu chúng ta nói rằng ‘Chúng ta không có lỗi lầm gì’ là chúng ta tự dối mình; sự thật không có nơi chúng ta”. Chính vì thế, ngay sau khi Chúa Giêsu vừa đặt vấn đề: “ai trong quí vị không có tội thì hãy ném đá chị ta trước đi”, thì Phúc Âm cho biết: “Nghe nói thế, họ rút lui từng người một, bắt đầu từ người già đời nhất”.


Qua câu truyện điển hình này, chúng ta chẳng những thấy được hình ảnh người con phung phá nơi người đàn bà ngoại tình, người con hoang đàng nơi thành phần luật sĩ và biệt phái tố cáo chị bấy giờ, mà còn thấy được cả hình ảnh một người cha vô cùng nhân ái xót thương nữa, ở chỗ, Người đã ra tay cứu người chị như cứu một đứa con phung phá, chẳng những thoát khỏi bị ném đá chết phần xác mà còn khỏi bị hủy diệt cả hồn lẫn xác trong hỏa ngục nữa, qua lời tha tội và khuyên nhủ chị như sau: “Tôi không luận tội chị đâu. Chị hãy đi và từ nay đừng phạm tội này nữa nhé”.

Thật là hết sức cảm xúc khi đọc đến đoạn kết của bài Phúc Âm hôm nay:

“Bấy giờ Chúa Giêsu đứng thẳng dậy và hỏi nàng: ‘Này chị, những người cáo chị đâu hết rồi? Không ai kết án chị ư?’ Nàng đáp: ‘Dạ thưa không có ai hết’. Chúa Giêsu nói: ‘Tôi cũng thế, Tôi không luận tội chị đâu”.

Ôi, để chúng ta có thể hiểu được lòng Chúa vô cùng nhân ái xót thương và lúc nào cũng hết sức thông cảm với bản tính yếu đuối hèn hạ của chúng ta biết là chứng nào, Người đã phải hạ mình xuống, đem tình thương vô cùng bao la cao cả của mình so sánh với tình thương vô cùng thấp hèn hạn hẹp của nhân loại chúng ta. Nếu không ai chấp tội người nữ ngoại tình thì Chúa Giêsu cũng không luận tội chị nghĩa là gì, nếu không phải, người ta là loài thuộc về hạ giới hay chấp nhất nhau, tố cáo nhau, bắt bẻ nhau, mà còn biết thông cảm và tha thứ cho nhau thì Thiên Chúa thuộc về thượng giới chắc chắn sẽ tha thứ cho con người chúng ta đến đâu!

Tuy nhiên, trong câu truyện này có một chi tiết chắc chắn làm cho tất cả chúng ta đều thắc mắc và hết sức muốn biết ý nghĩa của chi tiết ấy ra sao. Chi tiết đó là hành động Chúa Giêsu cúi xuống viết trên đất hai lần, một lần sau khi nghe nhóm luật sĩ và biệt phái tố cáo chị phụ nữ ngoại tình, và một lần sau khi Người trả lời cho họ. Tại sao Người làm như thế và nhất là Người viết những gì trên đất lúc bấy giờ?

