PDA

View Full Version : L - Liệu người Công Giáo nào bỏ phiếu cho Obama có thể được phép lên Rước Lễ không?



Dan Lee
06-15-2008, 11:13 AM
Liệu người Công Giáo nào bỏ phiếu cho Obama có thể được phép lên Rước Lễ không?

http://www.vietcatholic.net/pics/FrPavoneBabies.JPG
Cha Frank Pavone với Các Trẻ Em Sơ Sinh

WASHINGTON, D.C. (LifeSiteNews.com) - Với cuộc bầu cử đang đến gần, lần này sẽ có rất nhiều cử tri Công Giáo đi bầu, vấn đề đặt ra chính là dựa vào nền tảng đạo đức luân lý nào mà những người Công Giáo cần phải chú ý và quan tâm đến khi họ tiến vào phòng bỏ phiếu.

Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô 16 trước khi được bầu chọn làm Giáo Hoàng, Ngài đã đề cập tới vấn đề này trong một ghi chú có liên quan đến học thuyết Công Giáo gởi cho Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ.

Đức cựu Hồng Y Joseph Ratzinger lúc đó, trong vai trò Tổng Trưởng của Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin, đã can thiệp vào cuộc thảo luận giữa các vị Giám Mục Hoa Kỳ về vấn đề từ chối cho các chính trị gia phò phá thai được rước lễ vào năm 2004 vừa qua.

Nói một cách hết sức vắn tắt và đơn giản, trong lá thư của Ngài có nhan đề "Xứng Đáng để lên Rước Lễ" (http://www.lifesitenews.com/ldn/2005/apr/050419a.html)(Worthiness to Receive Holy Communion), Đức cựu Hồng Y Ratzinger ra chỉ thị rằng những chính trị gia Công Giáo nào quyết giữ vững lập trường phá thai, sau khi được Đức Giám Mục bản quyền của họ: khuyên bảo, cảnh cáo, và chỉ dẫn về cách hành động đúng đắn theo đúng với lương tâm Công Giáo và những giảng dạy của Giáo Hội có liên quan tới vấn đề sự sống, thì họ sẽ không được phép lên Rước Lễ và vị Linh Mục chủ tế phải từ chối việc cho họ Rước Lễ.

Thì cũng cùng văn kiện được viết ra bởi Vị giờ đây đã trở thành Giáo Hoàng, Đức Thánh Cha Bênêđíctô 16 đã đề nghị trong lời chú dẫn ở phần kết luận của văn kiện rằng, những công dân Công Giáo nào, vốn bỏ phiếu cho các chính trị gia phò phá thai, thì tự họ cũng biến họ trở thành những người không còn xứng đáng để lên Rước Lễ nữa.

Nói rõ hơn, Ngài đã viết như thế này:

"Một người Công Giáo sẽ chính thức phạm tội vì hợp tác với ma quỷ, và do đó không còn xứng đáng trong việc chuẩn bị chính mình để Rước Lễ, nếu như người đó chủ ý bỏ phiếu cho một ứng cử viên vốn rõ ràng giữ vững quan điểm về phá thai và vấn đề trợ tử."

(A Catholic would be guilty of formal cooperation in evil, and so unworthy to present himself for Holy Communion, if he were to deliberately vote for a candidate precisely because of the candidate's permissive stand on abortion and/or euthanasia).

Đức cựu Hồng Y Ratzinger lúc đó cũng thêm vào một đoạn nói rằng:

"Khi một người Công Giáo không có cùng quan điểm với ứng viên nào đó, vốn ủng hộ việc phá thai hay trợ tử, nhưng lại bỏ phiếu cho ứng viên đó vì những lý do nào khác, thì người đó được xem như là đã hợp tác về mặt hữu hình với ứng viên đó từ xa rồi, vốn có thể được cho phép trừ phi trình bày ra được những lý do xác đáng."

(When a Catholic does not share a candidate's stand in favour of abortion and/or euthanasia, but votes for that candidate for other reasons, it is considered remote material cooperation, which can be permitted in the presence of proportionate reasons).

Vấn đề cốt lõi ở đây chính là: bỏ phiếu cho một chính trị gia phò phá thai, mà vẫn còn giữ được một thế đứng đúng đắn với Thiên Chúa của chúng ta hòng có thể xứng đáng để đón nhận Ngài trong Phép Thánh Thể, thì người đó bắt buộc phải có hay trình bày ra được "những lý do xác đáng nhất."

