PDA

View Full Version : T - Tình Yêu bằng hữu



Dan Lee
07-30-2008, 08:50 PM
TÌM HIỂU TÌNH YÊU BẰNG HỮU

Tình Yêu Phileo (Frienship Love)

Tình yêu Bằng hữu trong Kinh Thánh Tân Ước gọi là Phileo(tiếng Hy lạp) là “Săn Sóc” và “Được Săn Sóc” trong đời sống Hôn nhân. Còn Tình yêu Agape là Tình yêu “vô vị lợi”, quên mình như Chúa.

Đây là loại tình yêu bạn cần có để nuôi dưỡng hạnh phúc Hôn nhân, sau khi có đứa con đầu lòng. Thiếu nó, đời sống Hôn nhân của bạn sẽ dẫn đến sự buồn tẻ. Trong Thánh lễ thành hôn, hai bạn đã thề hứa trước mặt Linh mục (Phó tế), nội ngoại đôi bên và Cộng đoàn dân Chúa là: “Anh nhận em làm vợ và hứa sẽ giữ lòng chung thủy với em, khi thịnh vượng cũng như lúc gian nan, khi bệnh họan cũng như lúc mạnh khoẻ, để yêu thương và tôn trọng em mọi ngày suốt đời anh ”.và em cũng thưa: “Em nhận anh làm chồng và hứa…”

Hai câu hứa xưa như trái đất này, vợ chồng đã thề hứa và thưa “Có” để yêu thuơng và săn sóc cho nhau trước vị đại diện Hội thánh, (nên nhớ là: chính hai vợ chồng làm nghi lễ Bí tích Hôn nhân với nhau) nó mang ý nghĩa gì và được thực hiện như thế nào?

Sau khi có đứa con đầu lòng, cả hai vợ chồng bắt đầu một đời sống bận rộn. Sự săn sóc mà hai người dành cho nhau đã bị giảm xuống, vì phải chăm sóc cho đứa con đầu lòng. Cuộc đối thoại, gần guĩ của hai người cũng bị thiếu sót. Nói chung, sự sinh hoạt riêng tư như tình cảm, đi chơi v.v.. giữa hai người đã bị giảm đi rất nhiều so với lúc chưa có đứa con đầu lòng. Một chị vợ đã than thở:

Tôi nghĩ rằng có nhiều cuộc Hôn nhân đã trở nên nhàm chán, sau khi có đứa con đầu lòng và những đứa kế tiếp? Tôi mong không phải ai cũng như vậy; nhưng đây là hòan cảnh của tôi. Chồng tôi và tôi không còn nói những chuyện tâm tình với nhau, thay vào đó là những mệnh lệnh và thiếu quan tâm đến nhau, hai chiều như lúc trước nữa. Chúng tôi chỉ nói tới những nhu cầu của con cái như chuyện học hành, sức khỏe…Nay con cái chúng tôi đã lớn và ra khỏi nhà, thế là chúng tôi chẳng còn gì để nói với nhau, tôi chẳng còn gì để phàn nàn về chúng. Chúng tôi xem TV, đọc báo; nhưng chỉ là những người cô đơn ngồi chung với nhau mà thôi. Thật là chán chường ! Thậm chí chúng tôi ngủ chung nhà; nhưng khác phòng. Bạn có cách nào giúp tôi sống thân mật trở lại như lúc chưa có con không?

Trên đây là câu chuyện của người phụ nữ đang chung sống với chồng sau ngày cưới 25 năm. Tiếp theo những lời than vãn này là: “Bạn ơi! Cuộc Hôn nhân của tôi quá buồn tẻ, đến nỗi người chồng chung sống sau 25 năm đã bỏ nhà ra đi để sống với người đàn bà khác, mãi hai tháng sau tôi mới phát hiện ra !?”

Qua câu chuyện của người vợ này, ta nhận thấy trong suốt 25 năm chung sống, cả hai người đều thiếu vắng một loại Tình yêu gọi là Tình yêu Phileo là săn sóc, hai chiều, tình bạn trong đời sống Hôn nhân của họ. Vì vậy, một nhà văn nói: “Hôn nhân là nấm mồ của Tình yêu.” Có thể đúng trong hoàn cảnh của người vợ này; nhưng không đúng với nhiều hoàn cảnh khác.

Kinh Thánh nói gì về Tình yêu Phileo này?

1/ Đức Giêsu đã dành Tình Yêu này cho môn đệ của Ngài như sau: “Trong số các môn đệ, có một người được Đức Giêsu thương mến. Ông đang dùng bữa, đầu tựa vào lòng Đức Giêsu.” (Ga 13, 23) Nghĩa là ông Gioan ở sát ngực Chúa, Ngài qúy mến và hài lòng.

2/ Ông Phêrô tỏ Tình yêu Phileo của ông với Chúa Giêsu: “Thưa Thầy, Thầy biết rõ mọi sự; Thầy biết con yêu mến Thầy.” (Ga 21,17)

Nghiã là có tình cảm riêng tư, như đối với người bạn thân vậy.

Bạn nên nhớ rằng Tình yêu Phileo trong đời sống Hôn nhân là tình bạn (frienship love), cả hai người cần được đối xử với nhau như những người bạn nữa; chứ không phải đối xử với nhau như “chồng chúa vợ tôi”. Chúa Giêsu nói: “Thầy không gọi anh em là tôi tớ nữa, vì tôi tớ không biết việc chủ làm; nhưng Thầy gọi anh em là bạn hữu, vì những tất cả những gì Thầy nghe được nơi Cha Thầy, Thầy cũng đã cho anh em biết.” (Ga 15, 15)

Tóm lại, phần lớn các cặp vợ chồng trẻ, trung niên hay tráng niên xảy ra đổ vỡ là thiếu tình yêu Phileo, tình bạn này. Nếu họ tôn trọng, săn sóc, an ủi nhau như lúc ban đầu, họ dùng Tinh yêu Agape và Phileo như Chúa yêu thì các Gia đình sẽ hạnh phúc biết bao!!!

Phó tế GB Nguyễn Văn Định