Theo tôi, nếu chúng ta biết được những gì Chúa Giêsu viết trên mặt đất lúc bấy giờ thì cũng biết được lý do tại sao Người hành động như vậy. Thế nhưng, để khả đoán được những chữ Chúa Giêsu có thể viết, chúng ta lại phải căn cứ vào những ám chỉ liên quan đến ngón tay và mặt đất nữa, bởi vì Chúa Giêsu không lấy que mà viết trên đất hay lấy ngón tay mà viết trên tường. Trước hết, theo Mạc Khải Cựu Ước, “đất” ở đây liên quan đến sự thật, cũng như trời liên quan đến công lý, như Thánh Vịnh 85 câu 12 đã cho thấy điều này: “Chân lý vọt lên từ đất và công lý nhìn xuống từ trời”. Đất đây là hạ giới, là thế gian, là nhân tính, so với trời là thượng giới, là thiên đàng, là thần tính. Sau nữa, theo Mạc Khải Tân Ước, “ngón tay” ở đây liên quan Thần Linh Chúa, như trong câu Chúa Giêsu trả lời cho nhóm biệt phái cho rằng Người lấy quyền của quỉ vương mà trừ quỉ ở Phúc Âm Thánh Luca đoạn 11 câu 20: “Nếu bởi ngón tay Thiên Chúa mà Tôi trừ quỉ thì triều đại Thiên Chúa đã đến với quí vị rồi vậy”, nhưng trong Phúc Âm Thánh Mathêu đoạn 12 câu 28 thì “Nếu bởi Thần Linh Thiên Chúa mà Tôi trừ quỉ thì triều đại Thiên Chúa đã đến với quí vị rồi vậy”. Như thế, nếu “đất” ở đây là thế gian, nơi vọt lên “chân lý”, và “ngón tay” là biểu hiệu cho Thần Linh Chúa, thì Chúa Giêsu dùng ngón tay viết trên đất đây nghĩa là Thần Linh làm cho đất là thế gian nhận biết chân lý, như lời Chúa Giêsu phán với các tông đồ trong Bữa Tiệc Ly ở Phúc Âm Thánh Gioan, đoạn 16 câu 8: “Khi Người đến, Người sẽ cho thế gian thấy thế gian sai lầm về tội lỗi, về đức công chính và về hình phạt…”.

Vậy, căn cứ vào thứ tự ba điều Thần Linh Chúa cũng là Thần Chân Lý đến để làm cho thế gian nhận biết chân lý về 3 phương diện này, thì chữ thứ nhất Chúa Giêsu viết trên mặt đất bằng ngón tay của Người sau khi nghe thấy chị phụ nữ bị bắt quả tang phạm tội ngoại tình, đó là chữ “tội lỗi”, một từ ngữ liên quan đến hành động ngoại tình của người phụ nữ bị bắt quả tang, và chữ thứ hai được Chúa Giêsu lấy ngón tay tiếp tục viết trên đất sau khi trả lời cho nhóm tố cáo người phụ nữ ngoại tình này, đó là chữ “công chính”, một từ ngữ liên quan đến nhóm luật sĩ và biệt phái tố cáo nàng. Còn chữ “hình phạt” Chúa Giêsu không cần viết nữa, vì cả thành phần tố cáo người nữ ngoại tình cũng như chính bản thân nàng đã nhận ra chân lý. Nhóm luật sĩ và biệt phái nhận ra sự thật về đức công chính của họ, và người phụ nữ ngoại tình nhận ra sự thật về tội lỗi của chị.


Qua bài Phúc Âm Thánh Gioan được Giáo Hội chọn đọc cho Chúa Nhật thứ V Mùa Chay Năm C này, chúng ta thấy được và cần phải áp dụng bốn điều sống đạo hết sức quan trọng và thực tế sau đây:

Thứ nhất, con người một khi còn sống vẫn có khả năng cải tà quí chánh;

Thứ hai, đau khổ là hậu quả của tội lỗi có tác dụng đánh thức tội nhân để họ nhận ra chân thiện mỹ;

Thứ ba, không thể khinh thường bất cứ một ai, dù họ tội lỗi đến đâu đi nữa;

Thứ bốn, thành phần đạo đức tốt lành song không biết thông cảm với tội nhân thì vẫn còn xa đường nhân đức trọn lành, còn là những đứa con hoang đàng, tức vẫn cần cải thiện đời sống như ai.



