PDA

View Full Version : M - Mười truyện đơn sơ về Giáo lý và Giáo dục (37)



Dan Lee
05-30-2008, 08:29 PM
Mười truyện đơn sơ về Giáo lý và Giáo dục (37)

361. Chúa Giêsu sống đức vâng lời một cách đặc biệt

Chúa Giêsu vâng lời trước khi xuống trần gian: “Của lễ toàn thiêu và của lễ đền tội không còn đẹp lòng Cha nữa. Vì thế, con xin đến để làm theo thánh ý Cha.” Sau nầy, khi ra giảng đạo, Chúa Giêsu nói rõ điểm nầy: “Tôi từ trời xuống không phải để làm theo ý tôi, nhưng để làm theo ý Đấng đã sai tôi.”

Khi còn sống trong gia đình, Chúa Giêsu hết dạ vâng lời Đức Mẹ và thánh Giuse như Phúc Âm thánh Luca ghi lại: “Đoạn cậu theo cha mẹ trở về Nadarét. Cậu vâng phục cha mẹ.”

Khi ra giảng đạo, Chúa Giêsu luôn nổi bật trong sự vâng lời Đức Chúa Cha. Ngài nói Ngài không bao giờ làm theo ý riêng của mình: “Tôi không bao giờ làm theo ý riêng của tôi, nhưng tôi làm theo ý Đấng đã sai tôi.” Sợ Thầy mệt, các môn đệ giục Chúa Giêsu ăn nhưng Ngài nói đã ăn rồi: “Lương thực Thầy dùng, là thi hành ý Đấng sai Thầy và làm xong công việc Ngài giao.”

Chúa Giêsu rất hãnh diện vì đã vâng lời Cha Ngài một cách hoàn toàn: “Lạy Cha, con đã tôn vinh Cha dưới thế, con đã hoàn thành công việc Cha dạy con phải làm.”

Chúa Giêsu quyết vâng lời cho đến tận cùng dẫu khi cảm thấy rất đau khổ và trong tình huống quá buồn tủi: “Giờ đây, linh hồn Thầy xao xuyến. Nhưng biết nói làm sao? Phải chăng là: “Lạy Cha, xin cứu con khỏi giờ nầy. Nhưng chính giờ nầy mà con đã đến.” - “Lạy Cha, nếu có thể được, xin cha cho con khỏi uống chén nầy, nhưng xin đừng theo ý con, một theo ý Cha mà thôi.” Và Chúa Giêsu đã phải cầu nguyện như thế đến ba lần.

Thánh Phaolô đã nói về việc Chúa Giêsu vâng lời một cách lạ lùng, và vâng lời như vậy cho đến chết:

- “Ngài hạ mình xuống vâng phục cho đến chết, và chết trên thập giá.”

Và cũng chính thánh Phaolô làm nổi bật một cách đặc biệt đức vâng lời lạ lùng của Chúa Giêsu trong hồi Thương Khó và Tử Nạn:

- “Vào những ngày còn trong thân xác, Ngài đã dâng lên cho Đấng có thể cứu Ngài khỏi chết những lời cầu xin khẩn nguyện với lớn tiếng kêu van cùng nước mắt, và Ngài đã được nhậm lời thoát khỏi sợ hải. Dầu là Con của Thiên Chúa, Ngài đã phải đau khổ dãi dầu mà học cho biết vâng phục.”

362. Chúa Giêsu nhấn mạnh về sự vâng lời

Chúa Giêsu dạy chúng ta phải luôn luôn cầu mong cho được vâng theo thánh ý của Chúa Cha trên trời: “Các con hãy cầu nguyện như thế nầy: lạy Cha chúng con ở trên trời, chúng con nguyện Danh Cha cả sáng, Nước Cha trị đến, Ý Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời.”

Ai vâng lời Ngài, Chúa Giêsu nhận họ làm môn đệ của mình: ‘Nếu các con giữ lời Thầy, các con sẽ là môn đệ của Thầy; các con sẽ biết sự thật và sự thật sẽ giải thoát các con.”

Ai vâng lời Ngài, Chúa Giêsu nhận họ làm bạn hữu của mình: “Các con có giữ điều Thầy truyền dạy, các con mới là bạn hữu của Thầy.”