Thế những lý do nào có thể được cho là xác đáng nhất?

Có phải chăng, như những người khác vẫn thường nói rằng: vì ứng viên A hổ trợ cho việc phá thai, trong khi đó thì ứng viên B lại chống đối chuyện phá thai, nhưng lại ủng hộ cho một nổ lực chiến tranh, hay chuyện tử hình, chẳng hạn, thì liệu đó có đúng là một "lý do xác đáng nhất" không để lý giải cho việc tôi bỏ phiếu cho ứng viên phò phà thai, tức ứng viên A - thay vì với ứng viên B, tức ứng viên chống đối lại chuyện phá thai?

Đức cựu Hồng Y Ratzinger trả lời câu hỏi đó trong văn kiện của Ngài như thế này:

"Không phải tất cả những vấn đề đạo đức luân lý nào cũng đều có cùng sức nặng về tính đạo đức hay luân lý như chuyện phá thai và trợ tử cả. Lấy ví dụ, nếu một người Công Giáo không đồng tình với Đức Thánh Cha về án tử hình, hay về quyết định dấy lên cuộc chiến tranh, thì người ấy không phải vì lý do đó mà tự coi mình bất xứng với chuyện lên Rước Lễ. Trong khi Giáo Hội cổ võ các vị lãnh đạo trần tục tìm kiếm hòa bình, chứ không phải chiến tranh, và nên hành động với sự thận trọng và lòng nhân từ trong việc áp đặt sự trừng phạt nơi các phạm nhân, thì chuyện chống đối lại kẻ gây hấn hay kêu gọi bãi bỏ án tử hình vẫn có thể chấp nhận được. Có sự khác biệt chính đáng rất lớn về ý kiến thậm chí giữa những người Công Giáo với nhau về việc dấy lên chiến tranh, và việc áp dụng án tử hình, thế nhưng chuyện đó lại hoàn toàn khác hẳn so việc chuyện phá thai và trợ tử."

(Not all moral issues have the same moral weight as abortion and euthanasia. For example, if a Catholic were to be at odds with the Holy Father on the application of capital punishment or on the decision to wage war, he would not for that reason be considered unworthy to present himself to receive Holy Communion. While the Church exhorts civil authorities to seek peace, not war, and to exercise discretion and mercy in imposing punishment on criminals, it may still be permissible to take up arms to repel an aggressor or to have recourse to capital punishment. There may be a legitimate diversity of opinion even among Catholics about waging war and applying the death penalty, but not however with regard to abortion and euthanasia).

Hay nói tóm lại, theo cách hiểu bình thường, bất kỳ người Công Giáo nào bỏ phiếu cho ứng viên ủng hộ việc phá thai, hay việc trợ tử, hoặc cả hai, thì người Công Giáo đó tự mình đã không còn xứng đáng nữa trước mặt Thiên Chúa và Giáo Hội để lên Rước Lễ vì mình đã hợp tác với ma quỷ rồi.

Một đề nghị khác được đưa ra khi một người Công Giáo bỏ phiếu cho một ứng viên ủng hộ việc phá thai trong những trường hợp rất hạn chế mà thôi (đó là trong trường hợp bị hiếp dâm hay tội loạn luân), nếu như tất cả các ứng viên còn lại, ai nầy cũng đều hổ trợ cho việc phá thai trong bất kỳ và mọi trường hợp nào đi chăng nữa. Trong trường hợp này, suy cho cùng, thú thật, nếu Quý Vị cảm thấy lương tâm Công Giáo của mình bị áy náy hay ray rứt, thì tốt hơn, không phải bỏ phiếu cho bất kỳ ai, hay tự đề tên mình vào, và tự bỏ phiếu cho chính mình.