Chương 4



Giakêu,




Hiện Thân Người Thu Thuế



Lên Đền Thờ Cầu Nguyện


Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca (19:1-10).
Khi ấy, Chúa Giêsu vào Giêricô và đi ngang qua thành, thì kìa, có một người tên là Giakêô, ông thủ lãnh những người thu thuế và là người giàu có. Ông tìm cách để nhìn xem Chúa Giêsu là người thế nào, nhưng không thể được, vì người ta đông quá, mà ông lại thấp bé. Vậy ông chạy lên trước, trèo lên một cây sung để nhìn xem Người, vì Người sắp đi ngang qua đó. Khi vừa đến nơi, Chúa Giêsu nhìn lên và trông thấy ông ấy, nên Người bảo ông rằng: “Hỡi Giakêô, hãy xuống mau, vì hôm nay Ta phải lưu lại tại nhà ngươi”. Ông vội vàng trèo xuống và vui vẻ đón tiếp Người. Mọi người thấy vậy, liền lẩm bẩm rằng: “Ông nầy lại đến nhà một người tội lỗi”. Ông Giakêô đứng lên thưa cùng Chúa rằng: “Lạy Ngài tôi xin bố thí nưœa phần của cải tôi cho kẻ khó, và nếu tôi có làm thiệt hại cho ai điều gì, tôi xin đền gấp bốn”. Chúa Giêsu bảo ông ấy rằng: “Hôm nay nhà này được ơn cứu độ, bởi người nầy cũng là con cái Abraham. Vì chưng, Con Người đến tìm kiếm và cứu chữa điều gì đã hư nát”.



Theo tiến trình phụng niên của mình, từ tuần ___I Mùa Thường Niên, như trong chu kỳ Năm C, Giáo Hội đã bắt đầu hướng về Mầu Nhiệm Cánh Chung, mầu nhiệm Chúa Kitô tái giáng, như Thánh Phaolô nhắn gửi giáo đoàn Thessalônica trong bức thư thứ hai rằng: “Về vấn đề Chúa Giêsu Kitô đến và việc chúng ta qui tụ lại với Người, hỡi anh em, chúng tôi van xin anh em đừng có động một tí thì bấn loạn lên hay tỏ ra run sợ, khi nghe thấy có lời tiên báo hay tin đồn hoặc thư mạo danh chúng tôi mà tin rằng ngày của Chúa tới nơi rồi” (2:2).

Qua đoạn Thư này của Vị Thánh Tông Đồ Dân Ngoại, chúng ta thấy, ở thời nào cũng vậy, từ thời Giáo Hội sơ khai tới nay, Kitô hữu chúng ta hầu như cảm thấy và tỏ ra rùng rợn về Ngày Chúa đến cũng được gọi là ngày tận thế. Thế nhưng, bài Phúc Âm được trích dẫn trên đây cho chúng ta thấy Chúa đến là để cứu độ chứ không phải trừng phạt: “Con Người đến để tìm kiếm và cứu độ những gì đã hư mất”.

Lời Người quả quyết với viên trưởng ban thu thuế lùn Giakêu này chỉ lập lại lời Người đã minh định với viên chức Nicôđêmô thuộc phái Pharisiêu trong Hội Đồng Do Thái đã đến gặp Người ban đêm trong Phúc Âm Thánh Gioan đoạn 3 câu 17, đó là: “Thiên Chúa không sai Con xuống thế gian để luận phạt thế gian song để thế gian nhờ Người mà được cứu độ”.
Vẫn biết là như vậy. Vẫn biết là lần đầu Chúa đến thế gian không phải để phán xét, thế nhưng, theo như Kinh Tin Kính chúng ta vẫn tuyên xưng, vào lần Chúa đến sau này, lần Người đến cuối cùng, chính là để Người “phán xét kẻ sống và kẻ chết”. Chân lý đức tin này cũng đã được chính Người mạc khải trong Phúc Âm Thánh Mathêu cho thấy ở đoạn 25 từ câu 31 đến câu 46 về việc Người phân chiên và dê trong ngày chung thẩm.

Đúng thế, về hình thức, lần Chúa đến sau cùng vào ngày tận thế là lần Chúa đến để phán xét, nhưng Chúa phán xét những gì và phán xét để làm gì, chúng ta vẫn thấy hợp với những gì Người tuyên bố trong lần Người đến lần thứ nhất, như vừa được trích dẫn trên đây, đó là Người đến để cứu độ chứ không phải để luận phạt.