Ai vâng lời Ngài, Chúa Giêsu xem họ là bà con của mình: “Chúa Giêsu còn đang nói với đám đông thì có mẹ và anh em Ngài đến đứng ở ngoài, muốn nói chuyện với Ngài. Có người thưa với Chúa: “Mẹ Thầy và anh em Thầy đang đứng ngoài kia, muốn nói chuyện với Thầy.” Chúa trả lời cho người đó: “Ai là Mẹ Tôi, ai là anh em tôi?” Rồi đưa tay chỉ các môn đệ,Ngài nói tiếp: “Đây là Mẹ và anh em Tôi vì hễ ai làm theo ý Cha Tôi trên trời, kẻ đó là anh chị em, là mẹ Tôi.”

Ai vâng lời Chúa Giêsu, kẻ đó mới yêu mến Ngài và được Đức Chúa Trời Ba Ngôi đến ngự trong lòng họ: “Ai yêu mến Thầy thì tuân giữ lời Thầy. Cha Thầy sẽư yêu quý người đó. Và Chúng Ta sẽ đến ngự trong lòng nó.”

Ai vâng lời Chúa Giêsu thì được hạnh phúc lớn lao: “Khi Chúa Giêsu còn đang nói, một người đàn bà ở giữa dân chúng cất lớn tiếng: “Phúc thya dạ đã cưu mang Thầy và vú đã cho Thầy bú.” Nhưng Chúa Giêsu đáp lại: “Đúng hơn là phúc cho những ai nghe và giữu Lời Chúa.”

363. Chúa phạt nặng những ai bất tuân, không vâng lời

Chúa đuổi ông Ađam và bà Eva ra khỏi vườn Diệu Quang vì tội không vâng lời.

Vì tội không vâng lời, dân Hi Bá bị Chúa phạt đi lang thang trong Rừng Vắng bốn mươi năm thay vì bốn mươi ngày, và nhiều người trong số họ bị Chúa phạt không cho vào Đất Hứa.

Ngay cả Môsê, người được Chúa khen là thánh thiện nhất trong dân của Ngài, vì sơ ý lỗi đức vâng lời một chút, vẫn bị Chúa phạt một cách đau khổ: cho nhìn thấy Đất Hứa, chứ không cho vào Đất Hứa.

Còn vua Saul thì bị Chúa truất quyền làm vua, bị Chúa cho bại trận cũng vì tội không vâng lời.

364. Chúa thưởng bội hậu những ai vâng lời

Vì vâng lời, Abraham được Chúa thưởng cho dòng dõi trường tồn và đầy hạnh phúc.

Các tông đồ bủa lưới suốt đêm nhưng không bắt được con cá nào, nhưng vì vânmg lời Chúa mà bủa lưới lại khi mặt trời đã lên cao, nên chỉ trong nháy mắt, bắt được rất nhiều cá.

365. Linh muc Renan: bất phục, mục sư Newman: vâng phục

Linh mục Renan kiêu hãnh, bất tuân, tự ý lìa bỏ chủng viện Xuân Bích và lìa bỏ cả Giáo Hội nữa. Linh mục nầy ra đi trong sự ngạo ngược và bất phục.

Trong lúc đó, mục sự Newman, danh tiếng nhất của Anh giáo lúc bấy giờ, lại xin trở về với Giáo Hội trong vâng phục. Vì vâng phục, Newman phải vào lại ngồi ghế chủng sinh ở trường Truyền Giáo Rôma để được tẩy não lại vì bị nghi ngờ đang còn lạc đạo, trong lúc những tác phẩm thần học của Newman đã hết sức danh tiếng khắp Âu châu và Mỹ châu.

Vào học lại tại trường Truyền Giáo Rôma, Newman đã dẹp bỏ lòng tự ái một bên, chỉ xin bề trên đặc ân cho mình một phòng nhỏ gần Nhà Nguyện để ngày đêm suy niệm về mầu Nhiệm Thánh Thể.

Newman thổ lộ:

- “Số phận tôi, là bị người ta không hiểu. Nhờ đó, tôi được dịp nhìn vào tôi hơn, nhìn vào tận thâm cung của hồn tôi, và như thế, tôi được kết hiệp thân thiết với Chúa hơn. Lúc ấy, tôi mới hiểu rằng chỉ có Chúa Giêsu Thánh Thể là nguồn an ủi độc nhất của tôi.”

366. Đây là viện trưởng của một đại hoc!

