PDA

View Full Version : h - Hãy Nhặt Cỏ Lùng Trước Mà Đốt Đi



Dan Lee
07-16-2008, 04:05 PM
GỢI Ý SUY NIỆM LỜI CHÚA

Chúa nhật 16 TN – A (17-07-05)

NHẶT CỎ LÙNG THÀNH BÓ MÀ ĐỐT ĐI !

* First collect the weeds! *

A-Cảm nghiệm Sống và chia sẻ ba bài đọc sau: (Reflections&share)

Bài đọc 1: Sách Khôn ngoan (12:13;16-19). “Khi không có ai tin rằng Chúa nắm trọn quyền năng, thì Ngài tỏ sức mạnh, còn ai biết mà vẫn to gan thì Ngài trị tội” (câu 17)

a/ Nhiều người hôm nay đã bị cám dỗ bởi những đam mê vật chất, Những biến cố đang xảy ra mỗi ngày, đã cho tôi những bài học nào?

b/ Giới trẻ nam nữ đã bị thu hút bởi nhiều cuộc ăn chơi giải trí trụy lạc. Bạn đang nỗ lưc làm gì cho con cháu hôm nay đang sa ngã?

Bài đọc 2: Thư Rôma (8:26-27). “Vì chúng ta không biết cầu nguyện thế nào cho phải; nhưng chính Thần Khí cầu thay nguyện giúp chúng ta, bằng những tiếng rên siết khôn tả.” (câu 26)

a/ Phần lớn Tín hữu chỉ đi xem lễ, giữ luật Hội thánh là mãn nguyện. Tôi cần tham dự Thánh lễ và cầu nguyện với Lời Chúa thế nào?

b/ Cầu nguyện với Thần Khí là một điều mới mẻ với mọi người. Bạn có kinh nghiệm nào khi cầu nguyện trong Chúa Thánh Thần?

Tin Mừng: (Mt 13:24-30). “Đến ngày mùa, tôi sẽ bảo thợ gặt: hãy nhặt cỏ lùng trước đã, bó thành bó mà đốt đi, còn lúa thì hãy thu vào kho lẫm cho tôi.” (câu 30)

a/ Dụ ngôn cỏ lùng có ý nói đến kẻ lành lẫn kẻ dữ đều sống lẫn lộn. Tôi đã giữ vững lập trường và kiên nhẫn sống đạo cụ thể làm sao?

b/ Thời gian ở trần gian là yếu tố cần thiết, để Tín hữu trở thành cỏ hay lúa. Bạn đang chuẩn bị hành trang nào cho mùa gặt cánh chung?

B- Câu Kinh Thánh thúc đẩy tôi Sống tuần này:(The Best God’s Word)

HÃY NHẶT CỎ LÙNG TRƯỚC ĐÃ, BÓ THÀNH BÓ MÀ ĐỐT ĐI, CÒN LÚA THÌ HÃY THU VÀO KHO LẪM CHO TÔI. (Mt 13,30) “First collect the weeds and tie them in bundles for burning; but gather the wheat into my barn.”

C- Ý Chúa muốn nói gì với tôi: Dụ ngôn cỏ lùng muốn nói với tôi tình trạng Nước Trời là Giáo hội ở trần gian có lẫn lộn cả người lành lẫn kẻ dữ. Các người thừa tác viên trong Giáo hội cần biết rõ sự kiện này và kiên nhẫn chờ đợi họ sám hối. Chúa dung thời gian là yếu tố quan trọng cho họ thay đổi, để được ơn cứu độ, bằng không họ sẽ bị phế thải như cỏ lùng, bó thành bó mà đốt ở trong lửa không hề tắt. Bạn và tôi hãy bỏ tham lam tiền bạc, sắc đẹp, giận hờn, ghen ghét, si mê sự xấu, sống đạo thật tốt để được vào Nước Trời.

D/ Phút suy tư và thực hành: 1- Cỏ lùng chính là tội gây ra sự chết, nó làm cho tôi mất sự Sống của Thiên Chúa, hay tệ hại hơn nữa là mất chính Thiên Chúa là sự Sống như lời Kinh Thánh sau: “Chúng đã bỏ Ta, mạch nước Trường sinh, để tự đào cho mình những giếng nước rò rỉ, khộng chứa được nước. (Giêrêmia 2,13)

2- Thiên Chúa yêu tôi, Người ngăn cấm tôi phạm tội, vì Người không muốn tôi sa vào vòng nô lệ. Việc chữa lành toàn diện để giải phóng tôi khỏi kiềm tỏa của tội là 5 nguyên tắc sau:(Kn 16,12)

a/ Đón nhận các Bí tích: Rất cần thiết để bồi dưỡng cho đời sống tâm linh, đây là Sự Sống, không thể bỏ qua, nếu muốn chữa lành.

b/Đọc Lời Chúa: Là phương thuốc hiệu nghiệm nhất để nuôi dưỡng sự Sống cho tôi: Vì Lời Chúa chữa lành tẩy sạch tất cả. (Ga 13, 3)

c/ Cầu nguyện: Là, tiếp xúc, gặp gỡ với Chúa cần như máu, dưỡng khí truyền cho bệnh nhân; nếu ngưng là cắt đứt, là chết mất tất cả.

d/ Hiệp thông(Cộng đoàn): Giúp tôi hoa quả chữa lành nội tâm, vì tôi không khép kín, cô lập; Chúa muốn tôi sống trong một thân thể.

e/ Chứng nhân(Phục vụ): Hãy thực hiện tám mối phúc thật của Chúa. Hãy Sống kinh Hoà bình, cho đi hơn là nhận lãnh. (Mt 5,1-10)

E- Bạn và tôi cùng cầu nguyện với Lời Chúa: (Prayer&Practice)

Chúa đã nói: đến ngày mùa Ta sẽ bó cỏ lùng thành bó mà đốt đi. Vâng dù con tội lỗi nhưng Chúa vẫn chờ đợi tới ngày cuối cùng. Xin giúp con biết gieo giống tốt để trở thành lúa là nhửng việc lành phúc đức ngay từ bây giờ, hầu đáp lại lòng thương xót của Chúa.

Hoa thơm cỏ lạ: CHÚNG TA GIEO GIỐNG, CHÚA BAN MÙA GẶT

We plant the seed, God gives the harvest

Phó tế: GB Nguyễn văn Định * johndvn@yahoo.com

Cùng chuyển các Nhóm, Đoàn thể, Tu hội học hỏi, chia sẻ Lời Chúa toàn cầu

Phó tế: JB Nguyễn Văn Định