Thành phần dê trong ngày chung thẩm sở dĩ bị luận phạt là vì, như Chúa Giêsu khẳng định ngay sau câu Phúc Âm Thánh Gioan cùng đoạn trên đây, đó là: “Ai tin vào Người thì khỏi bị luận phạt, còn ai không tin thì đã bị luận phạt rồi, vì không tin vào danh Con Thiên Chúa duy nhất. Phán quyết luận phạt là thế này” (Jn 3:18), Chúa Giêsu cho biết lý do như sau: “đó là ánh sáng đã đến trong thế gian, song con người đã chuộng tối tăm hơn ánh sáng, vì các việc họ làm đều là những việc gian ác” (Jn 3:19).

Như thế, qua lời Chúa Giêsu ở đây, rõ ràng là con người tự luận phạt mình khi không chịu tin vào Người, đó là lý do họ “đã bị luận phạt rồi”, ngay lúc họ không chịu tin Người, chứ không cần phải đợi cho tới khi Chúa đến lần sau hết nữa. Đó cũng là lý do, trong Thư gửi Giáo Đoàn Do Thái, ở đoạn 9 câu 28, Vị Tông Đồ Dân Ngoại mới khẳng định là “Chúa Kitô xuất hiện lần thứ hai không phải để xóa bỏ tội lỗi mà là để mang ơn cứu độ đến cho những ai thiết tha trông đợi Người”. Bởi thế, chúng ta mới hiểu được lý do tại sao khi đến thế gian vào ngày tận thế, Chúa Giêsu mới phán xét con người về đức tin của họ, xem con người có thật sự tin vào Người như Người đã tỏ mình ra cho họ vào lần đến thứ nhất hay chăng, “ai tin sẽ được cứu độ còn ai không tin sẽ bị luận phạt” (Mk 16:16).

Như thế, rõ ràng là chủ ý của Chúa Kitô đến thế gian lần thứ hai cũng là để cứu độ chứ không phải để luận phạt. Tuy nhiên, vấn đề vẫn có thể được đặt ra là: tại sao Phúc Âm Thánh Mathêu cho thấy trong ngày chung thẩm Chúa Giêsu phán xét về đức bác ái, chứ đâu phải về đức tin?

Thật ra, nếu “xem quả thì biết cây”, như Chúa Giêsu phán ở Phúc Âm Thánh Mathêu đoạn 7 câu 20, thì Người chỉ cần phán xét hoa trái bác ái của con người là biết ngay cây đức tin của họ ra sao thôi. Không phải hay sao, trong ngày chung thẩm, trước ngai Đấng phán xét chung, cả hai thành phần chiên và dê đều trả lời với Người rằng “chúng tôi đâu có thấy Ngài đói khát, xa lạ, trần truồng, tù tội hay yếu đau mà đáp ứng những gì Ngài cần” (Mt 25: 44, xem cả 37-39)? Thế mà, dù không thấy Người, thành phần chiên vẫn làm, còn thành phần dê thì không, như trường hợp của người phú hộ đối với Lazarô cùng cực trong dụ ngôn cách đây sáu tuần. Như vậy, không phải là thành phần chiên làm việc bác ái theo đức tin mãnh liệt của mình hay sao, như trường hợp người Samaritanô nhân lành hết lòng ra tay cứu giúp nạn nhân xa lạ đang ngấp ngoái chết vì bị cướp bóc dọc đường trong dụ ngôn Chúa Nhật 15 cách đây 16 tuần? “Chúa Kitô xuất hiện lần thứ hai không phải để xóa bỏ tội lỗi mà là để mang ơn cứu độ đến cho những ai thiết tha trông đợi Người” (Heb 9:28) là như thế.