Tôi còn nhớ một thanh niên, lúc đó, gặp tôi ngoài đường và dừng lại thảo luận với tôi một vài vấn đề. Bỗng anh ta xin lỗi tôi rồi chạy ra giữa đường và chào đón một người đang đẩy xe ba gác. Anh vòng tay cung kính nói chuyện với người đó, không quan tâm gì đến những khách qua đường.

Khi về lại với tôi, anh nầy nói: “Đó là cha của em.”

Người thanh niên nầy, hiện nay, là viện trưởng của một đại học. Vị viện trưưỏng nầy thường nói về nguồn gốc tầm thường của mình. Và ông luôn luôn hãnh diện về nguồn gốc đó. (theo lời kể của một linh mục)

367. Đừng bao giờ bỏ cuộc!

Năm 1931, có một nhà thầu khoán vừa mới ra trường nhưng lại gặp nạn kinh tế khủng hoảng, nên đi xin việc ở đâu cũng bị từ chối.

Đứng trước sự bạc bẽo nầy, ông tự nhủ: “Mình xin công việc không được thì mình tự tạo ra công việc mà làm.” Ông liền đi vay 500 mỹ kim và đứng ra tự mình lãnh thầu cất nhà.

Không ai chịu giao công việc cất nhà cho một người chưa có tiếng tăm gì như ông. Nhưng ông vẫn đeo đuổi quyết định của mình như con đĩa đói. Cuối cùng, ông cũng được giao một vài công việc.

Trong việc giao kèo xây cất đầu tiên của mình, ông bị lỗ 200 mỹ kim. Ông quyết gỡ lại trong những giao kèo sau vì ông quyết không bỏ cuộc.

Giai đoạn khó khăn nào rồi cũng qua. Và dần dần, ông đi từ thành công nầy đến thành công khác.

Đó chính là một nhà thầu khoán giàu có tại Honolulu: ông Paul N.Morihara, người đã chủ trương: quyết không bao giờ bỏ cuộc, quyết không bao giờ bỏ công việc mình đã quyết định và lựa chọn.

368. “Nếu vua trên trời không thể tin cậy ông, thì vua dưới đất còn có lý hơn để nghi ngờ ông.”

Hoàng đế Constance Chlore, thân phụ của Constantin Đại Đế sau nầy, muốn thử thách các sĩ quan công giáo. Ông ra lệnh cho họ phải đến dự cuộc lễ tế thần, nếu không, họ sẽ bị bãi chức.

Chỉ có một sĩ quan công giáo đến tham dự lễ tế thần, hy vọng rằng sẽ được hoàng đế ban đặc ân.

Không ngờ hoàng đế chỉ tay vào mặt ông nầy và nói: “Nếu vua trên trời không thể tin cậy ông, thì vua dưới đất còn có lý hơn để nghi ngờ ông.”

Sau đó, viên sĩ quan nầy bị hoàng đế bãi chức.

369. “Tôn giáo làm chúng ta bực bội.”

Thời Công xã Paris, cuối thế kỷ thứ mười chín, linh mục Miquel bị quân nghịch đạo bắt.

Linh mục Miquel hỏi:

- “Tôi có tội gì mà bị bắt?”

Quân nghịc đạo hầm hừ trả lời:

- “Tội gì à? Điều đó không quan trọng. Chúng ta muốn bài trừ tôn giáo. Đã 1800 năm nay, tôn giáo làm chúng ta bực bội.”

370. “Sau cùng, nó đã đẩy tôi xuống hố truỵ lạc.”

Trong ngày khai mạc tuần tĩnh tâm kia, chúng tôi có yêu cầu một vị tông đồ kiểm điểm lương tâm và tìm hiểu lý do tình trạng bi đát của ngài.

Sau đó, ngài đã nhận xét rất đúng và cho chúng tôi biết cảm tưởng riêng, mà khi vừa mới nghe, coi như không thể tin được.

Ngài nói:

- “Chính lòng nhiệt thành đã làm cho tôi hư đi như thế nầy. Tôi có tính tự nhiên thích hoạt động và sung sướng mỗi khi được thương giúp kẻ khác. Thêm vào đó, ma quỷ còn giúp cho những hoạt động của tôi có vẻ thành công rực rỡ trong vòng nhiều năm qua để đánh bẫy tôi và kích thích trong tôi sự say mê hoạt động, đến nỗi làm cho tôi đâm ra chán ngán đời nội tâm, sau cùng, nó đã đẩy tôi xuống hố truỵ lạc.” (x. Hồn Tông Đồ).

LM Nguyễn Vinh Gioang