PDA

View Full Version : M - Mười truyện đơn sơ về Giáo lý và Giáo dục (39)



Dan Lee
06-15-2008, 05:39 AM
Mười truyện đơn sơ về Giáo lý và Giáo dục (39)

381. Đi theo Chúa Giêsu để truyền giáo

Ngày xưa, Chúa Giêsu đi khắp miền Giuđêa và Galilêa, kêu gọi nhiều người theo Ngài.

Mặc dầu Chúa Giêsu đưa ra lời kêu gọi một cách nhẹ nhàng: “Hãy theo tôi!”, nhưng những điều kiện Ngài kèm theo, thật là quyết liệt: hãy đi theo ngay lập tức, không được trở về chôn cất cha mình, không được trở về từ giả gia đình; nếu có trở về lại gia đình, là để bán hết tất cả gia tài sự nghiệp để rãnh rang mà đi theo; mà khi đi theo, không phải chỉ từ bỏ những gì bên ngoài, nhưng còn phải từ bỏ ngay chính bản thân mình bên trong, ngay chính cả mạng sống mình nữa.

Thật quá lạ lùng!

Đã hai ngàn năm rồi, Con Người bị chết treo tất tưởi trên hai miếng gỗ lạnh lùng, vẫn luôn luôn đưa ra lời kêu gọi: “Hãy theo tôi!”, và rất nhiều người ở khắp nơi, trên bất cứ lục địa nào, trong bất cứ dân tộc nào, vào bất cứ thời nào, vui vẻ nghe theo tiếng gọi của Ngài để đi rao giảng Tin Mừng cho muôn dân, muôn nước.

382. Gia đình công giáo truyền giáo

Một linh mục quản xứ kia chia sẻ kinh nghiệm về gia đình công giáo truyền giáo như sau.

Trong giáo xứ của tôi, có những gia đình công giáo, gồm thành phần vợ chồng, hoặc cha mẹ, con cái và anh chị em, được tôi luôn khuyên bảo sống đời truyền giáo.

Trước hết, đời sống của những gia đình công giáo nầy cần phải là gương mẫu trong đời sống kitô-hữu.

Với đời sống gương mẫu như vậy, các thành phần trong gia đình công giáo nầy được khuyến khích sốt sắng cầu nguyện cho việc truyền giáo.

Các gia đình công giáo nầy cần phải để ý cầu nguyện ngày đêm cho ba gia đình ngoài công giáo đang ở gần họ để những gia đình nầy được biết Chúa.

Với sự để ý cầu nguyện nầy, họ hãy tìm đủ cách để năng lui tới với ba gia đình đó trong tình thân hữu, nhưng với mục đích tìm cách đem Chúa đến cho họ.

Đó là những gia đình công giáo truyền giáo. Và có những gia đình truyền giáo như vậy trong giáo xứ của tôi.

383. Truyền giáo bằng phát triển

Tin Mừng được rao giảng cho thế giới, nhưng trên thế giới nầy, nhiều nơi chưa được phát triển đầy đủ, nhiều dân tộc đang còn quá nghèo khổ, lạc hậu. Trong những nơi nầy, sự phát triển là yếu tố cần thiết để Tin Mừng được loan báo. Vì thế, Đức Giáo Hoàng Phaolô VI đã đưa ra một khẩu hiệu truyền giáo về mặt phát triển: “Sự phát triển là danh hiệu mới của hoà bình.”

384. Chúa dùng kẻ cầu nguyện nhiều để mở mang nước Chúa

Ai cầu nguyện nhiều thì họ được Chúa dùng một cách đắc lực để mở mang nước Chúa.

Marie de Valence là một nữ tu Dòng Kín. Chị được Chúa cho biết rằng: chị phải hy sinh cầu nguyện để làm cho năm vạn người có tội được trở lại, ba vạn người ăn năn hối cải được ơn chừa cải cho vững, một vạn người công chính và một ộan hai ngàn người thánh thiện được bền đổ trong sự trọn lành.