Tuy nhiên, một vấn đề nữa cũng được đặt ra ở đây là làm sao con người có thể tin tưởng để được cứu độ, nghĩa là làm sao con người có thể nhận biết Chúa Kitô để được cứu độ? Và nếu Chúa Kitô thực sự đến cứu độ con người, như chính Người đã khẳng định với viên chức Pharisiêu Nicôđêmô, nhất là với viên trưởng ban thu thuế Giakêu lùn trong bài Phúc Âm trên đây: “Con Người đến để tìm kiếm và cứu độ những gì đã hư mất”, thì càng tội lỗi, nghĩa là càng không có đức tin hay yếu đức tin, con người càng cần phải đến với Đấng là Cứu Chúa của mình, chứ tại sao lại tỏ ra sợ hãi Đấng đến cứu độ mình, như thái độ của Kitô hữu giáo đoàn Thessanôlica cần phải được trấn an, như lời Thánh Phaolô trên đây?

Trước hết, về vấn đề con người làm sao để có đức tin, hay để có thể nhận biết Cứu Chúa của mình, nhờ đó họ mới được cứu độ, vì tự mình, họ vốn có khuynh hướng, như Chúa Giêsu nhận định và quả quyết với Nicôđêmô trong Phúc Âm Thánh Gioan đoạn 3 câu 19: “Con người chuộng tối tăm hơn ánh sáng”. Tuy nhiên, chính trong lúc loài người “còn ngồi trong tối tăm và trong bóng sự chết” như thế, như lời tư tế Giacaria, thân phụ của Thánh Gioan Tẩy Giả, tuyên nhận trong bài ca vịnh mở miệng lưỡi của ông ở Phúc Âm Thánh Luca đoạn 1 câu 79, mà “ánh sáng đã chiếu trong tăm tối, một thứ tăm tối không át được ánh sáng”, như Phúc Âm Thánh Gioan chân nhận ở đoạn 1 câu 5.

Đó là lý do trong Phúc Âm Thánh Gioan ở đoạn 5 câu 24, 25 và 28, Chúa Giêsu đã tuyên bố với những người Do Thái đang có ý định giết Người như thế này: “Tôi bảo thật cho các người biết, ai nghe lời Tôi mà tin vào Đấng đã sai Tôi thì có sự sống đời đời. Họ không bị luận phạt, song vượt qua sự chết vào sự sống. Tôi bảo thật cho các người biết, giờ đang đến, mà thật sự đã đến rồi, lúc mà kẻ chết nghe thấy tiếng của Con Thiên Chúa và ai lắng nghe thì được sống… Các người đừng có lấy làm lạ lùng bỡ ngỡ là giờ đang đến đây, tất cả những ai đang ở trong mồ mà nghe thấy tiếng của Người thì bước ra”.

Vậy thành phần “kẻ chết” đây, thành phần “đang ở trong mồ mà nghe thấy tiếng của Người thì bước ra” đây là ai, nếu không phải, một Lazarô chết thối bốn ngày, như được Phúc Âm Thánh Gioan thuật lại ở đoạn 11 câu 43 và 44, một trường hợp sống lại về phần xác tiêu biểu hết sức sống động và cụ thể cho trường hợp sống lại về phần hồn, điển hình nhất là trường hợp của viên trưởng ban thu thuế Giakêu lùn trong bài Phúc Âm trên đây.

Tuy nhiên, tại sao Giakêu lại có thể “đang ở trong mồ mà nghe thấy tiếng của Người thì bước ra” được một cách dễ dàng như thế, còn những “kẻ chết” khác thì không được như vậy hay chưa được như ông, chẳng hạn như những người thấy Chúa Giêsu vào nhà của viên trưởng ban thu thuế này, theo Phúc Âm hôm nay thuật lại, “bắt đầu lẩm bẩm với nhau rằng: ‘Hắn vào nhà của một kẻ tội lỗi như một vị khách’”?