Như chính Đức Giám Mục Rene Henry Gracida của Giáo Phận Corpus Christi (Mình Thánh Chúa) ở Texas đã giải thích trong lá thư mục vụ năm 2004 của ngài với giáo dân rằng:

"Chẳng hạn nếu rơi vào trường hợp một người Công Giáo phải bỏ phiếu lựa chọn giữa 3 ứng viên: Kerry - người hoàn toàn ủng hộ cho việc phá thai; Bush-người ủng hộ cho việc phá thai chỉ trong những trường hợp rất giới hạn khi bị hiếp dâm hay bị tội loạn luân mà thôi; và Peroutka - người hoàn toàn chống đối lại chuyện phá thai, thế nhưng được cả thế giới nhìn nhận là Ông ta rất khó mà có thể được bầu chọn (unelectable).

Thì người Công Giáo có thể bỏ phiếu cho Ông Peroutka, thế nhưng hành động này lại chỉ có thể giúp bảo đảm cho Kerry có thể được bầu chọn mà thôi.

Do đó, người cử tri Công Giáo có một lý do xác đáng để bỏ phiếu cho Ông Bush, vì việc bỏ phiếu cho Ông này sẽ đảm bảo cho việc đánh bại Ông Kerry, và kết quả sẽ là có hàng trăm ngàn mạng sống vô tội được cứu sống."

Thế lý luận theo kiểu của Đức Giám Mục Gracida là xuất phá từ đâu?

Như chính Đức Cố Giáo Hoàng Phaolô Đệ Nhị đã từng giải thích trong Thông Điệp "Evangelium Vitae" (http://www.vatican.va/holy_father/john_paul_ii/encyclicals/documents/hf_jp-ii_enc_25031995_evangelium-vitae_en.html) nói về Phúc Âm Sự Sống của Ngài như sau:

"... ... một khi không thể đảo ngược hay hoàn toàn bãi bỏ luật lệ về phá thai, một viên chức được bầu chọn, vốn xét về mặt cá nhân là mình hoàn toàn chống đối lại chuyện phá thai, cũng có thể ủng hộ những lời đề nghị hợp pháp nhắm vào việc làm hạn chế đi sự nguy hiểm gây ra bởi thứ luật lệ phá thai man rợ và làm giảm đi những hệ quả tiêu cực ở cấp độ có liên quan đến ý kiến của quần chúng và tính đạo đức luân lý. Điều này không có nghĩa là hợp tác một cách trái phép với một thứ luật lệ bất công, mà đúng hơn đó là một nổ lực chính đáng và đúng đắn nhất để giới hạn tầm ảnh hưởng tội lỗi của thứ luật lệ bất công đó."

Đức Tổng Giám Mục Charles Chaput của Tổng Giáo Phận Denver đã đưa ra định nghĩa về thế nào là một lý do xác đáng nhất một khi nó có liên quan tới chuyện phá thai, trong bài viết vào Tháng 1/2008 của Ngài như sau:

"Đó chính là kiểu lý luận mà chúng ta có thể giải thích được, bằng một trái tim trong sáng, cho những nạn nhân của việc phá thai khi chúng ta diện đối với các em mặt đối mặt ở vào sự sống đời sau - mà chắc chắn tất cả chúng ta sẽ phải làm chuyện đó. Nếu chúng ta tin tưởng rằng những nạn nhân này sẽ chấp nhận những động cơ của chúng ta như là điều gì đó còn hơn cả một cớ để cáo lỗi, thì chúng ta có thể cứ thế mà tiến hành."

(What is a 'proportionate' reason when it comes to the abortion issue? It's the kind of reason we will be able to explain, with a clean heart, to the victims of abortion when we meet them face to face in the next life - which we most certainly will. If we're confident that these victims will accept our motives as something more than an alibi, then we can proceed).

T.B.: Trong các bài viết tới, người viết hy vọng sẽ có dịp giới thiệu về nội dung của Cuốn Cẩm Nang Hướng Dẫn về việc Bầu Cử và Bỏ Phiếu của Hội Các Linh Mục Bảo Vệ Sự Sống (http://www.priestsforlife.org/index.htm) (Priests for Life) do Cha Frank Pavone, M.E.V., lãnh đạo có nhan đề "Bỏ phiếu với một Lương Tâm Trong Sáng" (Voting with a Clear Conscience) - với 2 phiên bản dành cho những người Công Giáo nói riêng và những người Kitô Giáo hay có lương tâm đúng đắn nói chung, để chúng ta dễ tham khảo trước ngày diễn ra các cuộc bầu cử quan trọng sắp tới.

Anthony Lê