385. Trong việc truyền giáo, sự cầu nguyện là quan trọng nhất

Trong khi tuyên bố thánh nữ Têrêxa Hài Đồng là quan thầy các xứ truyền giáo, Giáo Hội muốn chúng ta noi gương vị thánh trẻ nầy để chinh phục toàn thể nhân loại cho Chúa bằng quả tim yêu Chúa, bằng cuộc sống hy sinh, và nhất là bằng sự cầu nguyện đêm ngày cho Nước Chúa trị đến.

386. Tương lai truyền giáo rạng rỡ nhờ sự cầu nguyện

Trong Hội nghị Truyền giáo tại Lisieux năm 1929, Đức Cha De Guébrian, bề trên Dòng Paris Thừa Sai, quả quyết rằng: ‘Nếu được chọn giữa một vạn người tân tòng trở lại và việc thiết lập một dòng tu cầu nguyện, thì tôi chọn ngay việc thiết lập một dòng tu cầu nguyện vì như vậy, tương lai sau nầy mới rạng rỡ.”

387. Cầu nguyện trước, ra tay hoạt động sau

Trước khi bước lên toà giảng, linh mục Lacordaire đã cầu nguyện trong âm thầm. Khi giảng xong, ngài trở về phòng riêng, đánh tội phạt xác.

Trước khi bước chân lên toà giảng trong Nhà Thờ Đức bà Paris, linh mục Monsabré quỳ gối đọc hết một tràng kinh Mân Côi. Một người bạn hỏi ngài về thái độ đó, ngài trả lời cách khôi hài rằng: “Tôi có ý uống nước trước khi giảng.”

Cả hai linh mục đó đã sống theo nguyên tắc của thánh Bônaventura: “Bí quyết việc tông đồ phong phú phát sinh bởi Cây Thánh Giá hơn là bởi tài đức của vị tông đồ.”

Thánh Bênađô nói: “Có ba điểm nầy: lời giảng, gương sáng và cầu nguyện, nhưng cầu nguyện là hơn cả.”

Câu nói nầy cho ta nhận thấy lý do sự quyết định của những vị tông đồ biết hoãn lại hoạt động bên ngoài để có đủ thời giờ cầu nguyện: tiên vàn phải cầu nguyện, rồi mới ra tay hoạt động. (x, Hồn Tông Đồ)

388. Điều độ, bình tĩnh và vui vẻ làm ta thoát khỏi bệnh

Tác phẩm “Gulive phiêu lưu ký” là một cuốn sách rất nổi tiếng trong văn chương Anh. Tác giả của cuốn sách nầy là ông Swift. Ông nầy lại có tính rất bi quan. Ông thường mặc đồ đen để nói lên sự buồn phiền đen tối trong cuộc sống. Khi đến lễ sinh nhật của mình, ông nhất định nhịn đói chứ không tổ chức ăn uống vui vẻ.

Thế mà về sau, ông Swift bi quan nầy phải thú nhận rằng liều thuốc bỗ nhất cho sức khoẻ của con người là tính tình vui vẻ và sự vui sống, và khi ông quả quyết: “Những bác sĩ hay nhất thế giới, đó là sự điều độ, sự bình tĩnh và sự vui vẻ.”

399. Khi bị chỉ trích, ta hãy cám ơn người chỉ trích ta và ta hãy tìm cách sửa mình

Công ty Ford xin các người làm công hãy cứ chỉ trích Công ty vì Công ty rất muốn biết những gì Công ty sơ sót và lỗi lầm để tìm cách hoàn thiện.

Những người chỉ trích ta, nếu họ thành tâm, là những ân nhân rất quý giá của ta. Họ là những vị thầy dạy ta biết rất nhiều điều, nhưng đó là những vị thầy mà ta không tốn tiền để trả.

400. Gia tài của người cha trối lại

Cô Elsa Maxwell kể chuyện khi chết, cha cô trối lại gia tài cho cô như sau: thứ nhất, đừng bao giờ sợ tiếng “thiên hạ” nhưng hãy hiên ngang sống trong lập trường chính đáng của mình; thư hai, đừng lo thu góp những đồ vật vô tri là những vật làm nô lệ đời ta; thứ ba, hãy luôn tự cười mình trước: “Con hãy cười chê con trước tiên, và con sẽ thấy rằng con không bao giờ dám cười chê kẻ khác, trừ phi con mang một bộ mã giáp bằng vàng.”

LM Nguyễn Vinh Gioang