Không phải hay sao, chỉ vì Giakêu, hiện thân đích thực của người thu thuế trong dụ ngôn hai người lên đền thờ cầu nguyện, chân nhận mình là một kẻ tội lỗi đáng thương, một con người tật nguyền bệnh nạn, một con người cần đến thày thuốc, còn những người lẩm bẩm trong cùng bài Phúc Âm với Giakêu thì không, vì họ tự cho mình là kẻ công chính, thành phần lành mạnh không cần đến thày thuốc, không cần đến Đấng tuyên bố “Tôi đến để kêu gọi tội nhân chứ không phải những ai cho mình là công chính”, trong Phúc Âm Thánh Mathêu đoạn 9 câu 13, đoạn Người kêu gọi viên thu thuế Mathêu theo Người nên đã bị nhóm Pharisiêu chê trách.

Chính vì thế Giakêu đã không sợ Vị Cứu Chúa của mình, trái lại, còn mong gặp Người là đàng khác. Đến nỗi, theo Phúc Âm hôm nay thuật lại, vì lùn, ông đã phải leo lên cây để có thể nhìn thấy Người, chiêm ngưỡng Người, cho đến khi được Người gọi đích danh của ông và ngỏ ý muốn vào nhà ông, ông liền vui mừng hớn hở, chứ không vì thấy mình tội lỗi xấu xa mà e thẹn hay sợ sệt trong việc ngại ngùng đón tiếp Người.

Chính vì “ai có lòng khao khát nhân đức trọn lành ấy là phúc thật, vì chưng sẽ được no thỏa vậy”, như mối Phúc Đức thứ bốn Chúa Giêsu dạy trong bài Giảng Trên Núi được Phúc Âm Thánh Mathêu ghi lại ở đoạn 5 câu 6, mà Giakêu đã được Chúa Giêsu cho biết trong bài Phúc Âm trình thuật về ông là: “Hôm nay ơn cứu độ đã đến với nhà này” hay “Hôm nay nhà này đã được ơn cứu độ”!






Chén Đắng Vườn Nhiệt



(tiếp trang 4 và 27-28)


“Hỡi đứa con gái của Cha, con có biết rằng nôi mỗi một linh hồn, dù nó có thối nát đến đâu đi nữa, vẫn luôn luôn có một góc trời xanh nho nhỏ chăng? Đó là nơi Cha trú ngụ. Theo thẩm định của nhiều người thì linh hồn này đã bò sự dữ chiếm cứ mất rồi, thế mà Cha vẫn hiện diện ở đó như thường .....

“Ôi nhân loại tội lỗi đáng thưông! Giá các con biết được là, mỗi một lần các con hối tiếc về những lầm lỗi của mình, thì các con đánh động lòng thương của Thiên Chúa đến đâu, và ôn tha thứ của Người sẽ trả lại cho các con niềm thơ ngây vô tội của một con trẻ nhỏ ra sao. Vì, như con thấy đó, chỉ có kẻ nào muốn hư đi thì mới bò hư đi mà thôi. Những tội nhân thượng hạng nhất là kẻ dửng dưng và là kẻ lừng khừng, nên họ là người khó lay động nhất. Họ chạy nhẩy với thỏ rừng, họ săn bắt với sói hoang, họ hùa theo với mọi người.

“Những linh hồn này làm Cha rùng mình. Giả hình và ti tiện, họ tìm kiếm những danh vọng và hão huyền, cho dù có vì thế mà mất linh hồn của họ đi nữa. Thế nhưng, họ sẽ mất hết những thứ ấy, cùng với việc đạo đức mà họ thực hành như phưông tiện để đạt được những mục đích của họ. Cha tha thứ cho tội nhân thống hối. Tuy nhiên, Cha trừng phạt những kẻ phạm đến Thần Linh.




Thông Điệp Tình Yêu Nhân Hậu của Chúa Giêsu



gửi Các Hồn Nhỏ



qua nữ sứ giả giáo dân người Bỉ biệt danh Magarita ngày 8-3-1967